[Funland] Review sách hay 02

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,303
Động cơ
1,194,293 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có thấy, gần nhất cũng đã 2 tuần mà mợ chỉ có đôi dòng. Mợ review phải như cụ dadieuchienxu chứ.
Đợt này em nhá hàng trước, review sau chứ không review cùng trang bìa sách, tuy nhiên cuốn em review gần nhất là 20/8, không phải 2 tuần, và cũng không phải đôi dòng như cụ nói. Em dừng vấn đề này tại đây.
 

shikari

Xe tải
Biển số
OF-31662
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
419
Động cơ
480,711 Mã lực
Vâng, cụ có cuốn sách hay nào muốn chia sẻ không ạ?
Nếu trung tuổi rồi thì em thấy các loại sách của tác giả Nguyên Phong đọc rất hay, thấy bình an và cứu rỗi, Mợ chưa đọc thì có thể google ra như: Hành trình về phương Đông, Dấu chân trên cát, Muôn kiếp nhân sinh..v..vv
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,295 Mã lực
1. Phải trái đúng sai (Justice: What's the right thing to do)



Định viết đoạn review mà khó quá, may sao giở bản ebook ra lại có đoạn giới thiệu này (bản sách in của em không có) và thấy rằng lời giới thiệu này đúng như những gì em muốn nói nhưng không thể hay bằng, copy ra đây hầu mợ Hoàng Trang

Là cuốn sách triết học đầu tiên trong bộ sách Cánh cửa mở rộng, Phải trái đúng sai tuy là một cuốn sách đòi hỏi nhiều suy luận, nhưng giá trị mà tập sách mang lại cho những độc giả kiên nhẫn là vô giá.

Ở tập sách này, tác giả Michael Sandel sẽ mổ xẻ những vấn đề từng khuấy động nước Mỹ một thời, như vụ bê bối của tổng thống Bill Clinton, vấn đề về hôn nhân đồng tính trong nước dân chủ như Mỹ, huân chương nào cho những chiến sĩ tại Iraq,...

Dưới góc nhìn riêng biệt của chính tác giả và của các triết gia nổi tiếng như Aristotles, Immunuel Kant, John Stuart Mill, John Rawls,... “Quyển sách không cố gắng chứng minh triết gia nào ảnh hưởng tới triết gia nào trong lịch sử tư tưởng chính trị, mục tiêu của quyển sách là mời gọi độc giả xem xét cẩn trọng quan điểm về công lý và sự xem xét mang tính phê bình của mình, để xác định mình nghĩ gì, và tại sao lại vậy.”

Đây là 1 cuốn sách khó đọc. Tuy nhiên, phần thưởng dành cho những độc giả kiên nhẫn thực sự là một trái táo vàng. Đọc cuốn sách này xong, bạn sẽ nhìn những vấn đề mâu thuẫn, trái ngược xung quanh bạn dưới con mắt khác: Hiểu và Thấu đáo.

Trong cuộc sống, điều Đúng - Sai, Phải - Trái luôn luôn tồn tại song song. Cùng 1 vấn đề đó, có người nói Đúng, người bảo Sai, người khăng khăng nói Phải, người quả quyết là Trái. Mỗi người 1 quan điểm, ai cũng có lý. Tuy nhiên, cách hành xử của mỗi người hoàn toàn khác nhau và hầu như những cách hành xử đó không hề có 1 chuẩn gọi là pháp lý hay đạo đức nào cả. Tất cả phán quyết đôi khi không nằm ở đầu, nhưng nằm ở trái tim.

Đảm bảo khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ nhìn, xử lý những sự việc xung quanh một cách có lý trí và điềm đạm.
2. Có nên giới thiệu cho học sinh cấp 3?

Mặc dù có nhiều người nghĩ là không hợp với học sinh cấp 3, nhưng em không đồng ý lắm với ý kiến đó vì chưa thấy giải thích thuyết phục. Ngược lại, em lại cho rằng các bạn học sinh cấp 3 đang trong quá trình trưởng thành và chuyển mình thành người lớn rất nên xem các video của bài giảng này. Dù rằng thấu hiểu hết những gì đặt ra trong bài giảng là một điều quá sức với các bạn ấy, nhưng có lẽ nó sẽ gieo những hạt mầm suy nghĩ về "điều gì đúng để làm" để các bạn trẻ bắt đầu suy ngẫm về các vấn đề lớn trong xã hội - như Socrates đã nói "Một cuộc đời không suy tưởng là một cuộc đời không đáng sống"

Trong chúng ta chắc gần như không có một ai được học ở Harvard, nhưng nếu con cái chúng ta được mời tới Harvard học chắc không có ai từ chối. Vậy làm thế nào để động viên các bạn cấp 3 hướng tới Ivy League nếu như chúng ta không có lời khuyên nào ngoài "cố chăm chỉ học đi"? Sự giới hạn của chúng ta sẽ tạo nên một phần nào giới hạn tới con cái chúng ta, vậy khi sau khi xem khóa học này, ít nhất chúng ta cũng có chút hình dung người ta dạy và học ở Ivy như thế nào để có thể trò chuyện, thảo luận về việc học hành của các bạn trẻ.

