Dư đã hẹn thì dù biết 2 chục ngày nữa mợ mí có xèng, iem vẫn rì viu 1 cuốn sách, dư đã nói là bằng
( Tình yêu toán học + Thiên tài kỳ dị ) x 4.
Dư ta đã biết thì vào ngày ấy tháng ấy niên 2010, đại hội toán học thế giới đã trao cho GS Ngô Bảo CHâu huy chương Fields danh giá ( kèm theo là phong bì 15 000 usd). Cũng trong đại hội ý, người ta quyết định trao giải thưởng 25 000 usd cho 1 cuốn sách phổ biến toán học, có thể là hay nhứt từ trước đến nay, cuốn
ĐỊNH LÝ CUỐI CÙNG CỦA FERRMAT.
ĐỊNH LÝ CUỐI CÙNG CỦA FERRMAT đã được xuất bản ở Việt Nam lần đầu niên 2005, cơ mà không gây được mấy tiếng vang vì đa số độc giả nhìn thấy toán lại ngỡ dư mình đang gặp ngáo ộp ( dù rằng h ngáo ộp đã thua xa ngáo đá). Cơ mà sau sự kiện 2010 thì sách đã được tái bản thêm vài lần, bán khá là chạy.
TS vật lý Simon Singh là một người Anh gốc Ấn, tình cờ gắn bó với nhà toán học Andrew Wiles. Năm 1963, cậu bé 10 tuổi A. Wlies tình cờ " gặp" định lý " cuối cùng" của fermat và cậu không ngờ rằng mình sẽ mất 30 năm cho định lý này.
Đinh lý Pi ta go thì quá dễ hiểu và đã được chứng minh hết sức rõ ràng minh bạch:
x( mũ 2) + y ( mũ 2) = Z( mũ 2) có vô số nghiệm nguyên.
Đinh lý Fermat thì cũng đơn giản không kém, ông già ưa bông phèng này viết chỉ vài dòng dư sau:
Phương trình X ( mũ n) + Y( mũ n) = Z( mũ n), trong đó n = 3,4,5...( nhớn hơn 2) vô nghiệm.
Tôi đã có 1 chứng minh thực sự tuyệt vời cho mệnh đề này, dưng không thể viết ra do lề sách quá hẹp.
Hẳn là Ferrmat không thể tin nối nếu biết đôi 3 dòng viết tay đó của ông đã làm khổ sở những nhà toán học vĩ đại nhất, những bộ óc siêu việt nhất trong suốt 350 năm sau.
S. Singh đã kể lại câu chuyện cực kỳ hấp dẫn của hành trình của đoàn người " hành hương" nhằm chứng minh định lý Fermat. Để giải quyết bài toán này, người ta đã phải vận dụng toán học từ những khái niệm sơ khai nhất đến những giải thuyết, những tính toán hiện đại nhất.
Đây gần dư 1 cuốn biên niên sử về toán, với những vẻ đẹp kỳ diệu trong những bộ óc thiên tài. Các con số đã xuất hiện thế nào? tại sao lại có số 0? Rồi có số âm để làm giề? thế giới các con số dư nhảy múa và dường như cũng đi theo sự tiến hóa của loài người.
Các con số có gì đặc biệt? Có phải các số chẵn nhớn hơn 2 thì luôn là tổng của 2 nguyên tố ( 12 = 5+7, 20 = 13+7, 46 = 23 + 23, 78 = 71+7 vv)? Có số nào kỳ lạ dư số 26, nằm giữa 1 số binh phương là 25( = 5 mũ 2) và 1 số lập phương là 27 ( = 3 mũ 3)? Các con số hoàn hảo là dư lào? Các cặp số bạn bè thì ra sao? Những chuyện bắng nhắng về các con số mà được đưa vào chương trình toán số học thì hẳn là vui đáo để.
Hoặc câu hỏi số nguyên tố lào nhớn nhất ( hoặc liệu có vô hạn các số nguyên tố hay không?) đã được nhà toán học Euler trả lời bằng một chứng minh vô cùng tao nhã. Lúc đọc về sự quyến rũ của các con số, sự lấp lánh của các bộ óc thiên tài, ta cũng thấy luôn vẻ đẹp của toán học.
S, Signh kể về hành trình giải toán của A. Wiles, đồng thời cũng kể về các bước tiến của toán học. Pi ta go, Euclid, Archemides, Galile, Lebniz, Newton, Euler, Lobasewski, Galois, Abel, germain, Gauss... Ta sẽ gặp lại hầu dư tất cả các nhà toán học vĩ đại nhất với những câu chuyện buồn vui của họ những cống hiến của họ. Có người thì vẻ vang dư Newton, người chết thảm dư Galois hay người suýt nữa chìm vào quên lãng với 1 số phận khốc liệt dư Abel (ngày nay giải Abel được coi là Nobel của toán học).
Người đọc có thể là bất kỳ ai, có thể chả cần phải biết nhiều về toán, có thể bỏ qua phần họ không hiểu, thế dưng họ sẽ tò mò muốn đọc cho tới trang cuối cùng của cuốn sách nầy.
ĐỊNH LÝ CUỐI CÙNG CỦA FERRMAT là cuốn sách viết về toán học đầu tiên dành cho đại chúng trở thành best seller.
Là" câu chuyện hấp dẫn về một sự kiện truyền cảm và kịch tính nhất của thế kỳ XX" dư nhời nhận xét của tạp chí New York time
Là " Khó có thể tạo ra một tác phẩm hấp dẫn hơn được nữa trong việc mô tả cái bi hùng của hành trình lịch sử nầy" dư nhận xét của tạp chí The wall Street Jourrney
ĐỊNH LÝ CUỐI CÙNG CỦA FERRMAT sẽ thay đổi hoàn toàn quan niệm của bạn về toán học.