[Funland] Review sách hay 02

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,101
Động cơ
347,816 Mã lực
Như vậy là cụ có 1 gia tài rồi.
Đúng như cụ nói, tủ sách của mình lưu trữ cả chục năm mới đc như vậy. Có điều phải bảo quản rất kỹ, ko là toi vs bọn mối ngay.
Mấy trăm cuốn sách để dưới quê bị mối xông, đành phải đem đốt. Tiếc đứt ruột! :(
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,758
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng như cụ nói, tủ sách của mình lưu trữ cả chục năm mới đc như vậy. Có điều phải bảo quản rất kỹ, ko là toi vs bọn mối ngay.
Mấy trăm cuốn sách để dưới quê bị mối xông, đành phải đem đốt. Tiếc đứt ruột! :(
Tiếc cụ nhỉ. Cảm giác ấy, chỉ người quý sách và mất công sưu tầm giữ gìn mới có.
 

Doublegreen

Xe tải
Biển số
OF-779789
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
278
Động cơ
-127,152 Mã lực
Nơi ở
Cạnh Tháp rùa
Cụ gần như thuộc lòng nội dung cuốn sách, thế thì tìm lại để làm gì? :-??
Em mới đọc lại online cụ ơi.
Nhìn cái bìa sách bao kỷ niệm ùa về, mượn bạn đọc xong thích bố em chở đi mua trên chiếc xe đạp, hai bố con tìm được ở hiệu sách cũ chỗ Hàng Bài (giờ là quán bún chả), bìa cũ rách bố đóng lại như quyển sổ cho như mới, thế mà sau này thất lạc đâu mất! tiếc và nhớ bố nữa. híc.
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,758
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em muốn tìm cuốn "Tây Tạng giọt hoa trong nắng" của Văn Cầm Hải, em đọc cuốn này gần 20 năm trước nhưng sau đó bị mất, giờ muốn đọc lại nhưng không biết kiếm ở đâu (em không thích đọc ebook). Có cụ nào biết chỉ giùm ah. Cảm ơn các cụ.
tay-tang-giot-hoa-trong-nang-van-cam-hai.jpg
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,101
Động cơ
347,816 Mã lực
Em mới đọc lại online cụ ơi.
Nhìn cái bìa sách bao kỷ niệm ùa về, mượn bạn đọc xong thích bố em chở đi mua trên chiếc xe đạp, hai bố con tìm được ở hiệu sách cũ chỗ Hàng Bài (giờ là quán bún chả), bìa cũ rách bố đóng lại như quyển sổ cho như mới, thế mà sau này thất lạc đâu mất! tiếc và nhớ bố nữa. híc.
Nếu cuốn sách ấy gợi nhớ lại hình ảnh người bố thân thương đã chở cụ bằng xe đạp đi mua sách, rồi lại kỳ công đóng lại sách cho thẳng thớm thì đó là 1 kỷ niệm đẹp khó nguôi ngoai...
Mình ko hứa chắc, nhưng Tết mình về quê sẽ tìm lại cuốn này, và nếu nó còn lành lặn ko bị mối xông thì sẽ gửi tặng cụ.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,254
Động cơ
693,006 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu cuốn sách ấy gợi nhớ lại hình ảnh người bố thân thương đã chở cụ bằng xe đạp đi mua sách, rồi lại kỳ công đóng lại sách cho thẳng thớm thì đó là 1 kỷ niệm đẹp khó nguôi ngoai...
Mình ko hứa chắc, nhưng Tết mình về quê sẽ tìm lại cuốn này, và nếu nó còn lành lặn ko bị mối xông thì sẽ gửi tặng cụ.
Tuyệt quá ạ. Cảm ơn Xù. Em cầu trời khấn phật mối nó buông tha cho cuốn sách ấy.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,101
Động cơ
347,816 Mã lực
Tuyệt quá ạ. Cảm ơn Xù. Em cầu trời khấn phật mối nó buông tha cho cuốn sách ấy.
Thật ra cuốn sách này đọc cũng thấy hay mà mợ.
Thể loại như nội dung cuốn này đc XB rất nhiều vào thời bao cấp. Trong 1 môi trường món ăn tinh thần ko có nhiều chọn lựa thì ~ đầu sách viết về mảng thiếu nhi/ thiếu niên như cuốn "Những ngọn cờ trên đỉnh tháp", "Ông già Khốt-ta-bit"....người lớn đọc vẫn thấy hay. :-bd
Loại sách này giờ ko còn tồn tại trong các tiệm sách cũ nữa vì chả ai buồn đọc. Chỉ ~ người đã từng đọc, hoặc gắn vs 1 kỷ niệm nào đấy mới quan tâm thôi.
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Từ bé đến h, chúng ta thể nèo trả đi nhiều nơi, ăn nhiều thứ và gặp nhiều người. Thể nèo chả có những dạng người mà ta quen quá đỗi, có thể đoán trước hoặc làm ta phì cười đến nỗi bún chui da đàng mũi (ấy là khi ta đương ăn bún). Dạng hay gặp nhất có nhẽ là dạng... Cứ dăm ba câu thế nèo cũng kể những chuyện tuyệt hay vìa mình. Iem vẫn nhớ có vị ts, tên cái gì mà Chặt... Chém... gì gì đoá, đăng báo 1 bài viết về thầy mình nhân ngày ông thầy qua đời, đại loại dư vầy

… Hồi ấy, là sv mới, tôi may mắn được học thày Đ. Thày thường bẩu tôi: Em khá lắm! Cố lên nhé!

Được thày động viên, tôi càng hăng học nên đến năm 3 thì tôi đã đứng đầu lớp và được thày giới thiệu đi thực tập ở 1 nxb. Với uy tín của thày, tôi được nhận và chập chững bước vào nghề biên tập. Tôi tiến bộ rất nhanh và được giao những bản thảo khó. Càng khó tôi càng thít và khi công việc hoàn thành, cả nxb ai cũng ngạc nhiên vì bản thảo tôi làm có chất lượng rất rất cao. GĐ nxb tuyên dương tôi và nói: Em là 1 sv thực tập thật đặc biệt, có kinh nghiệm và sự hiểu biết của một biên tập viên kỳ cựu, tài giỏi. Nếu ra trường, em muốn về công tác ở nxb nầy, tôi rất tự hào được đón nhận. Rồi GĐ mời tôi đi ăn tối để giới thiệu tôi với con trai ông, lúc ấy đang là nghiên kíu sinh ở nước ngoài và mới về nước nghỉ hè. Con trai gd rất đẹp choai, thông minh và anh ấy đã bồ kết tôi ngay lập tức. Chỉ lần gặp thứ 2, anh đã tỏ tình, nói là không thể sống thiếu tôi. Anh làm tôi nhớ đến X, con trai 1 vị thứ trưởng. X cũng đẹp choai, tao nhã và cũng yêu tôi đến phát điên ngay từ lần đầu gặp gỡ (hôm ấy tôi mặc một chiếc áo hoa kiểu bà ba được may rất khéo, tôn cái đáy thắt lưng ong và làn da trắng mịn màng đến ngỡ ngàng của tôi). Trái ngược với X là Y. Y to cao, vạm vỡ đầy, mẹt vuông chữ điền với bộ dâu quai nón được chăm chút rất cẩn thận (Y chỉ cắt tóc, sửa dâu ở hiệu Kà Là Mèng nổi tiếng, ông chủ hiệu nầy vô cùng khó tính, thường ngụ cả ngày và chỉ mở hàng vào ban đêm, trước khi mở hàng thể nèo cũng phải lững thững đi bộ da đầu phố làm một bát phở tái thật nhiều hành.)

Y theo đuổi tôi từ khi tôi còn đang học lớp 12. Là con nhà giàu, Y thường oánh chiếc oto bạc tỷ (hồi ý cả nước chỉ đếm trên đầu ngón chân) vào trường, ngồi chờ hàng tiếng chỉ để gặp tôi, làm cả trường loá mắt. Y có phần khoe mẽ, làm tôi không có cảm tình và dứt khoát từ chối. Biết chuyện, thày Đ nói: Em không màng vật chất, đủ biết tâm hồn em đẹp, đẹp lắm!

Vậy mà giờ thầy đã ra đi. Vĩnh biệt thầy, những ký ức về thầy sẽ còn mãi và cho dù giờ đây em đã là một người lổi tiếng vừa đẹp vừa tài, thì em vẫn là cô sinh viên học giỏi của thầy năm xưa.


Dài thì là dư thế, ngắn gọn thì đại loại dư câu chuyện sau đây...

Hai người bạn lâu ồi mới gặp. Một anh cứ thao thao bất tuyệt nói về mình. Rồi ớ da, anh ngại ngùng nói với bạn: Bỏ mịa, từ nãy tới h tuyền nói vìa mình, giờ nói về cậu chút đi. Thế cậu nghĩ thế nèo về những chuyện mình vừa nói?

Những câu chuyện rông dài các kiểu dư trên thì gồm đủ trong "hội chợ phù hoa", tiểu thuyết được xuất bản lần đầu niên 1848 và ngay lập tức đưa tên tuổi William thackeray lên ngang hàng mấy lị Charles Dickens, nhà văn số 1 của xứ Ăng Lê lúc đó. Đây là tiểu thuyết kỳ lạ, không có nhân vật chính và cũng chả kó anh hùng. Những câu chuyện thì cũng tầm phào, kiểu ta vô tình nghe thấy những lời ngồi lê đôi mách, chả có gì hay ho, hấp dẫn. Để dễ bề tưởng bở, hãy hình dung 1 ngày nọ, ta da vỉa hè gọi cốc trà đá và mặc dù hết sức lơ đễnh, những chuyến buôn dưa lê của mấy người ngồi đó bỗng lọt vào tai ta, nhiều dưa nhất chính là ông chủ quán. Chuyện gì ông cũng buôn được và thi thoảng ông lại lôi ra vài chuyện bông phèng bên lề tận đẩu tận đâu để thêm thắt làm ta bỗng đâu cũng phải bật cười. Lần sau, lúc rảnh, ta lại bon chân da quán, vì biết thể nèo cũng có những phút thư giãn nhẹ nhàng. Đám người vẫn ngồi đó và chủ quán vẫn buôn dưa rất hóm hỉnh.

IMG_20221005_164528.jpg


Chuyện quán trà tất nhiên khó có thể đao to búa nhớn, cũng sẽ chả có người hùng hay ông hoàng bà chúa, cơ mà hẳn cũng có những nhân vật làm ta quan tâm. Vậy thì, hội chợ phù hoa cũng có dăm người được nhắc tới nhiều hơn cả. Thoạt tiên là 2 cô gái vừa tốt nghiệp 1 trường nữ sinh. Là con gái 1 gia đình khá giả, Amêlia Xetlê dịu dàng, tốt bụng làm cho ối kẻ trong trường phải sụt sùi khi giờ phút chia tay đã điểm. Kể da mà má cô thon hơn và bớt đỏ đi 1 téo, mũi cô dài hơn 1 téo thì nom mẹt cô sẽ hài hoà hơn. Bố cô, 1 thương gia giàu có, đã hứa gả cô cho con trai đỡ đầu của ông. Ấy là Giorgiơ Xetlê Ôxborn đẹp trai bảnh choẹ, vốn là con trai của 1 đàn em thân tín.

Rêbecca Sacpơ thì đẹp sắc sảo, vất ngay tấm bằng tốt nghiệp vào sọt rác ngay vừa da khỏi cổng trường. Sự táo tợn ấy khiến cô hiệu trưởng và tay chân thân tín phát hoảng. Emi ( tên viết tắt của Amêlia) vời Bêcky (Viết tắt của Rebecca) về ở cùng trong khi chờ nhận việc và có ngờ đâu, anh chàng Ôxborn đẹp chai bỗng ngã lòng. Rebecca bắt đầu phải suy tính vì đôidép, không… không thể nèo là đôi dép được, vì Jôdép Xétlê, anh trai Emi là... cũng si mê cô. Trên đời này chỉ có Rêbecca là nhận ra vẻ điển trai khó cưỡng của Jô ục ịch ngay từ cái nhìn đầu tiên, làm anh chàng cứ phân vân, áy náy “Không biết có thật cô nàng cho mình là đẹp trai không? Hay là nói thế để xỏ mình nhỉ?”

Một lần, cả bọn rủ nhau đi chơi xa. Đôpbin, bạn thân nhất của Gióc giơ, tới hơi sớm và rụt rè gõ cửa. Theo tính toán của iem, Wiliam Đôpbin cũng chính là 1 trong 2 kẻ tham dự trận ẩu đả duy nhất trong hội chợ nầy. Hồi ở trường, đại loại là hồi hơn chục tuổi gì đó, Wiliam Đôpbin là đứa trẻ vụng về, hiền lành và có vẻ thộn nhất. Những đức tính nầy không hề tàn úa theo thời gian, vẫn đơm hoa kết trái và đi cùng Đôpbin cho tới khi không còn ai nhắc tới anh ta nữa. Đốpbin dút dát gõ khẽ quá, không ai nghe thấy, kể cả Amêlia, nếu không thì cô đã chả bạo dạn đến mức vưà đi vừa hát trong phòng. Giọng hát thanh thanh, ngọt ngào của của cô gái bỗng đâu đi thẳng vào tâm hồn chàng đại úy và nằm lì tại đó. Dù sao thì Đôpbin cũng là 1 nhân vật khá là quan trọng, nên iem mạnh dạn chym chích lý do tại sao Wiliam Đôpbin thô kệch lại kết bạn với Giorgiơ Ôxborn hào hoa.
...
Ai đã học qua trường học nổi tiếng của ông Swixtên ắt còn phải nhớ chuyện cãi nhau giữa Đôpbin và Cơfơ mà kết cục rất bất ngờ: Đôpbin thường bị bọn trẻ con khinh miệt, chúng gọi là con khỉ Đôpbin, con bú dù Đôpbin và nhiều tên hiệu khác. Đôpbin là một đứa trẻ hiền lành nhất, vụng về nhất, và có vẻ như đần độn nhất trong số học trò theo học trường ông Swixtên. Bố cậu bé buôn thực phẩm ở kinh đô, người ta lại đồn rằng ông Swishtail nhận cậu vào học trong trường theo “nguyên tắc đôi bên cùng có lợi”...nghĩa là bố cậu không phải trả học phí và sinh hoạt phí cho con trai bằng tiền mặt, mà trả bằng hiện vật. Ở trong trường, Đôpbin bị xếp hạng gần bét; lúc nào cậu bé cũng đánh một bộ áo nhung kẻ nhem nhuốc, bộ xương to kếch gần như muốn thúc bật những hàng chỉ khâu mà tòi ra. Đôpbin bị coi như đại diện cho một số cân chè, nến, đường, xà-phòng, và nho khô cùng nhiều thứ khác (tuy vậy, chỉ có một phần nhỏ là dùng để cung cấp cho nhu cầu của nhà trường). Cậu bé Đôpbin sợ nhất cái ngày có một đứa học trò nhỏ trong trường, sau khi đã mò vào trong tỉnh chơi đủ mọi trò rồi, đã về đứng ở cổng trường mình xem cái xe ngựa của hãng “ Đoopbin và Rugiơ buôn thực phẩm và dầu-Phố Thêmx Luân đôn” dỡ hàng xuống giao cho nhà trường.

Sau cảnh đó, cậu bé Đôpbin mất ăn mất ngủ. Những đứa trẻ khác giễu cợt đến là tàn nhẫn; một thằng nói “Ê này Đôpbin, báo đăng tin mới đây đường lên giá rồi, mày ơi!” Một đứa khác tính toán: “Nếu một cân nến mỡ cừu giá bảy xu rưỡi thì Đôpbin giá bao nhiêu?” Thế là cả đám trẻ con mất dạy đứng vây tròn xung quanh cười ồ lên: chúng đồng tình cho rằng nghề bán lẻ thực phẩm là một nghề đáng hổ thẹn, đáng bị những con nhà dòng dõi khinh bỉ.