Đọc sách triết nhất định là khó, nhất là lại liên quan tới triết lý chính trị - khi mà cả triết lý và tư tưởng chính trị chưa bao giờ là mối quan tâm của chúng ta trong hàng ngàn năm. Chúng ta như những cave men trong sách của Socrates đang nhìn thế giới qua cái bóng trên vách và việc đọc sách triết giống như nỗ lực lắng nghe lời giải thích để hình dung ra thế giới quan bên ngoài, có thể thành công hoặc không nhưng chắc sẽ không bao giờ là vô ích.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,303
Động cơ
1,194,293 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em mời cụ Teen sang đây cho nhã nhé. :D
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,303
Động cơ
1,194,293 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1. Phải trái đúng sai (Justice: What's the right thing to do)



Định viết đoạn review mà khó quá, may sao giở bản ebook ra lại có đoạn giới thiệu này (bản sách in của em không có) và thấy rằng lời giới thiệu này đúng như những gì em muốn nói nhưng không thể hay bằng, copy ra đây hầu mợ Hoàng Trang



2. Có nên giới thiệu cho học sinh cấp 3?

Mặc dù có nhiều người nghĩ là không hợp với học sinh cấp 3, nhưng em không đồng ý lắm với ý kiến đó vì chưa thấy giải thích thuyết phục. Ngược lại, em lại cho rằng các bạn học sinh cấp 3 đang trong quá trình trưởng thành và chuyển mình thành người lớn rất nên xem các video của bài giảng này. Dù rằng thấu hiểu hết những gì đặt ra trong bài giảng là một điều quá sức với các bạn ấy, nhưng có lẽ nó sẽ gieo những hạt mầm suy nghĩ về "điều gì đúng để làm" để các bạn trẻ bắt đầu suy ngẫm về các vấn đề lớn trong xã hội - như Socrates đã nói "Một cuộc đời không suy tưởng là một cuộc đời không đáng sống"

Trong chúng ta chắc gần như không có một ai được học ở Harvard, nhưng nếu con cái chúng ta được mời tới Harvard học chắc không có ai từ chối. Vậy làm thế nào để động viên các bạn cấp 3 hướng tới Ivy League nếu như chúng ta không có lời khuyên nào ngoài "cố chăm chỉ học đi"? Sự giới hạn của chúng ta sẽ tạo nên một phần nào giới hạn tới con cái chúng ta, vậy khi sau khi xem khóa học này, ít nhất chúng ta cũng có chút hình dung người ta dạy và học ở Ivy như thế nào để có thể trò chuyện, thảo luận về việc học hành của các bạn trẻ.

Đọc sách triết nhất định là khó, nhất là lại liên quan tới triết lý chính trị - khi mà cả triết lý và tư tưởng chính trị chưa bao giờ là mối quan tâm của chúng ta trong hàng ngàn năm. Chúng ta như những cave men trong sách của Socrates đang nhìn thế giới qua cái bóng trên vách và việc đọc sách triết giống như nỗ lực lắng nghe lời giải thích để hình dung ra thế giới quan bên ngoài, có thể thành công hoặc không nhưng chắc sẽ không bao giờ là vô ích.
Em vẫn bảo lưu quan điểm của mình, học sinh cấp 3 tại VN tiếp cận những bài giảng này là chưa phù hợp, hơi quá sức ạ. Ngay cả môn giáo dục công dân hiện tại cũng hơi quá sức với nhận thức và vốn sống của các bạn ấy.
 

Tasokumi

Đi bộ
Biển số
OF-788697
Ngày cấp bằng
29/8/21
Số km
6
Động cơ
24,842 Mã lực
Tuổi
45
Có tiểu thuyết nào về cuộc sống trong rừng già ko các bác. Kiểu như người dân tộc thiểu số sống và tồn tại trong rừng
Giới thiệu giùm em
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,139
Động cơ
849,104 Mã lực
Có tiểu thuyết nào về cuộc sống trong rừng già ko các bác. Kiểu như người dân tộc thiểu số sống và tồn tại trong rừng
Giới thiệu giùm em
Cụ nên tìm đọc cuốn "Bản tin chiều" hình như của TG Arthur Harley thì phải.
Cuốn này XB hơi lâu, ko biết có tái bản ko, nhưng nếu đã đọc bộ này thì sẽ phải tìm đọc tất cả ~ cuốn khác đồng TG. :D
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,458
Động cơ
423,026 Mã lực
1. Phải trái đúng sai (Justice: What's the right thing to do)



