Nếu cóa phen các cụ các mợ alo hỏi thăm ai đóa mà lại nhận được 1 câu giả nhời vô cùng huề vốn
“Cảm ơn! Bản thân vẫn như hiện trạng”, thì chắc chắn người này đã từng đọc cuốn
Đê vít Coppơphiu ( David Copperfield).
Những niên 1847 – 1850 là khoảng rực rỡ của văn học Anh quốc khi nhưng kiệt tác kinh điển liên tiếp được xuất bản. Thoạt tiên là đôi cuốn của chị em nhà
Bronte (ra mắt niên 1847). Tất nhiên
Jên Erơ và
đồi gió hú đã quá đình đám ở Việt Nam ta nên iem thấy không cần rì viu làm gì cho mất thì h của các cụ các mợ. Thế nên iem rẽ sang những cuốn ít người đọc hơn.
David Copperfield là tiểu thuyết tự truyện (người ta bẩu hư cấu cũng khá là nhiều) của
Charles Dickens, được bắt đầu xuất bản từ niên 1849. Bản tiếng Việt dày có nhẽ đến ngàn rưỡi trang, kể chuyện đời 1 nhân vật từ khi bé tí tẹo cho đến lúc 2 lần đò (mưa to gió lớn dư thế mà cứ chèo đò đi phăm phăm).
Cậu bé
Đêvit Coppơphin chào đời thì cha câu đã về với chúa được 6 tháng, để lại một gia tài đủ để hai mẹ con sống an nhàn với lợi tức hằng niên khoảng hơn trăm bảng. Người cô của cha cậu, bà
Bétxi Trốtút Coppơphin, không hiểu sao lại dứt khoát rằng Đêvit phải là 1 bé gái và phải có tên là Bétxi. Sau lần giông bão đến thăm “vườn Ô Lư” và biết tin cô nàng
Clara ngây thơ đã sinh 1 bé giai, bà nổi giận đến mức biến mất dễ có đến 300 trang có lẻ.
(gần đây iem bỗng mua được bộ mới do NXB Đà Nẵng in từ niên 2001, thú hết sức)
Đêvit nhớn dần trong tình yêu thương của người mẹ và chị vú em
Pecgôti. Cơ mà thời gian êm đềm rồi sẽ qua nhanh.
Dư lẽ thường, người mẹ xinh đẹp, hiền hậu của Đêvit sẽ gặp một người liền ông hết sức liền ông, tử tế, chu đáo và quyến rũ, tôn ông
Mốcxtôn. Hai người làm đám cưới và ông Mơcxtôn bắt đầu biến đổi, từ chỗ vô cùng yêu chiều đến lúc ghét bỏ đứa con riêng của vợ chỉ trong một thời gian ngắn. Được sự giúp sức của chị gái, tức bà Mơcxtôn, ông em ra sức thực thi những điều khoản hà khắc và trái tim của người vợ hiền lành bị nát vụn. Lấy cớ lo cho tương lai, ông bố dượng ra lệnh không thể chống cự là gởi Đêvit đi học xa nhà. 8 tuổi rưỡi, Đêvit bị tống vào Xalem học hiệu, một học viện trá hình với một tay hiệu trưởng tàn nhẫn, nơi mà nếu đã từng đọc
Ôlivơ Tuýt của cùng tác giả, bạn đọc sẽ chẳng mấy ngạc nhiên.
Đêvit về thăm nhà khi mẹ sinh thêm một em bé và rồi ai mà ngờ được, cái hôn tạm biệt của mẹ cũng là lời vĩnh biệt.
...
Mặc dầu cái hôn của của mẹ tôi có thân thiện đến đâu, thì nó cũng không làm tôi nhớ mãi bằng những gì xảy ra sau đó.
Tôi đang ngồi trên xe ngựa thì nghe thấy mẹ tôi gọi. Tôi nhìn ra và thấy mẹ tôi đứng một mình bên hàng rào vườn, hai tay giơ cao đứa bé cho tôi nhìn. Trời hôm ấy lạnh và không có gió, không một sợi tóc nào, một nếp áo nào của mẹ tôi lay động, trong lúc mẹ tôi nhìn tôi đăm đăm, tay vẫn giơ cao đứa bé cho tôi thấy.
...
Em cậu cũng đi theo mẹ, trơ trọi chỉ còn lại Đêvit Copơphin
Nếu Đêvit Copơphin là một nhà ảo thật đại tài thì hẳn cậu đã làm cho anh em ông bố dượng biến mất, dư nhà ảo thuật cùng tên đã từng hô biến tượng nữ thần tự do, thế dưng nhân vật chính trong truyện chỉ là 1 cậu bé bình thường, đầy u buồn sầu não.
