[Funland] Review sách hay 02

PCNguyen

Xe tăng
Biển số
OF-64078
Ngày cấp bằng
14/5/10
Số km
1,103
Động cơ
247,190 Mã lực
"Nghĩ giàu làm giàu (Think and grow rich) là cuốn em rất thích, với em đó là quyển sách mang đến sức mạnh cá nhân hơn là "grow rich".
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,208
Động cơ
688,980 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, xin được gửi lời tri ân đến các cụ các mợ đã và đang đứng trên bục giảng.

Em rất ít khi đọc tự truyện, nhưng hôm nay em muốn giới thiệu đến các cụ mợ một cuốn tự truyện của một người chưa từng đứng trên bục giảng, nhưng đã dạy nhiều học sinh:
IMG_20211120_193938.jpg


Không nuột nà trau truốt, không đao to búa lớn, càng không tô hồng bản thân, cuốn sách là những tự sự rất mộc mạc của một con người học hành dở dang vì mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Khi mong manh giữa sự sống và cái chết, Nguyễn Bích Lan vẫn nỗ lực tự đọc sách, tự học tiếng Anh, mở những lớp dạy thêm cho học sinh và trở thành một dịch giả. Cuốn sách là hành trình vượt lên số phận của một người phụ nữ nhỏ bé có nghị lực phi thường.
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
912
Động cơ
320,291 Mã lực
Khi xưa đến ngày này, VOV lại hay đọc truyện “người thầy đầu tiên” của tác giả người Trung A Liên Xô, em không nhớ tên, có tác phẩm “Daxgestand của tôi”, ai chỉ giúp em với ạ! Em nhớ trong tập truyện về thầy cô giáo, rất nhẹ nhàng và nhân văn, không hề đao to búa lớn, đọc từ bé mà vẫn ấn tượng mãi. Tks.
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,208
Động cơ
688,980 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khi xưa đến ngày này, VOV lại hay đọc truyện “người thầy đầu tiên” của tác giả người Trung A Liên Xô, em không nhớ tên, có tác phẩm “Daxgestand của tôi”, ai chỉ giúp em với ạ! Em nhớ trong tập truyện về thầy cô giáo, rất nhẹ nhàng và nhân văn, không hề đao to búa lớn, đọc từ bé mà vẫn ấn tượng mãi. Tks.
Em vừa hỏi cụ google đây ạ:
"Dagestan của tôi" (tiếng Avar: Дир Дагъистан, tiếng Nga: Мой Дагестан) là một tác phẩm sách viết bằng tiếng Avar của nhà thơ người Dagestan thuộc Liên Xô - Rasul Gamzator.
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
912
Động cơ
320,291 Mã lực
Em vừa hỏi cụ google đây ạ:
"Dagestan của tôi" (tiếng Avar: Дир Дагъистан, tiếng Nga: Мой Дагестан) là một tác phẩm sách viết bằng tiếng Avar của nhà thơ người Dagestan thuộc Liên Xô - Rasul Gamzator.
Em đang tìm tập truyện cụ ạ. Em ấn tượng vì nó là những mẩu chuyện thầy trò rất đời thường, dung dị … không đao to búa lớn như truyện tuyên truyền kiểu “nhân vật điển hình trong một hoàn cảnh điển hình” :) .
Lúc đấy đọc xong cứ thắc mắc, sao truyện bình thường thế? Lớn lên mới hiểu, vỗ đùi cái đét … à thì ra là vậy. Còn hơn con bò nghe truyện cười cụ ạ. :( .
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,208
Động cơ
688,980 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đang tìm tập truyện cụ ạ. Em ấn tượng vì nó là những mẩu chuyện thầy trò rất đời thường, dung dị … không đao to búa lớn như truyện tuyên truyền kiểu “nhân vật điển hình trong một hoàn cảnh điển hình” :) .
Lúc đấy đọc xong cứ thắc mắc, sao truyện bình thường thế? Lớn lên mới hiểu, vỗ đùi cái đét … à thì ra là vậy. Còn hơn con bò nghe truyện cười cụ ạ. :( .
Mợ dò ngược từng tên theo google xem sao ạ:
IMG_20211121_201502.jpg


Có thể em chưa đọc cuốn sách mợ đề cập. Nhắc đến tình thầy trò em lại nhớ truyện này. Em xin phép đăng toàn bộ nội dung thay review vì cũng ngắn thôi ạ.

Ngẩng đầu lên đi em
(Tác giả: Đỗ Tiến Thụy)

Tôi giật bắn mình và cảm thấy rất rõ tim mình ngưng đập. Máu tôi ngưng chảy khiến mười đầu ngón tay tôi thoắt trở nên lạnh cóng. Anh đã biết rồi ư? Ai nói cho anh biết hay anh tự phát giác? Không có lẽ? Đã nhiều lần anh ngỏ ý muốn về thăm quê, nhưng tôi tìm đủ lý do trì hoãn, bởi lo sợ anh biết sự thật về cái quá khứ mà tôi đang cố giấu đi. Vậy thì tại sao anh lại đưa ra cái yêu cầu kia vào đúng lúc này? Tôi lấm lét nhìn anh. Anh vẫn nhìn tôi bằng đôi mắt ngụt lửa đam mê khiến tôi chợt hiểu rằng, anh vẫn chưa biết gì cả. Anh làm thế chẳng qua là muốn thể hiện lòng tự trọng trước tôi trong thời buổi lắm dịch bệnh rập rình. Nhưng lời đề nghị của anh vô tình đã khiến tôi chết điếng.
Tôi theo anh đến bệnh viện cùng sắc mặt u ám. Thời gian chờ đợi kết quả là những ngày tôi sống trong trạng thái lo sợ phập phồng. Còn anh, vẫn với cái nhìn ấm áp, nụ cười vô tư ánh lên niềm tự tin kiêu hãnh mỗi lúc gặp tôi. Tôi biết, anh không phải lo sợ cho mẫu máu của mình, bởi tiền sử gia đình anh đều khỏe mạnh; anh là người sống mực thước, có phần nhút nhát. Bạn bè tôi vẫn thường chê anh sống “nhạt”, đàn ông gì mà không rượu bia, không trà, không thuốc. Anh yêu tôi là mối tình đầu, trong sáng. Còn tôi… Tôi hoang mang đón đợi một kết quả khủng khiếp. Sự thật sắp được vén lên kéo theo một sự đổ vỡ đã nhìn thấy trước. Đúng hẹn, anh nằng nặc bắt tôi cùng đến bệnh viện. Hai tờ phiếu ghi kết quả được đưa ra. Tôi vồ lấy tờ phiếu của mình dán mắt vào, chầm chậm đọc quét từng chữ. Quả tim tôi thắt bóp từng hồi theo những dòng kết quả. Còn anh, anh chỉ nhìn dòng kết luận cuối cùng trên tờ phiếu của anh rồi reo lên như trẻ nhỏ: “Nga! Em xem này, máu của anh rất tuyệt vời!”. Tôi đón tờ phiếu của anh và trao cho anh tờ phiếu của tôi. Anh cũng chỉ nhìn qua dòng kết luận rồi hồn nhiên búng ngón tay đánh “choách” giơ lên cao nói giữa chốn đông người: “Máu của em cũng rất tuyệt vời! Chúng mình là một cặp tuyệt vời!”. Anh không để ý đến những ánh mắt khó chịu của những người xung quanh. Anh cũng không biết rằng tôi đã kín đáo quay mặt đi giấu ánh mắt âu lo. Anh là một chàng trai ngộc nghệch, không đoán được tôi đang nghĩ gì. Anh đưa tôi về quê ra mắt gia đình. Bố mẹ anh rất hài lòng với tôi. Qua thái độ, tôi hiểu cả bố và mẹ anh đã coi tôi như con dâu chính thức. Điều ấy khiến tôi càng buồn hơn. Đến lúc này thì anh không thể hiểu nổi nữa, gặng hỏi. Tôi chớp mắt nhìn anh. Ánh mắt thấp thoáng hơi nước báo hiệu một uẩn khúc cần được giãi bày. Tôi dè dặt đề nghị, em sẽ kể hết cho anh nghe. Nhưng… Nhưng kể bằng cách nào đây? Câu chuyện quá khó không thể kể bằng lời. Câu chuyện quá dài không thể kể qua tin nhắn hay điện thoại. Chỉ còn một cách duy nhất… Tôi khẽ khàng đề nghị với anh. Anh tỏ vẻ khổ sở, nhưng không còn cách nào hơn, đành đồng ý và chờ đợi.
Một đêm không ngủ với những câu hỏi bay lửng lơ chờn vờn trước mắt, tôi đã quyết định viết ra sự thật, một sự thật cay đắng gắn với quá khứ của một đứa con gái nhà quê. Hôm sau anh đến, tôi đưa cuốn sổ với những con chữ ướt nhòe cho anh. Anh đón cuốn sổ và buông một câu đùa quen thuộc: “Em lại ấm đầu rồi!”. Anh! Em đã định giấu mãi mãi chuyện này. Nhưng bây giờ thì em không thể. Khi bố mẹ anh hỏi thăm gia đình em, em đã không dám nói thật. Nhìn vào ánh mắt mong mỏi của bố mẹ anh, về hoàn cảnh nhà anh, em không nỡ… Em không nỡ giấu giếm thêm một ngày nào nữa. Bố mẹ anh già rồi, các cụ mong mỏi đứa con độc nhất lấy vợ, sinh con. Vì thế bố mẹ đã quá hy vọng vào em, người có thể sinh cho các cụ những đứa cháu khoẻ mạnh. Mà em thì… Nhà anh bốn đời độc đinh. Em đã biết. Em đã biết nên em không thể. Em không thể anh ơi… Em là một đứa con gái dị tật bẩm sinh. Và em rất có thể lại sinh ra những đứa con dị tật… “Khô…ông! Em nói dối!”. Anh quăng cuốn sổ lên bàn, nắm vai tôi lắc mạnh. Tôi ngước nhìn anh bằng cặp mắt ướt nhoè: “Em nói thật!”… Trước khi đi học, em không phải mang tên Nga như bây giờ. Cả làng Đầm Kênh gọi em là con Ngoẹo. Bố mẹ em thở dài nhìn đứa con gái đầu bẹp vào vai, suốt ngày ngồi thui thủi như một con cóc trong xó cửa. Người làng bảo bố em bị nhiễm chất độc da cam ngày ở Tây Nguyên, nên sau khi sinh em bố mẹ không dám sinh thêm lần nữa. Đêm đêm mẹ ôm em chặt cứng trong lòng, nước mắt râm ri thấm vào tóc em khét đắng. Bố em buồn bã uống rượu tối ngày. “Tôi có ăn ở ác với ai bao giờ mà trời đầy đọa con tôi?!”, bố gào lên khi đã say mèm rồi lảo đảo ngã dúi vào xó cửa ôm lấy em mà khóc. Hết viện này viện nọ, các thầy thuốc khám cho em đều kết luận: Nhũn xương cổ. Dị tật di truyền, không chữa được…
“Anh không tin! Em bịa đặt ra chuyện này làm gì? Hay là hôm về quê bố mẹ anh có điều gì không phải với em?”. “Không, bố mẹ anh tốt lắm! Chính vì bố mẹ rất quí em nên em không nỡ… Vì thế nên em đã quyết định nói rõ sự thật…”. Hết hy vọng vào bệnh viện, bố em lẳng lặng xách dao ra bờ tre đầu xóm. Một ngày cặm cụi, bố đã thửa được một cái khung. Cái khung như một chiếc lồng, có một chiếc cần nhô cao. Bố úp chiếc khung vào người em, nâng đầu em lên, dùng dây vải vòng qua trán vào chiếc cần. “Chịu khó nghe con!”, bố nói thế trước khi đeo khung cho em mỗi sáng. Chiếc khung ấy đã gò em suốt ngày cứng ngắc đến nỗi em không thể quay đi quay lại. Thế mà, khi bố tháo khung cho em đi ngủ, cổ em lại mềm oặt như một dải khoai… Anh bàng hoàng buông sổ bước ra khỏi căn phòng trọ như một kẻ mộng du. Tôi nhìn theo bóng anh khuất sau tường hẻm rồi đổ mặt vào gối khóc rung giường. Tôi đau đớn đến mụ người. Nhưng tôi không dám trách anh. Ba mươi tuổi, sau một quãng đời cật lực học hành, công danh sự nghiệp giờ tạm ổn. Một gia đình với những đứa con đã trở thành nỗi khát khao đối với anh. Bạn bè cùng lứa anh đã con cái đề huề. Họ hay kể cho anh nghe cái niềm vui thiêng liêng khi nghe tin được làm bố, cái cảm giác tự hào pha hồi hộp khi đưa vợ đi siêu âm, cái cảm giác nín thở mồ hôi ướt đầm quần áo lúc đứng ngoài cửa phòng sinh. Và khi tiếng oe của đứa bé vừa cất lên, họ đã tung cửa ào vào. Niềm vui chỉ thực sự ngập tràn khi nhìn thấy người vợ nở nụ cười hạnh phúc sau cơn vượt cạn và đứa con khoẻ khoắn đang hu huơ khua những bàn tay bàn chân nhỏ xíu chào đời… Còn anh…Anh sẽ là một ông bố của những đứa con tàn tật… Suốt mấy ngày liền tôi không thể làm được việc. Đêm nào tôi cũng mơ thấy những đứa trẻ dị dạng, đứa không có bàn tay, đứa không có mũi, đứa không có mắt, đứa lông lá đầy mình, có đứa thì ngoẹo đầu thè chiếc lưỡi đỏ hỏn trong cái miệng không răng cười ngõng nghẽo… Chúng cứ xúm xít nhào vào tôi mà kêu “mẹ mẹ”. Mỗi lần như thế tôi lại thét lên và choàng dậy, mồ hôi túa lạnh khắp người. Tôi ôm đầu thở dốc thì lại thấy ánh mắt đầy trách móc của anh khoan thẳng vào mình. Sếp trưởng thấy tôi mặt mày ủ dột thì gặng hỏi. Tôi quanh co viện ốm và xin nghỉ. Suốt ngày tôi nằm trân trân nhìn trần nhà, đầu óc rối bời. Đã mấy lần anh gọi nhưng tôi không bắt máy. Không chịu nổi thêm, tôi vùng dậy xách xe lao đi. Tôi dong xe mông lung ngoài đường. Không biết đi đâu. Đêm, tôi lại đến chiếc ghế đá bên hồ, nơi tôi và anh vẫn thường ngồi. Trăng mùa đông phả xuống mặt hồ gợn lạnh. Một con sâm cầm lạc bạn bơi le te trong rét mướt khiến tôi bất giác rùng mình. Tôi giở tờ hôn thú chưa có chữ ký ra gấp một con thuyền giấy rồi thả nó xuống hồ. Gió đông đẩy con thuyền trôi xa vùn vụt… Tôi trở về phòng trọ với một mối ưu tư trĩu nặng. Và tôi giật mình nhìn thấy anh ngồi thu lu đợi tôi trước cửa phòng. Anh nhoẻn cười, hàm răng sáng trắng trong ánh đèn khu nhà trọ: “Anh ngu thật! Cổ em cao và thẳng thế, sao có thể dị tật bẩm sinh? Em nói thế để thử thách tình yêu của anh, đúng không?”. Tôi nhè nhẹ lắc đầu. Anh lủi thủi bám theo tôi vào phòng. Tôi mệt mỏi không muốn trả lời câu nào cho dù anh vẫn luôn miệng hỏi. Trước thái độ lầm lì của tôi, anh đành ngồi ôm đầu nín lặng. Tôi đẩy cuốn sổ hôm trước đến trước mặt anh cùng ánh mắt trách móc. Sao anh không đọc hết đã, rồi anh quyết định cũng chưa muộn kia mà.
…Em sáu tuổi. Em muốn đi chơi. Nhưng làng vắng. Người lớn đi làm, trẻ con đi học hết. Em đánh liều mang chiếc khung tre trên lưng đứng thập thò ngoài bụi duối nhìn vào lớp học. Em đã nuốt nước bọt khát thèm những tiếng học bài và tiếng hát véo von. Bỗng có tiếng một đứa hét lên:“Chúng mày ơi nhìn kìa, con Ngoẹo!”. Như một đứa trộm bị bắt quả tang, em giật mình vùng chạy. Nhưng em vấp ngã. Mặt em cày xuống đường. Miệng em cạp đầy đất cát. Em đau đến điếng dại cả người. Em nghe có tiếng bước chân rầm rập đầy đe dọa. Mấy chục đứa trẻ đổ xô đến quây kín quanh em. Sợ hãi và xấu hổ, em bật đứng lên như một con chim nhỏ xù lông thủ thế. Và em đã nhìn thấy một người. Người ấy rẽ đám học trò ngổ ngáo bước những bước chân liêu xiêu đến cạnh em. Bất ngờ người ấy khựng lại, ngây người, mắt sáng lên kinh ngạc. Rồi người ấy cười. Cái cười rạng rỡ của người vừa phát hiện ra một điều bí ẩn. Đến lúc ấy em mới biết là mình đã đột nhiên ngẩng được đầu. Nhưng chính khi em ý thức được điều đó thì em lại thấy đầu em nặng như bị cả một bầu trời đè xuống. Và chiếc cổ bấy bớt của em không thể nào trụ nổi. Em đành để mặc cho đầu đổ ập xuống vai như cũ. Người mà em nhìn thấy lúc ấy là cô giáo Nhâm. Cô Nhâm cúi xuống nhặt chiếc khung tre bị văng ra lúc em ngã, rồi dắt em về nhà trong nỗi ngạc nhiên của bố. Bố em lúc ấy vẫn đang say, nghe cô Nhâm nói thì mừng rỡ: “Thế à? Con thẳng đầu lên bố xem!”. Em nghiến răng gồng toàn thân hòng bẩy đầu lên khỏi vai. Nhưng đầu em nặng như một trái núi. Bố em nhìn cô Nhâm ngờ vực: “Cô có nhầm không?”. Cô Nhâm cả quyết: “Ban nãy tôi nhìn thấy rõ ràng em đã ngẩng được đầu mà. Ngẩng đầu lên cho bố xem đi em!”. Mặc lời khích lệ ngọt ngào của cô Nhâm cùng tiếng giục riết róng của bố, em cũng đành bất lực. Em mếu máo chuẩn bị khóc òa thì cô Nhâm đã đỡ lời: “Chắc em nó còn mệt. Để sáng mai anh chị nhắc cháu thử xem”. Sáng hôm sau bố gọi em dậy sớm. “Thẳng đầu lên con!”. Giọng bố mừng vui khấp khởi. Nhưng những cố gắng kiệt cùng ngày hôm qua đã khiến toàn thân em đau dần dã. Bố em bất thần giật chiếc cọc màn vung cao: “Thẳng đầu lên tao xem!”. Em khiếp đảm trước tiếng gầm và ánh mắt vằn lên của bố. Em lí nhí van xin: “Bố ơi…con đau lắm!”. Mẹ cuống cuồng nhào vào ôm cứng lấy em: “Tôi xin mình! Mình đừng bắt con, tội nghiệp!”. Bố em quăng chiếc cọc màn ra sân, vớ chai rượu tu ừng ực. Chiều ấy cô Nhâm đến nhà. Cô mang cho em một chiếc bảng và vài viên phấn. Cô vuốt tóc em và nói: “Em giỏi và ngoan lắm!”. Chỉ một câu động viên ấy mà em sung sướng đến lịm người. Câu nói ấy như một khúc nhạc suốt ngày ngân nga trong đầu em. Từ đó, chiều nào cô Nhâm cũng đến. Bên cô, em thấy mình tự tin lên rất nhiều. Mỗi lúc tập cho em viết, cô giáo ngồi đằng sau đưa cánh tay đỡ đầu cho em và nói: “Ngẩng đầu lên đi em!”. Đến lúc em mắm môi mê mải vẽ những nét chữ vào bảng thì cô Nhâm lại từ từ lỏng tay ra cho đầu em tự vững. Cứ như thế, đầu em mỗi ngày ngẩng được lâu hơn. Một hôm cô Nhâm vui mừng nói với bố mẹ em: “Cháu đã ngẩng đầu được hai mươi phút rồi! Hằng ngày anh chị nhớ nhắc cháu nhé!”. Sự thực thì em đã ngẩng được đầu. Nhưng đó là những lúc em mải học cùng cô Nhâm, hoặc có bố mẹ em nhắc nhở. Còn hễ không có ai bên cạnh thì ngẩng đầu lên là một cực hình, nên em lại mặc nó ở trạng thái buông lơi. Phải nhắc nhở em suốt ngày, bố em đâm bực. Có lần em gắng gượng cất đầu qua bữa cơm, nhưng khi bố vừa đi xuống bếp em liền thở phào và thả phịch đầu để nghỉ. “Bốp!”, cái tát bất ngờ làm em tóa đốm. Em khóc nấc lên nhưng cũng không thể cất đầu lên theo lệnh bố. Bố em chợt nghĩ ra một cách. Bố chạy ra vườn bẻ một chùm gai bồ kết. “Thẳng đầu lên!”, bố quát và gài chùm gai tua tủa vào vai áo phải của em, nơi mà đầu em luôn luôn đổ xuống. “Mày mà ngoẹo nữa là gai nó đâm mày chết!”. Dọa xong, bố mẹ đi làm. Em sợ rúm cả người, đứng ngay đơ. Liếc thấy những mũi gai nhọn hoắt nơi vai, em sợ lắm. Nhưng em cũng chỉ gồng được thêm một lúc thì không chịu nổi. Đầu em từ từ… từ từ ngả xuống chùm gai… Em khóc thét hãi hùng nhưng không có ai ở đó. Khi có người chạy đến thì má em đã nhõa máu tươi… Chiều ấy cô Nhâm nhìn khuôn mặt sưng vù của em kêu lên xa xót: “Trời ơi! Em làm sao thế này?”. Bố em ngồi uống rượu trên phản không nói gì. Mẹ em thì khóc. Rồi cả mẹ, cả cô và em đều khóc. Bất ngờ cô nói: “Nếu anh chị đồng ý, tôi xin được đưa em Ngoẹo về trường. Tôi sẽ tập cho em khỏi bệnh”. Bố em nhìn chân cô ái ngại: “Cô…thế kia…sợ cháu nó làm cô vất vả”. Cô cười buồn: “Anh chị đừng ngại. Có nó tôi cũng thêm vui”. Mẹ gói ghém đồ đạc đưa em sang trường. Cuộc đời em thay đổi từ ngày hôm ấy. Buổi sáng đầu tiên, cô Nhâm gọi em dậy sớm. Cô chải đầu, tết tóc cho em. Rồi cô chống nạng ra vườn ngắt một bông hồng đọng sương gài lên mái đầu bên phải của em. Cô đưa cho em tấm gương. Lần đầu tiên em dám soi gương. Em sung sướng đến mê ly khi nhận ra khuôn mặt của mình. Bông hồng trên tóc khiến em thấy mình đẹp rực rỡ như một nàng công chúa. “Em thấy bông hoa đẹp không?”. “Dạ, đẹp!”. “Em có thích không?”. “Dạ, thích!”. “Thế thì em phải giữ đầu cho thẳng. Nếu em ngoẹo đầu bông hoa này sẽ nát đấy. Em nhớ chưa?”. Em lí nhí: “Em nhớ rồi cô ạ!”. Rồi cô dắt em lên lớp. “Ê con Ngoẹo!”, tiếng một đứa la lên chói lói. Nhưng cô giáo đã tươi cười: “Các em nhầm rồi! Đây là bạn Nga. Các em nhìn xem, bạn ấy có ngoẹo không nào?”. Mấy chục cặp mắt trẻ thơ dõi vào mặt em chăm chú. Cô giáo thấy em bối rối thì nhắc: “Ngẩng đầu lên đi em!”. Em lấy lại tự tin và ngồi thẳng. Đóa hồng trên tóc em dìu dịu tỏa hương như một lời nhắc nhở thầm thì. Đầu em ngẩng cao trong niềm kiêu hãnh. Trước mắt em, những chữ cái đang nhảy nhót. Tiếng hát và tiếng cười rộn rã. Em thấy mình châng lâng như sắp sửa bay lên. Em quên mình là đứa trẻ tật nguyền. Em chìm đắm vào tiết học trong niềm hạnh phúc miên man, mãi khi tiếng trống vang lên em mới biết mình đã ngẩng cao đầu suốt buổi. Em lao ra sân chơi cùng bè bạn. Những trò chơi tuổi thơ đã xóa tan mặc cảm tự ti như mây mù lẩn quất trong em. Mỗi buổi sáng là một bông hoa. Bốn năm trời là bao nhiêu bông hoa cô Nhâm cài lên mái tóc em, em không nhớ nữa. Em chỉ nhớ rằng, khi tiễn em qua đò sang Ba Thá học cấp 2, cô Nhâm đã mỉm cười: “Giờ Nga đã lớn rồi, không cần cài hoa nữa. Nhưng em nhớ, cuộc đời còn nhiều trở ngại lắm, dù trong hoàn cảnh nào thì em cũng phải luôn ngẩng cao đầu!”. Vâng, em đã ngẩng cao đầu từ bấy đến nay. Người xóm Đầm Kênh đã quên cái tên con Ngoẹo của em. Bạn bè, cơ quan, anh và gia đình anh chỉ biết một cô Nga khỏe mạnh trong hiện tại. Nhưng em phải nói với anh tất cả, bởi cuộc sống trước mắt còn ẩn chứa những hiểm họa bắt chúng ta đối diện. Em đã linh cảm thấy điều đó và quyết định nói trước với anh...
Tôi tần ngần đứng ở mũi đò. Sông mùa đông nước cạn. Những con sóng miên man xô đuổi vô hồi. Hai mươi mấy năm rồi sông quê vẫn thế. Làng Đầm Kênh cây lá xanh rờn vẫn lấp lay vẫy gọi. Có gì khác đâu, mà sao hôm nay lòng tôi trống rỗng thế này? Chắc đến lúc chết tôi cũng không thể nào quên được vẻ mặt bàng hoàng của anh đêm qua, lúc anh đọc xong cuốn sổ. Anh vò đầu bứt tai mãi mà không nói được một câu nào ra hồn. Tôi biết trong lòng anh bị một cơn chấn động khủng khiếp nên đã chủ động nói cười, cố tỏ ra mọi chuyện bình thường. Tuấn Anh ạ, em đã quyết định rồi. Chúng mình chỉ có thể coi nhau như bạn tốt. Em không muốn gieo oan trái cho gia đình anh. Anh hãy tìm một người con gái khỏe mạnh…. Khi nghe những câu tôi nói, anh ngồi yên lặng lắng nghe và tỏ ý muộn phiền. Giá lúc đó anh chỉ cần ôm lấy tôi nói một câu giả dối nào đó rồi từ từ rời xa tôi thì tốt biết nhường nào. Đằng này anh không giấu được vẻ mặt dao động thành thực. Vẻ mặt ấy khiến tôi hiểu rằng, cái lâu đài tình yêu được chúng tôi xây bốn năm nay hóa ra toàn bằng cát không thể trụ được trước một làn sóng nhỏ. Tôi không nhớ đã đẩy anh ra khỏi phòng trọ bằng cách nào, để hôm nay một mình đơn độc về quê với mong muốn được gục vào lòng mẹ khóc như ngày thơ bé. Mặc dù tôi đã cố sửa soạn một bộ mặt thản nhiên cười nói, nhưng tôi không giấu nổi bố mẹ tôi. Những câu gặng hỏi nhẹ nhàng nhưng da diết đã khiến tôi mấy lần sắp sửa khóc òa để kể hết ra sự thực. Nhưng… không thể được! Không, không nên khơi lại nỗi đau đã ngủ quên trong lòng bố. Nỗi niềm này tôi chỉ có thể chia sẻ được với một người… Tôi tránh đi đường làng, lột dép đi tắt bãi ngô. Đất phù sa thấm bàn chân tôi mát lạnh. Trường làng đã ngả rêu phong. Những tán xà cừ xanh thẫm trong chiều tắt nắng. Lớp học tan rồi, ghế bàn im ắng. Phòng học này tôi đã từng ngồi nghe cô Nhâm giảng bài, đã từng múa hát và đắm chìm trong cổ tích. Cô Nhâm có một kho cổ tích dành cho cả lớp, nhưng có một câu chuyện cô Nhâm chỉ kể riêng cho bé Nga. Trong một lần đứng đếm bom nổ chậm trên đèo Quắc, một mảnh đạn đã chém vèo vào chân cô thanh niên xung phong vừa tròn hai mươi tuổi. Bậc thềm này cô Nhâm vẫn gác đôi nạng gỗ ngồi lặng lẽ dõi đôi mắt mênh mang ngắm lũ trẻ chơi đùa. Chốc chốc cô lại gật gật đầu, miệng lẩm nhẩm đếm từng đứa trẻ trong sân. Đã có lần bé Nga ôm cô Nhâm ngây thơ hỏi: “Cô ơi, cô đếm gì mà nhiều thế?”. Cô Nhâm giật mình cười lúng túng: “À, cô đếm… tiếng cười!”. Sau lớp học vẫn một khu nhà nhỏ. Vườn hoa đủ màu rợn sóng trong gió đông heo hắt. Tiếng nạng khua cô độc trong phòng. Chính tại căn phòng này năm xưa bé Nga đã từng thổn thức khi nghe câu chuyện một người con gái từ chiến trường trở về. Bị cắt một chân. Người yêu đi lấy vợ. Cánh cửa tương lai đóng sập trước mắt. Đau đớn đến đổ quị, nhưng rồi cô gái đã gượng dậy. Cũng chính căn phòng này, bé Nga đã chứng kiến một người đàn ông mặt mày rầu rĩ từ thành phố tìm về. Đứa bé tám tuổi lúc ấy chưa hiểu nổi chuyện đời, đã bưng miệng khúc khích cười khi thấy người đàn ông quì xuống ôm chân cô Nhâm nói những lời sám hối. Cô Nhâm cúi nhìn người đàn ông nghiêm giọng: “Anh đừng quì như thế, con gái tôi nó cười cho kìa!”. Người đàn ông nhìn đứa bé có đóa hoa trên tóc ngỡ ngàng: “Không! Nó không phải là con em!” Cô Nhâm mím môi trỏ chiếc nạng ra sân: “Anh đi đi!”. Nhưng khi bóng người đàn ông sắp khuất sau rặng cúc tần xanh lá, hai chiếc nạng gỗ lại run run, đôi chân thương tật cơ hồ chao đảo. Cô Nhâm ôm vội đứa bé vào lòng làm điểm tựa, mắt đỏ hoe xoa đầu nó nói vội vàng: “Ngẩng đầu lên đi em!”… “Ngẩng đầu lên đi em!”, câu nói ấy đã gieo vào lòng tôi một sức mạnh vô biên, giúp tôi vượt qua bao trở ngại đường đời nhưng không vượt qua được sóng gió tình yêu. Tôi biết tôi sẽ gục ngã nếu tôi mất anh. “Em đã cho anh ấy biết sự thật. Em có sai lầm không hở cô?”. Cô Nhâm không trả lời câu hỏi của tôi. Cô vuốt tóc tôi nhè nhẹ, cất giọng bùi ngùi: “Nếu yêu em thực lòng, Tuấn Anh sẽ về đây tìm em”. Nhưng một ngày…hai ngày… Tuấn Anh đã không về Đầm Kênh tìm tôi. Mắt tôi hết ướt lại khô. Hết một tuần, cô Nhâm cũng đành cay đắng: “Em phải tiếp tục đi làm. Khóc lóc không cứu vãn được gì đâu!”. Cô Nhâm chống nạng đưa tôi ra tận bến đò. Những vết nạng cắm vào bờ sông sâu hút. Con đò chòng chành rời bến. Gió sông thổi lộng. Tóc cô trò sổ tung, sợi xanh sợi bạc vương nhau. Sóng cồn cào. Tôi đã tự nhủ là mình sẽ không khóc nữa, vậy mà khi đò vừa cập bến, tôi lại gục đầu vào vai cô Nhâm nấc lên. Cô Nhâm chớp mắt thật nhanh rồi cất giọng nhẹ nhàng, rành rọt: “Ngẩng đầu lên đi em!”. Tôi từ từ ngẩng lên, bước những bước dứt khoát lên bờ nhằm hướng bến xe dấn bước…
 

