Xưa, sau bao ngày mong ngóng, cuối cùng iem cũng mua được cuốn
Ai Van Hô (nói thế là vì tên sách có trong mục sắp xuất bản thường được ghi ở bìa 4 một cuốn sách). Thi thoảng, có khi cầm tới cuốn Ai Van Hô nầy, iem lại nhớ tới thủa “mưa xanh gió tím” háo hức lần giở từng trang giấy mới tinh sương mà dư đã cũ kỹ dầm sương dãi nắng.
Ai Van Hô tiếng tăm da phết, chả phải Rô Bin Hút, tu sĩ Tấc, Vua Ri Sa sư tử tâm… đều nhiều lần bước từ những trang sách da thẳng sân khấu dồi lao vút đến màn ảnh đóa sao? Cơ mà, thảm thay, iem đọc Ai Van Hô ngay sau
3 người lính ngự lâm nên tiểu thuyết của tôn ông
Oan Tơ Sờ Cốt bỗng trở nên… nhạt nhẽo. Đấy cũng là lý do cuốn Ai Van Hô đã về tay iem rất đầu lâu òi mà vẫn còn khá mới, vì iem chắng thiết đọc lại cuốn nầy.
Vậy thì sao tự nhiên iem lại gõ dông dài đến thế, ấy là vì tôn ông Oan Tơ Sờ Cốt có lần tuyên bố, đại loại…
” Tôm Giôn, đứa trẻ vô thừa nhựn là cuốn tiểu thuyết mở đường cho văn học hiện thực Ăng Lê”.
“Tôm Jôn – đứa trẻ vô thừa nhận” được xuất bản lần đầu tựn niên 1749 và ngay lặp tức gây da những trận cuồng phong, khiến nhiều kẻ bàng hoàng, sửng sốt. Một làn gió mới tươi mát đã thổi vào cái không gian xám xịt, ủ rũ, cũ kĩ của văn chương nước Anh lúc ý. Câu chiện thì cũng chả ghê gớm mấy, chỉ là một số tình tiết đời thực được lãng mạn hóa, trong đóa người ta bẩu là có ối chi tiết được lấy từ đời tư phóng túng của chính tác giả, người buộc phải viết văn để trả tiền cho thói ăn chơi của mình.
Tôn ông Olươtdi là nhà quý tộc cai quản vùng
Xơmơxêtxơ. Ông là con cưng của cả tạo hóa lẫn Thần tàì vì hình dư cả 2 ganh đua nhau xem ai hậu đãi ông hơn. Khi câu chuyện bắt đầu thì người vợ xinh đẹp của ông đã qua đời được 5 năm ( Bà vợ đã 3 lần sinh nở những những đứa bé đều về với Chúa khi còn rất nhỏ). Lúc cuốn sách nầy được viết xong thì có lẽ ông vẫn còn sống.
Nhà quý tộc (đồng thời là quan tòa của vùng theo tục lệ lúc ấy) sống cùng
Britdêt, cô em ruột mà ông rất mực yêu thương. Cô thuộc loại phụ nữ mà ta nên ca ngợi những đức tính tốt hơn là nói về sắc đẹp, nhiều kẻ xú miệng thì gán cho cô cái danh hiệu hão huyền là “gái già”. Britdêt đại thơ chả quan tâm, cô đã hơn 30 dồi, thừa biết sự duyên dáng của một người liền bà cũng sẽ là cạm bẫy của chính họ.
Một lần, nhà quý tộc đi Luôn Đôn và 3 tháng sau mới trở về. Ông ăn bữa tối nháo nhào dồi lên phòng nghỉ ngơi. Ông quỳ xuống cầu nguyện vài phút, đoạn vén màn, thì bỗng đâu thấy một đứa bé ti hin đang ngụ say trên nệm. Quá đỗi sửng sốt, dưng là người tốt, ngay lập tức ông Olươtdi thấy thương xót đứa bé và rung chuông cho người hầu gái mà quên rằng mình đang chỉ mặc bộ đồ lót.
Người hầu gái
Đibôra Winkin, đã 52 tuổi và thề rằng chưa bao h nhìn thấy một người liền ông không bận quần áo, rụng rời chưn tay khi thấy ông chủ dư thế. Bà liền lánh da ngoài, yêu cầu ông chủ y phục chỉnh tề để không xúc phạm cặp mắt thanh khiết của bà. Tất nhiên là bà được giao việc chăm sóc đứa bé dồi sau sẽ hay.