Bị một thằng bé con đem ra làm trò cười. Đôpbin bảo riêng nó rằng:

- Này, Ôxborn, bố mày cũng là lái buôn chứ đếch gì.

Thằng bé kiêu hãnh đáp:

- Bố tao là con nhà dõng dõi, có xe ngựa riêng.

Cậu bé William Đôpbin lui về mãi căn phòng xép xa tít cuối sân chơi, rầu rĩ đắng cay suốt nửa ngày chủ nhật.

Trong bọn chúng ta ai chẳng còn nhớ đã có những phút lo nghĩ đắng cay một cách trẻ con như thế? Ai là kẻ cảm thấy rõ sự bất công, biết tủi nhục trước một sự lăng mạ, hiểu rõ cái gì là xấu, và biết biểu lộ lòng biết ơn một cách đậm đà khi được săn sóc, bằng một đứa trẻ trung hậu? Thế mà biết bao tâm hồn dịu dàng ấy đã bị các ông giáo hành hạ, chà đạp chỉ vì một bài toán số học, hoặc một bài La-tinh sai mẹo. Wiliam Đôpbin chịu chết không sao thuộc được những bài học vỡ lòng tiếng La-tinh trong cuốn văn phạm La- tinh tài tình của trường trung học Itơn; vì thế cậu bé bị xếp cùng học với bọn học trò dốt nhất trường. Mỗi khi cùng xếp hàng với bọn học trò lớp bét trông như anh khổng lồ đi giữa bọn tí hon; mắt cậu bé lấm lét nhìn xuống đất, tay cắp quyển tập đọc quăn góc, mặc bộ quần áo nhung kẻ chật ních; cậu luôn luôn bị bọn trò bé mặt mũi hồng hào, đeo “tạp-dê” cợt nhạo. Học trò lớp nào cũng đem cậu ra làm trò cười. Bộ quần áo nhung đã chật chúng còn khâu cho chật thêm; chúng cắt đứt dây giường của cậu. Chúng xô đổ bàn ghế, làm cho cậu bé vấp ngã sứt gối, mà lần nào cũng đúng như thế. Chúng gửi cho cậu bé những gói kín, mở ra chỉ thấy có xà phòng và nếu là những thứ hàng bố cậu vẫn bán; không có một đứa học trò nào tha cợt nhạo Đôpbin; cậu bé kiên nhẫn chịu đựng tất cả, hoàn toàn câm nín và đau khổ.

Trái lại, Cơfơ là ông chúa con, và là cậu công tử trong trường ông Swixxtên. Nó mang trộm cả rượu vào trường, đánh cả trẻ con trong thành phố. Chiều thứ bảy, người hầu vẫn mang ngựa đến cho nó cưỡi về nhà. Trong buồng nó có một đôi ủng cao cổ; ngày nghỉ nó thường đi ủng đi săn. Nó có cả một chiếc đồng hồ báo thức bằng vàng, lại hít thuốc lá y như ông giáo. Nó đã đi xem hát ở “Opera”, biết rõ tài nghệ của từng nghệ sĩ, biết thích kép Kin hơn kép Kem Bơn. Nó có thể trong một giờ, làm bốn mươi câu thơ tiếng La-tinh liền; lại làm được cả thơ bằng tiếng Pháp. Còn có cái gì khác mà nó không biết, hoặc không thể biết nữa? Chúng nó còn bảo chính ông giáo cũng phải sợ thằng này.

Vậy thì Cơfơ, ông chúa tuyệt đối trong trường, cai trị hành hạ bọn bầy tôi, uy quyền thật sự lừng lẫy. Đứa thì phải đánh bóng giầy, đứa thì nướng bánh, những thằng khác thì phải lăn lộn vất vả suốt những buổi chiều mùa hè để nhặt bóng cho nó. Đôpbin là cậu bé bị nó ghét nhất; nó luôn luôn giễu cợt đánh chửi cậu bé, và ít khi thèm hạ mình nói một lời nào với cậu này.

Một bữa, hai đứa có chuyện xích mích với nhau. Đôpbin ngồi một mình trong phòng học, đang dò dẫm viết một lá thư gửi về nhà thì Cơfơ bước vào, nó sai cậu bé đi đâu ấy, hình như đi mua bánh rán thì phải.

Đôpbin nói:

- Chịu thôi; tôi còn phải viết cho xong thư đã.

- Mày chịu thôi à?

Cơfơ vừa nói vừa giằng lấy tờ giấy, trong đó nhiều chữ viết nguệch ngoạc, nhiều chữ viết sai bét, nhưng không biết Đôpbin đã phí bao tâm trí, sức lực và nước mắt mới viết nên được. Lá thư ấy cậu bé đáng thương viết cho mẹ, mà mẹ cậu rất quý con trai, mặc dầu bà chỉ là vợ một người bán thực phẩm, sống trong một căn nhà xép ở phố Thêmx.

- Mày chịu thôi? Tao muốn biết tại sao, hừ? Ngày mai mày viết thư cho bà lão Figơ không được à?

- Đừng có gọi tên tục nhà tao ra.

Đôpbin cáu lắm, đứng bật lên.

Con “hổ xám” trong trường quát to:

- Thế nào, ông, ông có đi không thì bảo?

Đôpbin đáp:

- Bỏ lá thư xuống, người tử tế không đọc thư của kẻ khác.

Thằng kia nói:

- Được bây giờ mày có đi không?

- Không, tao không đi. Đừng có đánh tao, ông thì bóp nát mày ra bây giờ.

Đôpbin gầm lên, nhảy xổ đến vớ lấy một lọ mực bằng chì; thấy dáng điệu Đôpbin dữ tợn, Cơfơ ngừng lại, buông hai cánh tay áo xuống, thọc tay vào túi vừa cười khinh bỉ vừa bỏ đi. Nhưng từ bữa ấy, nó không bao giờ thèm dính dáng đến cậu bé con trai người bán thực phẩm nữa; tuy vậy, chúng ta cũng phải công bằng mà nhận rằng nó luôn luôn vẫn nói đến Đôpbin với thái độ khinh bỉ sau lưng cậu.

Ít bữa sau, một buổi chiều nắng ráo, William Đôpbin nằm dài dưới gốc cây trong sân trường đang đánh vần cuốn truyện “Nghìn lẻ một đêm” mà cậu rất thích, hoàn toàn cô đơn và gần như rất sung sướng, cách biệt tất cả đám học trò đang thả sức nô đùa. Cơfơ cũng đang đứng gần đó. Nếu thiên hạ cứ để mặc trẻ con sống một mình, nếu thầy giáo thôi đừng làm rầy chúng, nếu các bậc cha mẹ đừng cứ nhất định đòi uốn nắn sự suy nghĩ của chúng, và khống chế cả tình cảm của chúng - những tình cảm và ý nghĩ ấy vẫn là một sự bí mật đối với tất cả mọi người: (hỏi rằng bạn và tôi chúng ta biết được bao nhiêu về nhau, về con cái chúng ta, về ông cha chúng ta, về láng giềng chúng ta? Và những ý nghĩ của thằng bé hoặc con bé mà chúng ta cai quản có thể đẹp đẽ và thiêng liêng biết bao so với ý nghĩ của những con người đần độn và hư hỏng cai quản chúng?) - Nếu cha mẹ và thầy giáo hãy cứ để mặc trẻ con sống một mình thêm chút ít...thì chắc những chuyện tai hại sẽ bớt được nhiều, tuy rằng chúng có thể thâu lượm bớt đi đôi chút về mặt kiến thức...

Vậy thì William Đôpbin lần ấy đang quên khuấy cả thế giới để đưa hồn mình bay bổng theo chàng thủy thủ Ximbat tới thung lũng Kim cương, hoặc cùng Hoàng tử Amết và nàng tiên Pêribanu sống trong cái hang kỳ thú, nơi hoàng tử gặp nàng, và là nơi chính chúng ta cũng thèm được đến thăm. Bỗng có tiếng kêu thét lên làm cậu bừng tỉnh giấc mộng mê ly; hình như có thằng bé con nào khóc. Ngẩng mặt lên, Đôpbin thấy Cơfơ đang bắt nạt một thằng bé con.

Chính là thằng bé đã làm cậu bực mình vì chuyện cái xe chở thực phẩm bữa nọ. Nhưng cậu không ưa thù vặt, ít nhất là đối với bọn trẻ còn bé bỏng. Cơfơ giơ cao cái gậy màu vàng, dùng để chơi “cric-két” quát thằng bé:

- Sao mày dám đánh vỡ chai của tao?

Thằng bé đã được lệnh phải leo qua bức tường bao quanh sân chơi (ngay đúng chỗ thuận tiện nhất, vì những mảnh chai cắm trên bờ tường đã bị cậy sạch và sẵn những lỗ hõm sâu trên mặt tường có thể leo được), phải chạy độ một phần tư dặm đường và mua chịu một chai rượu rum; rồi lại phải tìm mọi cách lọt qua mọi tai mắt của ông Swixtên leo qua tường đem về cho thằng Cơfơ. Lúc trèo qua tường vào sân, thằng bé trượt chân ngã, chiếc chai vỡ tan, rượu đổ sạch, bẩn hết quần. Thằng bé đến đứng trước mặt ông trùm, run lẩy bẩy như mình phạm lỗi nặng, tuy hoàn toàn đáng thương và vô tội. Cơfơ lại quát:

- Sao mày dám đánh vỡ chai? Thằng nhóc con ăn cắp? Mày uống hết rượu rồi giả vờ đánh vỡ chai phỏng? Chìa tay ra.

Chiếc gậy phang mạnh xuống bàn tay thằng bé nghe đến “bốp” một cái; một tiếng rên rỉ tiếp theo; Đôbin nhìn lên; thế là nàng tiên Peribanu và ông Hoàng Amết trốn biệt vào trong cái hang xa tắp. Con đại bàng vội đưa anh thủy thủ Sindbad bát ra khỏi thung lũng Kim cương bay vút lên chín tầng mây mất tăm; cuộc đời tầm thường hàng ngày lại hiện ra trước mắt cậu bé William thực thà: một thằng bé nhớn vô cớ bắt nạt một thằng bé con.

- Chìa nốt tay kia ra, ông ôn.

Cơfơ gầm lên với thằng bạn học bé tý, mặt rúm ró lại vì đau. Đôpbin run bắn người, đứng phắt dậy trong bộ quần áo chật ních cũ kỹ.

- Thằng quỷ con, nhớ lấy nhé?

Cơfơ gầm lên; chiếc gậy lại phang xuống tay thằng bé.

Này, xin các bà dừng hãi; học trò ở trường công, đứa nào mà chẳng thế, rất có thể con cái các bà cũng bắt nạt đứa khác và cũng bị đứa khác bắt nạt như vậy. Chiếc gậy lại phang xuống; Đôpbin đứng bật lên.

Không biết cậu bé nghĩ sao, vì trong các trường công, chuyện hành hạ trẻ con xảy ra như cơm bữa, y như ở Nga có lệ trừng phạt bằng gậy vậy. Cưỡng lại có thể bị coi là thiếu giáo dục. Hình như tâm hồn ngu độn của Đôpbin công phẫn trước sự chuyên chế đó, hoặc có thể vì lâu nay Đôpbin vẫn ủ ấp mối hận trong lòng, vẫn mong có dịp đọ sức cùng vị chúa tể “Hét ra lửa” hay bắt nạt kia, người có mọi thứ vinh quang, kiêu hãnh, địa vị huy hoàng, và kèn thổi trống giong, lính hầu đứng chào đủ cả. Không rõ cậu bé nghĩ sao, chỉ biết cậu đứng phắt dậy quát lên:

- Cơfơ, thôi ngay, đừng có đánh nó nữa, nếu không, tao…

- Nếu không thì mày làm gì? - Thấy bị ngăn cản Cơfơ rất ngạc nhiên - chìa tay ra mau, đồ chó con.

- Nếu không, tao sẽ đột cho mày một trận nhừ tử, từ bé chưa bao giờ mày được nếm đâu.

Đôpbin trả lời vậy, và cậu bé con Ôxborn, mồm mếu xệch, nước mắt giàn giụa, ngước nhìn lên có vẻ lạ lùng, không tin rằng lại có người dám hiên ngang bênh vực cho mình; Cơfơ cũng lấy làm quái lạ không kém. Các bạn cứ tưởng tượng cố hoàng đế Giorgiơ đệ tam ngạc nhiên thế nào, khi người hay tin những thuộc địa Bắc Mỹ khởi loạn, các bạn cứ tưởng tượng thái độ của chàng Gôlíat xương đồng da thép, khi thấy anh Đavit tý hon dám tiến lên đòi một cuộc tỷ thí, bạn sẽ hiểu ngay tâm trạng của ngài Rêginan Cơfơ khi nghe lời thách thức trên.

- Được, sau giờ học mày sẽ biết.

Nó dọa thế, sau một phút im lặng và một cái nhìn như muốn nói: “Hãy sám hối đi; từ giờ đến chiều, hãy liệu mà giối giăng lại cho các bạn mày nhé”.

Đôpbin đáp:

- Được tùy ý, Ôxborn, mày phải làm nhân chứng cho tao, nghe không.

Thằng Ôxborn đáp:

- Ừ thế cũng được.

Bố thằng bé có cả một cái xe ngựa riêng, cho nên nó có vẻ hơi ngượng vì kẻ bênh vực nó.

Giờ chiến đấu sắp tới. Ôxborn thấy hơi thẹn khi phải nói “Figơ, đánh đi”. Suốt hai ba hiệp đầu của trận đấu hay ho này, không có lấy một đứa nào đứng xem nói câu ấy. Khởi đầu trận đánh, nhà đấu sĩ lão luyện Cơfơ nở một nụ cười khinh mạn, thoải mái, tươi tỉnh như đi dự dạ hội, tống những đòn vào địch thủ, và quật ngã Đôbin ba lần liền. Mỗi lần Đôbin ngã bọn trẻ lại reo ầm lên; đứa nào cũng sốt ruột mong có vinh dự được khúm núm chúc mừng người thắng trận.

Thằng Ôxborn vừa nâng đấu sĩ của mình dậy, vừa nghĩ thầm:

- Sau chuyến này, thế nào mình cũng bị ốm đòn.

Nó lại bảo Đôpbin:

- Thôi, mày chịu thua đi thì hơn; Figơ ạ, nó chỉ bắt nạt tao thôi mà, tao quen đi rồi.

Nhưng tay chân Figơ đang run lên bần bật, mũi thở phì phò giận dữ lắm: cậu gạt người làm chứng oắt con của mình ra bên, xông vào đánh hiệp bốn. Ba lần trước Cơfơ bước vào hiệp đấu là chủ động tấn công ngay, không để cho Dobbin có thì giờ đỡ kịp, mà Đôpbin cũng không biết đỡ những đòn đối phương liên tục nện vào mình: lần này Đôpbin quyết định mình sẽ tấn công trước, ngay khi vào cuộc. Vốn thuận tay trái, Đôpbin sử dụng luôn để tấn công, đấm trúng hai cái liền mạnh hết sức...một quả trúng mắt trái Cơfơ, một quả trúng giữa mũi La-mã đẹp đẽ của cu cậu. Lần này Cơfơ ngã quay, đám trẻ đứng vây quanh rất ngạc nhiên. Chú bé Ôxborn vỗ vào lưng đấu thủ của mình, ra vẻ một tay sành thưởng thức, nói:

- Được lắm, Đôpbin; cứ chơi tay trái như thế cho tao.