Định viết đoạn review mà khó quá, may sao giở bản ebook ra lại có đoạn giới thiệu này (bản sách in của em không có) và thấy rằng lời giới thiệu này đúng như những gì em muốn nói nhưng không thể hay bằng, copy ra đây hầu mợ Hoàng Trang



2. Có nên giới thiệu cho học sinh cấp 3?

Mặc dù có nhiều người nghĩ là không hợp với học sinh cấp 3, nhưng em không đồng ý lắm với ý kiến đó vì chưa thấy giải thích thuyết phục. Ngược lại, em lại cho rằng các bạn học sinh cấp 3 đang trong quá trình trưởng thành và chuyển mình thành người lớn rất nên xem các video của bài giảng này. Dù rằng thấu hiểu hết những gì đặt ra trong bài giảng là một điều quá sức với các bạn ấy, nhưng có lẽ nó sẽ gieo những hạt mầm suy nghĩ về "điều gì đúng để làm" để các bạn trẻ bắt đầu suy ngẫm về các vấn đề lớn trong xã hội - như Socrates đã nói "Một cuộc đời không suy tưởng là một cuộc đời không đáng sống"

Trong chúng ta chắc gần như không có một ai được học ở Harvard, nhưng nếu con cái chúng ta được mời tới Harvard học chắc không có ai từ chối. Vậy làm thế nào để động viên các bạn cấp 3 hướng tới Ivy League nếu như chúng ta không có lời khuyên nào ngoài "cố chăm chỉ học đi"? Sự giới hạn của chúng ta sẽ tạo nên một phần nào giới hạn tới con cái chúng ta, vậy khi sau khi xem khóa học này, ít nhất chúng ta cũng có chút hình dung người ta dạy và học ở Ivy như thế nào để có thể trò chuyện, thảo luận về việc học hành của các bạn trẻ.

Đọc sách triết nhất định là khó, nhất là lại liên quan tới triết lý chính trị - khi mà cả triết lý và tư tưởng chính trị chưa bao giờ là mối quan tâm của chúng ta trong hàng ngàn năm. Chúng ta như những cave men trong sách của Socrates đang nhìn thế giới qua cái bóng trên vách và việc đọc sách triết giống như nỗ lực lắng nghe lời giải thích để hình dung ra thế giới quan bên ngoài, có thể thành công hoặc không nhưng chắc sẽ không bao giờ là vô ích.
E dân luật đọc sách này đúng chuẩn bài. Nó rèn tư duy phân tích và lập luận trước 1 vấn đề khó. Nhất là những vấn đề mà đúng sai rất khó nhận định. Những chính sách của nhà nước đều cần dựa vào những học thuyết nhất định để đưa ra trên cơ sở thực tiễn chứ k phải là sự chủ quan duy ý chí.

 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
E dân luật đọc sách này đúng chuẩn bài. Nó rèn tư duy phân tích và lập luận trước 1 vấn đề khó. Nhất là những vấn đề mà đúng sai rất khó nhận định. Những chính sách của nhà nước đều cần dựa vào những học thuyết nhất định để đưa ra trên cơ sở thực tiễn chứ k phải là sự chủ quan duy ý chí.
Em hơi có chút hoang mang khi cụ tự xưng là dân luật mà lại viết một comment như vầy:

Một là: (em bắt 'chiếc' các anh chút, cụ đừng lấy làm phiền :D ) Lý thuyết không phải học thuyết. Thế nên, "đúng/ sai/ phải/ trái" chỉ là một dạng lý thuyết phân định các phạm trù. Về mặt cơ học, nó có thể chính xác hoặc không.
Hai là: Với một người ai cũng biết là ai, đúng/ sai/ phải/ trái là tiên đề không cần phải chứng minh, bởi với họ, vật chất là cái có trước, qui định tất cả. Vậy nên, với tư cách của một vật chất cụ thể, họ ngạo nghễ đứng cao hơn tất cả để quyết định cái gì đúng, cái gì sai. Một kiểu 'thay trời làm mưa'
Ba là: Bất kỳ nhà nước nào, với tư cách một tồn tại vĩnh hằng, chỉ sử dụng một học thuyết nhất định trong một thời gian nhất định và việc sử dụng này luôn được đặt trên nền tảng "chủ quan duy ý chí"

Em chém thôi nhé. Đúng sai phải trái gì thì cũng tùy các cụ.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,303
Động cơ
1,194,293 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hơi có chút hoang mang khi cụ tự xưng là dân luật mà lại viết một comment như vầy:

