Sau cuốn hồi ký chán nhất ( tất nhiên là theo thiển ý của iem) thì sẽ là cuốn hồi ký hay nhất( tất nhiên cũng là theo thiển ý của iem), ấy là hồi ký của tôn ông
Uyn Tơn Sớc Sin về chiến tranh thế giới lần 2.
Đây là phần tiếp theo của phần trước , và là phần hay nhất của tổng tập hồi ký Sớc Sin.
Sớc Sin là người đã nắm nhiều bộ khác nhau trong các chính phủ Anh, vì thế mà ông có nhiều thông tin hơn bất kỳ người nào. Vào cái thời loạn lạc, khi chủ nghĩa phát xít lớn nhanh hơn thổi, thì Sớc Sin đã có nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm của Hít Le dưng dồi thì cũng ít người quan tâm.
Khi thế chiến 2 bắt đầu thì Sớc Sin trở lại làm ********* Hải Quân và lên làm ********* (Sau đó kiêm ********* quốc phòng) vào tháng 5/1940 trong tình thế nước Anh có nguy cơ sụp đổ trước sức mạnh của quân Đức. Sớc Sin đã tưởng tượng ra cảnh lục quân Đức, với sức mạnh vượt trội, đặt chân lên bờ biển nước Anh...
1300 trang sách ( bản tiếng Việt) ngồn ngộn thông tin , đầy ắp các sự kiện và hẳn có độc giả sẽ bội thực, hoảng hồn. Sớc Sin viết cực kỳ cô đọng, súc tích, cơ mà vẫn chau chuốt bay bướm, vẫn có một số đoạn văn dông dài hơi hướm hài kiểu Anh đâm da người dịch nhiều phen cũng không hiểu ra làm thao.
Các nhân vật được cựu ********* Anh chấm phá, khi dài khi ngắn, rất sống động. Sớc Sin tả ********* ngoại giao Liên Xô Lit Vi Nốp chỉ bằng 5 chữ “người do thái lỗi lạc”, liền sau đó là 1 mớ dài để nêu bật sự khó lường với kiểu nói ậm ờ nước đôi, lịch thiệp với mũ áo chỉnh tề của Mô lô Tốp, người thay thế Lít Vi Nốp. Sớc Sin cũng rất khéo léo làm rõ tính cách của Ru Dơ Ven ( Tổng Thống Mẽo khi ý) bằng những câu chuyện khi 2 ông gặp nhau, nêu ra các ý kiến của tiền nhiệm ( là tôn ông Chamberlain) để thể hiện sự run sợ trước cường quyền của ông này. Cơ mà với Xta Lin thì Sớc Sin lại dùng kiểu miêu tả gián tiếp qua những công văn đi lại... vv
Iem nghĩ Sớc Sin cũng rỏ nước mắt khi viết về sự tuẫn tiết của các vị lãnh đạo 1 số nước dư Tiệp Khắc, Hy Lạp, Nam Tư…vv khi nhìn thấy trước sự thất bại trước quân Đức và thấy tự tin vào chiến thắng hơn trước sự kiên định của tướng Pháp Đờ Gôn.
Tình hình căng hơn dây đàn thời ý hiện lên rõ ràng với các câu chuyện dù là nhỏ bé, với các văn thư được in trích đoạn hoặn toàn văn. Các cuộc đàm phán bí mật cũng được lôi ra tuốt tuột và cho người ta thấy rõ hơn những âm mưu bí hiểm, những toán tính kinh người và những mối nghi ngờ khủng khiếp ngay giữa các nước đồng minh, hay giữa châu Âu và Liên Xô, châu Âu và Đức. Đến nỗi một số nước còn không biết cái nào tốt hơn giữa “ bị xâm lăng của Đức hay được bẩu vệ bới Liên Xô”, kinh hãi trước viễn cảnh quân đội Xô Viết hành quân qua những mảnh đất của mình để phòng thủ một vùng đất khác (Sợ Xta Lin mượn đường để oánh Chiêm Thành). Đến nỗi Liên Xô gọi không ai giả nhời và sau thì ai đó gọi Liên Xô cũng không giả nhời. Tất cả đã thua Đức Quốc Xã.
Mặc dù chống cộng khét tiếng và rất bực tức khi các cảnh báo (qua đường chính thức và không chính thức) của mình về Đức sẽ tấn công Xô bị bỏ qua, cơ mà S Sin vẫn rất công bằng khi oánh giá về chiến công vĩ đại của quân dân Liên Xô mà ông coi là có tính chất quyết định trong việc lập lại hòa bình.
(Tất nhiên là iem muốn đưa lên nhiều trang hơn nữa, cơ mà nếu thế thì thớt sẽ đến trang 34 luôn ý chứ)
Sớc Sin cũng viết lại rất chi tiết về cuộc chiến trên tất cả các chiến trường, từ địa trung hải tới châu Á, từ trung đông tới châu Phi, từ phi trường tới hải cảng, từ trên không xuống dưới đất, dưới nước. Lồng vào đó là rất nhiều các câu chuyện về sự viện trợ của Mỹ, về sự quật cường của du kích khắp nơi và thậm chí, có những mẩu chuyện nhỏ nhưng lại hé lộ cả những góc khuất ít người biết dư là nguyên do tại sao X ta Lin lại thanh trừng quân đội vào niên 1937 khiến cho 5000 tướng tá bị tử hình, thống tướng Sô Cô Lốp Ski phải “ nhập kho”, thống tướng Giu Cốp bị kỷ luật và làm quân Nga yếu đi trông thấy.
Một cuốn hồi ký cực hay, hay nhất trong các hồi ký iem đã đọc và …sẽ đọc. Hay đến nỗi đoạt cả giải Nô Beo 1953, thế có ghê không cơ chứ.