giradeo

Xe tải
Biển số
OF-297869
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
433
Động cơ
315,897 Mã lực
Em đang tìm tập truyện cụ ạ. Em ấn tượng vì nó là những mẩu chuyện thầy trò rất đời thường, dung dị … không đao to búa lớn như truyện tuyên truyền kiểu “nhân vật điển hình trong một hoàn cảnh điển hình” :) .
Lúc đấy đọc xong cứ thắc mắc, sao truyện bình thường thế? Lớn lên mới hiểu, vỗ đùi cái đét … à thì ra là vậy. Còn hơn con bò nghe truyện cười cụ ạ. :( .
"Người thày đầu tiên" nằm trong tập truyện Giamilia - Núi đồi và thảo nguyên của Aitmatov
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
720
Động cơ
449,474 Mã lực
Hoàng Trang : Thôi, độc giả này "đền" lại một truyện cũng khá ngắn của Bảo Ninh, khá đặc trưng cho style về chiến tranh của bác ấy: u sầu, hoài niệm nhưng không bi lụy!
-----------------------------------------
Đời tôi, đi đây đó đã nhiều, nhưng lại rất hiếm dịp được thấy Hà Nội. Chỉ một lần thuở bé, rồi một lần hồi chiến tranh, và mấy năm sau này thêm đôi lần nữa. Thành thử, ở Hà Nội, ngoài hồ Hoàn Kiếm với cầu Long Biên, tôi chỉ đại khái biết một ngôi nhà là nhà ga Hàng Cỏ và một con đường là đường xe điện. Nhưng, mặc dù như vậy, mỗi khi nhắm mắt lại nhìn sâu vào những nẻo đường của ký ức, bao giờ tôi cũng thấy hiện lên, tuy rất đỗi mơ hồ, bóng dáng của Hà Nội phố xá. Cái thành phố sâu thẳm, xa lạ, chẳng chút thân thuộc ấy, từ lâu lắm rồi đã lẳng lặng ăn vào đời tôi như là một trong những miền đất thân yêu nhất, dẫu rằng đấy là một tình thân yêu tưởng như không đâu, một duyên nợ hầu như vô cớ. Không hẳn là một nỗi niềm mà chỉ là bâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như là một nốt sầu còn vương lại của thời trai trẻ chiến tranh, một thời tuổi trẻ đã hoàn toàn mai một nhưng dư âm vọng suốt đời. Như tiếng mưa rơi. Như tiếng gió lùa. Như tiếng lá rụng. Mà không bao giờ quên.
Từ bấy tới nay, thời gian mất đi đã hai chục năm tròn. Hà Nội thuở đó với Hà Nội bây giờ có lẽ đã như là một trời một vực.

Ngày ấy, từ mặt trận Quảng Trị, tôi lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp Bộ tư lệnh đang đóng ở rìa thủ đô. Khi chúng tôi ra tới nơi, thành phố đang ngất trời bom đạn. Đây thực sự là cuộc đụng đầu sống mái, một trận quyết chiến vì lẽ mất còn. Giữa huống cảnh chung nước sôi lửa bỏng như thế, chẳng dám màng gì một chuyến về quê, tôi chỉ xin được rảo vào phố để rải non chục lá thư của anh em đồng đội người Hà Nội đã gửi gắm. Tôi muốn trao thư tận tay các gia đình, để có thể nhận được ngay hồi âm mang ngược vào đơn vị cho lính ta sướng. Lựa ngày Nô-en, cấp trên thuận cho tranh thủ. Hạn đến 0 giờ phải trở về trình diện.

Tôi vào thành phố, dưới mưa chiều. Mưa phùn mùa đông buồn bã. Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt. Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước.

Mặc dù không biết phố nào vào với phố nào, lại ôm trong mình những chín lá thư, nhưng thoạt đầu tôi nghĩ không việc gì phải lo. Chỉ cần hỏi tới một địa chỉ, rồi từ đấy lần lượt nhờ người ở địa chỉ trước đưa mình đến địa chỉ sau. Không dè, rốt cuộc, cả chín lá thư tôi đều phải lùa vào phòng qua khe cửa. Ngày hôm ấy, dường như cả Hà Nội đã khoá trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi.

Xong được lá thư chót, trời đã tối sầm. Phố dài vắng ngắt ngâm mình trong mưa, tù mù những vùng đèn đường. Tôi hỏi được về Vọng. Một anh dân phòng diện ủng, vận áo tơi bạt, tận tình dẫn tôi đi một đoạn khá xa đường. Đến ngã ba nọ, trước khi chia tay, anh chỉ xuống cặp ray đường tầu điện chạy sát vỉa hè và bảo tôi cứ bám theo đó mà đi là đến.

Sụp mũ cối xuống, dựng cổ áo lên, tôi lần sâu vào trong màn mưa phùn mờ mỏng dưới trời đêm lạnh buốt. Hai vệt ray loáng ướt, chẳng khác nào một lối mòn độc đạo xuyên qua rừng rậm nhà cửa tối đen. Thành phố chiến tranh như bên bờ vực, hun hút hoang vắng. Tôi cắm cúi bước, thui thủi, tê dại. Thăm thẳm nối nhau những chặng đường khuya không ánh sáng đèn, không một bóng bộ hành, không bóng một hàng quán. Hơi thở lạnh ngắt của đêm mưa ngấm vào tận cái dạ dày tôi trống rỗng. Các khớp xương cóng nhức cứng đơ như đang rời cả ra và rơi rụng. Cơn sốt âm ỉ từ chiến trường dâng lên dọc sống lưng, tôi sởn gai ốc, và không ngớt rùng mình. Đầu óc chậm chạp chung chiêng, đầu gối những muốn khuỵu xuống. Đi chưa được mấy đường, tôi đã bắt đầu đếm bước. Màn đêm ướt át như đông lại. Không nhìn thấy gì trước mắt, suýt nữa thì tôi đã xô người tới va mặt vào một cái đầu tầu điện đen ngòm đậu chết cứng giữa lòng đường.
Chuệnh choạng, tôi rẽ lên vỉa hè, rồi lảo đảo tấp vào dưới mái hiên một ngôi nhà. Răng va lập cập trong miệng, tôi tựa lưng vào cánh cửa đóng chặt, rồi từ từ trượt người xuống, ngồi phệt lên cái bậc tam cấp ướt đẫm hơi mưa và lạnh như một cây nước đá. Rét mướt buốt tim, tôi rên hừ hừ và rồi cũng không rên nổi nữa. Cũng không sao ghìm lại được cơn run, cứ run bắn lên, run cầm cập. Thân nhiệt của mình lúc này có lẽ chỉ còn bằng với người đang ngắc ngoải, cái đầu đã tê cóng của tôi lờ đờ nghĩ, không khéo mà khốn đến nơi rồi, không khéo mà là một cơn ác tính. Những người bị sốt rét ác tính nằm chết trên võng giữa rừng sâu, còn mình thì chết ngồi, chắc thế, và sẽ hoá thành tảng đá co ro trước cửa nhà người ta.