Một là: (em bắt 'chiếc' các anh chút, cụ đừng lấy làm phiền :D ) Lý thuyết không phải học thuyết. Thế nên, "đúng/ sai/ phải/ trái" chỉ là một dạng lý thuyết phân định các phạm trù. Về mặt cơ học, nó có thể chính xác hoặc không.
Hai là: Với một người ai cũng biết là ai, đúng/ sai/ phải/ trái là tiên đề không cần phải chứng minh, bởi với họ, vật chất là cái có trước, qui định tất cả. Vậy nên, với tư cách của một vật chất cụ thể, họ ngạo nghễ đứng cao hơn tất cả để quyết định cái gì đúng, cái gì sai. Một kiểu 'thay trời làm mưa'
Ba là: Bất kỳ nhà nước nào, với tư cách một tồn tại vĩnh hằng, chỉ sử dụng một học thuyết nhất định trong một thời gian nhất định và việc sử dụng này luôn được đặt trên nền tảng "chủ quan duy ý chí"

Em chém thôi nhé. Đúng sai phải trái gì thì cũng tùy các cụ.
Câu cuối của cụ Sỏi theo kiểu "Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" (just for fun :))).
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,458
Động cơ
423,026 Mã lực
Em hơi có chút hoang mang khi cụ tự xưng là dân luật mà lại viết một comment như vầy:

Một là: (em bắt 'chiếc' các anh chút, cụ đừng lấy làm phiền :D ) Lý thuyết không phải học thuyết. Thế nên, "đúng/ sai/ phải/ trái" chỉ là một dạng lý thuyết phân định các phạm trù. Về mặt cơ học, nó có thể chính xác hoặc không.
Hai là: Với một người ai cũng biết là ai, đúng/ sai/ phải/ trái là tiên đề không cần phải chứng minh, bởi với họ, vật chất là cái có trước, qui định tất cả. Vậy nên, với tư cách của một vật chất cụ thể, họ ngạo nghễ đứng cao hơn tất cả để quyết định cái gì đúng, cái gì sai. Một kiểu 'thay trời làm mưa'
Ba là: Bất kỳ nhà nước nào, với tư cách một tồn tại vĩnh hằng, chỉ sử dụng một học thuyết nhất định trong một thời gian nhất định và việc sử dụng này luôn được đặt trên nền tảng "chủ quan duy ý chí"

Em chém thôi nhé. Đúng sai phải trái gì thì cũng tùy các cụ.
Cảm ơn cụ đã chú ý đến comment của em.
Không biết cụ đã đọc cuốn sách này của Sandel chưa? Trong cuốn này ông ta trình bày nhiều ví dụ rất thực tiễn, và thông qua mỗi ví dụ ông đều đưa ra các học thuyết làm chủ điểm mà các "phe" khác nhau sử dụng để bảo vệ cho luận điểm của mình.

Ví dụ: Khi cơn bão Katrina tràn qua, ở các bang miền nam nước Mỹ bị ảnh hưởng vô cùng nhiều, và xảy ra tình trạng các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ bán giá cắt cổ (giá cao hơn hẳn so với thông thường). Điều này làm nổ ra ở nội bộ nước Mỹ 1 tranh luận gay gắt.

- Phe ủng hộ nhà nước nên ra các đạo luật chống giá cắt cổ, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của thị trường tự do.

- Phe ủng hộ thị trường tự do (cho rằng cứ để thị trường vận hạnh như vốn có, khi thấy nước đá bán được đắt đỏ, các nhà cung cấp sẽ nhanh chóng mở rộng sản xuất, vận chuyển nước đá đến nhanh chóng và sau thời gian ngắn thị trường sẽ cân bằng"

Về cơ bản các phe đó đều dựa trên các học thuyết về kinh tế chính trị của riêng mình để ủng hộ, bảo vệ quan điểm của mình. Và đương nhiên, Nhà nước khi đưa ra bất kỳ chính sách gì ví dụ như ban hành Đạo luật chống giá cắt cổ, đều phải dựa trên các học thuyết mang tính chủ đạo đó để luận giải cho quyết định của mình.

Về cơ bản em học lực cũng có hạn, tư duy phân tích còn chưa sâu sắc nên có nhận thức là như thế.
Về
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,458
Động cơ
423,026 Mã lực
Và cũng lưu ý, cách đưa ra ví dụ của Sandel là thông qua các case thực tiễn đó, ông ta phân tích cho các học thuyết, các tư tưởng là rường cột cho sự vận hành của các xã hội Phương Tây.
Chứ không phải là "Phải, Trái - Đúng, Sai" hiểu theo nghĩa là đạo đức và lựa chọn về chân lý. Vì thực tế ngay trong các ví dụ của ông ấy cũng chẳng có kết luận cuối cùng là cái gì đúng trong ví dụ của mình.