Lập tức, Đêvit bị gã bố dượng đẩy ra khỏi nhà. Cậu bé mới 10 tuổi buộc phải tự làm việc để kiếm ăn.
Vận dụng hết tư duy, Đêvit quyết định bỏ trốn, đi tìm người họ hàng duy nhất với những thông tin lờ mờ được nghe kể lại. Trên đường tìm bà cô Bétxi Trốtút, cậu bé gặp nhiều hạng người gồm đủ cả già lẫn trẻ. Cậu sẽ ăn bờ ngủ bụi, phải bán cả chiếc áo chẽn để mua thức ăn. May mắn là cuối cùng Đavit gặp một người oánh xe ngựa hiền lành, anh ta chỉ đường rồi cho cậu 1 pen ni, đủ để mua 1 cái bánh mì.
Iem xin đưa trường đoạn nầy lên để các cụ, mợ thông cảm mấy lị cậu bé Đêvit
Vậy thì, bà cô và người cộng sự khó hiểu sẽ quyết định đến vận mệnh đứa cháu mà đáng lẽ phải là con gái mới phải. Khi chị em nhà Mốcxtôn mò tới cảnh báo thói hư tật xấu của Đêvit và toan lôi cậu bé về, Bà Trốt…đanh thép trả nhời, đại loại
“Ta chả lạ gì quân đểu giả các người… và nếu thèng Đêvit đúng như các người nói thì ta vẫn kịp làm dư các người, cho nó ra đường một lần nữa.”
Đêvit được gửi vào một trường cũng khơ khớ và cậu có những người bạn mới. Cậu cũng dần dần nhận ra chân tướng thật sự của con người, vốn đã vô cùng phức tạp.
Ông hiệu trưởng nghiện rượu bỗng đâu bị tay trợ lý
Uria Híp bắt thóp và ngày càng suy sụp. Híp thường xoa tay vẻ phục tùng và luôn miệng tự nhận mình là 1 kẻ
“hèng kém”. Tuy nói ngọng dư thế, dưng Híp lại rất miu mô và tham vọng, sẽ làm mọi cách để cướp lấy ngôi trường và đặc biệt là để kết hôn với
Đôra, con gái ông hiệu trưởng. Không ai có thể ngăn được Hip nữa dồi.
Đêvit bị cuốn hút bởi
Stiêcphooc, một con người tài hoa có thừa và cũng hết sức hào nhoáng, phóng khoáng. Rồi cậu sẽ phải hối hận khi giới thiệu Stiêcphooc với
Emili, người trong mộng thủa ấu thơ. Stiêcphooc chả phải là con người thượng liu kỳ tài đó sao? Thế thì Emili mê tít cũng đâu có gì lạ? Buồn nỗi là Emili ngây thơ đã hứa hôn với
Ham, một chàng trai hiền lành chất phác, thật là phức tạp hết sức.
Tratdơn, bạn học cũ của David từ Xalem học hiệu, rất không ưa Stiêcphooc, cho rằng tay quý tộc giả hiệu này “ảo tung chảo” và không có gì tốt đẹp. Nếu Đêvit tin Tratdơn hơn thì có nhẽ nhiều bi kịch sẽ không xảy ra. Ngược với Stiêcphooc, Tratdơn khiêm tốn, có kỷ luật, có sự bền bỉ và do đó, thực sự là người có sức mạnh cho dù tiền bạc không phải lúc nào cũng được dư ý.
Thời gian dần trôi và Đêvit bỗng trở thành học sinh đứng đầu trường, cả về thực học lẫn tuổi tác. Dồi cậu cưới cô người iu xinh đẹp và bắt đầu những bước tiến đầu tiên.
Những người cũ cũng xuất hiện. Ông
Micôbơ vui vẻ, lãng mạn (nhiều người nhận da nguyên mẫu chính là ông bố của tác ngoài đời thực) đã vài phen vỡ nợ và phải vùi mình sau song sắt, cũng chính là người đã dạy cậu bé Đêvit khi xưa những lời gan ruột dư
"Đừng bao giờ hoãn đến ngày mai những gì cậu có thể làm hôm nay. Thời gian mất đi không bao giờ lấy lại được. Phải túm lấy cổ nó”
Hoặc:
Một lời khuyên nữa của tôi, cậu Copơphin, như cậu đã biết: Thu nhập hàng năm hai mươi bảng, chi tiêu mười chín bảng , mười chín si linh sáu pen ni. Kết quả : hạnh phúc. Thu nhập hàng năm hai mươi bảng, chi tiêu hai mươi bảng sáu pen ni, kết quả: Khổ sở. Đóa hoa đã tàn, chiếc lá đã khô, vị thần may mắn biến mất trong cái cảnh u ám, tóm lại người ta vĩnh viễn bị đánh gục, như tôi đây".