Trên đầu tôi, mái tôn rách nát run bần bật. Dưới vẫn mưa gió. Gió phả mưa vào tận thềm. Đã ướt lại ướt thêm một lượt nữa, tôi thở hắt, mặt mày xây xầm. Biết là cần phải dốc toàn lực bình sinh mà đứng dậy và bước đi, song hết rồi, nghị lực đã tê bại. Sinh lực xuống nhanh như mực nước trong một cái bình bị đập vỡ đáy, sự sống trong tôi xoay tròn một vòng và từ từ, lặng lẽ lật nghiêng. Đúng khi đó, sau lưng tôi, cửa kẹt mở. Tôi nghe thấy nhưng mà không ý thức được tiếng động ấy. Cơn choáng ngất gần như là một nỗi yếu mềm, một sự buông lơi, như thể một tiếng thở phào, nhẹ nhàng ru tôi ra khỏi tôi...

Thời gian ngưng lại, không biết là trong bao nhiêu lâu. Tôi từ từ mở mắt. Tâm trí đậu xuống ở đâu đó bên rìa một vầng ánh sáng rất mờ. Vẫn còn bồng bềnh, vẫn còn u u minh minh, song tôi biết là lúc này mình đã ở trong một căn buồng, chứ không phải đang ở giữa chừng cơn mê sảng. Tường phòng hình như là quét vôi ve nhưng mà có lẽ do lâu ngày nên mầu vôi đã bợt. Trần nhà u tối. Không khí ấm sực mùi dầu long não. Tôi khẽ đụng cựa. Dưới lưng, nan giường ót ét. Người tôi ủ trong chăn, đầu kê lên gối. Yên tĩnh, khô ráo và ấm áp đến khó tin. Tôi trở mình. Từ trên chiếc bàn con kê ở góc buồng, ngọn lửa đèn dầu nhỏ liu điu im lìm toả ra một quầng sáng tù đọng mầu vàng đục. Tích tắc đều đều trong đêm vắng, tiếng đồng hồ để bàn một mình rả rích với thời gian. Chợt nhớ đến giờ giấc, tôi giật mình, rên lên.
- Ôi, anh... - Một bàn tay nào đó êm ái áp vào má tôi, một giọng nói se sẽ, nhỏ nhẹ, thì thầm: - Ôi, anh tỉnh rồi. Ôi, em lo quá...

Tim như thể đứng dừng lại, lại như thể đập loạn xạ, tôi ngây người. Chuyện gì thế này nhỉ, cô gái nào thế này?
- Tôi... - Mãi mới mở miệng nổi, tôi nói, nhưng ấp úng, lưỡi ríu vấp, chẳng nói gì được - Tôi ở đâu đây... đây là đâu?
- Đây là nhà em mà anh - Bàn tay cô gái nhẹ nhàng đưa lướt trên trán tôi. - Anh là khách của em mà.
Tôi cố định thần, cố lấy sức, thở dốc, và nặng nhọc xoay người sang phía chủ nhà. Cô ngồi ở mép giường, nhưng gương mặt lại lùi khỏi vùng chiếu sáng của ngọn đèn. Tôi chỉ thấy được hai bờ vai với phần một mái tóc của cô buông xoã.
- Anh vẫn còn hơi sốt đấy, nhưng vậy là đỡ nhiều rồi. May quá đi mất. Chứ cư như lúc thoạt đầu thì sợ quá. Ôi lúc ấy anh làm em hết cả hồn.
- Nguy rồi... - Thều thào tôi nói - Quá phép mất rồi... Tôi, tôi phải đi đây...
- Ô kìa anh, anh đi đâu thế nào được. Ra ngoài rét bị lại còn nguy hơn. Với lại quần áo của anh phải hong bếp lúc nữa, chứ chưa mặc được đâu, còn ẩm lắm.
- Cái gì? Tôi hoảng hồn, sực tỉnh, đưa tay sờ nhanh lên đùi, lên ngực. Người tôi tái dại đi, nhưng muốn co rúm lại. Dưới tấm chăn bông, thằng tôi đã như trần trụi!
- Bây giờ để em xuống bếp đưa cháo lên anh ăn nhé. - Thản nhiên, cô gái nói, sẽ sàng đứng dậy, rời khỏi giường. - Bộ quần áo em để cạnh gối, anh mặc tạm. Cũng là đồ bộ đội đấy.

Nói đoạn, không cầm theo cây đèn, cô quay lưng đi ra phía cửa, bước mò trong bóng tối. Tôi tung chăn, ngồi nhỏm dậy. Từ trong chăn, hơi dầu gió nóng hực phả ra cay mắt. Tôi xỏ vội xỏ vàng vào quần áo. Bộ Tô Châu hăng mùi băng phiến, còn mới và khá vừa với tôi. Đàng hoàng trong quân phục, tôi như lấy lại được sinh khí, dẫu rằng toàn thân vẫn đau nhừ, đầu óc váng vất, và trong tai, phần còn lại của cơn sốt vẫn đang kêu o o.

Nhưng mặc dù nhọc mệt đến thế, tôi vẫn kịp ngửi thấy lập tức mùi cháo nóng, khi cô chủ nhà còn chưa vào hẳn trong buồng. Cô bước đi rất nhẹ, đôi guốc chạm rất khẽ trên sàn gỗ. Cô để mâm xuống bàn, vặn cao bấc đèn lên.
- Tạnh mưa rồi anh ạ. - Cô nói, và không hiểu sao, lại thở dài.
Trong nhập nhoạng tranh tối tranh sáng của căn phòng, tôi lặng nhìn. Người con gái xa lạ tuyệt vời ấy như thể một ảo giác hiện thoáng lên trước mắt tôi, một ảo giác tuyệt trần, xinh đẹp và hiền dịu. Xinh đẹp và hiền dịu, gương mặt, cặp mắt, đôi môi, thực thế, mặc dù thật ra tôi đã không thể kịp nhìn rõ cô. Bởi vì, giờ của thành phố này đã điểm. Chỉ trong nửa phần của một tích tắc, trời đất không kịp trở tay, không kịp cả đến rùng mình.

Một cái gì đó kinh khủng, một cái gì đó choáng hồn, như một nhát chém sả, đột ngột xé toạc sự tĩnh lặng ra làm đôi. Chiếc phản lực trinh sát, chỉ một chiếc thôi, bất thần cắt ngọt một đường bay sấm sét, khoan thủng thinh không, là sát sàn sạt mái ngói những ngôi nhà, tuốt dọc sống lưng thành phố. Trong phòng, cả đến ánh đèn dầu cũng như chết lặng đi, nín thở...
- Hình như qua rồi - Cô gái lên tiếng, gần như thì thầm, và run run, phác một nụ cười nhợt nhạt - Hình như nó chỉ doạ.
- Ừ - Tôi nói - Nó chỉ là một thằng thám báo bay vụng đánh lén mà thôi. Đừng...

Tôi định trấn tĩnh cô, định bảo rằng không việc gì phải sợ, thì còi báo động rú lên, cướp lời tôi. Mặc dù qua mấy đêm rồi đã nghe quen, và mặc dù đã đón trước, tiếng còi vẫn làm tôi lạnh cả tim. Dường như chưa đêm nào lời cảnh báo của chết chóc lại vang lên dễ sợ đến nhường ấy. Và B52, B52, B52... B52 đang tiến vào, loa phóng thanh khẩn thiết cấp báo, giục giã. B52. Cách Hà Nội chín mươi cây số. Tám mươi cây số.
- Bọn Mỹ! - Tôi nói - Chúng nó đang vào. Thằng Mỹ vừa nãy là thằng bay mở đường.
- Vâng. B52 đấy. Lại một đêm nữa.
- Phải ra hầm thôi! - Tôi không nén nổi hồi hộp - Chúng nó vào sát rồi. Mau lên!
- Nhưng, anh thấy trong người thế nào? - Cô gái thở dài, đầy vẻ lo âu trẻ thơ - Ngoài trời rét lắm.
Cảm giác lâm nguy đột ngột trở nên nhức nhối. Miệng tôi như khô đi, họng thắt lại, trống ngực nện thình thịch. Xưa nay linh tính không khi nào đánh lừa tôi.
- Anh phải ăn đi một tý đã. Cho nóng...
- Không! - Tôi nói, giọng khàn hẳn - Nóng nguội gì. Bom xuống bây giờ đấy. Rải thảm vào đây đấy!
- Sao anh biết? - Cô gái thốt lên kinh ngạc.
- Ngửi thấy chứ còn sao! Mau lên, ra hầm! - Tôi sẵng giọng, như quát.

Thổi tắt ngọn đèn, cô gái nắm lấy cổ tay tôi kéo nhanh ra khỏi buồng. Sự căng thẳng nơi tôi đã truyền sang cô nỗi hãi hùng. Cô thở hổn hển. Tiếng guốc gõ mau, gấp gáp. Chúng tôi xuống cầu thang, sau đó còn phải qua một hành lang rất hẹp, ẩm ướt và sâu hun hút, rồi mới ra đến ngoài đường. Trời đã tạnh mưa và màn đêm thì như có phần nào quang ra trong bầu không khí trong suốt rờn rợn. Giữa lòng đường, trước cửa nhà, cái đầu xe điện vẫn lù lù đứng đấy như một chiếc tàu mắc cạn.
Cái hố cá nhân bằng xi măng đúc, miệng mở ra đen ngòm ở mép vỉa hè.
- Chúng mình ra hầm công cộng đi anh - Cô gái nói trong hơi thở gấp - Những cái hố tròn này em chẳng bao giờ dám xuống. Dưới đó đầy nước. Rợn chân lắm.
- Lại còn thế! - Tôi gắt.
- Ngay kia thôi mà, anh. Với lại ở đó đông người, đỡ sợ.
Chúng tôi bước lao đi, ngược chiều gió thốc. Cả thành phố đã ẩn mình. Trên mặt đất chết lặng chỉ còn trơ vơ có hai chúng tôi, sóng đôi nhau trong nỗi kinh hoàng. Thời khắc từng giây từng giây một như bị nuốt đi mà chặng đường trốn chạy thì hầu như không cùng. Một ngã ba. Rồi nữa một ngã tư. Cái hầm công cộng của cô gái đâu mãi không thấy. Mà vì vướng đôi guốc nên cô nàng không chạy được. Với lại, trời ơi, có chạy cũng không kịp nữa rồi. Vùng ngoại vi đã khai hoả. Các trận địa pháo 100 ly đồng loạt cất tiếng gầm. Chớp giật sáng loé. Và tên lửa, từng cặp, từng cặp rẽ trần mây, ầm ầm lao lên, vạch những luồng đỏ rực. Nhưng, giữa sấm sét của quân ta đang cấp tập giành đòn, bằng kinh nghiệm máu xương và sự sống chết rủi may của một thằng lính chiến trường, tôi đã nghe thấy từ trên đỉnh trời đêm thăm thẳm cái mà tai tôi còn chưa thể nào nghe thấy, cái mà linh tính đã báo trước. Và tôi biết, với hai chúng tôi, thế là hết. Bom rồi. Bom sẽ phang chính diện đoạn đường này.

Đang lúc này, số phận lại tàn nhẫn đặt chúng tôi lọt vào giữa một quãng phố rất dài, mà hai bên đường không hề có nhà cửa, chỉ có hai chặng bờ tường cao chạy liền một mạch. Và dưới ánh chớp của những đường đạn cao xạ, tôi không thoáng thấy một chút hầm hố nào ở hai bên vỉa hè. Một toạ độ tuyệt vời của cái chết. Có cố rảo thêm vài bước chân nữa cũng thế thôi.
- Nó cắt bom rồi! - Tôi nói, và nắm nhanh lấy khuỷu tay cô gái, kéo cô đứng dừng lại.
- Kìa anh. Chỉ đoạn nữa thôi!
- Không kịp đâu - Tôi thong thả nói, bình tĩnh đến ghê người - Bom đang thả xuống đây đấy. Nằm xuống mau lên đi. Và đừng có hoảng.

Cô gái ngoan ngoãn nằm áp xuống cạnh tôi, dưới chân bức tường gạch. Hẳn là cô rất hoang mang, nửa tin nửa ngờ trước lời khẳng định chết người ấy của tôi. Song, chỉ mười giây nữa không hơn, tôi biết thảm bom sẽ chạm đất. B52, những con khủng long giời sầu đất thảm ấy, tôi còn lạ gì. Trong kia, chúng bay ban ngày ở độ cao vừa phải, đội hình khi sáu chiếc khi ba chiếc, lừng lững càn quanh trời, cày vào thinh không những luống dài khói đặc, ồ ồ dội bom như mưa trời. Những giọt mưa bom có thể xô đổ một rặng núi, có thể chôn sống một dòng sông, vằm nát một đại ngàn. Còn bây giờ thì không phải là mưa, mà cả một trời bom đang giáng xuống. Và không phải núi, không phải rừng mà là nhà cửa, phố xá. Bầu trời bao la tột độ hung tàn. Thành phố thì nhỏ như lòng bàn tay. Sức huỷ diệt thì tối đa, và mạng người mong manh biết mấy. Tôi nghĩ. Người gồng lên, căng nhức, chờ đợi.
Nhưng, tôi hầu như không nghe thấy tiếng nổ. Mặc dù đã đón trước, vẫn cứ bị bất ngờ. Thình lình, tối tăm mặt mũi. Mặt đất rùng mình, rướn lên. Không gian méo lệch đi. Rồi cái gì đó nóng bỏng, rực lửa, nhọn hoắt, và tung toé, đập vào mặt. Hơi bom nóng đặc xộc đầu phổi.
Cô gái lăn sát vào tôi. Tìm sự che chở. Cô nép sát tấm thân lạnh cóng vào người tôi, thở sát vào khuôn mặt tê dại nhưng đẫm mồ hôi của tôi, tóc cô tung xoã ra.
Lại một dây bom nữa, lần này như ngay ở bên kia bờ tường. Đất đá, xi-măng, gạch ngói, nhà cửa cùng một lúc nổ tung. Trời đất rống kêu, rền vang như gang vỡ. Sóng xung kích ào qua ập lại. Chết này! Chết này! Chết - ết - ết...! Tôi nghiến răng ôm ghì lấy cô gái, đợi cái chớp mắt cuối cùng tan xương nát thịt. Bom à à rơi, hú vang, man rợ, nối nối vào nhau rồ rồ. Cứ mỗi luồng tiếng nổ và hơi bom quạt tới, thân thể chúng tôi càng xoắn vào nhau. Nhừ tử vì sức ép, cả hai đờ đẫn, ngất ngư.
Thình lình, cái chết nhả móng vuốt. Bầu trời như sập cửa đánh sầm một cái. Rồi hẫng đi, lặng phắc. Tiếng nổ của quả bom cuối cùng dập tắt mọi tiếng nổ.

Chúng tôi vẫn nằm, ôm riết lấy nhau. Dường như cả hai đã hoàn toàn tê liệt, không thể nào ý thức được, không thể nào cảm nhận nổi cái sự sống sót ngoài dự kiến này. Lặng đi như thế khá lâu, cô gái mới đụng cựa thân mình, duỗi người ra khỏi tôi.
Chậm chạp, tôi đỡ cô đứng dậy. Một bên vai áo rách toang, tóc xoã rối, ánh mắt sợ hãi, cô luống cuống quờ quờ chân tìm đôi guốc, không biết để làm gì cái đôi guốc cao gót ấy. Khói đặc trôi là là. Mùi thuốc bom khét cháy. Trời mây bầm đỏ.

Trong khi đã đỡ tiếng ù, tôi nghe thấy từ đâu đó phía trước rất gần, dậy lên tiếng kêu cứu. Rồi cả đoạn phố ầm ầm lên huyên náo. Từ phía sau, rầm rập một đám đông đổ tới cuốc xẻng, xà beng, với cáng thương, hối hả tràn qua. “Đứng ì ra thế à! - Ai đó giận dữ quát lên với tôi, gay gắt, đau đớn, khàn đặc - Hầm sập, người thì chết, ngay trước mắt kia kìa, giời ơi-ơi...!”
- Ôi giời ơi, hình như chỗ hầm công cộng, anh ơi! ở đó bao nhiêu là người... - Cô gái kêu lên thảng thốt.
- Anh phải lại đó góp một tay. Em về trước đi. Anh về sau! - Tôi nói.
Và vùng ra khỏi tay cô, tôi hộc tốc chạy băng theo đám đông. Vừa chạy vừa ngoái lại, xua xua tay, gân cổ hét “Về đi! Chờ ở nhà!”. Khi chạy đến bãi bom, trước khi cùng mọi người lao khuất vào trong vùng phố xá vừa bị huỷ diệt, vừa ngổn ngang, vừa tanh bành, ngập khói, tôi còn kịp ngoảnh nhìn lại một lần nữa, và nhờ thế mà còn được nhìn thoáng thấy qua màn đêm sẫm mầu lửa cái hình bóng thân yêu và hư ảo ấy một lần cuối cùng...

Lẽ ra thì đấy không thể là lần cuối cùng, bởi vì lẽ ra thì tôi đã trở về được căn phòng hồi đêm ấy và gặp lại được người con gái ấy của tôi. Khi đó đã báo yên từ lâu, trời đã sáng hẳn. Cứ theo đường tầu điện, con đường mòn độc đạo hồi đêm, tôi rảo bước quay trở lại ngôi nhà.
Thoạt tiên, tôi chẳng để tâm, chỉ lẳng lặng bước tránh lên vỉa hè. Buổi sớm mai giá lạnh, phố xá thưa người, cái tầu điện già lão và sặc mùi gỉ sắt ấy không buồn thúc chuông, thả sức lao uỳnh uỳnh, hàng bánh sắt nện rầm rập, rít lên, toé lửa. Động cơ điện rú è è chói tai. Nhưng nó vừa vụt qua thì lập tức tôi sững người, như thể bị một roi vút thẳng vào tim, sực tỉnh song chết lặng đi.

