4.Tóm lại cụ không hiểu thì iem cũng đã trả lời dồi, nay iem lại trả lời lại: Cụ không hiểu cũng không sao!
Sau đây, để thật sự trả lại thớt cho mợ chủ, iem cho cụ vào black lít đễ đỡ mất thời h của cả 2.
Quyển Trong Cõi gồm 17 bài viết sau:
1. Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng
2. Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ
3. Từ huyền tích đến lịch sử (mấy vấn đề phương pháp luận và phương pháp cụ thể)
4. Tây Sơn Quang Trung và công cuộc đổi mới đất Việt ở thế kỷ XVIII
5. Đô thị cổ Việt Nam
6. Vị thế địa-lịch sử và bản sắc địa-văn hoá của Hội An
7. Một cách nhìn văn hoá học về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
8. Hội hè dân gian
9. Căn bản triết lý người anh hùng Phù Đổng và hội Gióng
10. Triết lý trầu cau
11. Triết lý bánh chưng bánh dày
12. Một thời đã qua, một thời đang tới...
13. Dân gian và bác học
14. Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hoá Đông-Tây
15. Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (Kinh nghiệm điền dã)
16. Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam nhân bản, dân tộc, dân chủ, khoa học
17. Nỗi ám ảnh của quá khứ
Giờ em hiểu bác đang viết như bên dưới:
Trước năm 1993 khi chưa viết Trong Cõi
- Ông Vượng có sai lầm kinh điển năm 196x liên quan đến bãi cọc Bạch Đằng. Sai lầm kinh điển này nằm trong SGK và ông Vượng lẫn NXB không sửa chữa(?).
- Sai lầm năm 1967 khi nghiên cứu về Đường Lâm không hẳn nằm ở chỗ ông đã dùng phải một văn bia ngụy tạo mà ở chỗ ông đã dùng các cứ liệu cấp hai, “cấp ba” ấy... để phủ định lại các cứ liệu cấp một
- Trần Quốc Vượng nhân danh " truyện siu tầm trong dân gian" để viết... dư thật, cho dù chiện dân gian sai lè so với các nguồn sử liệu đã được khoa học chứng minh. Kiểu viết đó nhiều khi để lại những hậu quả nhỡn tiền dư đền Cẩu Nhi ở Hồ Trúc Bạch hay di dời vùng đất 2 vua xa hơn dăm 7 trăm km. Năm 1987 ông Vượng có gửi 1 bức thư ngỏ cho CT UBND TP HN qua báo QĐND về việc phá hoại di tích đền Cẩu Nhi. Tác giả Bùi Thiết chỉ ra bài viết về đền Cẩu Nhi 0 thực 10 hư. Bài viết của Bùi Thiết ghi chú nguồn không đầy đủ.
- Một trai tráng mới băm 3, chả hiểu lỗi lạc đến thế nèo mà chỉ một lời bác hết quần hùng? Lạ thay mà cũng ...ghê gớm thay.
- Ông Trần Mạnh Hảo tố ông Trần Quốc Vượng đã từng đạo văn.
Nhận xét của bác về quyển Trong Cõi
- "Trong Cõi" có rất nhiều sỏi ( to gần ngàn vạn lần ...sạn), tuyền là những thứ khá là đơn giản ( dư đan dổ) dư các khái niệm Thần Nông ( TQV khăng khăng Thần Nông là ...thuần Việt vì tiếng Hán phải gọi là Nông Thần chứ lị) hay...thời đại ĐỒNG THAU ( không biết có liên quan đến thời đại đồ ĐỒNG hay không?).
- Ông V viết lời truyền miệng dân gian, cơ mà nhỡ ổng...bịa da những lời đó thì sao? Là vì ông này cứ nói thao thao bất tuyệt mà chả thấy dẫn nguồn hay dẫn chứng gì cả. Tuy nhiên sau khi xem lại Lời truyền miệng dân gian em thấy thấy có 15 chú thích.
- Ông Trần Quốc Vượng ở bài viết 13 Dân gian và bác học có cách chú thích y như ông Bùi Thiết. Nguyên tắc của chú thít là chỉ nêu rõ chi tiết những tài liệu được coi là không phổ thông, những tài liệu phổ thông thì không cần. Nếu có khác biệt giữa các bản dịch của tài liệu phổ thông thì mới phải ghi là theo bản dịch của ai...thí rụ thế. Ở đây ông V còn lấy dẫn chứng của chính mình, chả phải phổ thông mà cũng chẳng thêm ghi chit tiết ngày tháng 5 sinh.
9 bài viết đầu của ông Vượng liên quan đến lịch sử, từ bài 10 đến bài 14 về văn hóa. Sang bài số 15 Lời truyền miệng dân gian thì 1 nửa lịch sử với những tài liệu tham khảo 1 nửa dân gian về cháu ông Nhậm và không có tài liệu tham khảo. Bài viết số 17 Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam nhân bản, dân tộc, dân chủ, khoa học và 18 Nỗi ám ánh quá khứ thì không lịch sử cũng không văn hóa thuần túy. Em thấy bác đang tiếp cận quyển sách theo hướng nghiên cứu lịch sử. Còn em thì không cho đây là sách nghiên cứu lịch sử vì:
- Một số đoạn trong bài vd như kết bài 15 ông Vượng viết đây không phải luận văn khoa học còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: "Thư bất tận ngôn, Ngôn bất tận ý. Đã là sử ai lại lách, viết không hết lời, lời không hết ý.
