Một cuốn hồi ký nữa cũng rất” văn chương” ( Từng được đề cử giải Nô Beo vào niên 1963), bay bướm lại là phần hơn so mấy lị Hồi ký Sơc Sin, ấy là hồi ký của
Sác Lơ Đờ Gôn. Đờ Gôn thì chả cần giới thiệu nhiều, ông này đã quá nổi tiếng dồi.
Đây là bộ sách dày có nhẽ đến nghìn rưởi trang có lẻ. Nói là có nhẽ là vì iem mới chỉ đọc được tập 1. Tập 2,3 thì giới thạo tin cho hay là có vướng mắc 1 số thứ nên chưa biết bao h được xuất bản ( Miền nam trước 75 đã in đủ bộ hồi ký nầy).
Tập 1 nói về giai đoạn 1940 – 1942, tất nhiên là có điểm lại các tin chính trong khoảng thời gian trước đó.
Những năm 37,38,39, Đờ Gôn đã nhiều lần cảnh báo các quan chức trong chính phủ về sự nguy hiểm của Phát xít Hít Le nhưng đều bị bỏ qua. Cũng phải nói là tình hình nước Pháp lúc ý hết sức rối ren, ông lào cũng gớm cả nên không ai chịu ai.
Đờ Gôn viết văn hết sức “ hào hoa”, tái hiện chân thực khung cảnh loạn xà ngầu của nước Pháp, của con người Pháp và các nhân vật có liên quan.
Đờ Gôn giành rất nhiều đoạn để nói về sự kiên định, tài hùng biện và nhiều khí chất của tôn ông Sơc Sin, người đã đồng hành cùng Đờ Gôn từ khi nước Pháp còn chưa sụp đổ. Cơ mà công cũng tả rõ nét một vài nhân vật chỉ bằng các mẩu hội thoại thú vị hay các đoạn văn ngắn như đoạn ông gặp thống chế Pê Tanh ( Anh hùng nước Pháp trong thế chiến thứ nhứt nhưng sau này đứng đầu chánh phủ Vichy bù nhìn do Đức giật dây) vào niên 1940, trong tình thế nước sôi lửa bỏng…
Khi đi qua hành lang, tôi gặp thống chế Petain mà tôi đã không gặp từ năm 1938. Ông nói với tôi:
- Ông đã là tướng rồi, nhưng tôi không chúc mừng ông đâu. Thất trận thì cấp bậc để làm gì cơ chứ!
- Thưa thống chế, chính ông nhận được những ngôi sao đầu tiên trong cuộc rút lui năm 1914. Vài ngày sau đó là trận sông Marne.
Đờ Gôn sang Anh lập một đội quân kháng chiến. 1 lần nữa người Pháp lại rối bời, họ không biết phải đứng về phe nào. Có phe kháng chiến, có phe Vichy và có phe…không biết đi đâu về đâu. Những động thái của người Anh cũng làm cho nhiều người Pháp phải suy nghĩ. Đứng trước đội quân lưu vong của Đờ Gôn, 1 sĩ quan Anh đã nói dõng dạc, đại ý:
xét theo chánh thống, nếu đứng trong hàng ngũ những người kháng chiến thì các bạn sẽ phản bội chính phủ của mình!
Ngòi bút hết sức linh hoạt của Đờ Gôn dư thảng thốt trước cái không khí hoảng loạn của quân, dân nước Pháp đương không biết đi đâu về đâu khi quân Đức chuẩn bị tiến vào Pari, dư giận dữ trước các hội nghị bàn tiến bàn lui mà ai nấy đều vò đầu bứt tai, bất chấp thủtướng Anh cất công tới úy lạo bằng một thứ tiếng Pháp duyên dáng.
Ngòi của Đờ Gôn như chững lại trước khó khăn trăm bề của quân kháng chiến thủa ban đầu ( Nơi mà mình đương trú tạm cũng bị oánh bom tơi bời), rồi dư reo mừng với việc chánh phủ liu vong các nước lũ lượt kéo tới Luân Đôn, hò nhau bàn miu sâu kế hiểm oánh phát xít.
Đờ Gôn cũng không ngần ngại nói về những khúc mắc với người Anh ( Có khúc mắc sẽ phần nào hé mở số phận 1 số vùng đất, trong đó có… Việt Nam, ở những cuộc đàm phán sau này), không ngần ngại nói về sự tàn sát lẫn nhau của chính những người Pháp ( Những người theo Vichy và những người Pháp kháng chiến là địch, ta theo....nguyên tắc).
Tiếc là là tập 1 thì chỉ kể đến năm 1942, khi mà Đờ Gôn sang tận Châu Phi tổ chức quân kháng chiến và liên tục đi về Luôn Đôn để tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh với chánh phủ Pháp kháng chiến ( ngày càng có uy tín trên trường quốc tế, được nhân loại tiến bộ oánh giá cao).
H iem vẫn đương hóng 2 tập còn lại, thật là “ cơ khổ, cơ khổ”.