Phố dài hun hút, thẳng tắp, không có lối rẽ. Dọc hai bên đường nhà liền nhà, san sát và hoàn toàn đơn điệu, nhà nào cũng y như nhà nào. Một mặt tiền ảm đạm cau có dưới một mái hiên lợp bằng những tấm tôn gỉ. Một cửa ra vào và một bậc tam cấp bước hẳn xuống vỉa hè. Trước mỗi nhà đều có một hố tròn bằng xi-măng đúc sẵn. Tầu điện đã chạy rồi, vật chuẩn độc nhất đã di động, nên giờ đây điều duy nhất tôi còn có thể xác định được là ngôi nhà ấy nằm ở phía trên vỉa hè bên nào. Song bên nào mà chẳng thế. Mấp mô, trồi sụt, lênh láng những vũng nước đọng trước những bậc thềm. Những mái hiên dột nát, những mảng bờ tường. Những cây bàng. Những cây cột điện...

Không còn thời gian nữa, nhưng hồi lâu, như thể nhấm nháp nỗi tuyệt vọng, tôi vẫn cứ bước thấp bước cao, dạo đi dạo lại nhìn vào cửa những ngôi nhà, nhìn vào mặt những người từ trong đó đi ra. Cho đến khi lại một chuyến tầu điện leng keng chạy tới, tôi mới chịu khuất phục. Mặt mày vẫn nhem nhuốc tro than, tay chân xây xát, quần áo tả tơi và vẫn còn loang lổ vết máu của những người bị nạn trong đêm, tôi nặng nhọc lê bước, đầu cúi gầm, men theo cặp ray xe điện, đi về phía cửa ô.

Trở về sau chiến tranh, khi hoạ hoằn có dịp nào qua Hà Nội thì tôi vẫn chỉ một lối mòn xe điện ấy để đi. Cứ như thế thôi, chẳng phải để tìm thấy một cái gì, cũng chẳng phải là để đi đến đâu. Lần gần đây nhất xuống ga Hàng Cỏ, tôi mất dấu con đường mòn. Hà Nội đã xoá bỏ tầu điện. Phố xá huy hoàng. Nhà cửa đẹp đẽ. Đời sống sung sướng... Có lẽ đến một ngày nào đó, người ta có thể hình dung nổi đã có thời tồn tại chính trên xứ sở tươi đẹp này những cảnh tượng đại loại như cảnh tượng tôi từng thấy hai chục năm về trước, khi tôi còn rất trẻ.
B.N
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,208
Động cơ
688,980 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hoàng Trang : Thôi, độc giả này "đền" lại một truyện cũng khá ngắn của Bảo Ninh, khá đặc trưng cho style về chiến tranh của bác ấy: u sầu, hoài niệm nhưng không bi lụy!
-----------------------------------------
Đời tôi, đi đây đó đã nhiều, nhưng lại rất hiếm dịp được thấy Hà Nội. Chỉ một lần thuở bé, rồi một lần hồi chiến tranh, và mấy năm sau này thêm đôi lần nữa. Thành thử, ở Hà Nội, ngoài hồ Hoàn Kiếm với cầu Long Biên, tôi chỉ đại khái biết một ngôi nhà là nhà ga Hàng Cỏ và một con đường là đường xe điện. Nhưng, mặc dù như vậy, mỗi khi nhắm mắt lại nhìn sâu vào những nẻo đường của ký ức, bao giờ tôi cũng thấy hiện lên, tuy rất đỗi mơ hồ, bóng dáng của Hà Nội phố xá. Cái thành phố sâu thẳm, xa lạ, chẳng chút thân thuộc ấy, từ lâu lắm rồi đã lẳng lặng ăn vào đời tôi như là một trong những miền đất thân yêu nhất, dẫu rằng đấy là một tình thân yêu tưởng như không đâu, một duyên nợ hầu như vô cớ. Không hẳn là một nỗi niềm mà chỉ là bâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như là một nốt sầu còn vương lại của thời trai trẻ chiến tranh, một thời tuổi trẻ đã hoàn toàn mai một nhưng dư âm vọng suốt đời. Như tiếng mưa rơi. Như tiếng gió lùa. Như tiếng lá rụng. Mà không bao giờ quên.
Từ bấy tới nay, thời gian mất đi đã hai chục năm tròn. Hà Nội thuở đó với Hà Nội bây giờ có lẽ đã như là một trời một vực.

Ngày ấy, từ mặt trận Quảng Trị, tôi lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp Bộ tư lệnh đang đóng ở rìa thủ đô. Khi chúng tôi ra tới nơi, thành phố đang ngất trời bom đạn. Đây thực sự là cuộc đụng đầu sống mái, một trận quyết chiến vì lẽ mất còn. Giữa huống cảnh chung nước sôi lửa bỏng như thế, chẳng dám màng gì một chuyến về quê, tôi chỉ xin được rảo vào phố để rải non chục lá thư của anh em đồng đội người Hà Nội đã gửi gắm. Tôi muốn trao thư tận tay các gia đình, để có thể nhận được ngay hồi âm mang ngược vào đơn vị cho lính ta sướng. Lựa ngày Nô-en, cấp trên thuận cho tranh thủ. Hạn đến 0 giờ phải trở về trình diện.

Tôi vào thành phố, dưới mưa chiều. Mưa phùn mùa đông buồn bã. Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt. Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước.

Mặc dù không biết phố nào vào với phố nào, lại ôm trong mình những chín lá thư, nhưng thoạt đầu tôi nghĩ không việc gì phải lo. Chỉ cần hỏi tới một địa chỉ, rồi từ đấy lần lượt nhờ người ở địa chỉ trước đưa mình đến địa chỉ sau. Không dè, rốt cuộc, cả chín lá thư tôi đều phải lùa vào phòng qua khe cửa. Ngày hôm ấy, dường như cả Hà Nội đã khoá trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi.

Xong được lá thư chót, trời đã tối sầm. Phố dài vắng ngắt ngâm mình trong mưa, tù mù những vùng đèn đường. Tôi hỏi được về Vọng. Một anh dân phòng diện ủng, vận áo tơi bạt, tận tình dẫn tôi đi một đoạn khá xa đường. Đến ngã ba nọ, trước khi chia tay, anh chỉ xuống cặp ray đường tầu điện chạy sát vỉa hè và bảo tôi cứ bám theo đó mà đi là đến.

Sụp mũ cối xuống, dựng cổ áo lên, tôi lần sâu vào trong màn mưa phùn mờ mỏng dưới trời đêm lạnh buốt. Hai vệt ray loáng ướt, chẳng khác nào một lối mòn độc đạo xuyên qua rừng rậm nhà cửa tối đen. Thành phố chiến tranh như bên bờ vực, hun hút hoang vắng. Tôi cắm cúi bước, thui thủi, tê dại. Thăm thẳm nối nhau những chặng đường khuya không ánh sáng đèn, không một bóng bộ hành, không bóng một hàng quán. Hơi thở lạnh ngắt của đêm mưa ngấm vào tận cái dạ dày tôi trống rỗng. Các khớp xương cóng nhức cứng đơ như đang rời cả ra và rơi rụng. Cơn sốt âm ỉ từ chiến trường dâng lên dọc sống lưng, tôi sởn gai ốc, và không ngớt rùng mình. Đầu óc chậm chạp chung chiêng, đầu gối những muốn khuỵu xuống. Đi chưa được mấy đường, tôi đã bắt đầu đếm bước. Màn đêm ướt át như đông lại. Không nhìn thấy gì trước mắt, suýt nữa thì tôi đã xô người tới va mặt vào một cái đầu tầu điện đen ngòm đậu chết cứng giữa lòng đường.
Chuệnh choạng, tôi rẽ lên vỉa hè, rồi lảo đảo tấp vào dưới mái hiên một ngôi nhà. Răng va lập cập trong miệng, tôi tựa lưng vào cánh cửa đóng chặt, rồi từ từ trượt người xuống, ngồi phệt lên cái bậc tam cấp ướt đẫm hơi mưa và lạnh như một cây nước đá. Rét mướt buốt tim, tôi rên hừ hừ và rồi cũng không rên nổi nữa. Cũng không sao ghìm lại được cơn run, cứ run bắn lên, run cầm cập. Thân nhiệt của mình lúc này có lẽ chỉ còn bằng với người đang ngắc ngoải, cái đầu đã tê cóng của tôi lờ đờ nghĩ, không khéo mà khốn đến nơi rồi, không khéo mà là một cơn ác tính. Những người bị sốt rét ác tính nằm chết trên võng giữa rừng sâu, còn mình thì chết ngồi, chắc thế, và sẽ hoá thành tảng đá co ro trước cửa nhà người ta.

Trên đầu tôi, mái tôn rách nát run bần bật. Dưới vẫn mưa gió. Gió phả mưa vào tận thềm. Đã ướt lại ướt thêm một lượt nữa, tôi thở hắt, mặt mày xây xầm. Biết là cần phải dốc toàn lực bình sinh mà đứng dậy và bước đi, song hết rồi, nghị lực đã tê bại. Sinh lực xuống nhanh như mực nước trong một cái bình bị đập vỡ đáy, sự sống trong tôi xoay tròn một vòng và từ từ, lặng lẽ lật nghiêng. Đúng khi đó, sau lưng tôi, cửa kẹt mở. Tôi nghe thấy nhưng mà không ý thức được tiếng động ấy. Cơn choáng ngất gần như là một nỗi yếu mềm, một sự buông lơi, như thể một tiếng thở phào, nhẹ nhàng ru tôi ra khỏi tôi...

Thời gian ngưng lại, không biết là trong bao nhiêu lâu. Tôi từ từ mở mắt. Tâm trí đậu xuống ở đâu đó bên rìa một vầng ánh sáng rất mờ. Vẫn còn bồng bềnh, vẫn còn u u minh minh, song tôi biết là lúc này mình đã ở trong một căn buồng, chứ không phải đang ở giữa chừng cơn mê sảng. Tường phòng hình như là quét vôi ve nhưng mà có lẽ do lâu ngày nên mầu vôi đã bợt. Trần nhà u tối. Không khí ấm sực mùi dầu long não. Tôi khẽ đụng cựa. Dưới lưng, nan giường ót ét. Người tôi ủ trong chăn, đầu kê lên gối. Yên tĩnh, khô ráo và ấm áp đến khó tin. Tôi trở mình. Từ trên chiếc bàn con kê ở góc buồng, ngọn lửa đèn dầu nhỏ liu điu im lìm toả ra một quầng sáng tù đọng mầu vàng đục. Tích tắc đều đều trong đêm vắng, tiếng đồng hồ để bàn một mình rả rích với thời gian. Chợt nhớ đến giờ giấc, tôi giật mình, rên lên.
- Ôi, anh... - Một bàn tay nào đó êm ái áp vào má tôi, một giọng nói se sẽ, nhỏ nhẹ, thì thầm: - Ôi, anh tỉnh rồi. Ôi, em lo quá...

Tim như thể đứng dừng lại, lại như thể đập loạn xạ, tôi ngây người. Chuyện gì thế này nhỉ, cô gái nào thế này?
- Tôi... - Mãi mới mở miệng nổi, tôi nói, nhưng ấp úng, lưỡi ríu vấp, chẳng nói gì được - Tôi ở đâu đây... đây là đâu?
- Đây là nhà em mà anh - Bàn tay cô gái nhẹ nhàng đưa lướt trên trán tôi. - Anh là khách của em mà.
Tôi cố định thần, cố lấy sức, thở dốc, và nặng nhọc xoay người sang phía chủ nhà. Cô ngồi ở mép giường, nhưng gương mặt lại lùi khỏi vùng chiếu sáng của ngọn đèn. Tôi chỉ thấy được hai bờ vai với phần một mái tóc của cô buông xoã.
- Anh vẫn còn hơi sốt đấy, nhưng vậy là đỡ nhiều rồi. May quá đi mất. Chứ cư như lúc thoạt đầu thì sợ quá. Ôi lúc ấy anh làm em hết cả hồn.
- Nguy rồi... - Thều thào tôi nói - Quá phép mất rồi... Tôi, tôi phải đi đây...
- Ô kìa anh, anh đi đâu thế nào được. Ra ngoài rét bị lại còn nguy hơn. Với lại quần áo của anh phải hong bếp lúc nữa, chứ chưa mặc được đâu, còn ẩm lắm.
- Cái gì? Tôi hoảng hồn, sực tỉnh, đưa tay sờ nhanh lên đùi, lên ngực. Người tôi tái dại đi, nhưng muốn co rúm lại. Dưới tấm chăn bông, thằng tôi đã như trần trụi!
- Bây giờ để em xuống bếp đưa cháo lên anh ăn nhé. - Thản nhiên, cô gái nói, sẽ sàng đứng dậy, rời khỏi giường. - Bộ quần áo em để cạnh gối, anh mặc tạm. Cũng là đồ bộ đội đấy.

Nói đoạn, không cầm theo cây đèn, cô quay lưng đi ra phía cửa, bước mò trong bóng tối. Tôi tung chăn, ngồi nhỏm dậy. Từ trong chăn, hơi dầu gió nóng hực phả ra cay mắt. Tôi xỏ vội xỏ vàng vào quần áo. Bộ Tô Châu hăng mùi băng phiến, còn mới và khá vừa với tôi. Đàng hoàng trong quân phục, tôi như lấy lại được sinh khí, dẫu rằng toàn thân vẫn đau nhừ, đầu óc váng vất, và trong tai, phần còn lại của cơn sốt vẫn đang kêu o o.

Nhưng mặc dù nhọc mệt đến thế, tôi vẫn kịp ngửi thấy lập tức mùi cháo nóng, khi cô chủ nhà còn chưa vào hẳn trong buồng. Cô bước đi rất nhẹ, đôi guốc chạm rất khẽ trên sàn gỗ. Cô để mâm xuống bàn, vặn cao bấc đèn lên.
- Tạnh mưa rồi anh ạ. - Cô nói, và không hiểu sao, lại thở dài.
Trong nhập nhoạng tranh tối tranh sáng của căn phòng, tôi lặng nhìn. Người con gái xa lạ tuyệt vời ấy như thể một ảo giác hiện thoáng lên trước mắt tôi, một ảo giác tuyệt trần, xinh đẹp và hiền dịu. Xinh đẹp và hiền dịu, gương mặt, cặp mắt, đôi môi, thực thế, mặc dù thật ra tôi đã không thể kịp nhìn rõ cô. Bởi vì, giờ của thành phố này đã điểm. Chỉ trong nửa phần của một tích tắc, trời đất không kịp trở tay, không kịp cả đến rùng mình.

Một cái gì đó kinh khủng, một cái gì đó choáng hồn, như một nhát chém sả, đột ngột xé toạc sự tĩnh lặng ra làm đôi. Chiếc phản lực trinh sát, chỉ một chiếc thôi, bất thần cắt ngọt một đường bay sấm sét, khoan thủng thinh không, là sát sàn sạt mái ngói những ngôi nhà, tuốt dọc sống lưng thành phố. Trong phòng, cả đến ánh đèn dầu cũng như chết lặng đi, nín thở...
- Hình như qua rồi - Cô gái lên tiếng, gần như thì thầm, và run run, phác một nụ cười nhợt nhạt - Hình như nó chỉ doạ.
- Ừ - Tôi nói - Nó chỉ là một thằng thám báo bay vụng đánh lén mà thôi. Đừng...

Tôi định trấn tĩnh cô, định bảo rằng không việc gì phải sợ, thì còi báo động rú lên, cướp lời tôi. Mặc dù qua mấy đêm rồi đã nghe quen, và mặc dù đã đón trước, tiếng còi vẫn làm tôi lạnh cả tim. Dường như chưa đêm nào lời cảnh báo của chết chóc lại vang lên dễ sợ đến nhường ấy. Và B52, B52, B52... B52 đang tiến vào, loa phóng thanh khẩn thiết cấp báo, giục giã. B52. Cách Hà Nội chín mươi cây số. Tám mươi cây số.
- Bọn Mỹ! - Tôi nói - Chúng nó đang vào. Thằng Mỹ vừa nãy là thằng bay mở đường.
- Vâng. B52 đấy. Lại một đêm nữa.
- Phải ra hầm thôi! - Tôi không nén nổi hồi hộp - Chúng nó vào sát rồi. Mau lên!
- Nhưng, anh thấy trong người thế nào? - Cô gái thở dài, đầy vẻ lo âu trẻ thơ - Ngoài trời rét lắm.
Cảm giác lâm nguy đột ngột trở nên nhức nhối. Miệng tôi như khô đi, họng thắt lại, trống ngực nện thình thịch. Xưa nay linh tính không khi nào đánh lừa tôi.
- Anh phải ăn đi một tý đã. Cho nóng...
- Không! - Tôi nói, giọng khàn hẳn - Nóng nguội gì. Bom xuống bây giờ đấy. Rải thảm vào đây đấy!
- Sao anh biết? - Cô gái thốt lên kinh ngạc.
- Ngửi thấy chứ còn sao! Mau lên, ra hầm! - Tôi sẵng giọng, như quát.

Thổi tắt ngọn đèn, cô gái nắm lấy cổ tay tôi kéo nhanh ra khỏi buồng. Sự căng thẳng nơi tôi đã truyền sang cô nỗi hãi hùng. Cô thở hổn hển. Tiếng guốc gõ mau, gấp gáp. Chúng tôi xuống cầu thang, sau đó còn phải qua một hành lang rất hẹp, ẩm ướt và sâu hun hút, rồi mới ra đến ngoài đường. Trời đã tạnh mưa và màn đêm thì như có phần nào quang ra trong bầu không khí trong suốt rờn rợn. Giữa lòng đường, trước cửa nhà, cái đầu xe điện vẫn lù lù đứng đấy như một chiếc tàu mắc cạn.
Cái hố cá nhân bằng xi măng đúc, miệng mở ra đen ngòm ở mép vỉa hè.
- Chúng mình ra hầm công cộng đi anh - Cô gái nói trong hơi thở gấp - Những cái hố tròn này em chẳng bao giờ dám xuống. Dưới đó đầy nước. Rợn chân lắm.
- Lại còn thế! - Tôi gắt.
- Ngay kia thôi mà, anh. Với lại ở đó đông người, đỡ sợ.
Chúng tôi bước lao đi, ngược chiều gió thốc. Cả thành phố đã ẩn mình. Trên mặt đất chết lặng chỉ còn trơ vơ có hai chúng tôi, sóng đôi nhau trong nỗi kinh hoàng. Thời khắc từng giây từng giây một như bị nuốt đi mà chặng đường trốn chạy thì hầu như không cùng. Một ngã ba. Rồi nữa một ngã tư. Cái hầm công cộng của cô gái đâu mãi không thấy. Mà vì vướng đôi guốc nên cô nàng không chạy được. Với lại, trời ơi, có chạy cũng không kịp nữa rồi. Vùng ngoại vi đã khai hoả. Các trận địa pháo 100 ly đồng loạt cất tiếng gầm. Chớp giật sáng loé. Và tên lửa, từng cặp, từng cặp rẽ trần mây, ầm ầm lao lên, vạch những luồng đỏ rực. Nhưng, giữa sấm sét của quân ta đang cấp tập giành đòn, bằng kinh nghiệm máu xương và sự sống chết rủi may của một thằng lính chiến trường, tôi đã nghe thấy từ trên đỉnh trời đêm thăm thẳm cái mà tai tôi còn chưa thể nào nghe thấy, cái mà linh tính đã báo trước. Và tôi biết, với hai chúng tôi, thế là hết. Bom rồi. Bom sẽ phang chính diện đoạn đường này.

