Tức là 19 dẫn chứng của ông Vượng trong bài Lời truyện miệng dân gian bác không tìm thấy? Các tư liệu cấp 2, cấp 3 phủ định các tư liệu cấp 3 là những tư liệu trong quyển Trong Cõi hay quyển khác? Nếu là Trong Cõi thì đó là Lời truyền miệng dân gian hay trong bài viết nào?Thí rụ "Trong chương này có 19 tài liệu tham khảo đó bác. Bác nói chả dẫn nguồn là sao?" Thì Iem cũng đã giả nhời ở pót phía trên, nay iem xin trym chích lại: " Cũng có khi ổng dẫn chứng chớ bộ, cơ mà dẫn chứng thế quái nào mà sau người ta tìm lại thì lại chả thấy đâu ..."
và ... " Thế nhưng, điểm cốt tử nhất trong chứng cứ của Trần Quốc Vượng năm xưa không hẳn nằm ở chỗ ông đã dùng phải một văn bia ngụy tạo mà ở chỗ ông đã dùng các cứ liệu cấp hai, “cấp ba” ấy... để phủ định lại các cứ liệu cấp một. "
Về " Ông Trần Quốc Vượng đã bảo nó không phải luận văn khoa học rồi thì bịa có làm sao?" Iem cũng đã trả lời ở trên " Cuối cũng là 1 thí rụ về bánh mỳ điền dã 0 thực 10 hư, và tất nhiên có người bị hàm oan (cho đến...chết).
Bánh mì điền dã là bác đang nói về các bài viết quyển Trong Cõi hay quyển khác?
Ông Hoàn viết:À, cụ nhắc đến " ông Phan Huy Lê bảo Lê Văn Tám là bịa đấy" thì cũng có người nói là chả bịa, dư vầy...
http://tuanbaovannghetphcm.vn/su-that-ve-duoc-song-le-van-tam/
Sau này, GS Trần Văn Giàu đã viết rõ hơn trong đoạn hồi ký ở bộ sách “đứng lên đáp lời sông núi”, đã khẳng định: “người tổ chức cho đội viên cảm tử Lê Văn Tám lập chiến công là Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị” (Trần Văn Giàu: Tuyển tập, NXB Giáo dục, HN.2000, tr.535). GS còn đúc kết một cách hình tượng những gương đánh giặc thời đó. GS đề cập về Lê Văn Tám với hình tượng hộp diêm và chai xăng đốt kho, trong đoạn văn: “… Ở loại hình chiến tranh này, lúc đầu, vũ khí được sử dụng rất thô sơ: “súng lục bắn ghen”(1), hộp diêm và chai xăng đốt kho (2), lưỡi dao cạo của người thợ cắt tóc(3)…” (**)
Vậy “Vị anh hùng vô danh” tên thật sự là LÊ VĂN TÁM. Không phải bàn!
Như vậy ông Châu căn cứ vào tài liệu của NXB Giáo Dục với tác giả là Trần Văn Giàu để "thật sự" là Lê Văn Tám. Ông Hoàn nguyên là BT Đ.ảng ủy khối cơ sở Bộ VH, TT và DL tại TP.HCM.
Ông Lê viết:
Giáo sư Phan Huy Lê còn cho biết, tiết lộ ra chuyện này là để trả món nợ với ông Trần Huy Liệu. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, ông Trần Huy Liệu đã tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Liệu đã nói với ông Lê rằng: “Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”. Những năm sau năm 1945, ông Liệu đã giữ chức Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và đã mất năm 1969. Giáo sư Lê cũng đề cập đến chi tiết phi lý trong chuyện này là: “Cậu bé Lê Văn Tám, sau khi tẩm xăng vào người và tự châm lửa đốt, vẫn còn khả năng chạy từ ngoài vào kho xăng với quãng đường 50 mét. Tôi đã hỏi một số bác sĩ và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em bé không thể chạy xa như vậy”.
Ở đây là bánh mì Đ.ảng ủy có làm từ bột mì NXB Giáo Dục với bánh mì sám hối sử học. Ăn gì cũng là tùy khẩu vị từng người.
1 em bé 13 tuổi làm đuốc sống em thấy hơi bị sao sao.