Thời “hại điện” của Phú Lãng Sa iem đọc không vào mấy, rõ chán cho cái gọi là “sự đọc” của iem. Có nhiều cuốn mà chỉ riêng đọc cái phần giới thiệu thôi cũng đủ hết hồn (hoặc hút hồn), dưng rút cuộc cũng chỉ đọng lại trong iem cái tít sách. Tức là nhắc đến thì iem cũng nhớ da là mình từng đọc dồi, còn chuyện dư lào thì quên tiệt.
Một trong số đóa là “ Kẻ giết người đoạt giải Goncourt” (Cái tít sách được thiết kế thế nào mà iem lại tưởng tên sách chỉ là “ Kẻ giết người”). Đại loại 1 kẻ mong đoạt giải Con Cua ( tức Goncourt) hết sức nên viết 1 cuốn kỳ án gởi đến ban bánh khảo, để dồi sẽ có người nhận da các vụ án trong sách giống hệt các diễn biến đời thật…
( Ảnh chôm trên mạng)
Iem biết đến giải Con Cua từ đóa, đâm da tò mò muốn đọc những cuốn đã đoạt giải.
Một cuốn sách dư thế, chỉ cần đọc qua nhời giới thiệu đã thấy gớm hết sức. Chả hiểu tác giả viết gì mà lại làm ban bánh khảo giải thưởng lớn phá lệ ( Con Cua danh giá hết sức, được oánh giá là trao cho cuốn sách hay nhứt nước Phớp trong 5), trao sớm lên 2 tuần vì… lo sợ các giải bé hơn, làng nhàng hơn sẽ tranh mất phần. Ấy là cuốn
“Người tình của Brecht”.
Bertolt Brecht ( 1898 – 1956) là nhà viết kịch nổi tiếng người Đức, tuy sống liu vong dưng vẫn đau đáu về quê nhà. Ông có niềm khao khát lớn lao về hạnh phúc của nhưn loại và … bị lọt vào danh sách đen của FBI khi tạm trú ở Mỹ để tránh thảm họa phát xít Hít Le.
Nhằm niên 1948, Brech (vốn là tín đồ của cụ Kác Mác) trở về quê hương, lại bắt đầu viết và dàn dựng các vở kịch. Tác giả đã lấy quãng thời gian này để viết lên một câu chuyện về thân phận con người. Đây là thời gian mà chuyện gì cũng có thể xảy da, và trong cuộc chơi thì tất nhiên phải có vài nhân vật.
Vậy thì Brech sẽ được đón tiếp trọng thị và tất nhiên ông sẽ bị cơ man mật vụ CHDC Đức đặc biệt chú ý. Một cô gái đẹp, là một diễn viên trẻ có nhiều triển vọng, được bố trí để giúp ông nầy trong thời gian hòa nhập. Tất nhiên cô là mật vụ và nhiệm vụ của cô là bằng mọi cách có thể, bá cáo nhanh nhất về trung tâm những diễn biến trong tâm tư, hành động của ông Đức kiều.
Brecht nhận ra một màu xám xịt bao trùm lên khắp CHDC Đức. Ông không nhận ra những người Đức kiêu hãnh ngày nèo, thay vào đó là những người chui lủi, sợ xệt và hay dò xét, nghèo đói về vật chất và đặc biệt là về “tinh thần”. Trí tuệ, thứ tuyệt vời nhất của con người, cũng đã được “kiểm soát”. Cơ mà ông có nhận da cô điệp vụ lúc nèo cũng kè kè bên cạnh?
Cô gái có yêu công việc nầy không? Dồi cô dò xét được những gì? Cô có cưỡng lại được tài năng tỏa ra lấp lánh ở vị đạo diễn lừng danh (được rất nhiều cô diễn viên trẻ vây quanh, ve vãn)?
Sếp trực tiếp của cô thì mê cô dư điếu đổ (cô đẹp quá mà) và phải đấu tranh với 2 thứ: Quyền lực và nhân cách. Ông nầy hoàn toàn có thể cưỡng ép người đẹp, người ông ta si mê chớ bộ. Ông cần thông tin từ cô để bá cáo lên cấp cao hơn, và luôn đau khổ khi tưởng tượng cảnh cô nàng gần gũi mấy lị nhà viết kịch. Chả phải là lửa gần rơm hay sao?
Những sự kiểm soát đan xen giữa vài người những cũng đủ vẽ lên cái không khí ngột ngạt của một khoảng thời gian dài, mà ở đó hình dư hiếm có người tìm thấy hạnh phúc đích thực.
Tác giả hành văn theo lối kể nhàn nhạt, dẫn dụ người đọc vào cái không khí bàng bạc, u ám. Chả có sự kiện đặc biệt nổi bật, chả cóa kịch tính, giật gân, không nút thắt và cũng chả hề có tháo gỡ trong cuốn tiểu thuyết hư cấu trên nền nhân vật chánh có thật này. Thế nhưng, người đọc lại có thể liên tưởng tới nhiều thứ, và có khi liên tưởng tới tận bài phát biểu nổi tiếng của tôn ông Uyn Tơn Sơc Sin, trong đóa tiên đoán, đại loại “tấm màn sắt thời trung cổ sẽ bủa vây đông Âu 1 lần nữa”.