- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,530
- Động cơ
- 1,148,707 Mã lực
1920-1929 – Toàn cảnh cảng ở Quảng Yên
10-1928 – Phong cảnh từ Quảng Yên đến Hòn Gai
cám ơn cụ đã bổ xung , không hiểu tại sao lại chọn QY làm địa điểm nấu kẽm nhỉ ?Đâu cụ, nhà máy kẽm Quảng yên khá có lãi nên vẫn hoạt động đến tận gần lúc Pháp rút đi (đầu năm 1954). Sau 1954 vì thiếu nhân lực kỹ thuật cao và không có đầu ra nên nhà máy phải dừng. Ngay như Pháp, mặc dù nấu ra kẽm nhưng không sử dụng, mà xuất hết sang Đức và Bỉ.
Pháp đầu tư Nhà máy kẽm Quảng yên rất công phu và tốn kém (thiết bị đồng bộ nhập 100% từ Bỉ) nên không dễ bỏ đâu.
Ảnh Nhà máy kẽm Quảng yên năm 1934, trung bình nhà máy có khoảng 1.000 công nhân VN và 8-10 kỹ sư Pháp.
Vị trí này chắc là Đền Mẫu, ko phải chùa.
1920-1929 – Cảnh tổng thể mỏ than Cẩm Phả
1920-1929 – một ngôi chùa ở cảng Cửa Ông (Cẩm Phả)
Có lẽ là ngôi chùa trước đền Cửa Ông
Theo tôi tìm hiểu thì vì 4 yếu tố:cám ơn cụ đã bổ xung , không hiểu tại sao lại chọn QY làm địa điểm nấu kẽm nhỉ ?
Mong cụ nhiều sức khỏe.Các cụ yêu quý. Em có rắc rối một chút về sức khoẻ (nhưng không có bệnh táo bón), nên ít thời gian hầu các cụ. Ảnh Quảng Ninh xưa rất nhiều, em sẽ cố gắng post càng nhanh càng tốt
Giờ thì em phải đến bệnh viện rồi
Em chưa hình dung được kẽm chuyển về từ Bắc Cạn thì di chuyển sao còn trên Mỏ Trảng Đà thì sau này có xây một lò kẽm oxit đốt ngay tại chỗ sau này VN cũng vận hành lại trực thuộc kim loại màu VN hiện thì đã bỏ còn mỏ Trảng Đà núi Dùm thì hiện Trung Quốc đang khai thác thô , dù sao cũng cảm ơn cụ cho biết nhiều thông tinTheo tôi tìm hiểu thì vì 4 yếu tố:
- Cạnh bờ sông Chanh (Bạch đằng), quặng kẽm có thể đi đường sông từ mỏ đến tận nhà máy.
(Khối lượng quặng rất lớn nên chỉ có thể đi đường sông xuôi dòng, không thể vận chuyển bằng bất cứ đường nào khác.)
- Cạnh vùng mỏ than Quảng ninh, dễ dàng chuyển than theo đường bờ biển.
Mỗi ngày nhà máy dùng khoảng 5 tấn than. Với điều kiện lúc đó (192x) cũng chỉ có thể chuyển bằng đường thủy.
- Cạnh cảng Hải phòng. Vì kẽm luyện ra xuất khẩu 100% sang Châu Âu nên cần phải cạnh cảng.
- Có diện tích đủ lớn và tách biệt, không gây ô nhiễm cho các khu dân cư.
Đơn giản mà cụ. Quặng từ Bắc kạn theo sông Cầu vào s Kinh thầy, sang s Đá bạch vào s Chanh. Tây nghiên cứu là không bao giờ saiEm chưa hình dung được kẽm chuyển về từ Bắc Cạn thì di chuyển sao còn trên Mỏ Trảng Đà thì sau này có xây một lò kẽm oxit đốt ngay tại chỗ sau này VN cũng vận hành lại trực thuộc kim loại màu VN hiện thì đã bỏ còn mỏ Trảng Đà núi Dùm thì hiện Trung Quốc đang khai thác thô , dù sao cũng cảm ơn cụ cho biết nhiều thông tin