"Cây tỏi nổi giận" được
Mạc Ngôn viết bằng giọng điệu hiện thực trần trụi thùi lụi, không bay bướm lả lướt đậm sắc dân gian dư ở
"Đàn hương hình". Độc giả Việt Nam ta có thể nhận da nhiều điều quen thuộc, ngỡ dư tình tiết ý mình đã gặp, con người ý quan chức ý mình thấy quen. Túm lại là nếu thay tất tật tên nhân vật, vùng quê bằng tên Việt Nam thì ta sẽ coá 1 cuốn tiểu thuyết thuần Việt.
Chiện xảy da ở vùng đất chuyên trồng tỏi của huyện Thiên Đường, nơi người dân thâm canh cây tỏi, ăn tỏi, ngủ tỏi, sống trong không khí đặc quánh mùi tỏi và tất nhiên có cả “ngỏm củ tỏi”.
Nông thôn, tất nhiên là lạc hậu dồi, và thường thì lạc hậu sẽ đi liền hủ tục. Ai lại chỉ còn khoảng chục niên nữa là bước sang thế kỉ hăm mốt mà người ta vẫn còn gả bán, vẫn còn hun nhân không tình iu.
Cao Mã và
Kim Cúc iu nhau. Nhiều phen họ chui vào ruộng tỏi để giận hờn, để đam mê... Sau, Cao Mã và Kim Cúc hò nhau bỏ trốn vì Kim Cúc đã được hứa gả cho một kẻ chả ra gì trong làng. Cô gái mới 20, còn kẻ kia đã 47. Cô phải nhắm mắt đưa chưn, chỉ để cho ảnh cả của cô lấy được vợ. Anh cả cô đã băm 7, lại bị thọt nữa chứ.
Dưng Cao Mã và người iu vẫn không thoát được lưới …cán bộ lồng lộng, và chờ đón hai người là cái kết bi thảm. Nhà Kim Cúc, lẩn quẩn trong sự lạc hậu, cũng không thoát khỏi kết cục bi thảm. Những người dân trồng tỏi chất phác cũng không thoát khỏi cái kết bi thảm.
Khi các cán bộ làm ăn "bố láo bố toét", người dân phải vùng lên. Những người trồng tỏi đã chịu quá nhiều sự bất công, vô lý và đã chịu quá nhiều thiệt thòi. Công sức của họ trong cả niên được định đoạt bằng sự thờ ơ, bằng sự lạnh lùng, bằng sự cay nghiệt...
" Cây tỏi nổi giận" thoạt tiên bị cấm ở Tung Của, mãi sau mới được phép xuất bản. Độc giả chia làm 3 phe. Phe nhỏ nhất thì chả ý kiến giề. Phe 2 thì sửng sốt vì sự thật trần trụi. Phe 3 thì bẩu sách... Chưa nhằm nhò gì so với đời thực.
Iem đọc, thấy giống chiện vùng quê nước nhà quá. Mạc Ngôn vẫn tài tình thế, kể chiện bằng thứ văn chương khéo léo đầy mầu sắc để đưa độc giả vào trong nhiều bối cảnh, lúc thì theo chưn đôi tình nhưn trốn chạy, lúc thì đứng giữa đám đông đương phẫn nộ, lúc thì đứng xem phạm nhưn chụp... Vếu 1 nữ cai ngục ( nữ cai ngục, mẹt không biến sắc, nói lạnh lùng" bỏ tay da"), lúc lại cảm thấy dư mùi tỏi đương xộc lên tựn mũi. Ấy là chưa kể những quãng đời của anh nông dân
Cao Dương, từ bé đã phải chịu món võ lật lọng, xảo trá đã thành thương hiệu của người Tàu.
Trường đoạn người nông dân đi bán tỏi cho quốc doanh có đủ bi hài, có sự cam chịu, có sự nhẫn nhục, có sự lạnh lùng, có sự tàn nhẫn… 1 tiểu cảnh chỉ cần thêm sự đểu cáng ( vẫn trải đều trong sách) là có thể suy ra đại cảnh đất nước Tung Của khi đương vặn mình kêu răng rắc.