Ông Micôbơ hay viết da những đoạn văn hùng biện mà theo ông là tuyệt hay ( dư đoạn văn trên), đoạn giả vờ quên (là đã đọc) để đọc lại lần thứ hai cho mọi người một phen nữa cùng thưởng thức. Ông cũng chính là tác giả của câu trả lời huề vốn iem đăng ở phía trên cùng. Nhà văn cạnh tranh mấy lị Dickens thời ý là
Thackerey gọi Micôbơ là
“nhân vật trọn vẹn, hưởng lạc, bẩn thỉu và tuyệt vời thú vị”.
Đã ngấp nghé tuổi già, nhưng chị Pecgôti vẫn là vú em tốt bụng ngày xưa, nhất mực yêu quý cậu em bé bỏng. Đêvit đã ở lại với chị khi chồng chị, anh Bác Kít lên thiên đàng cùng con nước thủy triều. Hồi bé, chính Đêvit đã làm liên lạc, chuyển “mật thư” cho hai người.
Ácnét, cô bé vẫn quanh quẩn bên Đêvit khi cả hai còn nhỏ, h lại an ủi bạn trong suốt thời gian đau buồn. Ở đời thật sự mấy ai có được người bạn như Ácnét?
Ông Mốcxtôn tiếp tục lấy vợ, nghe nói cô vợ mới cũng có khá khá của cải và thảm thay, cũng có kết cục như bi thảm dư cô Clara.
Mọi chuyện rồi cũng trôi qua, quãng đường phía trước chắc chắn sẽ êm ả, dù một số người có thể hoài nghi về sự thành công của một số nhân vật.
Cô Trốtút rất hài lòng khi thấy cháu mình đã trưởng thành và gặt hái được khơ khớ trên con đường viết lách. Dù đã hơn 80, bà vẫn rất minh mẫn. Đặc biệt, bà chính là mẹ đỡ đầu của một cô bé
Bétxi Trốtút bằng xương bằng thịt, như bà vẫn hằng mong ước.
Một kẻ đê tiện chuyên nhằm vào của cải của liền bà, 1 hiệu trưởng giả cầy vô cùng nhẫn tâm, một người hầu trung thành và nhân hậu, một người đánh cá sống vì mọi người, một kẻ sa ngã, một gã liu manh đầy tham vọng, một người đầy uẩn ức chỉ chực bùng nổ, một người tưởng như cứng nhắc nhưng lại tốt bụng vô cùng, một người tưởng dư ngờ ngệch dưng lại rất đáng yêu… các nhân vật của truyện qua đỗi đời thường, sống động làm cho iem vừa đọc vừa hình dung… ngoại hình của từng người. Em cũng sai thảm hại khi hình dung tác giả hẳn là một người béo tốt, rõ chán, cơ mà không sao, vì iem tưởng tượng cũng không mấy khi đúng!
Sự say mê con chữ của Dickens đạt đỉnh điểm ở cuốn tiểu thuyết này nên văn chương theo lối khá là dông dài, đôi lúc còn biến thành lê thê, cơ mà cũng phải nói thật là iem thấy cuốn này dịch không thật sự hay cho lắm vì vẫn còn nhiều con chữ thừa và trùng lặp, ý văn nhiều lúc cũng nhiêu khê.
Iem đã từng rì viu David Copperfield ở “ rì viu sách hay 1”. Nay, noi theo tôn ông Micôbơ, iem cũng... giả vờ quên để rì viu lại, phen này kỹ càng hơn nhân dịp bản dịch mới và vừa được tung ra thị trường. Đây là một kiệt tác của văn học Anh, được đại văn hào
Lép Tôn Tôi coi là
“cuốn sách xuất sắc nhất của nhà văn Anh xuất sắc nhất” và cũng là cuốn tác giả ưng ý nhất
.
Kể da thì khớ là quái lạ, 100% người bị iem hỏi đều trả lời David Copperfield đâu có phải tiểu thuyết, mà chính là nhà ảo thuật số 1 thế giới. Cơ mà đúng là
David Seth Kotkin, vào niên 18 tuổi đã lấy nghệ danh là David Copperfield sau khi đọc cuốn sách của Charles Dickens. Hậu quả thế nèo thì mọi ngưỡi hẳn cũng đã dõ.