Trận đánh tiếp tục, cánh tay trái của Figơ lập chiến công liên tiếp, mỗi lần đấm là một lần Cơfơ ngã gục. Đến hiệp thứ sáu hầu như những đứa hò: “đánh đi, Đôpbin” cũng nhiều như những đứa reo: “Đánh đi, Cơfơ”. Đến hiệp thứ mười hai thì nhà cựu vô địch đã kiệt lực, nói theo lối nhà nghề, đã mất hết bình tĩnh và sức mạnh để tấn công và phòng thủ; trái lại, Figơ vẫn bình tĩnh như một tín đồ Thanh giáo. Mặt Cơfơ trắng bệch ra, mắt mở trừng trừng long lanh, môi dưới bị một chỗ rách, máu chảy ròng ròng; trông anh học trò trẻ tuổi này có một vẻ ma quái, dữ dội khiến bọn trẻ đứng gần như khiếp đảm. Song, tay địch thủ dũng mãnh của nó vẫn sửa soạn bắt đầu hiệp thứ mười ba.

Nếu tôi có được ngòi bút của một Napiê, hoặc một Bơlơ, tôi sẽ mô tả trận đấu sinh động hơn. Ấy là đợt tấn công cuối cùng của đội Vệ binh (tuy bấy giờ trận Wateclô chưa xảy ra)...ấy là đội quân của Nêy dàn trận đối diện với trái đồi Sanh La Hay, một vạn lưỡi lê tua tủa với hai mươi con diều hâu dữ dội. Ấy là tiếng thét của đội quân Anh lao xuống sườn đồi nhảy xổ vào vây tròn ấy địch quân trong một trận giáp lá cà khủng khiếp...Nói tóm lại Cơfơ bước vào hiệp đấu đầy can đảm, nhưng đã lảo đảo xiêu vẹo; Đôpbin bèn bồi cho một quả đấm tay trái như thường lệ trúng mũi địch thủ, hạ nó đo ván lần cuối cùng. Figơ nói:

- Lần này chắc gục hẳn.

Nhìn địch thủ nằm sóng soài trên mặt cỏ y như viên bi-a của Jacxpôt lúc đã rơi trúng vào lỗ: quả nhiên, lúc sắp đánh hiệp sau, Reginan Cofơ không còn đủ sức, mà cũng không muốn dậy nữa.

Bây giờ bọn trẻ con hò reo ầm ĩ để tán thưởng Đopbin tưởng như từ đầu trận đánh chúng vẫn đứng về phe cậu bé, làm cho ông Swixtên phải bỏ phòng làm việc chạy ra, không biết có chuyện gì mà ồn ào đến thế. Dĩ nhiên, ông dọa đánh đòn Đôpbin. Nhưng Cơfơ lúc này đã hồi lại, đang chùi vết máu, vội vàng đứng dậy nói:

- Thưa thầy, lỗi tại con ạ, Đôpbin không có lỗi.

- Tại con bắt nạt một thằng bé hơn con, anh ấy đánh con là phải ạ...

Câu nói cao thượng ấy không những đã cứu kẻ thắng trận thoát khỏi một trận đòn, mà còn trả lại cho thằng Cơfơ cái uy quyền đối với bọn trẻ con mà nó suýt mất vì cuộc thất trận vừa qua. Cậu bé Ôxborn viết thư về cho bố mẹ kể lại câu chuyện:

Sugơkên Hao Richmơn

Tháng 3...ngày 18...,

Má thân yêu...

Con chúc má mạnh khỏe, con rất sung sướng xin má gửi ngay cho con một cái bánh ga-tô và năm si-linh. Cơfơ và Đôpbin vừa đánh nhau một trận. Má cũng biết đấy, Cơfơ là thằng trùm trong trường. Hai thằng đánh nhau mười ba hiệp. Cơfơ bị đo ván. Thế là bây giờ Cơfơ tụt xuống hàng hai. Chúng nó đánh nhau là tại con. Cơfơ đánh con vì con làm vỡ một chai sữa; Đôpbin thấy thế không chịu được. Chúng con gọi nó là Figơ vì bố nó bán thực phẩm - hiệu Figơ và Rớtgiơ, phố Thêmx, khu Xity - Theo ý con, nó đã bênh con thì má nên mua trà và đường ở hiệu của bố nó. Thứ bẩy nào Cơfơ cũng về thăm nhà. Nhưng lần này không về được, vì hai mắt sưng tím bầm lại. Nó có con ngựa Pony trắng đến đón nó về nhà, lại có một thằng hầu mặc chế phục cưỡi một con la lông hung hung đi theo. Giá ba mua cho con một con ngựa để con cưỡi thì thú quá.

Con ngoan của má

Giorgiơ Xetlê Ôxborn

T.B. - Con gửi cho bé Emmy một cái hôn. Con đang cắt cho nó một cái xe ngựa bằng bìa cứng, đừng gửi bánh khô, gửi cho con bánh quả, má nhé.

Sau trận đánh thắng vừa rồi, vai trò của Đôpbin nổi bật trong trường. Cậu bé được hết thẩy bạn học vì nể, và cái tên Figo trước kia hàm ý chế nhạo, bây giờ đã trở thành phổ biến và đáng kính như bất cứ tên gọi đùa một đứa trẻ nào khác trong trường. Giorgiơ Ôxborn bảo: “Nói cho đúng, bố nó bán thực phẩm có phải là lỗi tại nó đâu”; tuy bé, nhưng Ôxborn vẫn được đám học trò nhỏ trong trường mến; ý kiến của cậu bé được toàn thể nhiệt liệt tán thưởng.

Chúng quyết nghị rằng chế nhạo Đôpbin về dòng dõi là hèn. “ông Figơ” trở thành một cái tên tốt đẹp, thân yêu; và anh trưởng tràng cũng không kể chuyện bôi xấu Đôpbin nữa.

Tình hình dễ chịu hơn, nên tinh thần Đôpbin cũng có thay đổi. Cậu bé tiến bộ trông thấy trong những môn học cổ điển. Đích thân cậu Cơfơ lẫm liệt kia giúp đỡ Đôpbin học những câu thơ la-tinh; trước sự chiếu cố này. Đôbin chỉ biết đỏ mặt và ngạc nhiên. Trong những giờ chơi, Cơfơ còn luyện thêm cho Đôpbin, giúp cậu bé từ lớp bét của bọn trẻ con leo lên lớp nhì, và được xếp một thứ hạng kha khá ở lớp này nữa. Bây giờ mới khám phá ra rằng tuy về môn học cổ điển thì dốt, nhưng về toán học Đôpbin tiến bộ khác thường. Toàn thể mọi người rất hài lòng khi thấy cậu bé đứng thứ ba về đại số, và đến kỳ thi giữa mùa hè lại chiếm phần thưởng là một tập sách tiếng Pháp. Giá các bạn được nhìn thấy mặt bà mẹ Đôpbin khi ông Swixtên trao quyển truyện Têlêmac (truyện hay tuyệt!) cho Đôbin trước toàn thể học sinh trong trường và các vị phụ huynh; trong sách có ghi tặng Gulielmo Đôpbin. Toàn thể học sinh vỗ tay tán thưởng. Không sao mà tả được cu cậu đỏ mặt, lúng túng, ngã xiêu vẹo và giẫm lên bao nhiêu là bàn chân bạn, lúc lĩnh thưởng xong trở về chỗ ngồi. Ông bố Đôpbin tỏ vẻ kính nể con trai lần này là lần đầu; trước mặt mọi người, ông cho con trai hai ghi-nê. Số tiền này cậu bé tiêu gần hết để thết anh em trong trường một bữa ê hề; sau mấy ngày nghỉ, cậu trở lại trường, mặc một cái áo đuôi tôm.

Đôpbin là một cậu bé quá khiêm tốn; cậu không nghĩ rằng tình thế thay đổi tốt đẹp như vậy là nhờ tính cao thượng rộng lượng của chính mình; vì một thói lệch lạc nào đó trong sự suy nghĩ, cậu lại cho rằng chính nhờ có Ôxborn, giúp đỡ săn sóc nên mới có cái may mắn trên; đối với Ôxborn, cậu yêu quý hết sức, chỉ có trẻ con mới quý nhau được như vậy...y như tâm tình của anh chàng Orxơn trong truyện thần tiên đối với kẻ thắng mình là chàng Valentin tuyệt diệu. Có thể nói Đôpbin quỳ xuống chân Ôxborn mà thờ phục cậu bạn nhỏ. Ngay khi hai đứa chưa chơi với nhau, Đôpbin đã thầm kính phục Ôxborn rồi, bây giờ cậu là thằng hầu, là con chó, là anh chàng “Thứ sáu” của Ôxborn. Cậu tin rằng Ôxborn có đủ mọi tài. Ôxborn xinh trai nhất, can đảm, hoạt động, thông minh nhất, rộng lượng nhất, trong số trẻ con trên đời này. Tiền riêng của cậu, hai đứa cùng tiêu; cậu mua cho Ôxborn đủ mọi thứ: dao con, hộp bút chì, con dấu bằng vàng, bánh bơ, còi và những cuốn truyện phiêu lưu có những tranh tô màu khổ to, vẽ những hiệp sĩ và bọn cướp; nhiều tranh có đề “William Đôpbin tặng bạn nối khố là Giorgiơ Xetlê Ôxborn công tử”. Giorgiơ tỏ vẻ rất nhã nhặn khi nhận vinh dự trên, thấy cũng xứng đáng với giá trị của mình.


Rêbecca rời đi, làm gia sư ở 1 gia đình quý tộc. Đôi bạn tạm thời đôi ngả.

Khi Rêbecca tới Trại Crâulê bà chúa thì vùng nầy đã điêu tàn. Cô sẽ làm cô giáo cho hai cô con gái của Nam tước Pit Crâulê, một người hồi trẻ đã làm việc tại văn phòng cơ mật của hoàng đế và từng bị đi tù vì tội thụt két, dư số đông các vị tai mặt lương thiện thời đó. Một người ra đón, xách hành lý và đưa Rêbecca vào phòng ăn, ông chủ đi vắng thì phải và dường như những căn phòng cũng biết trung thành với chủ, thấy chủ vắng nhà thì cũng u dột, âu sầu. Trên ngọn lửa cháy lom dom trong lò sưởi, là một cái chảo, trên bàn là một miếng bánh phết bơ…

Cô Sácpơ đường hoàng hỏi: Tôn ông Pit Crâulê đâu?

Ai dè người liền ông vừa xách hành lý cho cô giả nhời: Hi hi! Chính tôi là tôn ông Pit Crâulê đây. Nhớ rằng cô còn nợ tôi 1 cốc rượu, công vác cái vali hộ cô đấy…”.

Giàng ôi, đọc đến đây, em bỗng lại nhớ đến truyện tranh "Tôn Ngộ Không 3 lần oánh Bạch Cốt Tinh", lúc Tam Tạng sắp bị ăn thịt bèn thốt lên “Ngộ Không, biết thế thật ta chẳng nên đuổi con đi”, ai ngờ lão quái, mẹ Bạch Cốt Tinh lay cây gậy gỗ trúc nói lớn: Sư phụ, cô Ngộ Không đây!”


Rêbecca xinh đẹp bội phần làm những người chung quanh nghiêng ngả, cha con nhà Crâulê đều mê cô dư điếu đổ. Cô hát hay, chơi đàn giỏi, vẽ khéo và rất thông minh. Liền ông thì mê cô bao nhiêu thì tất nhiền liền bà sẽ ghét cô bấy nhiêu. Bêcky chả bao h chịu ngồi yên. Một cô gái xuất thân nghèo khó chả lẽ không tìm cách vượt lên. Vậy thì sẽ có rất rất nhiều người xem đặc biệt chú ý đến Bêcky, nhìn cô nhào lộn theo tiếng gọi của đồng tiền, dõi theo cô lên tượng xuống tuất. Rêbecca có nhẽ là con rối linh hoạt, sống động nhất trong hội chợ, với 1 đám con rối khác lượn lờ 4 chung quanh. Tôn ông Pít, tuổi đã thập cổ lại hy dưng táo tợn làm thao, vừa góa vợ lần 2, đã quỳ xuống cầu hôn cô gia sư , khiến cô này giật nảy người và rỏ những giọt nước mắt thành thực nhất đời mình. Nước mắt của sự… nuối tiếc. Rebecca… tiếc, rất tiếc vì trước đó cô vừa hứa hôn với… Râuđơn, con trai thứ 2 của tôn ông Pít dồi. Thế là giấc mộng kim tiền của cô tạm thời rời xa. Dĩ nhiên là tôn ông Pít tức điên, cả trại Crâu lê bà chúa tức điên. Từ bỏ gia tài được thừa hưởng từ 1 bà cô, anh chàng Râuđơn Crâulê đã chọn cưới người đẹp, người mà anh chàng từng tự nhủ “ lạy chúa, nàng đủ sức oánh gục cả quỷ sứ!”

Trong lúc đó, tay Nã Phá Luân bỗng đâu vượt bể, từ đảo Coóc hiện về giữa thành Pa Ri, làm cả châu Âu kinh hãi. Chiến tranh loang ra và vì thế mà ông bố Emi làm ăn thất bát, đến độ phải phá sản. Cha Giorgiơ thì lại làm ăn tấn tới, thấy đàn anh lụn bại bèn giở mẹt, bắt con trai phải cưới 1 cô da đen giầu có. Nhưng, với sự thúc ép của Đôpbin, Giorgiơ đã cưới Amêlia, theo lời hẹn ước giữa 2 nhà, khi mà bố chàng vẫn còn là đàn em của bố Emi. Giorgiơ bị ông bố từ mẹt, bị gạch tên khỏi gia đình và hiển nhiên là mất quyền thừa kế. Cả đám người sang Bỉ, hội quân chống lại Nã Phá Luân.
Iem lại mạnh dạn chym chích đoạn nữa.
...
… Giorgiơ ngồi vào bàn viết một bức thư gửi cho cha, khi nhớ lại cái điều trước kia anh đã nói, khi anh ta nhận đấu súng tay đôi với người khác. Lúc gấp bức thư vĩnh biệt lại thì trời cũng vừa tảng sáng. Anh ta dán lại, và hôn bức thư một cái. Anh nghĩ rằng mình quá bội bạc mà bỏ người cha rộng lượng ấy để ra đi và nghĩ đến trăm ngàn điều tốt mà ông già nghiêm khắc đã làm cho anh.

Lúc về nhà, Giorgiơ ngó vào phòng Amêlia thấy vợ nằm yên lặng, hai mắt như đang nhắm lại; thấy vợ ngủ, anh ta rất vui. Khi rời dạ hội về nhà, thấy người hầu đang sửa soạn hành lý, Giorgiơ ra hiệu cho bác này yên lặng; việc sửa soạn làm rất nhanh và kín đáo. Anh tính toán không biết nên vào đánh thức vợ dậy hay là viết giấy gửi lại để Jô sẽ báo tin xuất quân cho Amêlia biết? Giorgiơ bước vào phòng nhìn vợ một lần nữa. Lần trước, khi Giorgiơ bước vào phòng Amêlia chưa ngủ nhưng cứ nhắm mắt, không muốn chồng thấy mình thức lại cho là mình có ý trách móc gì. Nhưng thấy chồng trở về với mình sớm như vậy, người đàn bà nhút nhát này cảm thấy yên tâm hơn. Lúc Giorgiơ rón rén bước ra khỏi phòng, cô quay nhìn về phía chồng rồi nhẹ nhàng ngủ thiếp đi. Giorgiơ lại quay vào; lần này anh ta đi rón rén khẽ hơn. “Khuôn mặt dịu dàng tai tái hiện ra dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn đêm đôi vành mi đỏ vì khóc đã nhắm chặt; một cánh tay tròn trĩnh, mịn màng trắng làm sao? Thật hiền hậu thùy mị và lẻ loi làm sao! Vậy mà sao ta quá ích kỷ, tàn nhẫn, bội bạc?”.