Iem mạnh dạn "chim chích" 1 tiểu đoạn, dư vầy...
…
Lại thêm mấy lốp xe nổ liên tiếp, trong đó, có một tiếng đinh tai nhức óc. Đó là chiếc máy kéo năm mươi sức ngựa nổ lốp sau, vành xẹp sát mặt đất, xe nghiêng về một bên. Mấy người ăn mặc có vẻ cán bộ đứng bần thần trước lốp xe vỡ, lái xe – một thanh niên mặt đầy dầu mỡ, vặn vẹo hai bàn tay hộ pháp, lớn tiếng đ. mẹ Cục Quản lí giao thông.
Lên hết dốc dài, lại xuống dốc dài. Xuống dốc cũng vẫn đường như thế, đá hộc lởm chởm, tiếng lốp nổ râm ran, giao thông ách tắc. Cao Dương thầm khấn, lạy trời cho xe anh đừng nổ lốp.
Hết dốc là con đường trải nhựa chạy theo hướng đông tây, ngã tư không có đèn xanh đỏ, một đám mặc thường phục màu xám, đội mũ lưỡi trai, đứng ở đó. Đoạn đường phía tây có xe chở tỏi, các xe chở tỏi từ đường phía nam cũng rùng rùng kéo lên. Hỏi ông Tư, anh mới biết huyện đã lắp đặt một kho lạnh ở phía đông, thảo nào các xe đều quay về hết phía đông sau khi chạy lên đường nhựa.
Sau khi lách lên con đường nhựa theo hướng đông tây đi khoảng vài trăm mét thì bị kẹt cứng, không nhích lên được. Lúc này, những người mặt đồng phục xám, cắp cặp đen đi tới trước mặt. Căn cứ vào phù hiệu trước ngực, anh biết đó là nhân viên trạm quản lí giao thông.
Theo kinh nghiệm xưa cũ, đối thủ của quản lí giao thông là xe cơ giới, vì vậy khi một nhân viên quản lí giao thông trẻ cắp cặp đen đứng trước mặt, anh vẫn tưởng mình là người ngoài cuộc, lại còn nở một cười ngây ngô với anh ta.
Nhân viên thu phí dùng bút bi viết biên lai đưa cho anh: “Nộp một đồng!” Anh tròn mắt, hồi lâu không hiểu ra sao. Anh ta giơ biên lai lên vẫy vẫy: “Nộp một đồng!” - Tiền gì? – Cao Dương hỏi.
- Phí quản lí giao thông – Anh nhân viên nói.
- Xe tui là xe lừa – Anh nói.
- Xe đẩy tay cũng phải nộp.
Anh nói: “Đồng chí, tui không có tiền, vợ tui mới sinh, tiêu hết rồi” - Nộp nhanh lên, nếu không có cái này… Anh ta rung tờ biên lai – Không có biên lai này, Hợp Cung tiêu sẽ không thu mua tỏi của anh.
- Quả thực không có tiền – Cao Dương lộn trái túi ra – Anh xem, không có đồng nào.
- Vậy thì nộp ngồng tỏi! Ba cân! – Nhân viên thu phí nói.
- Ba cân ngồng tỏi là ba đồng, đồng chí!
- Anh sợ thiệt thì nộp bằng tiền.
- Sao anh bắt bí người ta thế?
- Ai bắt bí anh? Anh tưởng tui thích lắm hả? Đây là qui định của Nhà nước.
- Nếu là qui định của Nhà nước thì anh lấy đi!
Nhân viên thu phí cầm bó ngồng tỏi quẳng vào cái sọt to tướng phía sau, dúi tờ hoá đơn đóng dấu đỏ chói vào tay anh, khênh sọt là hai đứa choai choai, béo ục ịch.
