Em không đủ trình độ cũng như hứng thủ để giảng bài về triết học của chính trị trên diễn đàn, chỉ mô tả 1 số vấn đề có thể gặp trong bài giảng thôi. Cụ có muốn hiểu về nó thì nghe giảng hoặc đọc sách thôi, nghe giảng thì dễ vào hơn, vì cách dạy gắn với việc sinh viên thảo luận của lão kia đỡ khô khan hơn đọc sách, đỡ 1 chiều hơn cách nhiều giảng viên khác giảng dạy.Cụ cho em xem một tập bài giảng "Triết học Chính trị" sau đó cụ yêu cầu em "lượng hóa lợi ích, cơ sở cho lượng hóa lợi ích và hỏi em ai là người được hưởng cái lợi ích đó, rồi thì mặt trái khi áp dụng phổ quát". Tiếp đó cụ nói rằng, chúng ta bàn về phương pháp luận chứ không bàn về thực tiễn chính trị. OK. Vậy là cụ đang muốn bàn về Khoa học Chính trị, đúng không? Chà.. nếu đúng thì thật là khó cho em.
Cái khoa học chính trị này nó gồm nhiều ngành lắm, cho nên phương pháp luận của nó cũng lắm. Ví dụ trong nghiên cứu định lượng, định tính, so sánh cũng có riêng phương pháp luận cho các loại nghiên cứu này (nếu em k0 nhầm) Triết học chính trị là một ngành của KHCT, i.e học lý thuyết chính trị, lý thuyết thì không xa rời thực tiễn. Vậy mà cụ bảo em rằng "nó là câu chuyện khác' thì em biết nói sao?
P/S: cụ à, em kéo áo cụ một chút nhé: phổ quát # phổ biến.
Em có trích dẫn bài cụ vì thấy cách cụ đánh giá quan điểm chính trị của cá nhân giảng viên, tạo định kiến cho người đọc bài cụ về quyển sách hoặc khoá học là không đúng. Ví dụ chỉ là cách liên kết vấn đề, đưa ra các phương pháp tiếp cận trong lịch sử triết học chính trị, không có tranh thủ đưa quan điểm cá nhân giảng viên vào để tuyên truyền lộ liễu cụ ạ.
Tìm hiểu chủ đề này 1 cách nghiêm túc cũng giúp mọi người có nguyên liệu để thảo luận các vấn đề cũng có thể coi là chính trị nhưng gần cuộc sống hơn, như có nên tổ chức hệ thống trường chuyên hiện nay, nếu có thì tổ chức thi hay xét tuyển hay cấp học bổng, ....
PS: em chọn từ phổ quát là chủ ý, phổ quát luôn có mặt trái, cực đoan thường không tốt nhất, nên thông thường chỉ áp dụng phổ biến