Đang lúc này, số phận lại tàn nhẫn đặt chúng tôi lọt vào giữa một quãng phố rất dài, mà hai bên đường không hề có nhà cửa, chỉ có hai chặng bờ tường cao chạy liền một mạch. Và dưới ánh chớp của những đường đạn cao xạ, tôi không thoáng thấy một chút hầm hố nào ở hai bên vỉa hè. Một toạ độ tuyệt vời của cái chết. Có cố rảo thêm vài bước chân nữa cũng thế thôi.
- Nó cắt bom rồi! - Tôi nói, và nắm nhanh lấy khuỷu tay cô gái, kéo cô đứng dừng lại.
- Kìa anh. Chỉ đoạn nữa thôi!
- Không kịp đâu - Tôi thong thả nói, bình tĩnh đến ghê người - Bom đang thả xuống đây đấy. Nằm xuống mau lên đi. Và đừng có hoảng.

Cô gái ngoan ngoãn nằm áp xuống cạnh tôi, dưới chân bức tường gạch. Hẳn là cô rất hoang mang, nửa tin nửa ngờ trước lời khẳng định chết người ấy của tôi. Song, chỉ mười giây nữa không hơn, tôi biết thảm bom sẽ chạm đất. B52, những con khủng long giời sầu đất thảm ấy, tôi còn lạ gì. Trong kia, chúng bay ban ngày ở độ cao vừa phải, đội hình khi sáu chiếc khi ba chiếc, lừng lững càn quanh trời, cày vào thinh không những luống dài khói đặc, ồ ồ dội bom như mưa trời. Những giọt mưa bom có thể xô đổ một rặng núi, có thể chôn sống một dòng sông, vằm nát một đại ngàn. Còn bây giờ thì không phải là mưa, mà cả một trời bom đang giáng xuống. Và không phải núi, không phải rừng mà là nhà cửa, phố xá. Bầu trời bao la tột độ hung tàn. Thành phố thì nhỏ như lòng bàn tay. Sức huỷ diệt thì tối đa, và mạng người mong manh biết mấy. Tôi nghĩ. Người gồng lên, căng nhức, chờ đợi.
Nhưng, tôi hầu như không nghe thấy tiếng nổ. Mặc dù đã đón trước, vẫn cứ bị bất ngờ. Thình lình, tối tăm mặt mũi. Mặt đất rùng mình, rướn lên. Không gian méo lệch đi. Rồi cái gì đó nóng bỏng, rực lửa, nhọn hoắt, và tung toé, đập vào mặt. Hơi bom nóng đặc xộc đầu phổi.
Cô gái lăn sát vào tôi. Tìm sự che chở. Cô nép sát tấm thân lạnh cóng vào người tôi, thở sát vào khuôn mặt tê dại nhưng đẫm mồ hôi của tôi, tóc cô tung xoã ra.
Lại một dây bom nữa, lần này như ngay ở bên kia bờ tường. Đất đá, xi-măng, gạch ngói, nhà cửa cùng một lúc nổ tung. Trời đất rống kêu, rền vang như gang vỡ. Sóng xung kích ào qua ập lại. Chết này! Chết này! Chết - ết - ết...! Tôi nghiến răng ôm ghì lấy cô gái, đợi cái chớp mắt cuối cùng tan xương nát thịt. Bom à à rơi, hú vang, man rợ, nối nối vào nhau rồ rồ. Cứ mỗi luồng tiếng nổ và hơi bom quạt tới, thân thể chúng tôi càng xoắn vào nhau. Nhừ tử vì sức ép, cả hai đờ đẫn, ngất ngư.
Thình lình, cái chết nhả móng vuốt. Bầu trời như sập cửa đánh sầm một cái. Rồi hẫng đi, lặng phắc. Tiếng nổ của quả bom cuối cùng dập tắt mọi tiếng nổ.

Chúng tôi vẫn nằm, ôm riết lấy nhau. Dường như cả hai đã hoàn toàn tê liệt, không thể nào ý thức được, không thể nào cảm nhận nổi cái sự sống sót ngoài dự kiến này. Lặng đi như thế khá lâu, cô gái mới đụng cựa thân mình, duỗi người ra khỏi tôi.
Chậm chạp, tôi đỡ cô đứng dậy. Một bên vai áo rách toang, tóc xoã rối, ánh mắt sợ hãi, cô luống cuống quờ quờ chân tìm đôi guốc, không biết để làm gì cái đôi guốc cao gót ấy. Khói đặc trôi là là. Mùi thuốc bom khét cháy. Trời mây bầm đỏ.

Trong khi đã đỡ tiếng ù, tôi nghe thấy từ đâu đó phía trước rất gần, dậy lên tiếng kêu cứu. Rồi cả đoạn phố ầm ầm lên huyên náo. Từ phía sau, rầm rập một đám đông đổ tới cuốc xẻng, xà beng, với cáng thương, hối hả tràn qua. “Đứng ì ra thế à! - Ai đó giận dữ quát lên với tôi, gay gắt, đau đớn, khàn đặc - Hầm sập, người thì chết, ngay trước mắt kia kìa, giời ơi-ơi...!”
- Ôi giời ơi, hình như chỗ hầm công cộng, anh ơi! ở đó bao nhiêu là người... - Cô gái kêu lên thảng thốt.
- Anh phải lại đó góp một tay. Em về trước đi. Anh về sau! - Tôi nói.
Và vùng ra khỏi tay cô, tôi hộc tốc chạy băng theo đám đông. Vừa chạy vừa ngoái lại, xua xua tay, gân cổ hét “Về đi! Chờ ở nhà!”. Khi chạy đến bãi bom, trước khi cùng mọi người lao khuất vào trong vùng phố xá vừa bị huỷ diệt, vừa ngổn ngang, vừa tanh bành, ngập khói, tôi còn kịp ngoảnh nhìn lại một lần nữa, và nhờ thế mà còn được nhìn thoáng thấy qua màn đêm sẫm mầu lửa cái hình bóng thân yêu và hư ảo ấy một lần cuối cùng...

Lẽ ra thì đấy không thể là lần cuối cùng, bởi vì lẽ ra thì tôi đã trở về được căn phòng hồi đêm ấy và gặp lại được người con gái ấy của tôi. Khi đó đã báo yên từ lâu, trời đã sáng hẳn. Cứ theo đường tầu điện, con đường mòn độc đạo hồi đêm, tôi rảo bước quay trở lại ngôi nhà.
Thoạt tiên, tôi chẳng để tâm, chỉ lẳng lặng bước tránh lên vỉa hè. Buổi sớm mai giá lạnh, phố xá thưa người, cái tầu điện già lão và sặc mùi gỉ sắt ấy không buồn thúc chuông, thả sức lao uỳnh uỳnh, hàng bánh sắt nện rầm rập, rít lên, toé lửa. Động cơ điện rú è è chói tai. Nhưng nó vừa vụt qua thì lập tức tôi sững người, như thể bị một roi vút thẳng vào tim, sực tỉnh song chết lặng đi.

Phố dài hun hút, thẳng tắp, không có lối rẽ. Dọc hai bên đường nhà liền nhà, san sát và hoàn toàn đơn điệu, nhà nào cũng y như nhà nào. Một mặt tiền ảm đạm cau có dưới một mái hiên lợp bằng những tấm tôn gỉ. Một cửa ra vào và một bậc tam cấp bước hẳn xuống vỉa hè. Trước mỗi nhà đều có một hố tròn bằng xi-măng đúc sẵn. Tầu điện đã chạy rồi, vật chuẩn độc nhất đã di động, nên giờ đây điều duy nhất tôi còn có thể xác định được là ngôi nhà ấy nằm ở phía trên vỉa hè bên nào. Song bên nào mà chẳng thế. Mấp mô, trồi sụt, lênh láng những vũng nước đọng trước những bậc thềm. Những mái hiên dột nát, những mảng bờ tường. Những cây bàng. Những cây cột điện...

Không còn thời gian nữa, nhưng hồi lâu, như thể nhấm nháp nỗi tuyệt vọng, tôi vẫn cứ bước thấp bước cao, dạo đi dạo lại nhìn vào cửa những ngôi nhà, nhìn vào mặt những người từ trong đó đi ra. Cho đến khi lại một chuyến tầu điện leng keng chạy tới, tôi mới chịu khuất phục. Mặt mày vẫn nhem nhuốc tro than, tay chân xây xát, quần áo tả tơi và vẫn còn loang lổ vết máu của những người bị nạn trong đêm, tôi nặng nhọc lê bước, đầu cúi gầm, men theo cặp ray xe điện, đi về phía cửa ô.

Trở về sau chiến tranh, khi hoạ hoằn có dịp nào qua Hà Nội thì tôi vẫn chỉ một lối mòn xe điện ấy để đi. Cứ như thế thôi, chẳng phải để tìm thấy một cái gì, cũng chẳng phải là để đi đến đâu. Lần gần đây nhất xuống ga Hàng Cỏ, tôi mất dấu con đường mòn. Hà Nội đã xoá bỏ tầu điện. Phố xá huy hoàng. Nhà cửa đẹp đẽ. Đời sống sung sướng... Có lẽ đến một ngày nào đó, người ta có thể hình dung nổi đã có thời tồn tại chính trên xứ sở tươi đẹp này những cảnh tượng đại loại như cảnh tượng tôi từng thấy hai chục năm về trước, khi tôi còn rất trẻ.
B.N
Có những ngày dường như mọi cung bậc của cảm xúc buồn thật khéo dồn dập kéo đến cùng một lúc. Nay em bị gợi lại những ký ức buồn đáng quên, những mất mát cần thêm rất nhiều thời gian nữa. Và em vô tình lẩm nhẩm lại lời bài hát mối tình đầu tặng em. Một bài hát đã nhiều năm không nghe lại, tưởng như đã chìm sâu vào quên lãng. Và giờ là truyện ngắn này. Dù em chưa từng trải qua cảm giác giữa ranh giới sự sống và cái chết trong bom rơi đạn lạc như cô gái của Bảo Ninh, nhưng vô tình gợi lại cho em cảm giác chui vào một vòng tay an toàn, che chở, bảo vệ khi ngoài kia là bão tố...
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
720
Động cơ
449,474 Mã lực
Có những ngày dường như mọi cung bậc của cảm xúc buồn thật khéo dồn dập kéo đến cùng một lúc. Nay em bị gợi lại những ký ức buồn đáng quên, những mất mát cần thêm rất nhiều thời gian nữa. Và em vô tình lẩm nhẩm lại lời bài hát mối tình đầu tặng em. Một bài hát đã nhiều năm không nghe lại, tưởng như đã chìm sâu vào quên lãng. Và giờ là truyện ngắn này. Dù em chưa từng trải qua cảm giác giữa ranh giới sự sống và cái chết trong bom rơi đạn lạc như cô gái của Bảo Ninh, nhưng vô tình gợi lại cho em cảm giác chui vào một vòng tay an toàn, che chở, bảo vệ khi ngoài kia là bão tố...
Chúng ta có lẽ ai cũng đều nặng lòng với quá khứ, cho dù nó thế nào đi chăng nữa...hạnh phúc hay đau buồn...Nhiều khi chỉ là những cái thoáng qua, bất chợt thôi, như một giai điệu, câu văn, rồi giấc mơ chẳng hạn...tự nhiên chúng làm cho những cảm xúc ùa về, bóp nghẹt con tim!

Em lại lấy đoạn kết của một truyện ngắn để "minh họa". Truyện của một nhà văn người Nga - Yuri Kazakov, nổi tiếng với những câu chuyện ngắn gọn, giọng văn trong sáng và thấm đẫm tình người. Truyện em trích dẫn này có tên gốc "Xanh da trời và xanh lá cây"; còn các cụ VN dịch là "Những ô cửa màu xanh".
------------------
Không có gì trên thế giới này là vĩnh cửu, thậm chí cả đau khổ cũng vậy. Và cuộc sống vẫn không dừng lại. Không, cuộc sống không bao giờ dừng lại, và tất cả những nỗi buồn của bạn rồi cũng tan đi như mây khói. Thế giới vốn đựơc xếp đặt một cách tuyệt vời như vậy đấy.

Bây giờ tôi sắp tốt nghiệp đại học. Tuổi niên thiếu của tôi đã hết, đã quá xa rồi, vĩnh viễn. Và như thế là rất tốt: tôi đã trở thành ngưòi lớn và tôi có thể làm đựoc tât cả mọi việc. Sắp tới, tôi sẽ đi lên miền bắc. Không hiểu sao có một cái gì đó cứ quyến rũ tôi lên miền Bắc, cũng có thể là vì ở đó tôi đã từng đi săn và đã có một thời gian cảm thấy mình hạnh phúc.

Tôi đã hoàn toàn quên Lilia - từ đó đến nay đã bao nhiêu năm trôi qua! Con người ta sẽ khó sống biết bao, nếu như đời này không có gì bị lãng quên. Nhưng thật may sao, rất nhiều điều đã bị quên. Tất nhiên, sau đó Lilia cũng không viết thư cho tôi từ miền Bắc. Cô bây giờ ở đâu, tôi không biết, và cũng không muốn biết. Tôi hoàn toàn không nghĩ đến cô. Cuộc sống của tôi cũng khá tốt đẹp. Tuy cuối cùng rồi tôi cũng chẳng trở thành nhà thơ hoặc ca sĩ.. Thì đã sao, có phải tất cả mọi ngưòi đều trở thành nhà thơ cả đâu? Những trận thi đấu thể thao, những cuộc hội nghị, rồi thực tập, rồi thi cử - tất cả những cái đó lôi cuốn tôi, làm tôi bận bịu và tôi không còn một phút nào rỗi rãi, Ngoài ra tôi còn học khiêu vũ, làm quen với nhiều cô gái đẹp và thông minh, gặp gỡ, hẹn hò, phải lòng một vài cô và họ cũng yêu tôi.

Nhưng thỉnh thoảng tôi lại nằm mơ thấy Lilia. Cô đến với tôi trong giấc ngủ, và tôi lại nghe giọng nói, tiếng cười dịu dàng của cô, tôi lại cầm tay cô và nói với cô - nói gì thì tôi không nhớ nữa. Đôi lúc cô buồn nhưng cũng đôi lúc cô vui, trên đôi má cô run rẩy những lúm đồng tiền - những lúm đồng tiền rất bé, mắt người ngoài khó nhận ra, - và đôi mắt đen của cô sáng ngời lấp lánh. Lúc đó tôi lại trở nên sôi nổi, tôi cũng cười nói, cảm thấy mình tưòi trẻ, ngượng ngập, dường như tôi vẫn như xưa, mới mười bảy tuổi, dường như tôi đang hạnh phúc trong mối tình đầu của cuộc đời tôi....

Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi nằm rất lâu trên giường nhắm mắt, bỏ cả tập thể dục. Rồi tôi đến trường nghe giảng, trực ban ở văn phòng hội sinh viên hoặc phát biểu ở các cuộc họp đoàn thanh niên. Nhưng không hiểu sao suốt ngày hôm đó tôi cảm thấy nặng nề và chỉ muốn được ở một mình trong cô đơn.

Nhưng những lần như vậy rất hiếm. Và hơn nữa, đó chỉ là giấc mơ. Ôi, những giấc mơ, giấc mơ.... Những giấc mơ không mong mà vẫn đến. Người ta nói rằng nếu khi ngủ, nằm nghiêng sang sườn bên phải thì sẽ không mơ. Bây giờ khi ngủ tôi cũng sẽ nằm nghiêng sang sườn bên phải.

Ôi, sao tôi không thích những giấc mơ đến thế!