Nhân viên thu phí lại yêu cầu ông Tư nộp tiền. Ông Tư thò tay vào tận lần lót, lấy ra hai tờ năm hào đưa cho anh ta. Ông Tư cũng nhận được tờ biên lai có dấu đỏ chói.
Cái sọt to tướng đã sắp đầy, hai đứa trẻ ì ạch khênh đến trạm. Phía sau trạm có một xe tải lớn, hai người đàn ông mặc áo trắng, hai tay khoanh trước ngực đứng tựa tấm chắn hậu, có vẻ dân khuân vác.
Chí ít có hai mươi nhân viên cắp cặp đen hoạt động. Một nhân viên mặc ghi lê đỏ cãi nhau với người thu phí. Cậu này không văn hoa, mở miệng là nói tục: “Đồ mặt l.! Các người còn dữ hơn cả Quốc Dân Đảng!” Nhân viên thu phí đánh cậu ta một bạt tai, cú đánh nhanh như chớp, gọn, bình tĩnh, khi đánh mặt không đổi sắc.
- Anh dám đánh người à? – Thanh niên mặc áo đỏ gào lên.
- Đánh còn là nhẹ – Nhân viên nọ mặt lạnh như tiền – Chửi nữa xem nào?
Thanh niên áo đỏ lao về phía nhân viên nọ, hai người đứng tuổi giữ lại. Thắng Lợi, thôi đi! Bảo nộp thì nộp, nói ít thôi! Hai cảnh sát mặc áo trắng ngồi xổm dưới gốc cây ngồi hút thuốc.
Cao Dương nghĩ thế, mà là chửi người? Cái ông nhân viên ấy không chui từ l. ra thì chui từ lỗ đít ra hẳn? Câu nói thật vẫn là câu khó nghe. Anh mừng rằng anh không va vấp gì với ông thu phí, nhưng cứ nghĩ bó ngồng mơm mởm, anh lại tiếc đứt ruột. Anh lại thở dài. Thở dài được một cái, trong lòng đỡ đau.
Bây giờ là nửa buổi, xe của Cao Dương vẫn không nhích lên được một bước. Đoạn đường đi về hướng đông, xe đen kịt, đoạn đường phía tây, xe cũng đen kịt. Hỏi chú Tư, anh được biết trạm thu mua – kho lạnh, cách đây ba dặm về phía đông. Ở đó người la ngựa hí, chẳng khác vùng sủi cảo khi bật vung. Cao Dương muốn đi xem, nhưng không dám bỏ chỗ.
Cao Dương hơi đói, anh lấy ra cái gói trên xe xuống, mở gói lấy ra cái bánh tráng kép, một nửa cây dưa muối. Anh mời chú Tư, chú bảo không ăn, anh cũng không mời thật, liền một miếng bánh một miếng dưa, bắt đầu ăn. Ăn được nửa chừng, anh lại rút năm ngồng tỏi trên xe, bụng nghĩ: Coi như bị nhân viên thu phí lấy hơn năm ngồng. Ngồng tỏi vừa ròn vừa ngọt, ăn với bánh thật tuyệt.
Đang ăn, lại có vị mặc đồng phục, mũ lưỡi trai, đứng trước mặt. Anh hết hồn vội đưa cái biên lai ra, nói: “Thưa đồng chí, tui nộp rồi!” Vị này cầm tờ biên lai liếc qua, nói: “Đây là của trạm thu phí giao thông. Tôi là sở giao dịch công thương. Nộp đi, hai đồng, thuế giao dịch công thương.” Cao Dương đã hơi tức: “Tui chưa bán được ngồng mà!” Cán bộ thuế công thương nói: “Đợi bán xong tỏi, anh đã chạy mất tiêu rồi!” - Tui không có tiền! – Cao Dương cáu.
- Tui bảo này – Cán bộ công thương nói – Không có biên lai hoàn thuế, trạm không thu mua tỏi của anh đâu!
Cao Dương đấu dịu: “Đồng chí, quả thực tui không có tiền” - Không tiền thì nộp năm cân.
Cao Dương choáng người, chỉ chực khóc. “Đồng chí, chỉ có mấy cân tỏi mà ông Cột ba cân, ông Kèo năm cân thì còn được mấy nỗi! Vợ con tui đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương, được mấy cân tỏi đâu có dễ?” Cán bộ thuế tỏ ra thông cảm: “Anh tiến hành giao dịch công thương thì anh phải nộp thuế công thương, đó là chính sách của nhà nước.” - Đã là chính sách của Nhà nước thì tùy đồng chí, có giết, tui cũng không chống lại. – Cao Dương lẩm bẩm.
Cán bộ thuế công thương quẳng bó ngồng vào cái sọt to tướng phía sau, khênh sọt cũng là hai đứa choai choai, béo ục ịch như ông phỗng!
Trông thấy bó ngồng lộn một vòng rơi xuống sọt, mũi anh cay sè, nước mắt ứa ra.
Giữa trưa nắng gắt, người và lừa lả đi. Con lừa ị hơn chục cục phân ra đường. Một vị mặc đồng phục màu xám, mũ lưỡi trai bước tới, đưa cho anh tờ biên lai màu trắng: “Phạt hai đồng, tôi là trạm Bảo vệ môi trường”. Lại một vị mũ lưỡi trai, đồng phục trắng, xé biên lai đưa cho anh: “Phạt hai đồng, tôi là trạm Kiểm dịch Y tế.” Anh đứng như trời trồng trước hai cán bộ môi trường và y tế, thở không ra hơi: “Không có tiền, các ông lấy ngồng tỏi!”.
Lúc gần tối xe anh và xe chú Tư mới tiếp cận được Trạm thu mua – Kho lạnh. Ngoài cửa kho đặt hai chiếc cân, ngồi trông cân là hai vị mặt xám tro. Một vị mặc đồng phục đi lại xung quanh hai vị. Trông thấy người mặt đồng phục, sống lưng Cao Dương lạnh toát.
- Cuối cùng rồi cũng đến! – Chú Tư thở phào.
- Thì cũng phải đến chứ! – Anh cũng nói.
Người báo cân xướng số cân một cách khô khan, dùng bút bi ghi trên biên lai năm liên.
Tiếp theo là đến chú Tư. Trông thấy chú Tư nôn nao, anh cũng trống ngực đánh thình thịch. Khi trông thấy ông cán bộ nghiệm thu hàng, tim anh càng đập dữ.
Một vị cầm loa điện, đứng trên chiếc bàn sơn đỏ, gọi: “Bà con nông dân bán tỏi chú ý, kho lạnh tạm thời dừng thu mua tỏi, khi nào tiếp tục, chúng tôi sẽ báo cho Hợp cung tiêu của xã, họ sẽ thông báo các vị!”
Cao Dương như bị giáng một gậy vào đầu. Anh choáng, phải bám lưng lừa mới khỏi ngã.
Chú Tư nói: “Không thu mua nữa? Đến lượt tui thì không thu mua nữa? Từ nửa đêm đến giờ, tui đợi chẵn một ngày!” - Bà con bán tỏi, về đi! Đợi vài hôm chúng tôi dồn chỗ xong, sẽ báo các vị.
- Tui nhà xa năm mươi cây số, đồng chí ơi!… - Chú Tư nài nỉ.
Người báo cân cầm bàn tính đưa lên.
- Đồng chí, tui đã nộp thuế công thương, phí quản lí giao thông… - Các vị giữ lấy biên lai, lần sau vẫn dùng được! Bà con trồng tỏi, về đi! Nhân viên kho lạnh ngày đêm chịu đựng gian khổ, đợt tỏi nhập kho xong, lại thu mua tiếp… - Nhân viên cầm loa lải nhải.
Những người ngồi phía sau ùa lên gào, thét, chửi, mắng… Người cầm loa nhảy vội xuống đất, rạp người mà chạy.
Cửa sắt kho lạnh đóng lại.
...
Iem thích " cây tỏi nổi giận" , 1 cuốn sách rất chi là ...Việt Nam!