Sớm hôm sau, sau bữa sáng, ông Olươtdi ngỏ ý muốn tặng em gái một món quà. Chắc mẩm sẽ nhận được dư thường lệ, một tấm áo dài hay 1 vật trang sức nào đó, cô Britdêt liền cảm tạ ông anh. Thế nên cô nín lặng khi thấy món quà lại là một đứa bé, cho đến khi ông anh kể lại câu chuyện đêm qua, cô vẫn chưa thốt lên lời. Ông anh tuyên bố sẽ nhận đứa bé làm con và cô em thì ca ngợi lòng tốt của ông anh. Khi đã bình tĩnh giở lại, dư thường lệ, cô lại gom hết đất lề quê thói để lên án người mẹ vô danh, kẻ đã làm xú mẹt giới nữ.
Việc thứ nhất thế là xong. H đến việc thứ 2, là tìm da người mẹ của đứa bé, người có thể đã đặt nó vào giường của nhà quý tộc. Việc nầy cũng được giao cho bà Winkin lớn tuổi và 9 chắn, vì những người hầu trong nhà đã được loại trừ.
Vốn là người tinh ý, ngay tắp lự, bà Winkin đã phát hiện da kẻ khả nghi, đó là cô ả
Jenny Jôn. Ả nầy nhan sắc hết sức bình thường cơ mà chả hiểu sao lại có rất nhiều kiến thức, đã thế lại nói tiếng La tanh ( tức La tinh) giỏi không kém đa số thanh niên thượng liu.
Khi nghe bá káo, ông Olươtdi hết sức ngạc nhiên. Vẫn nghe cái cô Jenny có nhiều khả năng nổi trội, chịu khó trau dồi kiến thức nên ông đã dịnh gả cho cô cho một mục sư trong vùng ( tất nhiên là có kèm theo 1 ít hồi môn). Cô Britdêt thì cảm tạ chúa và nói
“về phần tôi, từ nay tôi chẳng bao giờ còn dám khen một người liền bà nào nữa!”, trước kia đúng là cô đã từng oánh giá cao cô Jenny.
Jenny thút thít khóc, thú nhận mọi chuyện. Cô chấp nhận mọi phán quyết của vị quan tòa có tiếng nhân từ, nhất mực xin giữ kín về cha đứa bé, người hoàn toàn ở rất xa, không ở trong vùng thuộc quyền lực của ông Olươtdi và không thể có khả năng được hưởng ân huệ của ông ban cho.
Jenny sẽ chuyển đến một nơi bí mật để lánh xa mọi đàm tiếu, cô yên tâm rằng đứa bé sẽ được một người giàu có, tốt bụng nuôi dạy. Chắc chắn nó sẽ có một tương lai tươi sáng.
Tất nhiên, dư thường lệ, chợ lại họp và tiếng xì xầm lại theo gió lan xa. Sao đứa bé lại có thể được đặt vào giường của nhà quý tộc? Sao ả Jenny dễ dàng thoát khỏi mọi rắc rồi?... đáp án đã khá rõ: Ông Olươtdi có thể chính là… bố thèng bé.
Nhà quý tộc cứ lờ đi, ông là người hào sảng và có nhiều khách khứa. Trong những thực khách thường lui tới nhà ông có
bác sĩ Blifin, một quý tộc bất hạnh. Blifin vốn là một thiên tài nhưng bị ông bố bắt phải học y khoa, một nghề mà ông không ưa, để kiếm kơm. Sau một thời gian dài đèn sách, Blifin là bậc thầy trong hầu hết các môn ngoài môn ông dùng để kiếm kơm:
Kết quả là, đã hơn 40 tuổi mà vị bác sĩ nầy vẫn không có kơm để ăn.
Trong những lần đến ăn chực, bác sĩ hay tranh luận cùng cô Britdêt về tôn giáo và cả hai đều rất hài lòng khi được ca ngợi. Vị bác sĩ bỗng nảy sinh tình cảm mới lạ nhưng vì có những khúc mắc thầm kín nên ông đành thở dài buồn bã. Dồi thì, ông bỗng nhiên nhớ ngay ra mình có một người em không hề bị mặc kẹt, về hình thể cũng không hề chịu ơn của đấng tạo hóa. Ông em nầy đã mua 1 chức trung úy ngự lâm quân, rồi sau thăng lên tựn đại úy. Vì khúc mắc với 1 viên đại tá nên đại úy bèn bán lại chức vụ của mình dồi về quê nghiên kiú kinh thánh.