Anh ta đến bên giường nhìn vợ ngủ, lòng tràn đầy hối hận, lương tâm day dứt. “Một kẻ tồi tệ như mình sao dám nghĩ đến việc cầu nguyện cho con người trong sạch như Amêlia? Cầu Chúa ban phúc lành cho nàng”. Giorgiơ đến bên cạnh giường, nhìn vào bàn tay bé nhỏ mịn màng, bàn tay cũng như đang ngủ say. Và anh lặng lẽ cúi xuống bộ mặt hiền hậu tai tái ngả trên tấm gối.

Hai cánh tay xinh đẹp giơ lên vòng lấy cổ Giorgiơ:

- Giorgiơ, em còn thức đấy.

Người con gái đáng thương vừa nói vừa thổn thức, trái tim nhỏ bé đang kề sát ngực Giorgiơ như muốn vỡ ra. Thì ra cô vẫn thức; đáng thương quá, nhưng thức làm gì? Vừa lúc ấy, từ chỗ tập trung quân, tiếng kèn đồng bắt đầu lanh lảnh vang lên bay lan ra khắp tỉnh. Và cả thành phố choàng thức dậy giữa những tiếng trống của đoàn quân nhạc bộ binh và tiếng kèn hơi kêu rin rít của đoàn quân xứ Scốt len.



Đại bác Anh gieo rắc chết chóc trong hàng ngũ quân Pháp, mặc! Dòng người đen ngòm cứ cuồn cuộn tràn lên đồi; lúc gần chiếm được đỉnh đồi thì thấy quân địch như ngập ngừng...tiến chậm lại, dừng hẳn, song vẫn tiếp tục giao chiến. Cuối cùng, từ vị trí không kẻ địch nào bẩy được họ ra ngoài, những đội quân Anh lao xuống; đội Ngự lâm quân quay lưng tán loạn chạy trốn.

Bruycxen không còn nghe thấy tiếng súng vọng về nữa, cuộc truy kích diễn ra cách đó mấy dặm. Màn đêm đã buông xuống bãi chiến trường và thành phố, Amêlia vẫn cầu nguyện cho Giorgiơ, nhưng Giorgiơ đã chết rồi, nằm úp xuống mặt đất, bị một viên đạn xuyên qua trái tim.


Quái lạ thay, dù câu chuyện không thật sự liên quan liên kết lắm đến Nã Phá Luân và chiến tranh cũng chỉ được tả trong ít dòng ngắn ngủi dư ở trên, ấy thế mà rất rất nhiều kẻ hô ầm lên rằng “Hội chợ phù hoa” là 1 trong hai cuốn hay nhất viết về chiến tranh với Phú Lãng Sa thời Nã Phá Luân. Cuốn còn lại chính là chiến tranh và hòa bình.

Mất đi một nhân vật, câu chuyện rẽ hẳn sang ngả khác. Bỡn cợt, châm biếm, buông lơi, chìm đắm... giờ mới là lúc ngòi bút của tác giả thả sức tung hoành. Những mẩu đối thoại được đưa ra rất tự nhiên và vô cùng tinh tế bỗng đâu làm cho nhiều kẻ hiện nguyên hình, làm thời gian bỗng như chùng xuống.

Tác giả tả con rể ông Ôxborn, 1 nhân vật chỉ xuất hiện đúng 1 lần vô cùng ngắn ngủi. Khi bố vợ mất, ông con rể ghé qua hỏi “Ông cụ để lại cho thằng nhóc bao nhiêu tiền đấy hả?... Nhất định không phải là một nửa gia tài chứ? Phải chia làm ba phần đều nhau, dứt khoát thế”.

Hoặc tác giả tả ông thuyền trưởng, khi Đôpbin rời tàu và được mọi người nhiệt liệt hoan nghênh nhiệt liệt (vì họ hay được Đôpbin giúp đỡ), thuyền trưởng bẩu, đại loại "Anh chàng này tốt bụng nhưng hiền lành quá. Người như thế không thể nổi bật được trong dạ tiệc của ngài thống đốc, có lần ngài đã hạ cố bắt tay tôi. Cơ mà anh chàng này là một người khá đấy". Những lời tự ca ngợi mình 1 cách khéo léo dư trên em gặp thường xuyên lắm, và khi đó iem sẽ lại nhớ đến nhân vật thuyền trưởng.

Hãy xem 1 mẩu khác. Trở về Anh sau 12 niên, một ông bếu đi cùng một ông gày đến trường gặp thèng giorgy. Hai người nhìn thèng bé và cùng thốt lên "Nom giống (Giorgiơ) dư tạc ấy nhỉ!". Rồi một người hỏi "Cháu có biết chúng ta là ai không?". Thèng Giorgy mắt long lanh, mỗi khi cảm động nó thường như vậy, trả lời "Cháu không biết ông kia là ai, dưng bác chắc chắn là thiếu tá Đốpbin!". Phải dồi, đã ngàn lần, Emi kể cho con trai nghe về người bạn vô cùng tốt bụng, người đã giúp đỡ hai mẹ con trong lúc muôn vàn khó khăn, đến nỗi mà đứa bé nhận ngay ra nhân vật mẹ hay kể. Đôpbin bồi hồi, chàng đã iu say đắm người vợ goá của bạn mình. Emi hẳn là biết điều đó, nhưng nàng đã có bức chân dung của chồng treo trên tường, nàng biết mình thuộc về bức chân dung ấy.

Ông bố của Giorgiơ, tức ông nội của thèng Giorgy, đặt tiền lên trên tất cả. Ông cũng dùng tiền để đưa cháu nội trở về với mình.
...
Với tư cách là người đỡ đầu của thằng Giorgy, Đôpbin không thể tránh khỏi những cuộc tiếp xúc với ông Ôxborn, vì bây giờ ông nội thằng bé đứng ra lãnh trách nhiệm này. Cũng trong một cuộc tiếp xúc ấy, nhân cùng viên thiếu tá xét lại việc thanh toán những khoản chi phí về thằng Giorgi và mẹ nó trong thời gian qua, một mối ngờ khiến ông bàng hoàng, vì ông vốn là một thương gia có con mắt nhận xét rất sắc sảo. Mối ngờ ấy làm cho ông bực mình lắm, nhưng đồng thời cũng khiến ông rất vui vẻ. Ông thấy trong số vốn chu cấp cho hai mẹ con người đàn bà góa, có một phần là tiền túi của chính Đôpbin.

Ông buộc anh ta phải giải thích rõ về khoản này; vốn không quen nói dối, Đôpbin đỏ mặt, lúng túng một hồi, cuối cùng đành thú nhận:

- Thưa cụ, việc anh chị ấy thành hôn với nhau (mặt ông già bỗng xám lại) phần lớn là do tôi thu xếp. Tôi nghĩ rằng bạn tôi đã đi quá xa, nếu từ hôn sợ mất danh dự, mà còn có thể gây ra cái chết của chị Ôxborn. Cho nên, khi chị ấy trơ trọi không nơi nương tựa, tôi thấy có nhiệm vụ phải dành dụm tiền nong giúp đỡ.

Ông Ôxborn nhìn trừng trừng vào mặt Đôpbin; chính mặt ông cũng đỏ tía lên; ông nói:

- Thiếu tá Đôpbin, ông đã gây ra cho tôi nhiều chuyện tai hại. Nhưng xin cho phép tôi được nói rằng ông là một người rất tốt. Chúng ta hãy bắt tay nhau; tôi thực không hề ngờ rằng cháu tôi đã phải nhờ tiền của của ông mới sống được đến bây giờ.

Hai người bắt tay nhau; Đôpbin có vẻ sượng sùng vì thấy hành động giả dối tuy rất nhân đạo của mình bị khám phá.
...


Sự tử tế, chính trực của Đốp có sức mạnh không ngờ. Không cho ai cái gì bao giờ, vậy mà trong di chúc, ông Ôxbon đã viết "... Tôi cũng cầu khẩn thiếu tá Đốpbin nhận cho một khoản tiền đủ để lo lên chức trung tá...".

Xuyên suốt cuốn sách, Đốpbin là hiện thân cho cái gọi là đạo đức và lòng cao thượng. Sự chính trực của Đốp đã chạm đến trái tim của một cô nàng lõi đời lươn lẹo. Rebecca thầm nghĩ "Người liền ông này có một tâm hồn cao quý lắm… Đó mới là người đàn ông có đủ tâm hồn và trí tuệ, cô nàng kia thật ngốc nghếch khi bỏ mất 1 người dư thế! mình sẽ chả để ý đến bàn chân to kếch của anh chàng!” Thật tình iem nghĩ diễn biến nầy hơi kỳ quái, dù kết lại bằng một bài diễn văn cảm động về tình yêu. Rêbecca quá thông minh để nhận biết Đôpbin? còn Amêlia thì sao? Cô nhận muôn vàn điều tốt từ anh bạn của người chồng quá cố nhưng lại…không tin anh ta, trong khi vẫn nghe nhời Rêbecca. Nếu đổ cho sự phòng thủ trước tình cảm thì cũng không hẳn đúng!

Trong vai người kể chuyện, Thackeray đã dẫn dắt người đọc qua nhiều cung bậc cảm xúc cho dù câu chuyện tưởng dư vô thưởng vô phạt. Ông viết khéo quá, làm người đọc bỗng đâu đi lạc cả vào những góc riêng tư nhất, cùng vui cùng buồn với mấy người mà kể ra thì cũng không lấy gì làm đặc biệt, kể cả chuyện hết kẻ nầy đến kẻ khác ngã gục trước nhan sắc của Rêbecca.

Iem tưởng dư mình đã đứng bên cạnh ngó anh chàng Râuđơn hối hận, gục đầu khóc lóc trước bà chị dâu. Thấy mình theo Rêbecca bước vào giới thượng liu, oánh võng trên từng cung đường để dồi quên cả đứa con trai nhỏ của mình. Thấy mình đang thấy Emi ngồi buồn bã trong chiều sương dần tối, chỉ để mong thấy hình bóng con trai lướt qua cửa sổ toà nhà ở phía xa. Em cũng hình dung ra cảnh ông Ôxbon khoái chí nhìn thèng cháu nội bảnh choẹ ngồi trên lưng con ngựa nhỏ. Iem dư nghe thấy tiếng roi vụt đen đét vào mông ngựa và sự chùng xuống của cả đám người khi cỗ xe đi qua cửa sổ mà Đốp bin không ngẩng mặt lên, để lại cô Emi ngơ ngác và thèng Giorrgy thì oà khóc. Em cũng cho rằng mình có thể cảm nhận được thứ không nhìn thấy được, ấy là tềnh yêu thầm lặng, sâu kín của Đốpbin và bỗng đâu lại thấy được sự bối rối, tiến thoái lưỡng nan của Amelia.

Emi sẽ dần dần trở nên đằm thắm, có lẽ là gái một con mòn con mắt chăng? Còn Rebecca xinh đẹp, láu lỉnh và đầy tham vọng dồi... Sẽ tan dư bụi mờ, vạt tóc nâu khô, còn chút thơm tho, thả gió bay đi mịt mù...

Văn chương trong hội chợ phù hoa tưởng dư lớt phớt cơ mà thật da lại cực kỳ sâu sắc, Tưởng dư nhẹ nhàng dưng vô cùng mạnh mẽ. Dù được tả ngắn hay dài, dù xuất hiện nhiều hay ít, nhân vật vẫn được nhà văn đẽo gọt thành con người đặc trưng mà có nhẽ sẽ không bao giờ biến mất cho đến mãi về sau.

Cơ mà trong hội chợ vẫn còn một nhân vật, nhân vật nầy lại không dễ kiếm và rất hiếm thấy, Đó chính là nhân vật…kể chuyện: thêm mắm thêm muối thêm chuối thêm cà thêm cá thêm thịt… nhân vật có vẻ ngoài lề nầy ngờ đâu lại được nhiều người cho là hấp dẫn hơn tất cả. Cô chị nhà Bronte, lúc ấy đang nổi tiếng với cuốn “Jên Erơ”, đã nói đầy ngưỡng mộ “Không dễ mà tìm được Thackeray thứ 2”.

Những miêu tả của Thackeray về tính cách con người vô cùng đa dạng, phong phú và vô cùng sâu sắc, chả thế mà tất cả các bộ phin, vở kịch dựng theo "Hội chợ phù hoa" đều không thể thành công. Bị ảnh hưởng rõ rệt từ Henry Fielding, dưng Thackeray đã viết khéo hơn “ông thầy” rất nhiều. Nếu Fielding bông phèng gần dư trong từng câu chữ, và vì thế có nhiều phần rông dài thì Thackeray lại cực kỳ khéo léo trong việc châm biếm, gợi mở những thứ nực cười, tinh tế trong nhiều chiều tình cảm. Ngòi bút của Thackeray thật là trác tuyệt, làm ta cứ dư cũng đang là một con rối, một con rối bình vôi, lạc trong hội chợ phù hoa, cứ nghển cổ ra xem hết chuyện nầy đến chuyện khác, khi thì phì cười, khi tủm tỉm, khi nhếch méch và chắn chắn là khi trĩu lòng, khi nước mắt bỗng tràn da.

Hội chợ phù hoa rõ ràng là lột trần xã hội Anh Cát Lợi thế kỷ 19. Không chỉ dư thế, những nhân vật của vở rối vẫn đang và sẽ hiện diện ở bất kỳ xã hội nèo, bất kỳ vùng đất nèo và tất nhiên, ta sẽ nhấc mũ giống dư vị nhạc sĩ cứ nghe một đoạn nhạc lại nhấc mũ trong 1 chuyện cười. Cơ mà cũng có lúc thú da phết, các cụ các mợ thử xem có đoạn nèo đáng nhấc mũ hay không? ở 2 bài hát dưới đây



Nếu chỉ được có 1 cuốn tiểu thuyết, iem sẽ không quyết định được. Nếu được có 2, iem sẽ chọn hội chợ phù hoa Đôn Ki Hô TêNhà quý tộc tài ba xứ Mantra, dứt khoát thế!
 
Chỉnh sửa cuối:

Doublegreen

Xe tải
Biển số
OF-779789
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
278
Động cơ
-127,152 Mã lực
Nơi ở
Cạnh Tháp rùa
Thật ra cuốn sách này đọc cũng thấy hay mà mợ.
Thể loại như nội dung cuốn này đc XB rất nhiều vào thời bao cấp. Trong 1 môi trường món ăn tinh thần ko có nhiều chọn lựa thì ~ đầu sách viết về mảng thiếu nhi/ thiếu niên như cuốn "Những ngọn cờ trên đỉnh tháp", "Ông già Khốt-ta-bit"....người lớn đọc vẫn thấy hay. :-bd
Loại sách này giờ ko còn tồn tại trong các tiệm sách cũ nữa vì chả ai buồn đọc. Chỉ ~ người đã từng đọc, hoặc gắn vs 1 kỷ niệm nào đấy mới quan tâm thôi.
Cuốn này lời văn khá là hay, các tình tiết hồi hộp, hấp dẫn. Cảm ơn cụ Xù nhiều. @};-
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,101
Động cơ
347,816 Mã lực
Từ bé đến h, chúng ta thể nèo trả đi nhiều nơi, ăn nhiều thứ và gặp nhiều người. Thể nèo chả có những dạng người mà ta quen quá đỗi, có thể đoán trước hoặc làm ta phì cười đến nỗi bún chui da đàng mũi (ấy là khi ta đương ăn bún). Dạng hay gặp nhất có nhẽ là dạng... Cứ dăm ba câu thế nèo cũng kể những chuyện tuyệt hay vìa mình. Iem vẫn nhớ có vị ts, tên cái gì mà Chặt... Chém... gì gì đoá, đăng báo 1 bài viết về thầy mình nhân ngày ông thầy qua đời, đại loại dư vầy

… Hồi ấy, là sv mới, tôi may mắn được học thày Đ. Thày thường bẩu tôi: Em khá lắm! Cố lên nhé!