1 ví dụ rất hay trong sách này là ví dụ về lái tàu điện.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Và cũng lưu ý, cách đưa ra ví dụ của Sandel là thông qua các case thực tiễn đó, ông ta phân tích cho các học thuyết, các tư tưởng là rường cột cho sự vận hành của các xã hội Phương Tây.
Chứ không phải là "Phải, Trái - Đúng, Sai" hiểu theo nghĩa là đạo đức và lựa chọn về chân lý. Vì thực tế ngay trong các ví dụ của ông ấy cũng chẳng có kết luận cuối cùng là cái gì đúng trong ví dụ của mình.

1 ví dụ rất hay trong sách này là ví dụ về lái tàu điện.
Cám ơn cụ đã trả lời em. Em chưa đọc cuốn sách đó. Có lẽ bởi em giống như một người nông dân lang thang hối hả trong nông trang sắp mùa thu hoạch, ngắm trĩu trịt buồn vẩn vơ... vậy thôi. Trình độ của em cũng chả hơn cụ đâu, em thật. Em thất phu chết đi được, chỉ là em rất thích được chém về sách báo trăng sao thôi :P
Em vừa sợt qua nhà anh Gúc, em biết mà.. Sandel là ai.

Giảng dạy, ở một trình độ cao, còn có nghĩa là thuyết phục/ chinh phục/ thu phục cái tâm trí của người nghe. Muốn hiệu quả chả có gì hay bằng cách lấy ví dụ từ thực tiễn. Nhưng thực tiễn mà vị giảng sư kia lấy làm ví dụ là cái thực tiễn đã chết được truyền đạt lại theo cái mô phỏng đã bị méo mó bởi mớ kiến thức đã trở thành định kiến rất khó lay chuyển của ông ta. Nói "định kiến rất khó lay chuyển" là bởi em dám chắc ông ta sẽ không bao giờ rạch ròi đâu đúng đâu sai. Bố bảo. Thật.
Nói "các tư tưởng là rường cột cho sự vận hành của các xã hội Phương Tây" có lẽ là không thấu đáo, sự vận hành của phương Tây dựa trên sự dịch chuyển liên tục của tính đa dạng trong các lĩnh vực tư tưởng ở đó. Có thể là như vậy.
Ở đây, từ bão Katrina, Keynes hay thị trường tự do cho đến lái tầu điện húc người... đều dựa trên sự nhận định và quả quyết được trau dồi và tu dưỡng qua việc tiếp thu các học thuyết mà cụ nói đến. Nhưng nhà nước chỉ là công cụ, các chính sách chỉ là sự tưởng tượng về những tác động/kết quả của nó, còn các học thuyết thì quá đỗi trừu tượng, tuy nhiên nền tảng của các học thuyết này luôn là lợi ích. Lợi ích không phải tiền bạc hay của cải, danh tiếng hay bổn phận, nó không phải sự thỏa mãn về mặt đạo đức hay tri thức. Nó, cái lợi ích ấy, là gì? Em đố cụ..hehe...cho niềm vui nơi cụ và nơi em.
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,295 Mã lực
Và cũng lưu ý, cách đưa ra ví dụ của Sandel là thông qua các case thực tiễn đó, ông ta phân tích cho các học thuyết, các tư tưởng là rường cột cho sự vận hành của các xã hội Phương Tây.
Chứ không phải là "Phải, Trái - Đúng, Sai" hiểu theo nghĩa là đạo đức và lựa chọn về chân lý. Vì thực tế ngay trong các ví dụ của ông ấy cũng chẳng có kết luận cuối cùng là cái gì đúng trong ví dụ của mình.

1 ví dụ rất hay trong sách này là ví dụ về lái tàu điện.
Ví dụ về lái tầu điện là một giả thuyết kinh điển của các triết gia, thông qua những giả thuyết đó người ta cố gắng đẩy lý luận tới tận cùng chân lý; nhiều người không hiểu được điều này nên không thể tiến được xa (lời ông thầy em), họ không thể nhìn thấy cái trìu tượng phía sau bức tường vô minh.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,303
Động cơ
339,136 Mã lực
...
Giảng dạy, ở một trình độ cao, còn có nghĩa là thuyết phục/ chinh phục/ thu phục cái tâm trí của người nghe. Muốn hiệu quả chả có gì hay bằng cách lấy ví dụ từ thực tiễn. Nhưng thực tiễn mà vị giảng sư kia lấy làm ví dụ là cái thực tiễn đã chết được truyền đạt lại theo cái mô phỏng đã bị méo mó bởi mớ kiến thức đã trở thành định kiến rất khó lay chuyển của ông ta. Nói "định kiến rất khó lay chuyển" là bởi em dám chắc ông ta sẽ không bao giờ rạch ròi đâu đúng đâu sai. Bố bảo. Thật.
Nói "các tư tưởng là rường cột cho sự vận hành của các xã hội Phương Tây" có lẽ là không thấu đáo, sự vận hành của phương Tây dựa trên sự dịch chuyển liên tục của tính đa dạng trong các lĩnh vực tư tưởng ở đó. Có thể là như vậy.
...
Đọc đoạn này của cụ thì em có thể thấy vài mẫu câu quen thuộc, theo đó đoán cụ thuộc hệ tuyên giáo. Nói điều đó không mang nghĩa xấu, đơn giản là lựa chọn cá nhân. Em thuộc hệ lý trí nhiều hơn, học bằng cách chủ động tư duy dựa trên sự kiện và logic chứ không phải thuyết phục hay thu phục, hay thuyết âm mưu.