- Tên quyển sách không phải là Đối thoại sử học, nghiên cứu sử học, giải ảo lịch sử…. mà là Trong Cõi.
- Bài viết Nỗi ám ảnh quá khứ bị cắt khi xuất bản ở VN và 1 số đoạn trong bài khác.
Em và bác có lẽ đang tiếp cận quyển sách theo 2 hướng khác nhau. Vậy thôi mình bắt tay không tranh luận giả lại sự yên tĩnh cho Trang chủ quán nhỉ.
3. Về Lê Văn Tám, iem đâu có tranh cãi ? Iem chỉ đưa thêm 1 tài liệu tham khảo khác. Tiếc là ( có nhẽ) cụ đọc lướt nên mới không nhận ra tác giả tài liệu đó đã sử dụng rất rất nhiều thông tin, bằng chứng, người thật việc thật, chứ không phải chỉ tham khảo 1,2 vị ( trong đó có GS Giàu, cũng là 1 người thày của GS V, GS L).
..
Câu chuyện về Lê Văn Tám
Trong bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10 (năm 2009), giáo sư sử học Phan Huy Lê nói rằng ông đã được Giáo sư Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện sử học và cũng là Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 1940 kể cho nghe nhân vật Lê Văn Tám là do ông Liệu dựng lên để cổ vũ tinh thần chiến đấu của người Việt. Ông Phan Huy Lê cũng nói rằng ông Trần Huy Liệu đã nói với ông và hai người khác trong một cuộc gặp: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. [20].
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lý Châu Hoàn, ngoài câu chuyện tự kể này thì ông Phan Huy Lê không đưa ra được bằng chứng xác thực cho sự phủ định nhân vật Lê Văn Tám mà ông nêu ra. Mặt khác, lời kể của Phan Huy Lê cũng bị chỉ ra là có mâu thuẫn lớn: ông Trần Huy Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong giai đoạn cuối 1945 – đầu 1946, khi đó ông Phan Huy Lê chỉ là một đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi, không thể có chuyện ông Trần Huy Liệu lại tiếp đón ông Phan Huy Lê, gọi ông là
"nhà sử học" và còn kể cho ông chuyện quan trọng như vậy.
Ông Phan Huy Lê cũng đã nhầm lẫn giữa 2 trận đánh kho Thị Nghè (trận đánh kho của Lê Văn Tám diễn ra vào ngày 17/10/1945, còn trận đánh của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán diễn ra ngày 1/1/1946, đây là hai trận đánh khác nhau). Ông Lý Châu Hoàn đã đăng bài phân tích, đưa ra các bằng chứng bác bỏ lời kể của ông Phan Huy Lê và chứng minh Lê Văn Tám là có thực, bao gồm các tài liệu thời kỳ đó cũng như lời kể của nhân chứng địa phương và đề nghị ông Phan Huy Lê đối chất[21] Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh còn tìm ra nhân chứng là ông Hồ Thanh Điền, từng là đội viên Thanh niên Tiền phong đoàn Trần Cao Vân, sau thuộc Chi đội 13 (tiền thân của trung đoàn 300), khẳng định Lê Văn Tám có thật: “Lúc đó đơn vị tôi đóng quân ở Trung Chánh. Ngay sớm hôm sau khi cháy kho xăng Thị Nghè, Nguyễn Thanh Hùng là chiến sĩ của tiểu đội tôi, nhà ở Đa Kao, chạy về báo tin: Thằng Tám trong xóm nhà tui là người đốt kho xăng hồi hôm đó!”. Ông Phạm Văn Đông là đồng đội, nhà ở 22/3 Hồ Văn Đại, TP. Biên Hòa thường xuyên nghe ông Điền kể chuyện này.
Thùy Link:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Huy_Lê
xem thêm:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Tám
(Wiki chỉ là ...đưa thêm ngoài các tài liệu chính iem đã đưa ở các còm men phía trên)
Thường em đọc có chữ ký bên dưới là BT đảng ủy là em next. Bác nói vậy em đã in ra để đọc cho kỹ. Ngọn đuốc sống em thấy có mấy thứ:
- Tên của người đã hi sinh có phải Lê Văn Tám không?
- Có phải người hi sinh 13 tuổi không?
- Có hay không chuyện thiếu niên tẩm xăng, tự đốt bản thân rồi chạy từ ngoài cổng vào kho xăng để gây ra cháy nổ?
- Ứng xử thế nào với ngọn đuốc sống Lê Văn Tám?
Đọc rồi thì thấy tác giả phản biện một cách không đàng hoàng, phương pháp lập luận có vấn đề. Bác đọc lại lần nữa xem.