Được thày động viên, tôi càng hăng học nên đến năm 3 thì tôi đã đứng đầu lớp và được thày giới thiệu đi thực tập ở 1 nxb. Với uy tín của thày, tôi được nhận và chập chững bước vào nghề biên tập. Tôi tiến bộ rất nhanh và được giao những bản thảo khó. Càng khó tôi càng thít và khi công việc hoàn thành, cả nxb ai cũng ngạc nhiên vì bản thảo tôi làm có chất lượng rất rất cao. GĐ nxb tuyên dương tôi và nói: Em là 1 sv thực tập thật đặc biệt, có kinh nghiệm và sự hiểu biết của một biên tập viên kỳ cựu, tài giỏi. Nếu ra trường, em muốn về công tác ở nxb nầy, tôi rất tự hào được đón nhận. Rồi GĐ mời tôi đi ăn tối để giới thiệu tôi với con trai ông, lúc ấy đang là nghiên kíu sinh ở nước ngoài và mới về nước nghỉ hè. Con trai gd rất đẹp choai, thông minh và anh ấy đã bồ kết tôi ngay lập tức. Chỉ lần gặp thứ 2, anh đã tỏ tình, nói là không thể sống thiếu tôi. Anh làm tôi nhớ đến X, con trai 1 vị thứ trưởng. X cũng đẹp choai, tao nhã và cũng yêu tôi đến phát điên ngay từ lần đầu gặp gỡ (hôm ấy tôi mặc một chiếc áo hoa kiểu bà ba được may rất khéo, tôn cái đáy thắt lưng ong và làn da trắng mịn màng đến ngỡ ngàng của tôi). Trái ngược với X là Y. Y to cao, vạm vỡ đầy, mẹt vuông chữ điền với bộ dâu quai nón được chăm chút rất cẩn thận (Y chỉ cắt tóc, sửa dâu ở hiệu Kà Là Mèng nổi tiếng, ông chủ hiệu nầy vô cùng khó tính, thường ngụ cả ngày và chỉ mở hàng vào ban đêm, trước khi mở hàng thể nèo cũng phải lững thững đi bộ da đầu phố làm một bát phở tái thật nhiều hành.)

Y theo đuổi tôi từ khi tôi còn đang học lớp 12. Là con nhà giàu, Y thường oánh chiếc oto bạc tỷ (hồi ý cả nước chỉ đếm trên đầu ngón chân) vào trường, ngồi chờ hàng tiếng chỉ để gặp tôi, làm cả trường loá mắt. Y có phần khoe mẽ, làm tôi không có cảm tình và dứt khoát từ chối. Biết chuyện, thày Đ nói: Em không màng vật chất, đủ biết tâm hồn em đẹp, đẹp lắm!

Vậy mà giờ thầy đã ra đi. Vĩnh biệt thầy, những ký ức về thầy sẽ còn mãi và cho dù giờ đây em đã là một người lổi tiếng vừa đẹp vừa tài, thì em vẫn là cô sinh viên học giỏi của thầy năm xưa.


Dài thì là dư thế, ngắn gọn thì đại loại dư câu chuyện sau đây...

Hai người bạn lâu ồi mới gặp. Một anh cứ thao thao bất tuyệt nói về mình. Rồi ớ da, anh ngại ngùng nói với bạn: Bỏ mịa, từ nãy tới h tuyền nói vìa mình, giờ nói về cậu chút đi. Thế cậu nghĩ thế nèo về những chuyện mình vừa nói?

Những câu chuyện rông dài các kiểu dư trên thì gồm đủ trong "hội chợ phù hoa", tiểu thuyết được xuất bản lần đầu niên 1848 và ngay lập tức đưa tên tuổi William thackeray lên ngang hàng mấy lị Charles Dickens, nhà văn số 1 của xứ Ăng Lê lúc đó. Đây là tiểu thuyết kỳ lạ, không có nhân vật chính và cũng chả kó anh hùng. Những câu chuyện thì cũng tầm phào, kiểu ta vô tình nghe thấy những lời ngồi lê đôi mách, chả có gì hay ho, hấp dẫn. Để dễ bề tưởng bở, hãy hình dung 1 ngày nọ, ta da vỉa hè gọi cốc trà đá và mặc dù hết sức lơ đễnh, những chuyến buôn dưa lê của mấy người ngồi đó bỗng lọt vào tai ta, nhiều dưa nhất chính là ông chủ quán. Chuyện gì ông cũng buôn được và thi thoảng ông lại lôi ra vài chuyện bông phèng bên lề tận đẩu tận đâu để thêm thắt làm ta bỗng đâu cũng phải bật cười. Lần sau, lúc rảnh, ta lại bon chân da quán, vì biết thể nèo cũng có những phút thư giãn nhẹ nhàng. Đám người vẫn ngồi đó và chủ quán vẫn buôn dưa rất hóm hỉnh.

IMG_20221005_164528.jpg


Chuyện quán trà tất nhiên khó có thể đao to búa nhớn, cũng sẽ chả có người hùng hay ông hoàng bà chúa, cơ mà hẳn cũng có những nhân vật làm ta quan tâm. Vậy thì, hội chợ phù hoa cũng có dăm người được nhắc tới nhiều hơn cả. Thoạt tiên là 2 cô gái vừa tốt nghiệp 1 trường nữ sinh. Là con gái 1 gia đình khá giả, Amêlia Xetlê dịu dàng, tốt bụng làm cho ối kẻ trong trường phải sụt sùi khi giờ phút chia tay đã điểm. Kể da mà má cô thon hơn và bớt đỏ đi 1 téo, mũi cô dài hơn 1 téo thì nom mẹt cô sẽ hài hoà hơn. Bố cô, 1 thương gia giàu có, đã hứa gả cô cho con trai đỡ đầu của ông. Ấy là Giorgiơ Xetlê Ôxborn đẹp trai bảnh choẹ, vốn là con trai của 1 đàn em thân tín.

Rêbecca Sacpơ thì đẹp sắc sảo, vất ngay tấm bằng tốt nghiệp vào sọt rác ngay vừa da khỏi cổng trường. Sự táo tợn ấy khiến cô hiệu trưởng và tay chân thân tín phát hoảng. Emi ( tên viết tắt của Amêlia) vời Bêcky (Viết tắt của Rebecca) về ở cùng trong khi chờ nhận việc và có ngờ đâu, anh chàng Ôxborn đẹp chai bỗng ngã lòng. Rebecca bắt đầu phải suy tính vì đôidép, không… không thể nèo là đôi dép được, vì Jôdép Xétlê, anh trai Emi là... cũng si mê cô. Trên đời này chỉ có Rêbecca là nhận ra vẻ điển trai khó cưỡng của Jô ục ịch ngay từ cái nhìn đầu tiên, làm anh chàng cứ phân vân, áy náy “Không biết có thật cô nàng cho mình là đẹp trai không? Hay là nói thế để xỏ mình nhỉ?”

Một lần, cả bọn rủ nhau đi chơi xa. Đôpbin, bạn thân nhất của Gióc giơ, tới hơi sớm và rụt rè gõ cửa. Theo tính toán của iem, Wiliam Đôpbin cũng chính là 1 trong 2 kẻ tham dự trận ẩu đả duy nhất trong hội chợ nầy. Hồi ở trường, đại loại là hồi hơn chục tuổi gì đó, Wiliam Đôpbin là đứa trẻ vụng về, hiền lành và có vẻ thộn nhất. Những đức tính nầy không hề tàn úa theo thời gian, vẫn đơm hoa kết trái và đi cùng Đôpbin cho tới khi không còn ai nhắc tới anh ta nữa. Đốpbin dút dát gõ khẽ quá, không ai nghe thấy, kể cả Amêlia, nếu không thì cô đã chả bạo dạn đến mức vưà đi vừa hát trong phòng. Giọng hát thanh thanh, ngọt ngào của của cô gái bỗng đâu đi thẳng vào tâm hồn chàng đại úy và nằm lì tại đó. Dù sao thì Đôpbin cũng là 1 nhân vật khá là quan trọng, nên iem mạnh dạn chym chích lý do tại sao Wiliam Đôpbin thô kệch lại kết bạn với Giorgiơ Ôxborn hào hoa.
...
Ai đã học qua trường học nổi tiếng của ông Swixtên ắt còn phải nhớ chuyện cãi nhau giữa Đôpbin và Cơfơ mà kết cục rất bất ngờ: Đôpbin thường bị bọn trẻ con khinh miệt, chúng gọi là con khỉ Đôpbin, con bú dù Đôpbin và nhiều tên hiệu khác. Đôpbin là một đứa trẻ hiền lành nhất, vụng về nhất, và có vẻ như đần độn nhất trong số học trò theo học trường ông Swixtên. Bố cậu bé buôn thực phẩm ở kinh đô, người ta lại đồn rằng ông Swishtail nhận cậu vào học trong trường theo “nguyên tắc đôi bên cùng có lợi”...nghĩa là bố cậu không phải trả học phí và sinh hoạt phí cho con trai bằng tiền mặt, mà trả bằng hiện vật. Ở trong trường, Đôpbin bị xếp hạng gần bét; lúc nào cậu bé cũng đánh một bộ áo nhung kẻ nhem nhuốc, bộ xương to kếch gần như muốn thúc bật những hàng chỉ khâu mà tòi ra. Đôpbin bị coi như đại diện cho một số cân chè, nến, đường, xà-phòng, và nho khô cùng nhiều thứ khác (tuy vậy, chỉ có một phần nhỏ là dùng để cung cấp cho nhu cầu của nhà trường). Cậu bé Đôpbin sợ nhất cái ngày có một đứa học trò nhỏ trong trường, sau khi đã mò vào trong tỉnh chơi đủ mọi trò rồi, đã về đứng ở cổng trường mình xem cái xe ngựa của hãng “ Đoopbin và Rugiơ buôn thực phẩm và dầu-Phố Thêmx Luân đôn” dỡ hàng xuống giao cho nhà trường.

Sau cảnh đó, cậu bé Đôpbin mất ăn mất ngủ. Những đứa trẻ khác giễu cợt đến là tàn nhẫn; một thằng nói “Ê này Đôpbin, báo đăng tin mới đây đường lên giá rồi, mày ơi!” Một đứa khác tính toán: “Nếu một cân nến mỡ cừu giá bảy xu rưỡi thì Đôpbin giá bao nhiêu?” Thế là cả đám trẻ con mất dạy đứng vây tròn xung quanh cười ồ lên: chúng đồng tình cho rằng nghề bán lẻ thực phẩm là một nghề đáng hổ thẹn, đáng bị những con nhà dòng dõi khinh bỉ.

Bị một thằng bé con đem ra làm trò cười. Đôpbin bảo riêng nó rằng:

- Này, Ôxborn, bố mày cũng là lái buôn chứ đếch gì.

Thằng bé kiêu hãnh đáp:

- Bố tao là con nhà dõng dõi, có xe ngựa riêng.

Cậu bé William Đôpbin lui về mãi căn phòng xép xa tít cuối sân chơi, rầu rĩ đắng cay suốt nửa ngày chủ nhật.

Trong bọn chúng ta ai chẳng còn nhớ đã có những phút lo nghĩ đắng cay một cách trẻ con như thế? Ai là kẻ cảm thấy rõ sự bất công, biết tủi nhục trước một sự lăng mạ, hiểu rõ cái gì là xấu, và biết biểu lộ lòng biết ơn một cách đậm đà khi được săn sóc, bằng một đứa trẻ trung hậu? Thế mà biết bao tâm hồn dịu dàng ấy đã bị các ông giáo hành hạ, chà đạp chỉ vì một bài toán số học, hoặc một bài La-tinh sai mẹo. Wiliam Đôpbin chịu chết không sao thuộc được những bài học vỡ lòng tiếng La-tinh trong cuốn văn phạm La- tinh tài tình của trường trung học Itơn; vì thế cậu bé bị xếp cùng học với bọn học trò dốt nhất trường. Mỗi khi cùng xếp hàng với bọn học trò lớp bét trông như anh khổng lồ đi giữa bọn tí hon; mắt cậu bé lấm lét nhìn xuống đất, tay cắp quyển tập đọc quăn góc, mặc bộ quần áo nhung kẻ chật ních; cậu luôn luôn bị bọn trò bé mặt mũi hồng hào, đeo “tạp-dê” cợt nhạo. Học trò lớp nào cũng đem cậu ra làm trò cười. Bộ quần áo nhung đã chật chúng còn khâu cho chật thêm; chúng cắt đứt dây giường của cậu. Chúng xô đổ bàn ghế, làm cho cậu bé vấp ngã sứt gối, mà lần nào cũng đúng như thế. Chúng gửi cho cậu bé những gói kín, mở ra chỉ thấy có xà phòng và nếu là những thứ hàng bố cậu vẫn bán; không có một đứa học trò nào tha cợt nhạo Đôpbin; cậu bé kiên nhẫn chịu đựng tất cả, hoàn toàn câm nín và đau khổ.

Trái lại, Cơfơ là ông chúa con, và là cậu công tử trong trường ông Swixxtên. Nó mang trộm cả rượu vào trường, đánh cả trẻ con trong thành phố. Chiều thứ bảy, người hầu vẫn mang ngựa đến cho nó cưỡi về nhà. Trong buồng nó có một đôi ủng cao cổ; ngày nghỉ nó thường đi ủng đi săn. Nó có cả một chiếc đồng hồ báo thức bằng vàng, lại hít thuốc lá y như ông giáo. Nó đã đi xem hát ở “Opera”, biết rõ tài nghệ của từng nghệ sĩ, biết thích kép Kin hơn kép Kem Bơn. Nó có thể trong một giờ, làm bốn mươi câu thơ tiếng La-tinh liền; lại làm được cả thơ bằng tiếng Pháp. Còn có cái gì khác mà nó không biết, hoặc không thể biết nữa? Chúng nó còn bảo chính ông giáo cũng phải sợ thằng này.

Vậy thì Cơfơ, ông chúa tuyệt đối trong trường, cai trị hành hạ bọn bầy tôi, uy quyền thật sự lừng lẫy. Đứa thì phải đánh bóng giầy, đứa thì nướng bánh, những thằng khác thì phải lăn lộn vất vả suốt những buổi chiều mùa hè để nhặt bóng cho nó. Đôpbin là cậu bé bị nó ghét nhất; nó luôn luôn giễu cợt đánh chửi cậu bé, và ít khi thèm hạ mình nói một lời nào với cậu này.

Một bữa, hai đứa có chuyện xích mích với nhau. Đôpbin ngồi một mình trong phòng học, đang dò dẫm viết một lá thư gửi về nhà thì Cơfơ bước vào, nó sai cậu bé đi đâu ấy, hình như đi mua bánh rán thì phải.

Đôpbin nói:

- Chịu thôi; tôi còn phải viết cho xong thư đã.

