- Biển số
- OF-484668
- Ngày cấp bằng
- 17/1/17
- Số km
- 1,909
- Động cơ
- 360,505 Mã lực
- Tuổi
- 124
Quặng cho nhà máy này là calamine (kẽm cacbonat ZnCO3 hoặc kẽm sorosilicat Zn4(Si2O7)(OH)2·H2O). Hàm lượng kẽm trung bình trong quặng để luyện tại nhà máy khoảng 40%, nên theo L'Éveil économique de l'Indochine ngày 27-7-1927 thì với công suất thiết kế 6 lò (+1 lò dự phòng) khoảng 8.000 tấn kim loại cần khoảng 20.000 tấn quặng calamine/năm. Hành trình vận chuyển như sau: Từ Chợ Điền/Bản Thi tới cảng sông Nadon trên sông Gâm là 34 km đường sắt khổ 0,6m do Gabriel Bault đầu tư khoảng 1 triệu đồng bạc Đông Dương để xây dựng từ trước đó. Theo sông Gâm tới Tuyên Quang, rồi theo sông Lô (rivière Claire) tới Việt Trì bằng 73 thuyền tải trọng 10-20 tấn/thuyền. Từ Việt Trì tới Hải Phòng hoặc là theo tuyến sông Hồng qua sông Luộc (canal des Bambous) hoặc theo đường sắt khi vận tải thủy không phù hợp. Khoảng cách vận chuyển tổng cộng khoảng 400 km. Bù lại, chính xác là mỗi tấn kẽm kim loại cần 4-5 tấn than, chứ không phải mỗi ngày tiêu thụ 5 tấn than (puisque chaque tonne de métal produit suppose une consommation de 4 à 5 tonnes de charbon), nên với công suất 8.000 tấn/năm kẽm kim loại và giả định hoạt động 365 ngày/năm thì về lý thuyết mỗi ngày tốn 88-110 tấn than để xử lý 55 tấn quặng calamine và sản xuất ra 22 tấn kẽm. Như thế, việc đặt nhà máy ở Quảng Yên thay vì đặt ở Bản Thi/Chợ Điền giúp tối thiểu hóa chi phí vận chuyển quặng/nhiên liệu cũng như gần cảng Hải Phòng để xuất khẩu. Ý tưởng đặt nhà máy tại Quảng Yên là của nhà hóa học kiêm nhà sản xuất nước hoa Paul Jeancard (1869-1948).Theo tôi tìm hiểu thì vì 4 yếu tố:
- Cạnh bờ sông Chanh (Bạch đằng), quặng kẽm có thể đi đường sông từ mỏ đến tận nhà máy.
(Khối lượng quặng rất lớn nên chỉ có thể đi đường sông xuôi dòng, không thể vận chuyển bằng bất cứ đường nào khác.)
- Cạnh vùng mỏ than Quảng ninh, dễ dàng chuyển than theo đường bờ biển.
Mỗi ngày nhà máy dùng khoảng 5 tấn than. Với điều kiện lúc đó (192x) cũng chỉ có thể chuyển bằng đường thủy.
- Cạnh cảng Hải phòng. Vì kẽm luyện ra xuất khẩu 100% sang Châu Âu nên cần phải cạnh cảng.
- Có diện tích đủ lớn và tách biệt, không gây ô nhiễm cho các khu dân cư.
Chỉnh sửa cuối: