Đúng cái hồi iem đọc sách không vào, thì được giới thiệu mua cuốn
Tô tem sói. Iem để " tô tem sói" đấy cái hẵng. Sách toa và dày làm iem phát ngán, ấy là vì iem đã bội thực mấy lị sách Tung Của sau khi đọc 2 cuốn dày cồm cộp mà chả thấy hay ( dư với
phế đô của
Giả Bình Ao), thậm chí không mấy hiểu ( dư với
Linh Sơn của tác giả người Pháp gốc Hoa
Cao Hành Kiện. Tôn ông Hành Kiệu là người ...Hoa đầu tiên giành giả Nô Beo văn học, thế có ghê không?).
1 lần vẩn vơ, iem mấy cầm tô tem sói lên xem dư lào. Bỗng đâu, câu chữ của
Khương Nhung lôi tuột iem vào những cuộc phiêu liu kỳ lạ trên vùng thảo nguyên kỳ bí của vùng Nội Mông, 1 vùng đất trước kia vốn thuộc Mông Cổ, trong khoảng thời gian “ Cách mạng văn hóa” bùng nổ và cuốn rất nhiều trí thức về các vùng quê.
Mỗi chương sách đều có thể là 1 truyện ngắn, và nối tiếp nhau đưa ta đến hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Thông tin chi chít và cực kỳ phong phú, nhiều khi iem nghĩ tác giả sẽ đuối sức thì ngay lập tức những điều mới mẻ lại xuất hiện.
Đây là một cuốn sách khá kỳ lạ, kỳ lạ vì ló coá vẻ hạ thấp người Hán, thông qua con vật linh thiêng mà họ thờ cúng, họ coi là vật tổ, ấy là con rồng.
Con rồng là con gì? Chả ai biết, rồng chỉ là một con vật trong tưởng tượng. Rồng có tính cách giề? Chả biết, chỉ nghe kể là Rồng uốn lượn ngoằn nghoèo, ẩn mình trong mây, chả thấy Rồng toan tính giề, chả thấy Rồng nghĩa hiệp giề, chả thấy rồng thít cái giề, chả thấy rồng... Yêu đương giề...
Thế đấy, vật tổ của Tung Của nghe qua thì có vẻ sang, dưng ngẫm kỹ thì lại .. lạt. Thế nên, người Hán ra oai thì rất kinh kịch, dưng lại dễ lùa dư 1 …bầy kìu. Chả thế mà người Hán dẫu đông, nhưng luôn bị các tộc người khác nhỏ hơn quấy phá, thậm chí oánh cho tan tác và không ít lần bị chà đạp, dày xéo, phải sống trong cảnh lầm than. Bầy kìu đông đảo dưng chỉ cần 1 con tuất cũng làm chúng kinh hãi, 1 con sói cũng đủ làm cho chúng tán loạn. Bỗng nhiên iem nghĩ, người Hán chịu nhẫn nhục (hay chịu nhục) giỏi nhất thế giới? Khi họ bị buộc phải …gọt đầu để tóc theo kiểu người Mãn, 1 bộ tộc có dân số nhỏ hơn họ tới …3- 400 lần và không hề văn minh hơn họ, trong suốt gần 300 năm?
Vật tổ của người Nội Mông thì sao? Đó là Sói, biểu tượng của tự do, biểu tượng của bất khuất và biểu tượng của …trí khôn.
Ngòi bút của Khương Nhung cực kỳ phóng khoáng, viết liên hồi kỳ truyện về bầy sói, kéo người đọc vào những cuộc chu du trên thảo nguyên, trong rừng già, đưa người đọc ẩn mình trong những đêm trăng khi lũ sói săn mồi... Khương Nhung viết lên một bản Anh hùng ca cho biểu tượng của người… Mông Cổ.
Bầy sói, với kỷ luật và trí khôn, mới thực sự là chúa tể rừng xanh.
Người Tung Của ngay lập tức bị cuốn sách trác tuyệt này hợp hồn. “Tô Tem sói” liên tục được tái bản. Mặc dù có nhiều tiếng nói…chê bai, phản đối, dưng Tô Tem Sói vẫn được coi là vô cùng độc đáo, là “Kỳ thư”, là cuốn từ điển về sói và rõ ràng là một kiệt tác của văn học Tung Của.
Tất nhiên, lồng trong cuốn sách này là tâm tư, là nguyện vọng của tác giả ( Ai hiểu thì tốt mà hông hiểu cũng hổng sao). Vì thế mà phần cuối hơi dông dài vì tác giả kể lể hơi nhiều theo kiểu liệt kê. Cơ mà không sao, vì tất cả những gì tác giả viết trước đó là trác tuyệt.