- Mày chịu thôi à?

Cơfơ vừa nói vừa giằng lấy tờ giấy, trong đó nhiều chữ viết nguệch ngoạc, nhiều chữ viết sai bét, nhưng không biết Đôpbin đã phí bao tâm trí, sức lực và nước mắt mới viết nên được. Lá thư ấy cậu bé đáng thương viết cho mẹ, mà mẹ cậu rất quý con trai, mặc dầu bà chỉ là vợ một người bán thực phẩm, sống trong một căn nhà xép ở phố Thêmx.

- Mày chịu thôi? Tao muốn biết tại sao, hừ? Ngày mai mày viết thư cho bà lão Figơ không được à?

- Đừng có gọi tên tục nhà tao ra.

Đôpbin cáu lắm, đứng bật lên.

Con “hổ xám” trong trường quát to:

- Thế nào, ông, ông có đi không thì bảo?

Đôpbin đáp:

- Bỏ lá thư xuống, người tử tế không đọc thư của kẻ khác.

Thằng kia nói:

- Được bây giờ mày có đi không?

- Không, tao không đi. Đừng có đánh tao, ông thì bóp nát mày ra bây giờ.

Đôpbin gầm lên, nhảy xổ đến vớ lấy một lọ mực bằng chì; thấy dáng điệu Đôpbin dữ tợn, Cơfơ ngừng lại, buông hai cánh tay áo xuống, thọc tay vào túi vừa cười khinh bỉ vừa bỏ đi. Nhưng từ bữa ấy, nó không bao giờ thèm dính dáng đến cậu bé con trai người bán thực phẩm nữa; tuy vậy, chúng ta cũng phải công bằng mà nhận rằng nó luôn luôn vẫn nói đến Đôpbin với thái độ khinh bỉ sau lưng cậu.

Ít bữa sau, một buổi chiều nắng ráo, William Đôpbin nằm dài dưới gốc cây trong sân trường đang đánh vần cuốn truyện “Nghìn lẻ một đêm” mà cậu rất thích, hoàn toàn cô đơn và gần như rất sung sướng, cách biệt tất cả đám học trò đang thả sức nô đùa. Cơfơ cũng đang đứng gần đó. Nếu thiên hạ cứ để mặc trẻ con sống một mình, nếu thầy giáo thôi đừng làm rầy chúng, nếu các bậc cha mẹ đừng cứ nhất định đòi uốn nắn sự suy nghĩ của chúng, và khống chế cả tình cảm của chúng - những tình cảm và ý nghĩ ấy vẫn là một sự bí mật đối với tất cả mọi người: (hỏi rằng bạn và tôi chúng ta biết được bao nhiêu về nhau, về con cái chúng ta, về ông cha chúng ta, về láng giềng chúng ta? Và những ý nghĩ của thằng bé hoặc con bé mà chúng ta cai quản có thể đẹp đẽ và thiêng liêng biết bao so với ý nghĩ của những con người đần độn và hư hỏng cai quản chúng?) - Nếu cha mẹ và thầy giáo hãy cứ để mặc trẻ con sống một mình thêm chút ít...thì chắc những chuyện tai hại sẽ bớt được nhiều, tuy rằng chúng có thể thâu lượm bớt đi đôi chút về mặt kiến thức...

Vậy thì William Đôpbin lần ấy đang quên khuấy cả thế giới để đưa hồn mình bay bổng theo chàng thủy thủ Ximbat tới thung lũng Kim cương, hoặc cùng Hoàng tử Amết và nàng tiên Pêribanu sống trong cái hang kỳ thú, nơi hoàng tử gặp nàng, và là nơi chính chúng ta cũng thèm được đến thăm. Bỗng có tiếng kêu thét lên làm cậu bừng tỉnh giấc mộng mê ly; hình như có thằng bé con nào khóc. Ngẩng mặt lên, Đôpbin thấy Cơfơ đang bắt nạt một thằng bé con.

Chính là thằng bé đã làm cậu bực mình vì chuyện cái xe chở thực phẩm bữa nọ. Nhưng cậu không ưa thù vặt, ít nhất là đối với bọn trẻ còn bé bỏng. Cơfơ giơ cao cái gậy màu vàng, dùng để chơi “cric-két” quát thằng bé:

- Sao mày dám đánh vỡ chai của tao?

Thằng bé đã được lệnh phải leo qua bức tường bao quanh sân chơi (ngay đúng chỗ thuận tiện nhất, vì những mảnh chai cắm trên bờ tường đã bị cậy sạch và sẵn những lỗ hõm sâu trên mặt tường có thể leo được), phải chạy độ một phần tư dặm đường và mua chịu một chai rượu rum; rồi lại phải tìm mọi cách lọt qua mọi tai mắt của ông Swixtên leo qua tường đem về cho thằng Cơfơ. Lúc trèo qua tường vào sân, thằng bé trượt chân ngã, chiếc chai vỡ tan, rượu đổ sạch, bẩn hết quần. Thằng bé đến đứng trước mặt ông trùm, run lẩy bẩy như mình phạm lỗi nặng, tuy hoàn toàn đáng thương và vô tội. Cơfơ lại quát:

- Sao mày dám đánh vỡ chai? Thằng nhóc con ăn cắp? Mày uống hết rượu rồi giả vờ đánh vỡ chai phỏng? Chìa tay ra.

Chiếc gậy phang mạnh xuống bàn tay thằng bé nghe đến “bốp” một cái; một tiếng rên rỉ tiếp theo; Đôbin nhìn lên; thế là nàng tiên Peribanu và ông Hoàng Amết trốn biệt vào trong cái hang xa tắp. Con đại bàng vội đưa anh thủy thủ Sindbad bát ra khỏi thung lũng Kim cương bay vút lên chín tầng mây mất tăm; cuộc đời tầm thường hàng ngày lại hiện ra trước mắt cậu bé William thực thà: một thằng bé nhớn vô cớ bắt nạt một thằng bé con.

- Chìa nốt tay kia ra, ông ôn.

Cơfơ gầm lên với thằng bạn học bé tý, mặt rúm ró lại vì đau. Đôpbin run bắn người, đứng phắt dậy trong bộ quần áo chật ních cũ kỹ.

- Thằng quỷ con, nhớ lấy nhé?

Cơfơ gầm lên; chiếc gậy lại phang xuống tay thằng bé.

Này, xin các bà dừng hãi; học trò ở trường công, đứa nào mà chẳng thế, rất có thể con cái các bà cũng bắt nạt đứa khác và cũng bị đứa khác bắt nạt như vậy. Chiếc gậy lại phang xuống; Đôpbin đứng bật lên.

Không biết cậu bé nghĩ sao, vì trong các trường công, chuyện hành hạ trẻ con xảy ra như cơm bữa, y như ở Nga có lệ trừng phạt bằng gậy vậy. Cưỡng lại có thể bị coi là thiếu giáo dục. Hình như tâm hồn ngu độn của Đôpbin công phẫn trước sự chuyên chế đó, hoặc có thể vì lâu nay Đôpbin vẫn ủ ấp mối hận trong lòng, vẫn mong có dịp đọ sức cùng vị chúa tể “Hét ra lửa” hay bắt nạt kia, người có mọi thứ vinh quang, kiêu hãnh, địa vị huy hoàng, và kèn thổi trống giong, lính hầu đứng chào đủ cả. Không rõ cậu bé nghĩ sao, chỉ biết cậu đứng phắt dậy quát lên:

- Cơfơ, thôi ngay, đừng có đánh nó nữa, nếu không, tao…

- Nếu không thì mày làm gì? - Thấy bị ngăn cản Cơfơ rất ngạc nhiên - chìa tay ra mau, đồ chó con.

- Nếu không, tao sẽ đột cho mày một trận nhừ tử, từ bé chưa bao giờ mày được nếm đâu.

Đôpbin trả lời vậy, và cậu bé con Ôxborn, mồm mếu xệch, nước mắt giàn giụa, ngước nhìn lên có vẻ lạ lùng, không tin rằng lại có người dám hiên ngang bênh vực cho mình; Cơfơ cũng lấy làm quái lạ không kém. Các bạn cứ tưởng tượng cố hoàng đế Giorgiơ đệ tam ngạc nhiên thế nào, khi người hay tin những thuộc địa Bắc Mỹ khởi loạn, các bạn cứ tưởng tượng thái độ của chàng Gôlíat xương đồng da thép, khi thấy anh Đavit tý hon dám tiến lên đòi một cuộc tỷ thí, bạn sẽ hiểu ngay tâm trạng của ngài Rêginan Cơfơ khi nghe lời thách thức trên.

- Được, sau giờ học mày sẽ biết.

Nó dọa thế, sau một phút im lặng và một cái nhìn như muốn nói: “Hãy sám hối đi; từ giờ đến chiều, hãy liệu mà giối giăng lại cho các bạn mày nhé”.

Đôpbin đáp:

- Được tùy ý, Ôxborn, mày phải làm nhân chứng cho tao, nghe không.

Thằng Ôxborn đáp:

- Ừ thế cũng được.

Bố thằng bé có cả một cái xe ngựa riêng, cho nên nó có vẻ hơi ngượng vì kẻ bênh vực nó.

Giờ chiến đấu sắp tới. Ôxborn thấy hơi thẹn khi phải nói “Figơ, đánh đi”. Suốt hai ba hiệp đầu của trận đấu hay ho này, không có lấy một đứa nào đứng xem nói câu ấy. Khởi đầu trận đánh, nhà đấu sĩ lão luyện Cơfơ nở một nụ cười khinh mạn, thoải mái, tươi tỉnh như đi dự dạ hội, tống những đòn vào địch thủ, và quật ngã Đôbin ba lần liền. Mỗi lần Đôbin ngã bọn trẻ lại reo ầm lên; đứa nào cũng sốt ruột mong có vinh dự được khúm núm chúc mừng người thắng trận.

Thằng Ôxborn vừa nâng đấu sĩ của mình dậy, vừa nghĩ thầm:

- Sau chuyến này, thế nào mình cũng bị ốm đòn.

Nó lại bảo Đôpbin:

- Thôi, mày chịu thua đi thì hơn; Figơ ạ, nó chỉ bắt nạt tao thôi mà, tao quen đi rồi.

Nhưng tay chân Figơ đang run lên bần bật, mũi thở phì phò giận dữ lắm: cậu gạt người làm chứng oắt con của mình ra bên, xông vào đánh hiệp bốn. Ba lần trước Cơfơ bước vào hiệp đấu là chủ động tấn công ngay, không để cho Dobbin có thì giờ đỡ kịp, mà Đôpbin cũng không biết đỡ những đòn đối phương liên tục nện vào mình: lần này Đôpbin quyết định mình sẽ tấn công trước, ngay khi vào cuộc. Vốn thuận tay trái, Đôpbin sử dụng luôn để tấn công, đấm trúng hai cái liền mạnh hết sức...một quả trúng mắt trái Cơfơ, một quả trúng giữa mũi La-mã đẹp đẽ của cu cậu. Lần này Cơfơ ngã quay, đám trẻ đứng vây quanh rất ngạc nhiên. Chú bé Ôxborn vỗ vào lưng đấu thủ của mình, ra vẻ một tay sành thưởng thức, nói:

- Được lắm, Đôpbin; cứ chơi tay trái như thế cho tao.

Trận đánh tiếp tục, cánh tay trái của Figơ lập chiến công liên tiếp, mỗi lần đấm là một lần Cơfơ ngã gục. Đến hiệp thứ sáu hầu như những đứa hò: “đánh đi, Đôpbin” cũng nhiều như những đứa reo: “Đánh đi, Cơfơ”. Đến hiệp thứ mười hai thì nhà cựu vô địch đã kiệt lực, nói theo lối nhà nghề, đã mất hết bình tĩnh và sức mạnh để tấn công và phòng thủ; trái lại, Figơ vẫn bình tĩnh như một tín đồ Thanh giáo. Mặt Cơfơ trắng bệch ra, mắt mở trừng trừng long lanh, môi dưới bị một chỗ rách, máu chảy ròng ròng; trông anh học trò trẻ tuổi này có một vẻ ma quái, dữ dội khiến bọn trẻ đứng gần như khiếp đảm. Song, tay địch thủ dũng mãnh của nó vẫn sửa soạn bắt đầu hiệp thứ mười ba.

Nếu tôi có được ngòi bút của một Napiê, hoặc một Bơlơ, tôi sẽ mô tả trận đấu sinh động hơn. Ấy là đợt tấn công cuối cùng của đội Vệ binh (tuy bấy giờ trận Wateclô chưa xảy ra)...ấy là đội quân của Nêy dàn trận đối diện với trái đồi Sanh La Hay, một vạn lưỡi lê tua tủa với hai mươi con diều hâu dữ dội. Ấy là tiếng thét của đội quân Anh lao xuống sườn đồi nhảy xổ vào vây tròn ấy địch quân trong một trận giáp lá cà khủng khiếp...Nói tóm lại Cơfơ bước vào hiệp đấu đầy can đảm, nhưng đã lảo đảo xiêu vẹo; Đôpbin bèn bồi cho một quả đấm tay trái như thường lệ trúng mũi địch thủ, hạ nó đo ván lần cuối cùng. Figơ nói:

- Lần này chắc gục hẳn.

Nhìn địch thủ nằm sóng soài trên mặt cỏ y như viên bi-a của Jacxpôt lúc đã rơi trúng vào lỗ: quả nhiên, lúc sắp đánh hiệp sau, Reginan Cofơ không còn đủ sức, mà cũng không muốn dậy nữa.

Bây giờ bọn trẻ con hò reo ầm ĩ để tán thưởng Đopbin tưởng như từ đầu trận đánh chúng vẫn đứng về phe cậu bé, làm cho ông Swixtên phải bỏ phòng làm việc chạy ra, không biết có chuyện gì mà ồn ào đến thế. Dĩ nhiên, ông dọa đánh đòn Đôpbin. Nhưng Cơfơ lúc này đã hồi lại, đang chùi vết máu, vội vàng đứng dậy nói:

- Thưa thầy, lỗi tại con ạ, Đôpbin không có lỗi.

- Tại con bắt nạt một thằng bé hơn con, anh ấy đánh con là phải ạ...

Câu nói cao thượng ấy không những đã cứu kẻ thắng trận thoát khỏi một trận đòn, mà còn trả lại cho thằng Cơfơ cái uy quyền đối với bọn trẻ con mà nó suýt mất vì cuộc thất trận vừa qua. Cậu bé Ôxborn viết thư về cho bố mẹ kể lại câu chuyện:

Sugơkên Hao Richmơn

Tháng 3...ngày 18...,

Má thân yêu...

Con chúc má mạnh khỏe, con rất sung sướng xin má gửi ngay cho con một cái bánh ga-tô và năm si-linh. Cơfơ và Đôpbin vừa đánh nhau một trận. Má cũng biết đấy, Cơfơ là thằng trùm trong trường. Hai thằng đánh nhau mười ba hiệp. Cơfơ bị đo ván. Thế là bây giờ Cơfơ tụt xuống hàng hai. Chúng nó đánh nhau là tại con. Cơfơ đánh con vì con làm vỡ một chai sữa; Đôpbin thấy thế không chịu được. Chúng con gọi nó là Figơ vì bố nó bán thực phẩm - hiệu Figơ và Rớtgiơ, phố Thêmx, khu Xity - Theo ý con, nó đã bênh con thì má nên mua trà và đường ở hiệu của bố nó. Thứ bẩy nào Cơfơ cũng về thăm nhà. Nhưng lần này không về được, vì hai mắt sưng tím bầm lại. Nó có con ngựa Pony trắng đến đón nó về nhà, lại có một thằng hầu mặc chế phục cưỡi một con la lông hung hung đi theo. Giá ba mua cho con một con ngựa để con cưỡi thì thú quá.