Hết .
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,312
Động cơ
341,125 Mã lực
Trước tiên, nhà cháu xin nghiêng mình 45 độ (nên hơi say say
1640833410329.png
) xin lỗi vì đã vi phạm quy định cho mợ chủ thớt đề ra: Ko thảo luận/ post bài mang nội dung SEX.
Tuy nhiên, khái niệm SEX chỉ tồn tại ở title & 1 vài đoạn hơi dung tục, còn lại, toàn bộ nội dung tác phẩm lại chứa ~ thông điệp về tính nhân văn rất hay. Chính vì vậy, sau 1 thời gian phân vân, lưỡng lự, NC quyết định...ra mua 1 can mật gấu về uống. Và sau khi xơi hết ~ giọt mật gấu cuối cùng, NC mở lap ra tóm tắt cuốn tiểu thuyết mang tên “KHỎA THÂN”. Nội dung như sau:
Tiến là 1 họa sĩ có tài, và năng khiếu sở trường của anh là vẽ tranh khỏa thân.
Sau khi ra trường, anh phải đi chép tranh để giải quyết nỗi lo cơm áo gạo tiền. Sau ~ năm miệt mài làm công việc chán ngắt, tẻ nhạt ấy, anh quyết định chấm dứt & đi đánh giày dạo.
Anh thuê 1 phòng trong dãy nhà trọ mà cư dân chủ yếu là các cô gái từ các tỉnh lên HN LĐ đủ mọi ngành nghề.
Một buổi tối, anh vào 1 phòng trà nghe nhạc. Một cô ca sĩ mặc chiếc áo dài trắng lên sân khấu. Bài hát “Người ơi người ở đừng về” vs giọng hát da diết + vs vóc dáng thanh mảnh & khuôn mặt khả ái đã khiến tâm hồn nghệ sĩ tưởng đâu đã chết trong anh bừng dậy. Anh vội lấy cây bút & tờ giấy phác họa cô ca sĩ.
Vẽ xong, anh nhìn kỹ rồi ngậm ngùi...vứt xuống đất. Vị khán giả ngồi cạnh vẫn theo dõi cử chỉ của anh nãy giờ vội nhặt tờ giấy lên xem, sau đó quay sang nói vs anh: “Anh vẽ đẹp quá sao phải vất đi?” Ông này ko hiểu lý do. Sở dĩ anh vứt bức phác họa vì nó gợi nhớ lại khoảng thời gian anh vật lộn vs nghề chép tranh, việc này đã làm thui chột năng khiếu của anh.
Và bây giờ, anh phát hiện ra, cô hàng xóm – Vân- chính ra người ca sĩ trong chiếc áo dài trắng đêm nào.
Tình cảm họ phát triển vượt qua tình bạn, nhưng tình yêu thì....khi anh đã cứu sống người ông của cô khi cô đang bận đi hát.....
Một buổi tối, Vân trên đường đi hát, bắt gặp 1 cô bé đang khóc nức nở tại 1 góc đường. Hỏi ra mới biết con bé bị lạc. Đã trễ nên cô chở con bé đến phòng trà. Tan hát, theo địa chỉ trên tấm lắc, Vân đưa bé Lê về, nhưng bấm chuông mãi mà căn biệt thự vẫn cửa đóng then cài, ko có ai ở nhà. Thế là cô đành đưa con bé về nhà rồi sáng mai lại đưa nó về GĐ.
Hải- bố bé Lê là 1 đại gia. Anh có tất cả & cái mà anh đang sở hữu lớn nhất, đó là lòng thù hận đàn bà.
Là con trai duy nhất trong 1 GĐ giàu có nhất nhì HN & có truyền thống KD, Hải cưới đc 1 cô vợ sắc nước hương trời mà e là mợ chủ thớt mới có khả năng so sánh- và là chủ 1 Cty chuyên ngành XD, chuyên thầu các công trình lớn như đường sá, CSHT....
Một ngày xấu trời, Hải bị CSKT đến, đọc lệnh bắt. Anh hết sức ngỡ ngàng vì trước nay anh luôn tuân thủ luật pháp trong KD. Khi vào tù, nhìn các chứng từ do mình ký, anh chịu ko cãi đc nhưng vẫn ko hiểu lý do. Sau khi thụ xong cái án 3 năm tù, anh mới hiểu mình bị cô vợ “trời ơi” cấu kết vs “ông bạn vàng” mình đưa từ dưới quê lên gài, rồi chúng cuỗm hết tài sản ra đi....Người đến đón Hải tại cổng nhà lao là bố mẹ anh & 1 con bé hơn 3t.
Hỏi ra mới biết, cô vợ quý hóa kia trước khi chuồn vs tình nhân, đã vứt đứa con còn đỏ hỏn mới 6 tháng tuổi cho bố mẹ anh rồi ung dung sống vs chồng mới cho nhẹ gánh!
(Còn....nhiều nữa, nhưng mỏi tay dzồi) >:)
Vs cả xem tâm trạng của mợ chủ thớt ra sao đã.:))
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,208
Động cơ
688,980 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước tiên, nhà cháu xin nghiêng mình 45 độ (nên hơi say say View attachment 6785455 ) xin lỗi vì đã vi phạm quy định cho mợ chủ thớt đề ra: Ko thảo luận/ post bài mang nội dung SEX.
Tuy nhiên, khái niệm SEX chỉ tồn tại ở title & 1 vài đoạn hơi dung tục, còn lại, toàn bộ nội dung tác phẩm lại chứa ~ thông điệp về tính nhân văn rất hay. Chính vì vậy, sau 1 thời gian phân vân, lưỡng lự, NC quyết định...ra mua 1 can mật gấu về uống. Và sau khi xơi hết ~ giọt mật gấu cuối cùng, NC mở lap ra tóm tắt cuốn tiểu thuyết mang tên KHỎA THÂN. Nội dung như sau:
Tiến là 1 họa sĩ có tài, và năng khiếu sở trường của anh là vẽ tranh khỏa thân.
Sau khi ra trường, anh phải đi chép tranh để giải quyết nỗi lo cơm áo gạo tiền. Sau ~ năm miệt mài làm công việc chán ngắt, tẻ nhạt ấy, anh quyết định chấm dứt & đi đánh giày dạo.
Anh thuê 1 phòng trong dãy nhà trọ mà cư dân chủ yếu là các cô gái từ các tỉnh lên HN LĐ đủ mọi ngành nghề.
Một buổi tối, anh vào 1 phòng trà nghe nhạc. Một cô ca sĩ mặc chiếc áo dài trắng lên sân khấu. Bài hát “Người ơi người ở đừng về” vs giọng hát da diết + vs vóc dáng thanh mảnh & khuôn mặt khả ái đã khiến tâm hồn nghệ sĩ tưởng đâu đã chết trong anh bừng dậy. Anh vội lấy cây bút & tờ giấy phác họa cô ca sĩ.
Vẽ xong, anh nhìn kỹ rồi ngậm ngùi...vứt xuống đất. Vị khán giả ngồi cạnh vẫn theo dõi cử chỉ của anh nãy giờ vội nhặt tờ giấy lên xem, sau đó quay sang nói vs anh: “Anh vẽ đẹp quá sao phải vất đi?” Ông này ko hiểu lý do. Sở dĩ anh vứt bức phác họa vì nó gợi nhớ lại khoảng thời gian anh vật lộn vs nghề chép tranh, việc này đã làm thui chột năng khiếu của anh.
Và bây giờ, anh phát hiện ra, cô hàng xóm – Vân- chính ra người ca sĩ trong chiếc áo dài trắng đêm nào.
Tình cảm họ phát triển vượt qua tình bạn, nhưng tình yêu thì....khi anh đã cứu sống người ông của cô khi cô đang bận đi hát.....
Một buổi tối, Vân trên đường đi hát, bắt gặp 1 cô bé đang khóc nức nở tại 1 góc đường. Hỏi ra mới biết con bé bị lạc. Đã trễ nên cô chở con bé đến phòng trà. Tan hát, theo địa chỉ trên tấm lắc, Vân đưa bé Lê về, nhưng bấm chuông mãi mà căn biệt thự vẫn cửa đóng then cài, ko có ai ở nhà. Thế là cô đành đưa con bé về nhà rồi sáng mai lại đưa nó về GĐ.
Hải- bố bé Lê là 1 đại gia. Anh có tất cả & cái mà anh đang sở hữu lớn nhất, đó là lòng thù hận đàn bà.
Là con trai duy nhất trong 1 GĐ giàu có nhất nhì HN & có truyền thống KD, Hải cưới đc 1 cô vợ sắc nước hương trời mà e là mợ chủ thớt mới có khả năng so sánh- và là chủ 1 Cty chuyên ngành XD, chuyên thầu các công trình lớn như đường sá, CSHT....
Một ngày xấu trời, Hải bị CSKT đến, đọc lệnh bắt. Anh hết sức ngỡ ngàng vì trước nay anh luôn tuân thủ luật pháp trong KD. Khi vào tù, nhìn các chứng từ do mình ký, anh chịu ko cãi đc nhưng vẫn ko hiểu lý do. Sau khi thụ xong cái án 3 năm tù, anh mới hiểu mình bị cô vợ “trời ơi” cấu kết vs “ông bạn vàng” mình đưa từ dưới quê lên gài, rồi chúng cuỗm hết tài sản ra đi....Người đến đón Hải tại cổng nhà lao là bố mẹ anh & 1 con bé hơn 3t.
Hỏi ra mới biết, cô vợ quý hóa kia trước khi chuồn vs tình nhân, đã vứt đứa con còn đỏ hỏn mới 6 tháng tuổi cho bố mẹ anh rồi ung dung sống vs chồng mới cho nhẹ gánh!
(Còn....nhiều nữa, nhưng mỏi tay dzồi) >:)
Vs cả xem tâm trạng của mợ chủ thớt ra sao đã.:))
Chủ thread góp ý nhẹ là xù nên để phông chữ siêu mờ và cỡ chữ siêu nhỏ cho tên cuốn sách ạ :)).
 

xittalin

Xe tăng
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
1,626
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hoàng Trang : Thôi, độc giả này "đền" lại một truyện cũng khá ngắn của Bảo Ninh, khá đặc trưng cho style về chiến tranh của bác ấy: u sầu, hoài niệm nhưng không bi lụy!
-----------------------------------------
Đời tôi, đi đây đó đã nhiều, nhưng lại rất hiếm dịp được thấy Hà Nội. Chỉ một lần thuở bé, rồi một lần hồi chiến tranh, và mấy năm sau này thêm đôi lần nữa. Thành thử, ở Hà Nội, ngoài hồ Hoàn Kiếm với cầu Long Biên, tôi chỉ đại khái biết một ngôi nhà là nhà ga Hàng Cỏ và một con đường là đường xe điện. Nhưng, mặc dù như vậy, mỗi khi nhắm mắt lại nhìn sâu vào những nẻo đường của ký ức, bao giờ tôi cũng thấy hiện lên, tuy rất đỗi mơ hồ, bóng dáng của Hà Nội phố xá. Cái thành phố sâu thẳm, xa lạ, chẳng chút thân thuộc ấy, từ lâu lắm rồi đã lẳng lặng ăn vào đời tôi như là một trong những miền đất thân yêu nhất, dẫu rằng đấy là một tình thân yêu tưởng như không đâu, một duyên nợ hầu như vô cớ. Không hẳn là một nỗi niềm mà chỉ là bâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như là một nốt sầu còn vương lại của thời trai trẻ chiến tranh, một thời tuổi trẻ đã hoàn toàn mai một nhưng dư âm vọng suốt đời. Như tiếng mưa rơi. Như tiếng gió lùa. Như tiếng lá rụng. Mà không bao giờ quên.
Từ bấy tới nay, thời gian mất đi đã hai chục năm tròn. Hà Nội thuở đó với Hà Nội bây giờ có lẽ đã như là một trời một vực.

Ngày ấy, từ mặt trận Quảng Trị, tôi lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp Bộ tư lệnh đang đóng ở rìa thủ đô. Khi chúng tôi ra tới nơi, thành phố đang ngất trời bom đạn. Đây thực sự là cuộc đụng đầu sống mái, một trận quyết chiến vì lẽ mất còn. Giữa huống cảnh chung nước sôi lửa bỏng như thế, chẳng dám màng gì một chuyến về quê, tôi chỉ xin được rảo vào phố để rải non chục lá thư của anh em đồng đội người Hà Nội đã gửi gắm. Tôi muốn trao thư tận tay các gia đình, để có thể nhận được ngay hồi âm mang ngược vào đơn vị cho lính ta sướng. Lựa ngày Nô-en, cấp trên thuận cho tranh thủ. Hạn đến 0 giờ phải trở về trình diện.

Tôi vào thành phố, dưới mưa chiều. Mưa phùn mùa đông buồn bã. Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt. Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước.

Mặc dù không biết phố nào vào với phố nào, lại ôm trong mình những chín lá thư, nhưng thoạt đầu tôi nghĩ không việc gì phải lo. Chỉ cần hỏi tới một địa chỉ, rồi từ đấy lần lượt nhờ người ở địa chỉ trước đưa mình đến địa chỉ sau. Không dè, rốt cuộc, cả chín lá thư tôi đều phải lùa vào phòng qua khe cửa. Ngày hôm ấy, dường như cả Hà Nội đã khoá trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi.

Xong được lá thư chót, trời đã tối sầm. Phố dài vắng ngắt ngâm mình trong mưa, tù mù những vùng đèn đường. Tôi hỏi được về Vọng. Một anh dân phòng diện ủng, vận áo tơi bạt, tận tình dẫn tôi đi một đoạn khá xa đường. Đến ngã ba nọ, trước khi chia tay, anh chỉ xuống cặp ray đường tầu điện chạy sát vỉa hè và bảo tôi cứ bám theo đó mà đi là đến.

Sụp mũ cối xuống, dựng cổ áo lên, tôi lần sâu vào trong màn mưa phùn mờ mỏng dưới trời đêm lạnh buốt. Hai vệt ray loáng ướt, chẳng khác nào một lối mòn độc đạo xuyên qua rừng rậm nhà cửa tối đen. Thành phố chiến tranh như bên bờ vực, hun hút hoang vắng. Tôi cắm cúi bước, thui thủi, tê dại. Thăm thẳm nối nhau những chặng đường khuya không ánh sáng đèn, không một bóng bộ hành, không bóng một hàng quán. Hơi thở lạnh ngắt của đêm mưa ngấm vào tận cái dạ dày tôi trống rỗng. Các khớp xương cóng nhức cứng đơ như đang rời cả ra và rơi rụng. Cơn sốt âm ỉ từ chiến trường dâng lên dọc sống lưng, tôi sởn gai ốc, và không ngớt rùng mình. Đầu óc chậm chạp chung chiêng, đầu gối những muốn khuỵu xuống. Đi chưa được mấy đường, tôi đã bắt đầu đếm bước. Màn đêm ướt át như đông lại. Không nhìn thấy gì trước mắt, suýt nữa thì tôi đã xô người tới va mặt vào một cái đầu tầu điện đen ngòm đậu chết cứng giữa lòng đường.
Chuệnh choạng, tôi rẽ lên vỉa hè, rồi lảo đảo tấp vào dưới mái hiên một ngôi nhà. Răng va lập cập trong miệng, tôi tựa lưng vào cánh cửa đóng chặt, rồi từ từ trượt người xuống, ngồi phệt lên cái bậc tam cấp ướt đẫm hơi mưa và lạnh như một cây nước đá. Rét mướt buốt tim, tôi rên hừ hừ và rồi cũng không rên nổi nữa. Cũng không sao ghìm lại được cơn run, cứ run bắn lên, run cầm cập. Thân nhiệt của mình lúc này có lẽ chỉ còn bằng với người đang ngắc ngoải, cái đầu đã tê cóng của tôi lờ đờ nghĩ, không khéo mà khốn đến nơi rồi, không khéo mà là một cơn ác tính. Những người bị sốt rét ác tính nằm chết trên võng giữa rừng sâu, còn mình thì chết ngồi, chắc thế, và sẽ hoá thành tảng đá co ro trước cửa nhà người ta.

Trên đầu tôi, mái tôn rách nát run bần bật. Dưới vẫn mưa gió. Gió phả mưa vào tận thềm. Đã ướt lại ướt thêm một lượt nữa, tôi thở hắt, mặt mày xây xầm. Biết là cần phải dốc toàn lực bình sinh mà đứng dậy và bước đi, song hết rồi, nghị lực đã tê bại. Sinh lực xuống nhanh như mực nước trong một cái bình bị đập vỡ đáy, sự sống trong tôi xoay tròn một vòng và từ từ, lặng lẽ lật nghiêng. Đúng khi đó, sau lưng tôi, cửa kẹt mở. Tôi nghe thấy nhưng mà không ý thức được tiếng động ấy. Cơn choáng ngất gần như là một nỗi yếu mềm, một sự buông lơi, như thể một tiếng thở phào, nhẹ nhàng ru tôi ra khỏi tôi...

Thời gian ngưng lại, không biết là trong bao nhiêu lâu. Tôi từ từ mở mắt. Tâm trí đậu xuống ở đâu đó bên rìa một vầng ánh sáng rất mờ. Vẫn còn bồng bềnh, vẫn còn u u minh minh, song tôi biết là lúc này mình đã ở trong một căn buồng, chứ không phải đang ở giữa chừng cơn mê sảng. Tường phòng hình như là quét vôi ve nhưng mà có lẽ do lâu ngày nên mầu vôi đã bợt. Trần nhà u tối. Không khí ấm sực mùi dầu long não. Tôi khẽ đụng cựa. Dưới lưng, nan giường ót ét. Người tôi ủ trong chăn, đầu kê lên gối. Yên tĩnh, khô ráo và ấm áp đến khó tin. Tôi trở mình. Từ trên chiếc bàn con kê ở góc buồng, ngọn lửa đèn dầu nhỏ liu điu im lìm toả ra một quầng sáng tù đọng mầu vàng đục. Tích tắc đều đều trong đêm vắng, tiếng đồng hồ để bàn một mình rả rích với thời gian. Chợt nhớ đến giờ giấc, tôi giật mình, rên lên.
- Ôi, anh... - Một bàn tay nào đó êm ái áp vào má tôi, một giọng nói se sẽ, nhỏ nhẹ, thì thầm: - Ôi, anh tỉnh rồi. Ôi, em lo quá...

Tim như thể đứng dừng lại, lại như thể đập loạn xạ, tôi ngây người. Chuyện gì thế này nhỉ, cô gái nào thế này?
- Tôi... - Mãi mới mở miệng nổi, tôi nói, nhưng ấp úng, lưỡi ríu vấp, chẳng nói gì được - Tôi ở đâu đây... đây là đâu?
- Đây là nhà em mà anh - Bàn tay cô gái nhẹ nhàng đưa lướt trên trán tôi. - Anh là khách của em mà.
Tôi cố định thần, cố lấy sức, thở dốc, và nặng nhọc xoay người sang phía chủ nhà. Cô ngồi ở mép giường, nhưng gương mặt lại lùi khỏi vùng chiếu sáng của ngọn đèn. Tôi chỉ thấy được hai bờ vai với phần một mái tóc của cô buông xoã.
- Anh vẫn còn hơi sốt đấy, nhưng vậy là đỡ nhiều rồi. May quá đi mất. Chứ cư như lúc thoạt đầu thì sợ quá. Ôi lúc ấy anh làm em hết cả hồn.
- Nguy rồi... - Thều thào tôi nói - Quá phép mất rồi... Tôi, tôi phải đi đây...
- Ô kìa anh, anh đi đâu thế nào được. Ra ngoài rét bị lại còn nguy hơn. Với lại quần áo của anh phải hong bếp lúc nữa, chứ chưa mặc được đâu, còn ẩm lắm.
- Cái gì? Tôi hoảng hồn, sực tỉnh, đưa tay sờ nhanh lên đùi, lên ngực. Người tôi tái dại đi, nhưng muốn co rúm lại. Dưới tấm chăn bông, thằng tôi đã như trần trụi!
- Bây giờ để em xuống bếp đưa cháo lên anh ăn nhé. - Thản nhiên, cô gái nói, sẽ sàng đứng dậy, rời khỏi giường. - Bộ quần áo em để cạnh gối, anh mặc tạm. Cũng là đồ bộ đội đấy.

Nói đoạn, không cầm theo cây đèn, cô quay lưng đi ra phía cửa, bước mò trong bóng tối. Tôi tung chăn, ngồi nhỏm dậy. Từ trong chăn, hơi dầu gió nóng hực phả ra cay mắt. Tôi xỏ vội xỏ vàng vào quần áo. Bộ Tô Châu hăng mùi băng phiến, còn mới và khá vừa với tôi. Đàng hoàng trong quân phục, tôi như lấy lại được sinh khí, dẫu rằng toàn thân vẫn đau nhừ, đầu óc váng vất, và trong tai, phần còn lại của cơn sốt vẫn đang kêu o o.

Nhưng mặc dù nhọc mệt đến thế, tôi vẫn kịp ngửi thấy lập tức mùi cháo nóng, khi cô chủ nhà còn chưa vào hẳn trong buồng. Cô bước đi rất nhẹ, đôi guốc chạm rất khẽ trên sàn gỗ. Cô để mâm xuống bàn, vặn cao bấc đèn lên.
- Tạnh mưa rồi anh ạ. - Cô nói, và không hiểu sao, lại thở dài.
Trong nhập nhoạng tranh tối tranh sáng của căn phòng, tôi lặng nhìn. Người con gái xa lạ tuyệt vời ấy như thể một ảo giác hiện thoáng lên trước mắt tôi, một ảo giác tuyệt trần, xinh đẹp và hiền dịu. Xinh đẹp và hiền dịu, gương mặt, cặp mắt, đôi môi, thực thế, mặc dù thật ra tôi đã không thể kịp nhìn rõ cô. Bởi vì, giờ của thành phố này đã điểm. Chỉ trong nửa phần của một tích tắc, trời đất không kịp trở tay, không kịp cả đến rùng mình.

Một cái gì đó kinh khủng, một cái gì đó choáng hồn, như một nhát chém sả, đột ngột xé toạc sự tĩnh lặng ra làm đôi. Chiếc phản lực trinh sát, chỉ một chiếc thôi, bất thần cắt ngọt một đường bay sấm sét, khoan thủng thinh không, là sát sàn sạt mái ngói những ngôi nhà, tuốt dọc sống lưng thành phố. Trong phòng, cả đến ánh đèn dầu cũng như chết lặng đi, nín thở...
- Hình như qua rồi - Cô gái lên tiếng, gần như thì thầm, và run run, phác một nụ cười nhợt nhạt - Hình như nó chỉ doạ.
- Ừ - Tôi nói - Nó chỉ là một thằng thám báo bay vụng đánh lén mà thôi. Đừng...