Ví dụ về lái tầu điện là một giả thuyết kinh điển của các triết gia, thông qua những giả thuyết đó người ta cố gắng đẩy lý luận tới tận cùng chân lý; nhiều người không hiểu được điều này nên không thể tiến được xa (lời ông thầy em), họ không thể nhìn thấy cái trìu tượng phía sau bức tường vô minh.
Nói ví dụ tàu điện là thực tiễn quả là không đúng, thực tiễn ít khi gặp tình huống đó, và cũng không thể tìm ra chân lý trong các tình huống đó theo nghĩa đúng sai tuyệt đối. Nhưng mà cách điều chỉnh điều kiện tình huống giúp người đọc đẩy mình tới tận cùng trong cách lý luận, tư duy lý trí. Thực ra mỗi người đều có lựa chọn của mình, điều cần thiết là giúp mõi người hiểu lý do đằng sau lựa chọn đó, bằng cách loại đi hoặc thêm vào 1 số yếu tố. Ít nhất cũng là để khám phá và hoàn thiện tư duy lý trí cho bản thân (cụ nào theo hệ chỉ quyết định bằng con tim thì thôi, bỏ qua)

Cả 1 chuỗi ví dụ về chuyện chỉ được lựa chọn chết ít hoặc nhiều người. Sự kiện người chết được đưa vào để đẩy người đọc tới ranh giới đạo đức và lý trí, không nhất thiết gặp phổ biến trong thực tiễn.
- Người lái tàu trên tàu điện, đi tới chết 5 người, hay bẻ lái chết 1 người
- Vẫn là tàu điện, người trên cầu đứng nhìn 5 người chết hay xô 1 người xuống chặn bánh xe cứu 5 người kia
- Hiến tạng, để 5 người cần thay tạng chết đi, hay lựa chọn giết 1 người lấy đủ tạng cứu sống 5 người kia
- Vẫn như trên, nhưng 1 người đó tình nguyện hiến tạng
- 4 người lênh đênh trên thuyền, để 4 người cùng chết hay giết 1 người lấy thịt nuôi 3 người kia sống sót
- Như trên, nếu có sự đồng thuận về bốc thăm ngẫu nhiên
- Như trên, nếu có sự tình nguyện chết vì người khác