Con ngoan của má

Giorgiơ Xetlê Ôxborn

T.B. - Con gửi cho bé Emmy một cái hôn. Con đang cắt cho nó một cái xe ngựa bằng bìa cứng, đừng gửi bánh khô, gửi cho con bánh quả, má nhé.

Sau trận đánh thắng vừa rồi, vai trò của Đôpbin nổi bật trong trường. Cậu bé được hết thẩy bạn học vì nể, và cái tên Figo trước kia hàm ý chế nhạo, bây giờ đã trở thành phổ biến và đáng kính như bất cứ tên gọi đùa một đứa trẻ nào khác trong trường. Giorgiơ Ôxborn bảo: “Nói cho đúng, bố nó bán thực phẩm có phải là lỗi tại nó đâu”; tuy bé, nhưng Ôxborn vẫn được đám học trò nhỏ trong trường mến; ý kiến của cậu bé được toàn thể nhiệt liệt tán thưởng.

Chúng quyết nghị rằng chế nhạo Đôpbin về dòng dõi là hèn. “ông Figơ” trở thành một cái tên tốt đẹp, thân yêu; và anh trưởng tràng cũng không kể chuyện bôi xấu Đôpbin nữa.

Tình hình dễ chịu hơn, nên tinh thần Đôpbin cũng có thay đổi. Cậu bé tiến bộ trông thấy trong những môn học cổ điển. Đích thân cậu Cơfơ lẫm liệt kia giúp đỡ Đôpbin học những câu thơ la-tinh; trước sự chiếu cố này. Đôbin chỉ biết đỏ mặt và ngạc nhiên. Trong những giờ chơi, Cơfơ còn luyện thêm cho Đôpbin, giúp cậu bé từ lớp bét của bọn trẻ con leo lên lớp nhì, và được xếp một thứ hạng kha khá ở lớp này nữa. Bây giờ mới khám phá ra rằng tuy về môn học cổ điển thì dốt, nhưng về toán học Đôpbin tiến bộ khác thường. Toàn thể mọi người rất hài lòng khi thấy cậu bé đứng thứ ba về đại số, và đến kỳ thi giữa mùa hè lại chiếm phần thưởng là một tập sách tiếng Pháp. Giá các bạn được nhìn thấy mặt bà mẹ Đôpbin khi ông Swixtên trao quyển truyện Têlêmac (truyện hay tuyệt!) cho Đôbin trước toàn thể học sinh trong trường và các vị phụ huynh; trong sách có ghi tặng Gulielmo Đôpbin. Toàn thể học sinh vỗ tay tán thưởng. Không sao mà tả được cu cậu đỏ mặt, lúng túng, ngã xiêu vẹo và giẫm lên bao nhiêu là bàn chân bạn, lúc lĩnh thưởng xong trở về chỗ ngồi. Ông bố Đôpbin tỏ vẻ kính nể con trai lần này là lần đầu; trước mặt mọi người, ông cho con trai hai ghi-nê. Số tiền này cậu bé tiêu gần hết để thết anh em trong trường một bữa ê hề; sau mấy ngày nghỉ, cậu trở lại trường, mặc một cái áo đuôi tôm.

Đôpbin là một cậu bé quá khiêm tốn; cậu không nghĩ rằng tình thế thay đổi tốt đẹp như vậy là nhờ tính cao thượng rộng lượng của chính mình; vì một thói lệch lạc nào đó trong sự suy nghĩ, cậu lại cho rằng chính nhờ có Ôxborn, giúp đỡ săn sóc nên mới có cái may mắn trên; đối với Ôxborn, cậu yêu quý hết sức, chỉ có trẻ con mới quý nhau được như vậy...y như tâm tình của anh chàng Orxơn trong truyện thần tiên đối với kẻ thắng mình là chàng Valentin tuyệt diệu. Có thể nói Đôpbin quỳ xuống chân Ôxborn mà thờ phục cậu bạn nhỏ. Ngay khi hai đứa chưa chơi với nhau, Đôpbin đã thầm kính phục Ôxborn rồi, bây giờ cậu là thằng hầu, là con chó, là anh chàng “Thứ sáu” của Ôxborn. Cậu tin rằng Ôxborn có đủ mọi tài. Ôxborn xinh trai nhất, can đảm, hoạt động, thông minh nhất, rộng lượng nhất, trong số trẻ con trên đời này. Tiền riêng của cậu, hai đứa cùng tiêu; cậu mua cho Ôxborn đủ mọi thứ: dao con, hộp bút chì, con dấu bằng vàng, bánh bơ, còi và những cuốn truyện phiêu lưu có những tranh tô màu khổ to, vẽ những hiệp sĩ và bọn cướp; nhiều tranh có đề “William Đôpbin tặng bạn nối khố là Giorgiơ Xetlê Ôxborn công tử”. Giorgiơ tỏ vẻ rất nhã nhặn khi nhận vinh dự trên, thấy cũng xứng đáng với giá trị của mình.


Rêbecca rời đi, làm gia sư ở 1 gia đình quý tộc. Đôi bạn tạm thời đôi ngả.

Khi Rêbecca tới Trại Crâulê bà chúa thì vùng nầy đã điêu tàn. Cô sẽ làm cô giáo cho hai cô con gái của Nam tước Pit Crâulê, một người hồi trẻ đã làm việc tại văn phòng cơ mật của hoàng đế và từng bị đi tù vì tội thụt két, dư số đông các vị tai mặt lương thiện thời đó. Một người ra đón, xách hành lý và đưa Rêbecca vào phòng ăn, ông chủ đi vắng thì phải và dường như những căn phòng cũng biết trung thành với chủ, thấy chủ vắng nhà thì cũng u dột, âu sầu. Trên ngọn lửa cháy lom dom trong lò sưởi, là một cái chảo, trên bàn là một miếng bánh phết bơ…

Cô Sácpơ đường hoàng hỏi: Tôn ông Pit Crâulê đâu?

Ai dè người liền ông vừa xách hành lý cho cô giả nhời: Hi hi! Chính tôi là tôn ông Pit Crâulê đây. Nhớ rằng cô còn nợ tôi 1 cốc rượu, công vác cái vali hộ cô đấy…”.

Giàng ôi, đọc đến đây, em bỗng lại nhớ đến truyện tranh "Tôn Ngộ Không 3 lần oánh Bạch Cốt Tinh", lúc Tam Tạng sắp bị ăn thịt bèn thốt lên “Ngộ Không, biết thế thật ta chẳng nên đuổi con đi”, ai ngờ lão quái, mẹ Bạch Cốt Tinh lay cây gậy gỗ trúc nói lớn: Sư phụ, cô Ngộ Không đây!”


Rêbecca xinh đẹp bội phần làm những người chung quanh nghiêng ngả, cha con nhà Crâulê đều mê cô dư điếu đổ. Cô hát hay, chơi đàn giỏi, vẽ khéo và rất thông minh. Liền ông thì mê cô bao nhiêu thì tất nhiền liền bà sẽ ghét cô bấy nhiêu. Bêcky chả bao h chịu ngồi yên. Một cô gái xuất thân nghèo khó chả lẽ không tìm cách vượt lên. Vậy thì sẽ có rất rất nhiều người xem đặc biệt chú ý đến Bêcky, nhìn cô nhào lộn theo tiếng gọi của đồng tiền, dõi theo cô lên tượng xuống tuất. Rêbecca có nhẽ là con rối linh hoạt, sống động nhất trong hội chợ, với 1 đám con rối khác lượn lờ 4 chung quanh. Tôn ông Pít, tuổi đã thập cổ lại hy dưng táo tợn làm thao, vừa góa vợ lần 2, đã quỳ xuống cầu hôn cô gia sư , khiến cô này giật nảy người và rỏ những giọt nước mắt thành thực nhất đời mình. Nước mắt của sự… nuối tiếc. Rebecca… tiếc, rất tiếc vì trước đó cô vừa hứa hôn với… Râuđơn, con trai thứ 2 của tôn ông Pít dồi. Thế là giấc mộng kim tiền của cô tạm thời rời xa. Dĩ nhiên là tôn ông Pít tức điên, cả trại Crâu lê bà chúa tức điên. Từ bỏ gia tài được thừa hưởng từ 1 bà cô, anh chàng Râuđơn Crâulê đã chọn cưới người đẹp, người mà anh chàng từng tự nhủ “ lạy chúa, nàng đủ sức oánh gục cả quỷ sứ!”

Trong lúc đó, tay Nã Phá Luân bỗng đâu vượt bể, từ đảo Coóc hiện về giữa thành Pa Ri, làm cả châu Âu kinh hãi. Chiến tranh loang ra và vì thế mà ông bố Emi làm ăn thất bát, đến độ phải phá sản. Cha Giorgiơ thì lại làm ăn tấn tới, thấy đàn anh lụn bại bèn giở mẹt, bắt con trai phải cưới 1 cô da đen giầu có. Nhưng, với sự thúc ép của Đôpbin, Giorgiơ đã cưới Amêlia, theo lời hẹn ước giữa 2 nhà, khi mà bố chàng vẫn còn là đàn em của bố Emi. Giorgiơ bị ông bố từ mẹt, bị gạch tên khỏi gia đình và hiển nhiên là mất quyền thừa kế. Cả đám người sang Bỉ, hội quân chống lại Nã Phá Luân.
Iem lại mạnh dạn chym chích đoạn nữa.
...
… Giorgiơ ngồi vào bàn viết một bức thư gửi cho cha, khi nhớ lại cái điều trước kia anh đã nói, khi anh ta nhận đấu súng tay đôi với người khác. Lúc gấp bức thư vĩnh biệt lại thì trời cũng vừa tảng sáng. Anh ta dán lại, và hôn bức thư một cái. Anh nghĩ rằng mình quá bội bạc mà bỏ người cha rộng lượng ấy để ra đi và nghĩ đến trăm ngàn điều tốt mà ông già nghiêm khắc đã làm cho anh.

Lúc về nhà, Giorgiơ ngó vào phòng Amêlia thấy vợ nằm yên lặng, hai mắt như đang nhắm lại; thấy vợ ngủ, anh ta rất vui. Khi rời dạ hội về nhà, thấy người hầu đang sửa soạn hành lý, Giorgiơ ra hiệu cho bác này yên lặng; việc sửa soạn làm rất nhanh và kín đáo. Anh tính toán không biết nên vào đánh thức vợ dậy hay là viết giấy gửi lại để Jô sẽ báo tin xuất quân cho Amêlia biết? Giorgiơ bước vào phòng nhìn vợ một lần nữa. Lần trước, khi Giorgiơ bước vào phòng Amêlia chưa ngủ nhưng cứ nhắm mắt, không muốn chồng thấy mình thức lại cho là mình có ý trách móc gì. Nhưng thấy chồng trở về với mình sớm như vậy, người đàn bà nhút nhát này cảm thấy yên tâm hơn. Lúc Giorgiơ rón rén bước ra khỏi phòng, cô quay nhìn về phía chồng rồi nhẹ nhàng ngủ thiếp đi. Giorgiơ lại quay vào; lần này anh ta đi rón rén khẽ hơn. “Khuôn mặt dịu dàng tai tái hiện ra dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn đêm đôi vành mi đỏ vì khóc đã nhắm chặt; một cánh tay tròn trĩnh, mịn màng trắng làm sao? Thật hiền hậu thùy mị và lẻ loi làm sao! Vậy mà sao ta quá ích kỷ, tàn nhẫn, bội bạc?”.

Anh ta đến bên giường nhìn vợ ngủ, lòng tràn đầy hối hận, lương tâm day dứt. “Một kẻ tồi tệ như mình sao dám nghĩ đến việc cầu nguyện cho con người trong sạch như Amêlia? Cầu Chúa ban phúc lành cho nàng”. Giorgiơ đến bên cạnh giường, nhìn vào bàn tay bé nhỏ mịn màng, bàn tay cũng như đang ngủ say. Và anh lặng lẽ cúi xuống bộ mặt hiền hậu tai tái ngả trên tấm gối.

Hai cánh tay xinh đẹp giơ lên vòng lấy cổ Giorgiơ:

- Giorgiơ, em còn thức đấy.

Người con gái đáng thương vừa nói vừa thổn thức, trái tim nhỏ bé đang kề sát ngực Giorgiơ như muốn vỡ ra. Thì ra cô vẫn thức; đáng thương quá, nhưng thức làm gì? Vừa lúc ấy, từ chỗ tập trung quân, tiếng kèn đồng bắt đầu lanh lảnh vang lên bay lan ra khắp tỉnh. Và cả thành phố choàng thức dậy giữa những tiếng trống của đoàn quân nhạc bộ binh và tiếng kèn hơi kêu rin rít của đoàn quân xứ Scốt len.



Đại bác Anh gieo rắc chết chóc trong hàng ngũ quân Pháp, mặc! Dòng người đen ngòm cứ cuồn cuộn tràn lên đồi; lúc gần chiếm được đỉnh đồi thì thấy quân địch như ngập ngừng...tiến chậm lại, dừng hẳn, song vẫn tiếp tục giao chiến. Cuối cùng, từ vị trí không kẻ địch nào bẩy được họ ra ngoài, những đội quân Anh lao xuống; đội Ngự lâm quân quay lưng tán loạn chạy trốn.

Bruycxen không còn nghe thấy tiếng súng vọng về nữa, cuộc truy kích diễn ra cách đó mấy dặm. Màn đêm đã buông xuống bãi chiến trường và thành phố, Amêlia vẫn cầu nguyện cho Giorgiơ, nhưng Giorgiơ đã chết rồi, nằm úp xuống mặt đất, bị một viên đạn xuyên qua trái tim.


Quái lạ thay, dù câu chuyện không thật sự liên quan liên kết lắm đến Nã Phá Luân và chiến tranh cũng chỉ được tả trong ít dòng ngắn ngủi dư ở trên, ấy thế mà rất rất nhiều kẻ hô ầm lên rằng “Hội chợ phù hoa” là 1 trong hai cuốn hay nhất viết về chiến tranh với Phú Lãng Sa thời Nã Phá Luân. Cuốn còn lại chính là chiến tranh và hòa bình.

Mất đi một nhân vật, câu chuyện rẽ hẳn sang ngả khác. Bỡn cợt, châm biếm, buông lơi, chìm đắm... giờ mới là lúc ngòi bút của tác giả thả sức tung hoành. Những mẩu đối thoại được đưa ra rất tự nhiên và vô cùng tinh tế bỗng đâu làm cho nhiều kẻ hiện nguyên hình, làm thời gian bỗng như chùng xuống.

Tác giả tả con rể ông Ôxborn, 1 nhân vật chỉ xuất hiện đúng 1 lần vô cùng ngắn ngủi. Khi bố vợ mất, ông con rể ghé qua hỏi “Ông cụ để lại cho thằng nhóc bao nhiêu tiền đấy hả?... Nhất định không phải là một nửa gia tài chứ? Phải chia làm ba phần đều nhau, dứt khoát thế”.

Hoặc tác giả tả ông thuyền trưởng, khi Đôpbin rời tàu và được mọi người nhiệt liệt hoan nghênh nhiệt liệt (vì họ hay được Đôpbin giúp đỡ), thuyền trưởng bẩu, đại loại "Anh chàng này tốt bụng nhưng hiền lành quá. Người như thế không thể nổi bật được trong dạ tiệc của ngài thống đốc, có lần ngài đã hạ cố bắt tay tôi. Cơ mà anh chàng này là một người khá đấy". Những lời tự ca ngợi mình 1 cách khéo léo dư trên em gặp thường xuyên lắm, và khi đó iem sẽ lại nhớ đến nhân vật thuyền trưởng.