Tôi định trấn tĩnh cô, định bảo rằng không việc gì phải sợ, thì còi báo động rú lên, cướp lời tôi. Mặc dù qua mấy đêm rồi đã nghe quen, và mặc dù đã đón trước, tiếng còi vẫn làm tôi lạnh cả tim. Dường như chưa đêm nào lời cảnh báo của chết chóc lại vang lên dễ sợ đến nhường ấy. Và B52, B52, B52... B52 đang tiến vào, loa phóng thanh khẩn thiết cấp báo, giục giã. B52. Cách Hà Nội chín mươi cây số. Tám mươi cây số.
- Bọn Mỹ! - Tôi nói - Chúng nó đang vào. Thằng Mỹ vừa nãy là thằng bay mở đường.
- Vâng. B52 đấy. Lại một đêm nữa.
- Phải ra hầm thôi! - Tôi không nén nổi hồi hộp - Chúng nó vào sát rồi. Mau lên!
- Nhưng, anh thấy trong người thế nào? - Cô gái thở dài, đầy vẻ lo âu trẻ thơ - Ngoài trời rét lắm.
Cảm giác lâm nguy đột ngột trở nên nhức nhối. Miệng tôi như khô đi, họng thắt lại, trống ngực nện thình thịch. Xưa nay linh tính không khi nào đánh lừa tôi.
- Anh phải ăn đi một tý đã. Cho nóng...
- Không! - Tôi nói, giọng khàn hẳn - Nóng nguội gì. Bom xuống bây giờ đấy. Rải thảm vào đây đấy!
- Sao anh biết? - Cô gái thốt lên kinh ngạc.
- Ngửi thấy chứ còn sao! Mau lên, ra hầm! - Tôi sẵng giọng, như quát.

Thổi tắt ngọn đèn, cô gái nắm lấy cổ tay tôi kéo nhanh ra khỏi buồng. Sự căng thẳng nơi tôi đã truyền sang cô nỗi hãi hùng. Cô thở hổn hển. Tiếng guốc gõ mau, gấp gáp. Chúng tôi xuống cầu thang, sau đó còn phải qua một hành lang rất hẹp, ẩm ướt và sâu hun hút, rồi mới ra đến ngoài đường. Trời đã tạnh mưa và màn đêm thì như có phần nào quang ra trong bầu không khí trong suốt rờn rợn. Giữa lòng đường, trước cửa nhà, cái đầu xe điện vẫn lù lù đứng đấy như một chiếc tàu mắc cạn.
Cái hố cá nhân bằng xi măng đúc, miệng mở ra đen ngòm ở mép vỉa hè.
- Chúng mình ra hầm công cộng đi anh - Cô gái nói trong hơi thở gấp - Những cái hố tròn này em chẳng bao giờ dám xuống. Dưới đó đầy nước. Rợn chân lắm.
- Lại còn thế! - Tôi gắt.
- Ngay kia thôi mà, anh. Với lại ở đó đông người, đỡ sợ.
Chúng tôi bước lao đi, ngược chiều gió thốc. Cả thành phố đã ẩn mình. Trên mặt đất chết lặng chỉ còn trơ vơ có hai chúng tôi, sóng đôi nhau trong nỗi kinh hoàng. Thời khắc từng giây từng giây một như bị nuốt đi mà chặng đường trốn chạy thì hầu như không cùng. Một ngã ba. Rồi nữa một ngã tư. Cái hầm công cộng của cô gái đâu mãi không thấy. Mà vì vướng đôi guốc nên cô nàng không chạy được. Với lại, trời ơi, có chạy cũng không kịp nữa rồi. Vùng ngoại vi đã khai hoả. Các trận địa pháo 100 ly đồng loạt cất tiếng gầm. Chớp giật sáng loé. Và tên lửa, từng cặp, từng cặp rẽ trần mây, ầm ầm lao lên, vạch những luồng đỏ rực. Nhưng, giữa sấm sét của quân ta đang cấp tập giành đòn, bằng kinh nghiệm máu xương và sự sống chết rủi may của một thằng lính chiến trường, tôi đã nghe thấy từ trên đỉnh trời đêm thăm thẳm cái mà tai tôi còn chưa thể nào nghe thấy, cái mà linh tính đã báo trước. Và tôi biết, với hai chúng tôi, thế là hết. Bom rồi. Bom sẽ phang chính diện đoạn đường này.

Đang lúc này, số phận lại tàn nhẫn đặt chúng tôi lọt vào giữa một quãng phố rất dài, mà hai bên đường không hề có nhà cửa, chỉ có hai chặng bờ tường cao chạy liền một mạch. Và dưới ánh chớp của những đường đạn cao xạ, tôi không thoáng thấy một chút hầm hố nào ở hai bên vỉa hè. Một toạ độ tuyệt vời của cái chết. Có cố rảo thêm vài bước chân nữa cũng thế thôi.
- Nó cắt bom rồi! - Tôi nói, và nắm nhanh lấy khuỷu tay cô gái, kéo cô đứng dừng lại.
- Kìa anh. Chỉ đoạn nữa thôi!
- Không kịp đâu - Tôi thong thả nói, bình tĩnh đến ghê người - Bom đang thả xuống đây đấy. Nằm xuống mau lên đi. Và đừng có hoảng.

Cô gái ngoan ngoãn nằm áp xuống cạnh tôi, dưới chân bức tường gạch. Hẳn là cô rất hoang mang, nửa tin nửa ngờ trước lời khẳng định chết người ấy của tôi. Song, chỉ mười giây nữa không hơn, tôi biết thảm bom sẽ chạm đất. B52, những con khủng long giời sầu đất thảm ấy, tôi còn lạ gì. Trong kia, chúng bay ban ngày ở độ cao vừa phải, đội hình khi sáu chiếc khi ba chiếc, lừng lững càn quanh trời, cày vào thinh không những luống dài khói đặc, ồ ồ dội bom như mưa trời. Những giọt mưa bom có thể xô đổ một rặng núi, có thể chôn sống một dòng sông, vằm nát một đại ngàn. Còn bây giờ thì không phải là mưa, mà cả một trời bom đang giáng xuống. Và không phải núi, không phải rừng mà là nhà cửa, phố xá. Bầu trời bao la tột độ hung tàn. Thành phố thì nhỏ như lòng bàn tay. Sức huỷ diệt thì tối đa, và mạng người mong manh biết mấy. Tôi nghĩ. Người gồng lên, căng nhức, chờ đợi.
Nhưng, tôi hầu như không nghe thấy tiếng nổ. Mặc dù đã đón trước, vẫn cứ bị bất ngờ. Thình lình, tối tăm mặt mũi. Mặt đất rùng mình, rướn lên. Không gian méo lệch đi. Rồi cái gì đó nóng bỏng, rực lửa, nhọn hoắt, và tung toé, đập vào mặt. Hơi bom nóng đặc xộc đầu phổi.
Cô gái lăn sát vào tôi. Tìm sự che chở. Cô nép sát tấm thân lạnh cóng vào người tôi, thở sát vào khuôn mặt tê dại nhưng đẫm mồ hôi của tôi, tóc cô tung xoã ra.
Lại một dây bom nữa, lần này như ngay ở bên kia bờ tường. Đất đá, xi-măng, gạch ngói, nhà cửa cùng một lúc nổ tung. Trời đất rống kêu, rền vang như gang vỡ. Sóng xung kích ào qua ập lại. Chết này! Chết này! Chết - ết - ết...! Tôi nghiến răng ôm ghì lấy cô gái, đợi cái chớp mắt cuối cùng tan xương nát thịt. Bom à à rơi, hú vang, man rợ, nối nối vào nhau rồ rồ. Cứ mỗi luồng tiếng nổ và hơi bom quạt tới, thân thể chúng tôi càng xoắn vào nhau. Nhừ tử vì sức ép, cả hai đờ đẫn, ngất ngư.
Thình lình, cái chết nhả móng vuốt. Bầu trời như sập cửa đánh sầm một cái. Rồi hẫng đi, lặng phắc. Tiếng nổ của quả bom cuối cùng dập tắt mọi tiếng nổ.

Chúng tôi vẫn nằm, ôm riết lấy nhau. Dường như cả hai đã hoàn toàn tê liệt, không thể nào ý thức được, không thể nào cảm nhận nổi cái sự sống sót ngoài dự kiến này. Lặng đi như thế khá lâu, cô gái mới đụng cựa thân mình, duỗi người ra khỏi tôi.
Chậm chạp, tôi đỡ cô đứng dậy. Một bên vai áo rách toang, tóc xoã rối, ánh mắt sợ hãi, cô luống cuống quờ quờ chân tìm đôi guốc, không biết để làm gì cái đôi guốc cao gót ấy. Khói đặc trôi là là. Mùi thuốc bom khét cháy. Trời mây bầm đỏ.

Trong khi đã đỡ tiếng ù, tôi nghe thấy từ đâu đó phía trước rất gần, dậy lên tiếng kêu cứu. Rồi cả đoạn phố ầm ầm lên huyên náo. Từ phía sau, rầm rập một đám đông đổ tới cuốc xẻng, xà beng, với cáng thương, hối hả tràn qua. “Đứng ì ra thế à! - Ai đó giận dữ quát lên với tôi, gay gắt, đau đớn, khàn đặc - Hầm sập, người thì chết, ngay trước mắt kia kìa, giời ơi-ơi...!”
- Ôi giời ơi, hình như chỗ hầm công cộng, anh ơi! ở đó bao nhiêu là người... - Cô gái kêu lên thảng thốt.
- Anh phải lại đó góp một tay. Em về trước đi. Anh về sau! - Tôi nói.
Và vùng ra khỏi tay cô, tôi hộc tốc chạy băng theo đám đông. Vừa chạy vừa ngoái lại, xua xua tay, gân cổ hét “Về đi! Chờ ở nhà!”. Khi chạy đến bãi bom, trước khi cùng mọi người lao khuất vào trong vùng phố xá vừa bị huỷ diệt, vừa ngổn ngang, vừa tanh bành, ngập khói, tôi còn kịp ngoảnh nhìn lại một lần nữa, và nhờ thế mà còn được nhìn thoáng thấy qua màn đêm sẫm mầu lửa cái hình bóng thân yêu và hư ảo ấy một lần cuối cùng...

Lẽ ra thì đấy không thể là lần cuối cùng, bởi vì lẽ ra thì tôi đã trở về được căn phòng hồi đêm ấy và gặp lại được người con gái ấy của tôi. Khi đó đã báo yên từ lâu, trời đã sáng hẳn. Cứ theo đường tầu điện, con đường mòn độc đạo hồi đêm, tôi rảo bước quay trở lại ngôi nhà.
Thoạt tiên, tôi chẳng để tâm, chỉ lẳng lặng bước tránh lên vỉa hè. Buổi sớm mai giá lạnh, phố xá thưa người, cái tầu điện già lão và sặc mùi gỉ sắt ấy không buồn thúc chuông, thả sức lao uỳnh uỳnh, hàng bánh sắt nện rầm rập, rít lên, toé lửa. Động cơ điện rú è è chói tai. Nhưng nó vừa vụt qua thì lập tức tôi sững người, như thể bị một roi vút thẳng vào tim, sực tỉnh song chết lặng đi.

Phố dài hun hút, thẳng tắp, không có lối rẽ. Dọc hai bên đường nhà liền nhà, san sát và hoàn toàn đơn điệu, nhà nào cũng y như nhà nào. Một mặt tiền ảm đạm cau có dưới một mái hiên lợp bằng những tấm tôn gỉ. Một cửa ra vào và một bậc tam cấp bước hẳn xuống vỉa hè. Trước mỗi nhà đều có một hố tròn bằng xi-măng đúc sẵn. Tầu điện đã chạy rồi, vật chuẩn độc nhất đã di động, nên giờ đây điều duy nhất tôi còn có thể xác định được là ngôi nhà ấy nằm ở phía trên vỉa hè bên nào. Song bên nào mà chẳng thế. Mấp mô, trồi sụt, lênh láng những vũng nước đọng trước những bậc thềm. Những mái hiên dột nát, những mảng bờ tường. Những cây bàng. Những cây cột điện...

Không còn thời gian nữa, nhưng hồi lâu, như thể nhấm nháp nỗi tuyệt vọng, tôi vẫn cứ bước thấp bước cao, dạo đi dạo lại nhìn vào cửa những ngôi nhà, nhìn vào mặt những người từ trong đó đi ra. Cho đến khi lại một chuyến tầu điện leng keng chạy tới, tôi mới chịu khuất phục. Mặt mày vẫn nhem nhuốc tro than, tay chân xây xát, quần áo tả tơi và vẫn còn loang lổ vết máu của những người bị nạn trong đêm, tôi nặng nhọc lê bước, đầu cúi gầm, men theo cặp ray xe điện, đi về phía cửa ô.

Trở về sau chiến tranh, khi hoạ hoằn có dịp nào qua Hà Nội thì tôi vẫn chỉ một lối mòn xe điện ấy để đi. Cứ như thế thôi, chẳng phải để tìm thấy một cái gì, cũng chẳng phải là để đi đến đâu. Lần gần đây nhất xuống ga Hàng Cỏ, tôi mất dấu con đường mòn. Hà Nội đã xoá bỏ tầu điện. Phố xá huy hoàng. Nhà cửa đẹp đẽ. Đời sống sung sướng... Có lẽ đến một ngày nào đó, người ta có thể hình dung nổi đã có thời tồn tại chính trên xứ sở tươi đẹp này những cảnh tượng đại loại như cảnh tượng tôi từng thấy hai chục năm về trước, khi tôi còn rất trẻ.
B.N
Chiện này iem nghĩ chắc là bài tập, mà là bài tập hạng xoàng, của nhà văn B.N lúc còn ngồi trong mái trường của trường (dạy) viết văn Nguyễn Du. Iem xin có vài nhời, mong cụ minhtallica bỏ quá cho.

Trước tiên, iem phải nói rằng ai cũng có quyền hư cấu, đặc biệt là nhà văn lại càng phải hư cấu tợn. Hư cấu da hẳn 1 không gian, hẳn 1 thời gian, hẳn 1 hoặc cả chục nhân vật... Gì cũng được. Cơ mà, không nên hư cấu những thứ đã được... Xác thực.
Iem vẫn nhớ có thầy giáo kia, kể cho học trò rất hùng hồn rằng Trương Phi người nước Yên sức khoẻ vô địch và rất nóng tính, đã có lần tát Lỗ Trí Thâm 3 cái. Học trò thắc mắc 2 người sống khác thời thì sao mà tát được? Thày bảo: Trương Phi ló nóng tính lắm, khác thời ló cũng tát. Vậy đấy, ông thày có thể hư cấu rằng Trương Phi tát Gia Cát Lượng, tát Liu Bị, tát Tào Tháo... Abc, nhưng lại không nên sáng tác ra rằng người ăn tát lại là Lỗ Trí Thâm. Cũng không thể hư cấu rằng xe tăng Đức cuốc xã đã đổ bộ vào bờ biển nước Anh trong thế chiến thứ 2, hoặc kể U23 Việt Nam đã lập kỳ tích ở Thường Châu trong một tối trăng thanh gió mát. Tiếc thay, rất nhiều nhà văn nước nhà đã sáng tác kiểu biến không thể thành có thể khi cho Trương Phụ phi ngựa trên đường Cổ Ngư, Lê Lợi reo hò dưới Khuê văn các... và thậm chí còn nhiều chiện phì cười khác mà iem không tiện kể. Ý iem muốn nói là hư cấu, tưởng tượng giời bể gì cũng được, dưng ít nhất phải cần thứ được gọi là lô gíc (không phải là cái gì ăn được) và nếu có ai viết (hoặc tưởng tượng) rằng đã từng đi tàu điện từ ô chợ Dừa qua phố Khâm Thiên thì lại... Không lô gíc tẹo lào dồi.

Iem gõ dông dài cũng chỉ là vì, theo thiển ý của iem, cái gì đã xảy ra, đã có rõ ràng thì không nên... Hư cấu nữa (kể da thì cũng có ngoại lệ, dư bộ phin kia, tranh óc cá hẳn hoi, mà lại có cái kết là du kích thiêu chết Hít Le trong rạp chiếu bóng).

Câu chuyên cụ minhtallica pót có thể nói là đặc trưng của truyện ( cả ngắn lẫn dài) trong văn chương Việt gần đây, mà nét đặc sắc chính là các nhân vật nếu không có công năng đặc dị thì cũng từ trên trời dơi xuống.

Ngày ấy, từ mặt trận Quảng Trị, tôi lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp Bộ tư lệnh đang đóng ở rìa thủ đô. Khi chúng tôi ra tới nơi, thành phố đang ngất trời bom đạn.

... Lựa ngày Nô-en, cấp trên thuận cho tranh thủ. Hạn đến 0 giờ phải trở về trình diện.


Đoạn văn nầy cho ta biết không gian, thời gian của câu chuyện. Đóa chính là ngày Nô eo 25-12-1972 (Vì năm 1972 có mặt trận Quảng Trị và cuối năm đó Mỹ ném bom Hà Nội).

Xác định được ngày tháng dồi thì cái đầu tiên đạp vào trí ...không tưởng tượng của iem là ...đoạn tả thời tiết bịa rất ẩu.

Tôi vào thành phố, dưới mưa chiều. Mưa phùn mùa đông buồn bã. Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt. Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước.

Tất nhiên sự thực thì ngày 25.12 năm ấy nắng ấm tưng bừng, có rất nhiều người đã trở về nhà (ở HN). Người ta đạp xe cũng thong thả và đi bộ cũng bình thường thôi. Thôi thì biết làm sao được, hồi ý chưa có gúc gồ nên tác giả đành viết theo công thức chăng.

Nhân tiện, iem cũng mời mọi người xem thử 1 ký ức hết sức ghê gớm về ngày noel 1972, dư sau:

... Đêm 24 rạng ngày 25/12, thầy trò chúng tôi theo bà con giáo dân địa phương đến nhà thờ để đón lễ Giáng sinh. Giọng giảng của Cha xứ thật trầm ấm, chúng tôi đang bị cuốn vào câu chuyện kinh Thánh đầy huyền thoại thì bỗng lệnh báo động vang lên. Cha ngừng giảng. Đèn tắt. Không gian đen lạnh. Tất cả trật tự, nhanh chóng tản ra các hầm trú ẩn với câu hỏi nhức nhối: “Hôm nay chúng đánh ở đâu?”. Một tiếng “xẹt” nhức óc vụt qua đầu chúng tôi rồi lao nhanh về phía Hà Nội. Rồi những tia chớp sáng lóe nhùng nhoằng, sau đó là tiếng bom rền chát chúa. Tiếng các loại súng phòng không của ta nhả đạn. Những quả tên lửa xanh lè rạch ngang bầu trời. Phía xa xa, một quầng lửa xanh lam bung ra. Ai đó reo lên: “Máy bay B52 rơi rồi!”. Thầy trò chúng tôi vui sướng nhảy lên ôm nhau hét...

