Một cuốn sách cũng được các cơ quan đoàn thể, các ngành các cấp oánh giá cao, là cuốn
hồi ký Phạm Cao Củng.
Phạm Cao Củng mê văn chương từ nhỏ, đã dời Nam Định quê hương bản quán để sống cuộc đời tự do văn sĩ ở Hải Phòng. Văn chương không thật ghê gớm, cơ mà chàng thanh niên thành Nam lại tinh ý viết ra nhiều thứ quái lạ đi theo thị hiếu của người đọc. Biết độc giả đương khoái chí về loạt truyện Tàu Càn Long du Giang Nam, Phạm Cao Cũng liền bịa da tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ tình là... Càn Long du Bắc. Thấy chuyện khá là ấm ớ mà người ta cứ mua đọc ầm ầm, Phạm Cao Củng liền viết thêm nhiều truyện kiếm hiệp khác, đâm da sống khá phong liu.
Nhà văn trẻ có khớ tiền, liền thuê một chỗ rộng rãi, có phòng thì cho viết lách, có phòng thì giành cho khách và để vui vầy với... Các cô gái đủ mọi thành phần. Đoạn về các cô gái, Phạm Cao Cũng viết khá khéo léo và ... đứng đắn, đôi khi cũng có cả ngậm ngùi. Có cô thì tình cho không biếu thêm, có cô thì ăn bánh giả tiền, có cô thì chả hiểu dư lào mà ngụ với nhà văn trẻ có một đêm duy nhất.
Đi lấy thực tế, nhà văn cũng giao du với nhiều băng ổ đĩa liu manh côn đồ, giang hồ tứ chiếng và cũng nhiều lần được họ giúp đỡ dư là lần nhà văn bị bọn lính tàu phù (gọi thế vì bọn này hay quấn vải ở bắp chưn nên chưn to nom dư bị phù) hành hung ( vì tưởng sắp bị cướp mất người yêu, vốn là 1 cô giời ơi đất hỡi).
Đọc thanh tra Maigret mẫn cán và anh trộm Arsene Lupin hào hoa, Phạm Cao Củng trong lòng khoái trá, mới nghĩ cách viết chuyện trinh thám. Thoạt tiên cụ tính học theo xì tai Phú Lãng Sa, xây dựng nhân vật giống 2 ông ở trên, cơ mà sau khi đọc Conan Doyle thì cụ quyết định lấy Sơ Lốc Hôm làm khuôn mẫu. Khi Phạm Cao Cùng mới hăm 3, tức niên 1936, thám tử Kỳ Phát xuất hiện ( trong cuốn “vết tay trên trần”, được coi là tiểu thuyết trinh thám phá án đầu tiên của VN). Có nhẽ cho đến h, Kỳ Phát vẫn là thám tử nổi tiếng nhất trong làng văn trinh thám xứ ta. Nhân vật xưng tôi, thường đi cùng Kỳ Phát và kể lại câu chuyện, cũng là 1 bác sĩ giống dư nhân vật Oắt Sơn.
Kỳ Phát phá được nhiều vụ án bằng những suy luận rất tài tình ( tất nhiên là khá giống nhưng không gớm bằng Sơ Lốc Hôm). Không những thế, Kỳ Phát còn đưa... Tác giả tới với những vụ án thật ngoài đời. Công an Việt Minh lúc ý đương cần người có nghiệp vụ, thấy Kỳ Phát đã ghê dư thế thì ông tác giả còn đến thế nào? bèn mời Phạm Cao Củng tới làm việc. Phạm Cao Củng hỏi cung, ra hiện trường, suy luận căng thẳng và... Phá được khá nhiều vụ án dù rằng có những vụ không sao phá được. Cụ Củng còn tâm sự rằng cụ biết thuật…thôi miên, đã từng thôi miên liền mấy tên và nhiều phen trước bàn dân thiên hạ. Cơ mà sau lần bị mắc vào một vụ án khá là vẩn vơ thì cụ mất khả năng ru ngủ người khác chăng? Vì không thấy cụ nhắc đến nữa.
Cụ Củng viết lại những mảng tối sáng mà cụ trải qua, có chủ động, có bất ngờ, có ứng biến thành công và có cả những buông xuôi để mặc cho dòng đời đưa đẩy (ngoài những đưa đẩy kinh hoàng thì cũng có những đưa đẩy... Nhẹ nhàng, 1 lần nhẹ nhàng ấy đã đưa cụ Củng tới việc viết chiện xiếc hết sức... Chi tiết bằng tiếng Việt và thu bộn tiền).
Một cuốn hồi ký có nhiều câu, nhiều đoạn "có vấn đề" dưng không hề bị... Kiểm duyệt (Phải chăng là ám hiệu cho việc loạt sách về thám tử Kỳ Phát sẽ được xuất bản sau 6,7 chục niên ...bị cấm ở miền Bắc), âu cũng là điều thú vị cho một nhà văn thú vị, người được coi là
ông vua truyện trinh thám Việt Nam.