Hãy xem 1 mẩu khác. Trở về Anh sau 12 niên, một ông bếu đi cùng một ông gày đến trường gặp thèng giorgy. Hai người nhìn thèng bé và cùng thốt lên "Nom giống (Giorgiơ) dư tạc ấy nhỉ!". Rồi một người hỏi "Cháu có biết chúng ta là ai không?". Thèng Giorgy mắt long lanh, mỗi khi cảm động nó thường như vậy, trả lời "Cháu không biết ông kia là ai, dưng bác chắc chắn là thiếu tá Đốpbin!". Phải dồi, đã ngàn lần, Emi kể cho con trai nghe về người bạn vô cùng tốt bụng, người đã giúp đỡ hai mẹ con trong lúc muôn vàn khó khăn, đến nỗi mà đứa bé nhận ngay ra nhân vật mẹ hay kể. Đôpbin bồi hồi, chàng đã iu say đắm người vợ goá của bạn mình. Emi hẳn là biết điều đó, nhưng nàng đã có bức chân dung của chồng treo trên tường, nàng biết mình thuộc về bức chân dung ấy.

Ông bố của Giorgiơ, tức ông nội của thèng Giorgy, đặt tiền lên trên tất cả. Ông cũng dùng tiền để đưa cháu nội trở về với mình.
...
Với tư cách là người đỡ đầu của thằng Giorgy, Đôpbin không thể tránh khỏi những cuộc tiếp xúc với ông Ôxborn, vì bây giờ ông nội thằng bé đứng ra lãnh trách nhiệm này. Cũng trong một cuộc tiếp xúc ấy, nhân cùng viên thiếu tá xét lại việc thanh toán những khoản chi phí về thằng Giorgi và mẹ nó trong thời gian qua, một mối ngờ khiến ông bàng hoàng, vì ông vốn là một thương gia có con mắt nhận xét rất sắc sảo. Mối ngờ ấy làm cho ông bực mình lắm, nhưng đồng thời cũng khiến ông rất vui vẻ. Ông thấy trong số vốn chu cấp cho hai mẹ con người đàn bà góa, có một phần là tiền túi của chính Đôpbin.

Ông buộc anh ta phải giải thích rõ về khoản này; vốn không quen nói dối, Đôpbin đỏ mặt, lúng túng một hồi, cuối cùng đành thú nhận:

- Thưa cụ, việc anh chị ấy thành hôn với nhau (mặt ông già bỗng xám lại) phần lớn là do tôi thu xếp. Tôi nghĩ rằng bạn tôi đã đi quá xa, nếu từ hôn sợ mất danh dự, mà còn có thể gây ra cái chết của chị Ôxborn. Cho nên, khi chị ấy trơ trọi không nơi nương tựa, tôi thấy có nhiệm vụ phải dành dụm tiền nong giúp đỡ.

Ông Ôxborn nhìn trừng trừng vào mặt Đôpbin; chính mặt ông cũng đỏ tía lên; ông nói:

- Thiếu tá Đôpbin, ông đã gây ra cho tôi nhiều chuyện tai hại. Nhưng xin cho phép tôi được nói rằng ông là một người rất tốt. Chúng ta hãy bắt tay nhau; tôi thực không hề ngờ rằng cháu tôi đã phải nhờ tiền của của ông mới sống được đến bây giờ.

Hai người bắt tay nhau; Đôpbin có vẻ sượng sùng vì thấy hành động giả dối tuy rất nhân đạo của mình bị khám phá.
...


Sự tử tế, chính trực của Đốp có sức mạnh không ngờ. Không cho ai cái gì bao giờ, vậy mà trong di chúc, ông Ôxbon đã viết "... Tôi cũng cầu khẩn thiếu tá Đốpbin nhận cho một khoản tiền đủ để lo lên chức trung tá...".

Xuyên suốt cuốn sách, Đốpbin là hiện thân cho cái gọi là đạo đức và lòng cao thượng. Sự chính trực của Đốp đã chạm đến trái tim của một cô nàng lõi đời lươn lẹo. Rebecca thầm nghĩ "Người liền ông này có một tâm hồn cao quý lắm… Đó mới là người đàn ông có đủ tâm hồn và trí tuệ, cô nàng kia thật ngốc nghếch khi bỏ mất 1 người dư thế! mình sẽ chả để ý đến bàn chân to kếch của anh chàng!” Thật tình iem nghĩ diễn biến nầy hơi kỳ quái, dù kết lại bằng một bài diễn văn cảm động về tình yêu. Rêbecca quá thông minh để nhận biết Đôpbin? còn Amêlia thì sao? Cô nhận muôn vàn điều tốt từ anh bạn của người chồng quá cố nhưng lại…không tin anh ta, trong khi vẫn nghe nhời Rêbecca. Nếu đổ cho sự phòng thủ trước tình cảm thì cũng không hẳn đúng!

Trong vai người kể chuyện, Thackerey đã dẫn dắt người đọc qua nhiều cung bậc cảm xúc cho dù câu chuyện tưởng dư vô thưởng vô phạt. Ông viết khéo quá, làm người đọc bỗng đâu đi lạc cả vào những góc riêng tư nhất, cùng vui cùng buồn với mấy người mà kể ra thì cũng không lấy gì làm đặc biệt, kể cả chuyện hết kẻ nầy đến kẻ khác ngã gục trước nhan sắc của Rêbecca.

Iem tưởng dư mình đã đứng bên cạnh ngó anh chàng Râuđơn hối hận, gục đầu khóc lóc trước bà chị dâu. Thấy mình theo Rêbecca bước vào giới thượng liu, oánh võng trên từng cung đường để dồi quên cả đứa con trai nhỏ của mình. Thấy mình đang thấy Emi ngồi buồn bã trong chiều sương dần tối, chỉ để mong thấy hình bóng con trai lướt qua cửa sổ toà nhà ở phía xa. Em cũng hình dung ra cảnh ông Ôxbon khoái chí nhìn thèng cháu nội bảnh choẹ ngồi trên lưng con ngựa nhỏ. Iem dư nghe thấy tiếng roi vụt đen đét vào mông ngựa và sự chùng xuống của cả đám người khi cỗ xe đi qua cửa sổ mà Đốp bin không ngẩng mặt lên, để lại cô Emi ngơ ngác và thèng Giorrgy thì oà khóc. Em cũng cho rằng mình có thể cảm nhận được thứ không nhìn thấy được, ấy là tềnh yêu thầm lặng, sâu kín của Đốpbin và bỗng đâu lại thấy được sự bối rối, tiến thoái lưỡng nan của Amelia.

Emi sẽ dần dần trở nên đằm thắm, có lẽ là gái một con mòn con mắt chăng? Còn Rebecca xinh đẹp, láu lỉnh và đầy tham vọng dồi... Sẽ tan dư bụi mờ, vạt tóc nâu khô, còn chút thơm tho, thả gió bay đi mịt mù...

Văn chương trong hội chợ phù hoa tưởng dư lớt phớt cơ mà thật da lại cực kỳ sâu sắc, Tưởng dư nhẹ nhàng dưng vô cùng mạnh mẽ. Dù được tả ngắn hay dài, dù xuất hiện nhiều hay ít, nhân vật vẫn được nhà văn đẽo gọt thành con người đặc trưng mà có nhẽ sẽ không bao giờ biến mất cho đến mãi về sau.

Cơ mà trong hội chợ vẫn còn một nhân vật, nhân vật nầy lại không dễ kiếm và rất hiếm thấy, Đó chính là nhân vật…kể chuyện: thêm mắm thêm muối thêm chuối thêm cà thêm cá thêm thịt… nhân vật có vẻ ngoài lề nầy ngờ đâu lại được nhiều người cho là hấp dẫn hơn tất cả. Cô chị nhà Bronte, lúc ấy đang nổi tiếng với cuốn “Jên Erơ”, đã nói đầy ngưỡng mộ “Không dễ mà tìm được Thackerey thứ 2”.

Những miêu tả của Thackeray về tính cách con người vô cùng đa dạng, phong phú và vô cùng sâu sắc, chả thế mà tất cả các bộ phin, vở kịch dựng theo "Hội chợ phù hoa" đều không thể thành công. Bị ảnh hưởng rõ rệt từ Henry Fielding, dưng Thackerey đã viết khéo hơn “ông thầy” rất nhiều. Nếu Fielding bông phèng gần dư trong từng câu chữ, và vì thế có nhiều phần rông dài thì Thackerey lại cực kỳ khéo léo trong việc châm biếm, gợi mở những thứ nực cười, tinh tế trong nhiều chiều tình cảm. Ngòi bút của Thackerey thật là trác tuyệt, làm ta cứ dư cũng đang là một con rối, một con rối bình vôi, lạc trong hội chợ phù hoa, cứ nghển cổ ra xem hết chuyện nầy đến chuyện khác, khi thì phì cười, khi tủm tỉm, khi nhếch méch và chắn chắn là khi trĩu lòng, khi nước mắt bỗng tràn da.

Hội chợ phù hoa rõ ràng là lột trần xã hội Anh Cát Lợi thế kỷ 19. Không chỉ dư thế, những nhân vật của vở rối vẫn đang và sẽ hiện diện ở bất kỳ xã hội nèo, bất kỳ vùng đất nèo và tất nhiên, ta sẽ nhấc mũ giống dư vị nhạc sĩ cứ nghe một đoạn nhạc lại nhấc mũ trong 1 chuyện cười. Cơ mà cũng có lúc thú da phết, các cụ các mợ thử xem có đoạn nèo đáng nhấc mũ hay không? ở 2 bài hát dưới đây



Nếu chỉ được có 1 cuốn tiểu thuyết giá sách, iem sẽ không quyết định được. Nếu được có 2, iem sẽ chọn hội chợ phù hoa Đôn Ki Hô TêNhà quý tộc tài ba xứ Mantra, dứt khoát thế!
May mà NXB đang tái bản cuốn "Hội chợ phù hoa" ko đọc đc còm này, chứ nếu ko thì cụ sẽ bị kiện vì tội review quá chi tiết! Thậm chí, đọc cmt này còn phê hơn sách nguyên bản vì nó ko có "Lời bình kiểu Kim Thánh Thán" như cụ. :-bd
Lâu lắm rồi mình mới nghe lại bài "Woman in Love", chắc cũng tầm...hơn 1/2 TK. Lúc ấy, bọn SV mình cứ đọc title bài hát trại ra là "Woman and Ruleau". :))
 

letgo'

Xe tăng
Biển số
OF-330828
Ngày cấp bằng
11/8/14
Số km
1,347
Động cơ
292,487 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.nhadat-369.com
Lâu lắm rồi không giữ được thói quen đọc sách, Nhớ thời Sinh viên gặp một quển sách hay có thể đọc xuyên đêm không buồn ngủ, EM vào hóng sách hay để lấy lại cảm hứng
 

red_dragon88

Xe tăng
Biển số
OF-710484
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
1,088
Động cơ
130,213 Mã lực
Đọc review của các cụ hay quá, em đang đọc bộ "Sông đông êm đềm" bộ 2 tập mà mấy tháng mới đc 1 tập. Hồi trước có xem phim mà ko đọng lại nhiều lắm, giờ đọc truyện mới cảm được cái hay, không biết có cụ nào ở đây đọc cùng em không.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,101
Động cơ
347,816 Mã lực
Đọc review của các cụ hay quá, em đang đọc bộ "Sông đông êm đềm" bộ 2 tập mà mấy tháng mới đc 1 tập. Hồi trước có xem phim mà ko đọng lại nhiều lắm, giờ đọc truyện mới cảm được cái hay, không biết có cụ nào ở đây đọc cùng em không.
Cụ đọc "Sông đông êm đềm" bộ 2 tập mà mấy tháng mới đc 1 tập là đúng rồi.
Trước mình có bộ này nhưng 8 tập cơ. Sách XB thời bao cấp nên giấy đen thui, dày cui, bìa....mỏng hơn ruột :D , đọc mà thấy tội nghiệp cho 2 con mắt.
Nhưng thời xưa món ăn tinh thần ko có nhiều chọn lựa. Sách in đã xấu mà vẫn khó mua vì thời ấy.... nghèo quá, chỉ cố làm cái thẻ Thư viện để mượn sách về đọc.
Giờ hình thức giải trí đa dạng, ngoài ra phải lo cơm áo gạo tiền thì còn nhiều thời gian & tâm trí đâu mà đọc nữa?
 

red_dragon88

Xe tăng
Biển số
OF-710484
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
1,088
Động cơ
130,213 Mã lực
Cụ đọc "Sông đông êm đềm" bộ 2 tập mà mấy tháng mới đc 1 tập là đúng rồi.
Trước mình có bộ này nhưng 8 tập cơ. Sách XB thời bao cấp nên giấy đen thui, dày cui, bìa....mỏng hơn ruột :D , đọc mà thấy tội nghiệp cho 2 con mắt.
Nhưng thời xưa món ăn tinh thần ko có nhiều chọn lựa. Sách in đã xấu mà vẫn khó mua vì thời ấy.... nghèo quá, chỉ cố làm cái thẻ Thư viện để mượn sách về đọc.
Giờ hình thức giải trí đa dạng, ngoài ra phải lo cơm áo gạo tiền thì còn nhiều thời gian & tâm trí đâu mà đọc nữa?
Em tranh thủ đọc trc lúc đi ngủ và một tí buổi sáng trc khi đi làm.
Quả thật đọc truyện mới thấy cái hay cụ à. Tác giả miêu tả thiên nhiên lẫn con người rất chi tiết, vừa đẹp vừa dữ dội, thật xứng đáng với tên gọi là dòng văn học hiện thực.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,101
Động cơ
347,816 Mã lực
Em tranh thủ đọc trc lúc đi ngủ và một tí buổi sáng trc khi đi làm.
Quả thật đọc truyện mới thấy cái hay cụ à. Tác giả miêu tả thiên nhiên lẫn con người rất chi tiết, vừa đẹp vừa dữ dội, thật xứng đáng với tên gọi là dòng văn học hiện thực.
Theo lý thuyết, bao giờ truyện cũng hay hơn phim đc chuyển thể. Lý do rất đơn giản: Diễn viên rất khó thể hiện đc nội tâm nhân vật như trong truyện.
May cũng có phần bù đắp là khi làm phim, đa số các đạo diễn chọn các diễn viên đẹp phù hợp vs vai diễn để câu khách. :D
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,254
Động cơ
693,006 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo lý thuyết, bao giờ truyện cũng hay hơn phim đc chuyển thể. Lý do rất đơn giản: Diễn viên rất khó thể hiện đc nội tâm nhân vật như trong truyện.
May cũng có phần bù đắp là khi làm phim, đa số các đạo diễn chọn các diễn viên đẹp phù hợp vs vai diễn để câu khách. :D
The Shawshank redemption, The phantom of the opera là những ngoại lệ ạ :D.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,254
Động cơ
693,006 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em tranh thủ đọc trc lúc đi ngủ và một tí buổi sáng trc khi đi làm.
Quả thật đọc truyện mới thấy cái hay cụ à. Tác giả miêu tả thiên nhiên lẫn con người rất chi tiết, vừa đẹp vừa dữ dội, thật xứng đáng với tên gọi là dòng văn học hiện thực.
Sáng trước khi đi làm mà cụ không bị tác động bởi sự vội vàng sợ muộn giờ và não cụ hoạt động sớm thì khá hiếm đó ạ. Giờ đó em muốn làm gì thì làm nhưng não em từ chối hoạt động :)).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top