Cho tới mãi tận trưa hôm sau, thầy trò chúng tôi mới biết tin cả dãy phố Khâm Thiên giờ đây đã thành bằng địa bởi trận bom B52 đêm Giáng sinh hôm trước...


Vậy đới, đêm 26.12 Khâm Thiên mới bị ném bom mà trưa 25 hoặc trưa 26 vị này đã biết tin dồi, giống dư chiện về người Việt Nam chạy nhanh nhất thế giới vì 4h30 mới tan sở thì 4 h nhiều vị đã có mặt ở nhà!

Hoặc dư vầy:
...
Đêm 25 rạng sáng 26/12/1972 là đỉnh cao của cuộc oanh tạc vào dân thường của máy bay Mỹ. Phố Khâm Thiên bị ném bom rải thảm, cả một dãy phố đông dân bị phá sập thành đống gạch vụn tro tàn. Cùng với Khâm Thiên, làng Sở Thượng thuộc xã Yên Sở bị trúng vệt bom gia đình hai đồng nghiệp của tôi ở trường Yên Sở bị nạn.
...
http://daidoanket.vn/hoi-uc-1972-549863.html

Tất nhiên đêm 25 rạng sáng ngày 26 chả có trận ném bom nào cả. “Ngu xuẩn nhất nhì là tổng thống Mỹ” đã tuyên bố ngừng ném bom 36 tiếng kể từ 0h ngày 25.12 và vì thế, từ nơi sơ tán, đã có rất nhiều người trở về Hà Nội vào ngày Nô eo (đa số sơ tán cũng gần, ngay Hà Tây, Thường Tín, Đông Anh...thôi).

Vẫn còn rất nhiều thí rụ dư thế, là vì người ta quá ẩu, cả người viết lẫn người biên tập, và cũng vì họ không biết rằng ngày Nô Eo là ngày 25 (tháng12) chứ không phải 24 hay 26.

Giờ iem lại quay lại để xem rốt cuộc nhân vật chánh sẽ dư lào.
...
Mặc dù không biết phố nào vào với phố nào, lại ôm trong mình những chín lá thư, nhưng thoạt đầu tôi nghĩ không việc gì phải lo. Chỉ cần hỏi tới một địa chỉ, rồi từ đấy lần lượt nhờ người ở địa chỉ trước đưa mình đến địa chỉ sau. Không dè, rốt cuộc, cả chín lá thư tôi đều phải lùa vào phòng qua khe cửa. Ngày hôm ấy, dường như cả Hà Nội đã khoá trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi.

Nhận xét đầu tiên của iem là về ... tư duy cái hẵng, khác thường da phết đấy nhá. Thường thì trong trường hợp này (được nhờ mang NON 10 lá thư tới NON 10 nhà khác nhau, giàng ôi, NON 10 làm iem cứ ngỡ là 9.7, 9.8), người cầm thư sẽ nghĩ là gặp được 4 hay 5 người là tốt lắm dồi, chứ ai lại nghĩ sẽ gặp cả...9. Cơ mà thôi, phải thế mới là hư cấu, phải có người lọ kẻ chai chớ bộ.

Bây giờ mới đến đoạn nhì nhằng, và nó đưa iem về ít nhất 2 khoảng thời gian. Thời gian iem hay nhảy tàu...ĐIỆN ( Iem nhấn mạnh) và thời gian học cấp 3, khi iem được gọi là “Văn Thấp”, cháu họ cụ Văn Cao, là vì điểm văn của iem rất lẹt đẹt, hiếm khi vọt qua điểm 5 (trong thang điểm 10). Và iem xin phép được quay về làm mr “Văn Thấp” 1 phen nữa (đoạn văn nghiêng là nguyên văn trong chuyện).
...
Xong được lá thư chót, trời đã tối sầm. Phố dài vắng ngắt ngâm mình trong mưa, tù mù những vùng đèn đường. Tôi hỏi được về Vọng. Một anh dân phòng diện ủng, vận áo tơi bạt, tận tình dẫn tôi đi một đoạn khá xa đường. Đến ngã ba nọ, trước khi chia tay, anh chỉ xuống cặp ray đường tầu điện chạy sát vỉa hè và bảo tôi cứ bám theo đó mà đi là đến.
...

Vậy thì, iem thấy mình dấn bước theo nhân vật trong 1 không gian hết sức mờ ảo, được tưởng tượng là tối đen và vắng lặng, trước và sau khi gặp anh dân phòng. Nhân vật hỏi ”được” về Vọng. Tất nhiên “được” ở đây bị oánh sai chánh tả, oánh đúng sẽ là “đường”(vì nếu Vọng là một người thì làm thao mà anh dân phòng biết được). Dư ta thấy, anh dân phòng chỉ vào cái đường tàu ĐIỆN và ta hãy nhớ câu nói “bám theo đó mà đi là đến”. Vốn là dân nhảy tàu ĐIỆN, iem đã biết chính xác nhân vật đang ở đâu.
Đường tàu điện chạy tới Vọng, thấy Vọng ngay trước mặt, chắc chắn là đường chạy qua Cửa Nam, dọc theo đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn) và kết thúc ở ngay chỗ bệnh viện Bạch Mai. Ở đầu, nhân vật có nhắc tới ga Hà Nội, nếu đi theo tuyến này, hẳn anh sẽ xúc động mạnh vì tận mắt nhìn thấy nhà ga trúng bom mỹ, đổ ụp xuống 1 đống hoang tàn. Ga bị trúng bom ngày mới 4 ngày trước đó.

1640964171560.png



Em đoán nhân vật đã di lối khác, và chia tay anh dân phòng đâu đó ở quãng ngã 3 Trần Nhân Tông – Nam Bộ (tại sao không phải ở đoạn đường trước đó? ở ngã 3 Nam Bộ với Nguyễn Du chả hạn? Là vì nếu thế nhân vật đã kịp ăn bữa tối ở đoạn đường quanh ngõ hàng Lọng hoặc ở ngã tư mấy lị phố Khâm Thiên, lúc ấy vẫn có nhiều hàng quán). Từ đây, ta cứ đi theo đường tàu ĐIỆN chừng 20 phút là sẽ tới Vọng (tới Vọng để làm gì thì không ai biết).

Thế nhưng, 2 vệt ray lại không hề đi xuyên qua bất kỳ rừng rậm nhà cửa tối đen nào cả, rừng rậm thì có thể chứ nhà cửa thì dứt khoát không. Đoạn ấy 1 bên là ...công viên Thống Nhất, 1 bên là đường tàu hỏa cạnh hồ ba mẫu, đi lên trên thì gặp trường Bách Khoa và bên kia là dãy đất trống trước khi gặp bức tường của...bệnh viện Bạch Mai. Vậy tác giả bịa ra rừng nhà cửa để làm gì? ..để...gặp cô gái chứ sao, không nhà thì cô gái ở đâu cơ chứ?

Thế là không phải dồi, và vẫn còn 1 tuyến đường tàu điện khác có thể đưa nhân vật đến Vọng. Nhân vật sẽ đi đến phố Bạch Mai và dừng chân ở chợ Mơ ( Điểm cuối của tuyến tàu điện) trước khi phải hỏi tiếp ai đó để rẽ phải đi tìm Vọng. Tuyến nầy thì có nhà cửa hẳn hoi, dưng không phải “cứ bám vào đường xe điện đi là đến”, thôi thì cũng không sao, có nhẽ anh dân phòng cũng không thuộc đường.

Vậy thì hẳn là cũng có vài ngôi nhà, nhân vật thấy cái đầu tàu và tuyệt vời hơn, đúng lúc kiệt sức thì anh được một cô gái ra ứng cứu ( Đi mãi chả gặp ai, đúng lúc sắp ngất thì lại gặp một người, hay thế chứ, li kỳ thế chứ). Và rồi anh tỉnh dậy...
...
Thời gian ngưng lại, không biết là trong bao nhiêu lâu.

H thì iem biết thời gian ngưng lại trong khoảng gần hai bốn tiếng dồi. Vì, dư đã nói, cả ngày và đêm 25.12, phi công Mẽo được nghỉ. Lúc anh lính tỉnh dậy thì đã là tối muộn ngày 26.12, dù câu chuyện vẫn có vẻ diễn da trong ngày, bởi vì...

...Bởi vì, giờ của thành phố này đã điểm. Chỉ trong nửa phần của một tích tắc, trời đất không kịp trở tay, không kịp cả đến rùng mình.
...
- Không! - Tôi nói, giọng khàn hẳn - Nóng nguội gì. Bom xuống bây giờ đấy. Rải thảm vào đây đấy! (đây lần 1, iem nhấn mạnh)
- Sao anh biết? - Cô gái thốt lên kinh ngạc.
- Ngửi thấy chứ còn sao! Mau lên, ra hầm! - Tôi sẵng giọng, như quát.

Dồi chúng ta sẽ thấy nhân vật nói khoác, vì nếu có tài dư thế thì anh đã được phân công nghe đường bay đoán nơi bom nổ dồi.
Và ngay lập tức là một đoạn văn... vô cùng lãng mạn...
...
Thổi tắt ngọn đèn, cô gái nắm lấy cổ tay tôi kéo nhanh ra khỏi buồng. Sự căng thẳng nơi tôi đã truyền sang cô nỗi hãi hùng. Cô thở hổn hển. Tiếng guốc gõ mau, gấp gáp. Chúng tôi xuống cầu thang, sau đó còn phải qua một hành lang rất hẹp, ẩm ướt và sâu hun hút, rồi mới ra đến ngoài đường.

Thế đấy, bằng trực giác kinh người, nhân vật đã trả ơn, cứu lại mạng của ân nhân. Cô gái khỏe như thiên thần (vì đã lôi được anh lính qua một cái hành lang dài hun hút rồi kéo anh bằng đường cầu thang lên tựn từng 2. Xin đừng nói là có người khiêng giúp, vì nếu thế hẳn người ốm đã nằm ở từng 1), hẳn là lâu lắm mới gặp một chàng trai nên cũng chỉ kịp xỏ đôi guốc cao gót vào để điệu một tý, mà cũng không được. Đến lúc này, iem vẫn đoán nhân vật nữ là một hồn ma, còn rừng nhà cửa đen ngòm chính là những bia mộ san sát, vì tất cả đều ảo cả. Cô gái là người thì sao mà cô...khỏe thế? Và thế đấy, trên đường phố cũng chỉ có hai người. Hẳn là những người còn ở lại (Mặc dù ở các đoạn văn trước không có gì chứng tỏ là họ đã ở lại) đã kịp có linh cảm trước cả anh lính (làm gì có chiện ấy) và đã xuống hầm hết rồi.
...
Chúng tôi bước lao đi, ngược chiều gió thốc. Cả thành phố đã ẩn mình. Trên mặt đất chết lặng chỉ còn trơ vơ có hai chúng tôi, sóng đôi nhau trong nỗi kinh hoàng.

Vùng ngoại vi đã khai hoả. Các trận địa pháo 100 ly đồng loạt cất tiếng gầm. Chớp giật sáng loé. Và tên lửa, từng cặp, từng cặp rẽ trần mây, ầm ầm lao lên, vạch những luồng đỏ rực. Nhưng, giữa sấm sét của quân ta đang cấp tập giành đòn,
bằng kinh nghiệm máu xương và sự sống chết rủi may của một thằng lính chiến trường, tôi đã nghe thấy từ trên đỉnh trời đêm thăm thẳm cái mà tai tôi còn chưa thể nào nghe thấy, cái mà linh tính đã báo trước. Và tôi biết, với hai chúng tôi, thế là hết. Bom rồi. Bom sẽ phang chính diện đoạn đường này.

- Nó cắt bom rồi! - Tôi nói, và nắm nhanh lấy khuỷu tay cô gái, kéo cô đứng dừng lại.
- Kìa anh. Chỉ đoạn nữa thôi!
- Không kịp đâu - Tôi thong thả nói, bình tĩnh đến ghê người - Bom đang thả xuống đây đấy (đây lần 2, iem lại nhấn mạnh). Nằm xuống mau lên đi. Và đừng có hoảng.


Lần thứ hai ta thấy từ ĐÂY, lần này bom thả xuống thật, linh cảm đã không đánh lừa nhân vật . Iem thầm nghĩ, thế là xong, bom rải thảm thì hiển nhiên chỗ “ĐÂY” trước hẳn cũng tan tành.

Ấy thế nhưng “đây” lại có nghĩa là "hổng phải đây", cũng dư " nói vậy mà hổng phải vậy", nên hai nhân vật hẵng còn sống.
...
Trong khi đã đỡ tiếng ù, tôi nghe thấy từ đâu đó phía trước rất gần, dậy lên tiếng kêu cứu. Rồi cả đoạn phố ầm ầm lên huyên náo. Từ phía sau, rầm rập một đám đông đổ tới cuốc xẻng, xà beng, với cáng thương, hối hả tràn qua. “Đứng ì ra thế à! - Ai đó giận dữ quát lên với tôi, gay gắt, đau đớn, khàn đặc - Hầm sập, người thì chết, ngay trước mắt kia kìa, giời ơi-ơi...!”
- Ôi giời ơi, hình như chỗ hầm công cộng, anh ơi! ở đó bao nhiêu là người... - Cô gái kêu lên thảng thốt.
- Anh phải lại đó góp một tay. Em về trước đi. Anh về sau! - Tôi nói.

Hẳn là nhân vật bảo cô gái về xem nhà của tan nát thế nào đây mà.
Mấy lị người đâu da mà lắm thế, mấy đoạn văn trước còn không thấy một ai cơ mà? Hay họ xuống hầm từ lúc nhân vật chính còn đang cuốc bộ? Thế còn tiếng còi báo yên đâu (có còi báo yên thì mọi người mới ra khỏi hầm)? Hay là ù tai nên nhân vật chánh không nghe thấy?

Ấy, không, có còi báo yên nhưng phải... gần sáng mới có (lạ ghê), dư ta thấy ở đoạn văn dưới.

Lẽ ra thì đấy không thể là lần cuối cùng, bởi vì lẽ ra thì tôi đã trở về được căn phòng hồi đêm ấy và gặp lại được người con gái ấy của tôi. Khi đó đã báo yên từ lâu, trời đã sáng hẳn. Cứ theo đường tầu điện, con đường mòn độc đạo hồi đêm, tôi rảo bước quay trở lại ngôi nhà.
Thoạt tiên, tôi chẳng để tâm, chỉ lẳng lặng bước tránh lên vỉa hè. Buổi sớm mai giá lạnh, phố xá thưa người, cái tầu điện già lão và sặc mùi gỉ sắt ấy không buồn thúc chuông, thả sức lao uỳnh uỳnh, hàng bánh sắt nện rầm rập, rít lên, toé lửa. Động cơ điện rú è è chói tai. Nhưng nó vừa vụt qua thì lập tức tôi sững người, như thể bị một roi vút thẳng vào tim, sực tỉnh song chết lặng đi.

Phố dài hun hút, thẳng tắp, không có lối rẽ. Dọc hai bên đường nhà liền nhà, san sát và hoàn toàn đơn điệu, nhà nào cũng y như nhà nào. Một mặt tiền ảm đạm cau có dưới một mái hiên lợp bằng những tấm tôn gỉ. Một cửa ra vào và một bậc tam cấp bước hẳn xuống vỉa hè. Trước mỗi nhà đều có một hố tròn bằng xi-măng đúc sẵn. Tầu điện đã chạy rồi, vật chuẩn độc nhất đã di động, nên giờ đây điều duy nhất tôi còn có thể xác định được là ngôi nhà ấy nằm ở phía trên vỉa hè bên nào. Song bên nào mà chẳng thế. Mấp mô, trồi sụt, lênh láng những vũng nước đọng trước những bậc thềm. Những mái hiên dột nát, những mảng bờ tường. Những cây bàng. Những cây cột điện...

Không còn thời gian nữa, nhưng hồi lâu, như thể nhấm nháp nỗi tuyệt vọng, tôi vẫn cứ bước thấp bước cao, dạo đi dạo lại nhìn vào cửa những ngôi nhà, nhìn vào mặt những người từ trong đó đi ra

( Dù chiều tối qua chả thấy ai, cũng không thấy le lói một ánh đèn dầu nào để chứng tỏ trong nhà có người)
...
Đoạn này, theo lẽ thông thường, thì nhân vật trước tiên hẳn sẽ vui mừng vì té ra mình đã NGỬI sai, bom không thả vào ĐÂY, đoạn phố này vẫn bình yên. Và khi tàu ĐIỆN chạy vụt qua thì nhân vật sẽ đuổi theo, hỏi mấy người đang...ẩy tàu rằng “dẫn tôi đến chỗ nó đỗ trước khi bị ẩy đi...được không?” Vì phía trước một đoạn ngắn vừa bị bom tanh bành, thì làm gì có điện để mà xe ĐIỆN hoạt động. Cái xe điện chỉ là cái cớ, nên mất đi cái cớ vô lý thì nhân vật không biết phải làm gì?

Làm gì có đoạn phố nào mà nhà mặt phố lại giống hệt nhau và đều có nhà phía sau giống hệt nhau? Iem nói thế vì tự nhiên nhân vật quên béng mất cái hành lang dài hun hun và cái cầu thang. Vẫn có người trong nhà đi ra. Không hỏi được về cô gái, về hành lang, về cầu thang sao?
Và rồi, cho đến tận cuối câu chiện ( tức là cho mãi tới 20 năm sau, và hẳn là 10 năm sau nữa), không thấy nhân vật dằn vặt gì về chiện đã quên không hỏi những người quanh đó, rằng họ có biết đêm hôm kia (Tức đêm 25.12), cái đầu tàu đỗ ở đâu không?
...
Cho đến khi lại một chuyến tầu điện leng keng chạy tới, tôi mới chịu khuất phục. Mặt mày vẫn nhem nhuốc tro than, tay chân xây xát, quần áo tả tơi và vẫn còn loang lổ vết máu của những người bị nạn trong đêm, tôi nặng nhọc lê bước, đầu cúi gầm, men theo cặp ray xe điện, đi về phía cửa ô.
...
Thế đấy, đầu tiên hỏi đường rồi đi theo đường tàu tới Vọng, sau thì lại theo đường tàu nhưng theo hướng ngược lại đi về phía cửa ô (Tất nhiên đi tiếp hướng ...về Vọng thì sẽ chả có cửa ô lào). Rốt cuộc là ...nhân vật chính đi đâu? Về đâu?

Vậy là cũng chả ai biết nhân vật (với những linh cảm hết sức ấm ớ) đi tới Vọng để làm gì! Để hy VỌNG, hay vô Vọng?

Nhời phê của giáo viên: Lạc đề, nhân vật đi tới Vọng để làm gì? Để gặp cái cô khỏe dư lực sĩ kia chứ sao? Hỏi dấm dớ. Sau nầy có thể làm nghề bán xịt lợn. 3.75 làm tròn thành 4 điểm! (Cái nầy là do iem hư kấu, gần giống mấy lị lời phê thực).
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top