Không phải câu hỏi nào cũng có chân lý tuyệt đối đúng sai, nhưng suy nghĩ về nó sẽ thúc đẩy hoạt động tư duy hơn. Phương pháp giảng dạy kiểu tuyên giáo thường sẽ dạy hoặc thuyết phục người ta phải lựa chọn thế nào mới là đúng, nhưng thực ra không nên như thế.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Đọc đoạn này của cụ thì em có thể thấy vài mẫu câu quen thuộc, theo đó đoán cụ thuộc hệ tuyên giáo. Nói điều đó không mang nghĩa xấu, đơn giản là lựa chọn cá nhân. Em thuộc hệ lý trí nhiều hơn, học bằng cách chủ động tư duy dựa trên sự kiện và logic chứ không phải thuyết phục hay thu phục, hay thuyết âm mưu.
Cụ đặt em vào nơi cao sang khiến em ngại ngùng. Em vốn dân công nghệ, làm cho một công ty nước ngoài, thường xuyên đi đó đây, cũng có niềm thú vị nhưng chắc chẳng thể so với dân tuyên giáo sắc son luôn bóng trên môi miệng thơm nồng.... :P
Lối hành văn có lẽ ai cũng như ai, điều khác biệt chỉ là những hàm ý ẩn chứa nhiều hay ít và sự gợi mở mà chúng mang đến rộng hẹp/ nông sâu đến mức nào. "Đất nước ta đã bao giờ tươi đẹp như thế này chưa" là câu cảm thán ngạo nghễ hay là một câu hỏi đầy chất suy tư? Mỗi người, dựa theo năng lực, sẽ tự đưa ra câu trả lời được xem như là một "lựa chọn cá nhân". Lựa chọn cá nhân hay là tự do ý chí đều bắt nguồn từ "năng lực" cá nhân không thể xuất hiện trong sớm chiều.
Em k0 phê phán cuốn sách Phải trái đúng sai nhưng em đả kích tập bài giảng có tên là Công lý và em cũng phê phán cả lối suy tư dựa trên sự hợp lý thuần thành :P Kant là người đầu tiên thốt lên phê phán dạng này qua cuốn "Phê phán lý tính thuần túy" nhưng Kant chỉ biets phê phán chứ chưa thể vượt qua được bức tường vô minh mà sư phụ của cụ born2go nói đến. Ta không k0 nên trách Kant và cả vị giảng sư Sandel kia làm gì, bởi thực tế sau bức tường vô minh này sẽ là bức tường vô minh khác, chúng nối tiếp nhau mà nếu cô thương thì chúng ta mới tự nhận ra mình không sa vào ngõ cụt.
Lựa chọn giết 1 người hay giết nhiều người là cách khơi gợi vô nhân tính dù nó có được biện minh bằng tất cả những mục đích hay lời lẽ tốt đẹp nhất trần đời. Thomas Hobbes, người khai sinh liberalism, đã nói đến cái ác vô tội, cái ác ngây thơ và xem cái ác của con người tương tự như cái ác của loài mãnh thú, tức là, cái ác không được phán xét dưới lăng kính đạo đức con người. Cơ sở cho lý lẽ của Hobbes là "bản chất con người là xâu xa và đồi bại". "Nhân chi sơ tính bản thiện" hay "Nhân chi sơ tính bản ác" - lại thêm một lựa chọn cũ rích cho những người chạy theo sự kiện và logic thuần túy
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,295 Mã lực
Không phải câu hỏi nào cũng có chân lý tuyệt đối đúng sai, nhưng suy nghĩ về nó sẽ thúc đẩy hoạt động tư duy hơn. Phương pháp giảng dạy kiểu tuyên giáo thường sẽ dạy hoặc thuyết phục người ta phải lựa chọn thế nào mới là đúng, nhưng thực ra không nên như thế.
Lời của cụ làm em nhớ tới cụ Socrates nói "Tôi không dạy ai cái gì cả, tôi chỉ làm họ suy nghĩ mà thôi" - và với mục tiêu như vậy, em cho rằng cuốn sách của Sandel thật sự hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mỗi dòng triết lý của các triết gia đời trước được ông ta tóm gọn, giới thiệu trong vài chục trang sách quả là kì tích, ít nhất nó đem lại một sự khởi đầu cho người đọc có thể tìm hiểu sâu thêm về mỗi triết gia.

Đọc sách triết đối với em quá khó, vì những quyển sách đó là những gì cô đọng nhất các triết gia viết ra trong cả một cuộc đời suy tưởng của họ, trong khi ta chỉ là một "con ếch đang cố leo lên khỏi miệng giếng của chính mình" rất khó thẩm thấu được suy nghĩ của họ. Cá nhân em thấy các cuốn sách triết nó như một dòng sông chảy xiết mà chính tác giả cũng không biết bắt đầu từ đâu và đi đến đâu :D - đọc xong chả hiểu gì nhưng thôi cố đọc trông cho nó đỡ phàm tục vậy =))
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Đọc sách triết đối với em quá khó, vì những quyển sách đó là những gì cô đọng nhất các triết gia viết ra trong cả một cuộc đời suy tưởng của họ, trong khi ta chỉ là một "con ếch đang cố leo lên khỏi miệng giếng của chính mình" rất khó thẩm thấu được suy nghĩ của họ. Cá nhân em thấy các cuốn sách triết nó như một dòng sông chảy xiết mà chính tác giả cũng không biết bắt đầu từ đâu và đi đến đâu :D - đọc xong chả hiểu gì nhưng thôi cố đọc trông cho nó đỡ phàm tục vậy =))
Dòng sách triết học với em thì ngược lại, êm đềm như một con suối nhỏ.
Triết học đầu tiên của em là triết học Phật giáo với cuốn "Ngôn ngữ Thiền qua thư pháp Thiền", tiếp đó là "Tư tưởng phương Đông qua điểm nhìn tham chiếu" và sau đó nữa qua giáo trình cơ sở song hành cùng Mác-Lê :P
Em giới thiệu với cụ một list này, theo kinh nghiệm, cụ tham khảo, giả như dòng sông chảy xiết của cụ có êm đềm trở lại thì em sẽ vui lắm lắm :P. Cụ có thể đọc lung tung beng, kiến thức sẽ tự tìm chỗ đứng trong cụ - một cách hệ thống