Sau chục trang giấy thì viên kiụ đại úy và cô Britdêt cũng mùn kưa đinh tán được nhau. Thêm vài cuộc bàn bạc về vấn đề tiền bạc hết sức tế nhị, hai người nên vợ nên chồng. Vị bác sĩ, kinh ngạc thay, vì thấy đáng lẽ ông em phải hết sức đền đáp công lao của mình thì lại da sức cà khịa, đến nỗi ông phải bỏ xứ mà đi.
Đến đây vừa khéo hết quyển 1 trong số 18 quyển của bộ tiểu thuyết nầy. Cơ mà dù đã rông dài dư thế, thì h cũng mới đến trang 80 (bao gồm cả bìa phụ, lời giới thiệu gồm 11 tờ).
Quyển hai bắt đầu với vài chuyện lặt vặt và một tin vui nổi bật. Cô Britdêt sinh được một cậu con trai kháu khỉnh, dù bị đẻ non mất 1 tháng. Ông Olươtdi mừng lắm, vì cuối cùng thì gia định cũng có người nỗi dõi. Ông tuyên bố sẽ nuôi cháu cùng với thèng bé
Tômmy, con nuôi của ông. Vợ chồng kiụ đại úy Blifin bắt đầu hục hặc. Cũng đễ đoán thôi, trí lực của kiụ đại úy đặt hết vào tài sản của nhà vợ. Để lập các kế hoạch, hắn đã sử dụng rất nhiều kiến thức chuyên sâu về đại số và đọc rất chi là nhiều sách về bẩu hiểm, về quyền sở hĩu… Cơ mà đúng lúc hy vọng đương tràn trề thì thần chết bất thình lình xuất hiện. Cả 2 bác sĩ Y và Z được mời tới và đáng lẽ phải cố gắng kiú sống Blifin em thì 2 vị lại quay da tranh cãi kịch liệt về nguyên nhân cái chết.
Phải đến cuốn 3, tức trang 135, nhân vật chính mới xuất hiện.
Tommy Jôn nhớn lên trong tình yêu thương của ông bố nuôi, cơ mà thế quái nèo mà từ bé, nó đã có nhiều thói xấu. nó bị kết tội ăn trộm 3 lần: lần 1 là ăn trộm vườn quả, lần 2 là ăn trộm…cả 1 con ngan và lần 3 là oánh kắp 1 quả bóng của cậu Blifin, một cậu bé ngoan ngoãn, kín đáo và ngoan đạo. Nhiều người ngạc nhiên vì tại seo ông Ulươtdi lại cho một đứa như Tôm được ăn học cùng cháu ông, cháu ông mà bắt chiếc nó thì nguy to!
Cơ mà Tôm cũng có những phần tốt đẹp, cậu rất thân thiện và hào phóng với những người ở tưng lớp bình dân và họ cũng rất quý mến cậu. Có lần Tôm bị oánh đòn những nhất quyết không khai đồng bọn (là 1 bác coi rừng) đang nấp trong đống rơm.
Đến vị thành niên, Tôm đã rất đỏm dáng. Tuy thấp hơn cậu Blifin nhưng bù lại, chả hiểu học đâu ra, Tôm lại có ưu thế về quyền anh. Có lần, Blifin gọi Tôm là
“đồ con hoang ăn mày” và được ăn ngay mấy cái bánh tét (nói thế cho tao nhã, chứ thật da là mấy quả đấm) ộc cả máu mũi. Trước mẹt mấy người nhớn, Blifin vừa khóc vừa nói không đời nào cậu chửi hay khiêu khích Tôm vì
“Chúa không cho phép con mở miệng nói da những nhời dư thế”. Cậu ta cũng tiện thể khai luôn chuyện Tôm nói dối và bác coi rừng mới là thủ phạm, làm Tôm phải vật nài cha nuôi
“hãy trừng trị con mà tha thứ cho bác Gioocgiơ tội nghiệp”. Câu chuyện lan da và Tôm Jôn được đám gia nhưn tung hô nhiệt liệt. Phần ngược lại tất nhiên dành cho cậu Blifin, nhưng cậu ta cần cóc gì. Bà góa Blifin, tức cô Britdêt, cũng tỏ da yêu thương Tôm, trái hẳn với sự ghét bỏ khi trước. Thế là thiên hạ lại đồn ầm lên rằng bà cô thế là… phải lòng cháu nuôi dồi.