- Introduction to Philosophy của Dallas M. Roark. Đây là cuốn sách sơ đẳng nhưng cực kỳ thú vị ngay từ 4 chương đầu tiên: Triết học là gì? Ta biết như thê nào? Ta biết cái gì? Đến khi nào Ta có thể nói là Ta biết? Ngay câu mở đầu đx thú vị: định nghĩa về triết học khó như định nghĩa về tình yêu. Em toàn biến tấu câu này tùy hoàn cảnh, gái luôn thích. Ex: -Định nghĩa về em khó như định nghĩa triết học vậy/ Làm thế nào anh định nghĩa mầu mắt em/ Tóc em mềm như trang sách triết .... đại khái vậy. Triết học hiện sinh trong từng hơi thở của cuộc sống :P
- 05 tập Lịch sử triết học phương Đông của Ngô Đăng Thục: kiến thức triết học Ấn, Trung được mô tả hơi thô nhưng tương đối kỹ. Trình độ trung cấp. Cụ có thể đọc bất kỳ tập nào trong tầm tay. Gọi là lung tung tập.
- Nho giáo của Trần trọng Kim và "Hàn Phi Tử" Phan Ngọc dịch. Đọc như truyện.
- Tinh hoa triết học Phật giáo. Tuệ Sỹ dịch. Hơi cao chút. Trình M.A
- Lời nói đầu và các phần về triết học, triết học chính trị trong The History and Philosophy of Social Science của Scott Gordon. Sách giáo khoa đại học

Dịu dàng và nhẹ nhàng như gió xuân.
 

doanphucgt

Xe điện
Biển số
OF-321969
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
2,959
Động cơ
517,250 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
Dòng sách triết học với em thì ngược lại, êm đềm như một con suối nhỏ.
Triết học đầu tiên của em là triết học Phật giáo với cuốn "Ngôn ngữ Thiền qua thư pháp Thiền", tiếp đó là "Tư tưởng phương Đông qua điểm nhìn tham chiếu" và sau đó nữa qua giáo trình cơ sở song hành cùng Mác-Lê :P
Em giới thiệu với cụ một list này, theo kinh nghiệm, cụ tham khảo, giả như dòng sông chảy xiết của cụ có êm đềm trở lại thì em sẽ vui lắm lắm :P. Cụ có thể đọc lung tung beng, kiến thức sẽ tự tìm chỗ đứng trong cụ - một cách hệ thống

- Introduction to Philosophy của Dallas M. Roark. Đây là cuốn sách sơ đẳng nhưng cực kỳ thú vị ngay từ 4 chương đầu tiên: Triết học là gì? Ta biết như thê nào? Ta biết cái gì? Đến khi nào Ta có thể nói là Ta biết? Ngay câu mở đầu đx thú vị: định nghĩa về triết học khó như định nghĩa về tình yêu. Em toàn biến tấu câu này tùy hoàn cảnh, gái luôn thích. Ex: -Định nghĩa về em khó như định nghĩa triết học vậy/ Làm thế nào anh định nghĩa mầu mắt em/ Tóc em mềm như trang sách triết .... đại khái vậy. Triết học hiện sinh trong từng hơi thở của cuộc sống :P
- 05 tập Lịch sử triết học phương Đông của Ngô Đăng Thục: kiến thức triết học Ấn, Trung được mô tả hơi thô nhưng tương đối kỹ. Trình độ trung cấp. Cụ có thể đọc bất kỳ tập nào trong tầm tay. Gọi là lung tung tập.
- Nho giáo của Trần trọng Kim và "Hàn Phi Tử" Phan Ngọc dịch. Đọc như truyện.
- Tinh hoa triết học Phật giáo. Tuệ Sỹ dịch. Hơi cao chút. Trình M.A
- Lời nói đầu và các phần về triết học, triết học chính trị trong The History and Philosophy of Social Science của Scott Gordon. Sách giáo khoa đại học

Dịu dàng và nhẹ nhàng như gió xuân.
Ngày xưa lúc còn ngồi ghế sinh viên thì môn Triết học đúng là ác mộng thực sự. Nhưng sau này tìm hiểu thêm em mới hiểu triết học chỉ đơn giản là: logic + vật lý + đạo đức. Tức là mọi thứ đều "có thể giải thích được", tất nhiên từng thời có những cách nhìn nhận khác nhau, ví dụ thời TCN thì khoa học chưa phát triển nên cách giải thích về vật lý có thể không còn đúng nữa tuy nhiên góc độ logic và đạo đức thì nó vẫn đúng. Một bộ môn khó nhằn thế mà cụ ví như "một dòng suối nhỏ" thì đúng là đáng nể thực sự. Cảm ơn cụ đã cho cái list trên, để em thử tìm đọc một vài cuốn trình độ "mầm non" xem có lĩnh hội được tý nào không.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top