Nhân vật nữ chánh xuất hiện muộn hơn nam chánh một quyển. Ấy là nàng
Xôfia Wetxtơn, cô được tả là là vô cùng xinh đẹp (iem cứ nghĩ không biết cô có giống diễn viên tuyệt sắc Xô fi a Lò Rèn, tức Sofia Loren, hay không?), dong dỏng cao, cực kỳ thanh tú và nếu trán của cô có cao thêm chút nữa thì cũng không hại gì. Cô là con gái duy nhất của điền chủ Wetxtơn, hàng xóm của ông Ulươtdi, dù rằng nhà hai ông cách xa nhau dễ có đến dăm h đi bộ.
Ngay khi một cô gái đẹp xuất hiện thì thể nèo cũng câu chuyện cũng thêm phần phức tạp và có nhiều kịch tính. Thoạt tiên sẽ là mối quan hệ tay 3. 1 bên là Tôm đẹp mã dưng có phần thô kệch hoang dã và 1 bên là Blifin nền nã sau này sẽ được thừa kế một gia tài khổng lồ, Cô Xôfia xinh đẹp sẽ chọn ai? Những bậc phụ huynh sẽ chọn ai (hỏi thế chứ tất nhiên ta biết thừa các đấng sinh thành không bao h gả cô con gái lá ngọc kành vàng cho 1 đứa…không rõ gốc tích)? Nếu chỉ giải quyết vấn đề nầy thì câu chuyện chỉ đến cuốn 5 là hết.
Những câu chuyện lắt léo tình cờ ập tới làm cho những người trẻ tuổi phải dời xa nhau, 2 trong số họ bắt đầu những chuyến phiêu liu tới tựn Luôn Đôn và xa hơn nữa. Tôm thì bị đuổi vì một âm miu và Xôfia thì phải chạy trốn một đám cưới.
Tôm sẽ đi đến đâu? Cậu có thoát được lưới tềnh các bà các cô , trong đó cả 1 mệnh phụ nổi tiếng ở kinh thành, giăng ra để quay về với người cha nuôi đã từng ốm suýt chết, nay phục hồi cũng chỉ còn trơ trọi 1 mình vì cô em Britdêt cũng đã qua đời. Cha mẹ cậu thật sự là ai? Có phải là ông lọ bà chai như các nguồn tin đã xác thực. Đa tình dư thế, ấm chén nhiều liền bà dư thế, cậu sẽ đối mẹt với Xôfía dư lào?
Xôfia xinh đẹp tuyệt trần nhưng ngây thơ trong trắng, cô sẽ da sao khi phải đối đầu với miu hèn kế bẩn của những tên quý tộc đểu káng, xảo quyệt.
Từ đây về sau, iem không gõ vắn tắt được nữa, đó là phần mà gõ da thì… lộ hết nên iem xin dừng gõ ở đây, đổ lỗi cho tay đã mỏi.
Đám nhân vật phụ, đủ mọi từng lớp, hết sức đông đảo và linh hoạt dồi sẽ tạo da các tình tiết bất ngờ, đan xen vào nhau với những âm miu, thủ đoạn, làm cho các nhân vật chính tha hồ liểng xiểng trong gần nghìn trang còn lại, đến nỗi mà có khi sự kinh hoàng đã ập đến tự lúc nèo dồi.
Cách tác giả hành văn sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nhà văn sau nầy. Henry Fielding đã đóng vai người kể chuyện rất bông lơn hóm hỉnh và không hề thiếu vị chua chát, châm biếm . Em gõ dông dài, cũng là một cách tôn vinh bút pháp “dông dài” của cuốn sách nầy, cuốn sách mà ở đầu 1 quyển thì lại có 1 chương lê thê lòng vòng mang đậm chất xã luận mà chả thực sự liên quan đến những gì phía sau.
Nhà văn S. Maugham nổi tiếng, người được trả nhuận bút cao nhất thập niên 30 của thế kỉ trước, xếp Tôm Jôn - đứa trẻ vô thừa nhận là cuốn sách hay nhất mọi thời đại. cây viết kỳ cựu Robert McCrum của tờ The Guardian thì xếp cuốn nầy ở vị trí thứ 5 (theo
https://www.theguardian.com/books/2003/oct/12/features.fiction ). Cơ mà theo iem thì không đến nỗi thế, dù đây là một cuốn sách hay lạ kỳ, khởi đầu cho 1 kỉ nguyên mới của văn học (cái lày là iem cho là thế, dứt khoát thế).
Chả biết có phải ngài Jones nầy được cha mẹ đặt tên theo nhân vật trong cuốn sách iem vừa rì viu hay không, cơ mà bài hát được nghe nhiều nhất của ông cũng có hơi hướm của Tôm Jôn.