[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc mua thêm 100 động cơ phản lực từ Nga
Cập nhật lúc: 09:00 20/11/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Không quân Trung Quốc "kinh hãi" động cơ nội địa WS-10A
Không quân Trung Quốc "kinh hãi" động cơ nội địa WS-10A
Báo Trung Quốc “tố” động cơ Nga khiến J-10B gặp nạn
(Kiến Thức) - Việc mua thêm 100 động cơ phản lực RD-93 của Nga cho thấy Trung Quốc còn phải phụ thuộc vào động cơ ngoại rất lâu nữa.
Tạp chí Jane's Defence Weekly dẫn lời một quan chức ở triển lãm Chu Hải 2014 cho biết, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc thêm 100 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Klimov RD-93 phục vụ cho sản xuất máy bay chiến đấu JF-17/FC-1 Thunder trước cuối năm 2016.
Hợp đồng đã được ký kết giữa Tổng công ty Rosoboronexport (Nga) và đại diện Trung Quốc, sau một hợp đồng ban đầu mua 100 động cơ trị giá 238 triệu USD ký năm 2005 và hoàn thành năm 2010.
Hợp đồng đầu tiên cung cấp 100 động cơ RD-93 với tùy chọn 400 chiếc nữa, việc sản xuất được thực hiện bởi nhà máy chế tạo máy Chernyshev có trụ sở tại Moscow, bộ phận của Tổng công ty động cơ thống nhất (UEC).
Tại triển lãm Chu Hải, một quan chức cấp cao trong phái đoàn Nga khẳng định rằng, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-31/FC-31 cũng sẽ được trang bị động cơ RD-93.
Động cơ phản lực Klimov RD-93.
Một quan chức UEC cũng nói với Jane's rằng, các công ty của Nga và Tổng Công ty xuất - Nhập khẩu công nghệ hàng không (CATIC) cũng đã ký một thỏa thuận để nâng cấp động cơ RD-93. Thỏa thuận này bao gồm "hiện đại hóa liên tục hệ thống động cơ đẩy ở vấn đề tăng lực đẩy".
Ông này không nói rõ khi nào Trung Quốc sẽ bắt đầu nhận được động cơ RD-93 nâng cấp. Theo hợp đồng hiện tại với CATIC, công ty Nga sẽ thực hiện việc giao hàng, giám sát thiết kế, bảo trì, đại tu và hỗ trợ trong việc tổ chức đại tu cơ bản động cơ RD-93.
RD-93 là biến thể được thiết kế riêng cho mẫu tiêm kích JF-17 (Trung Quốc) dựa trên mẫu RD-33 vốn trang bị cho các máy bay tiêm kích MiG-29 và MiG-35 của Nga. Loại động cơ này cung cấp lực đẩy khô cao nhất là 50 kN, lực đẩy khi có đốt phụ là 81,3kN, tuổi thọ 4.000 giờ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Báo Trung Quốc: tên lửa CX-1 không sao chép BrahMos
Cập nhật lúc: 10:00 21/11/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Bật mí tính năng tên lửa Trung Quốc "nhái" Yakhont Việt Nam
Bật mí tính năng tên lửa Trung Quốc "nhái" Yakhont Việt Nam
Nga khẳng định không bán công nghệ BrahMos cho Trung Quốc
(Kiến Thức) - Mạng Sina đã tung ra loạt bằng chứng về tính năng cho rằng CX-1 không sao chép BrahMos thậm chí là vượt trội.
Sau khi tên lửa hành trình siêu âm CX-1 được trưng bày tại triển lãm Chu Hải, đã có những nhận định cho rằng đây thực chất là thiết kế sao chép tên lửa BrahMos của Nga - Ấn, mới đây thì mạng quân sự Sina đã có những so sánh nhằm minh chứng rằng "CX-1 không sao chép BrahMos".
Chaoxun-1 (gọi tắt là CX-1) được thiết kế bởi Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Không gian Trung Quốc (CASTC) đã được đặt biệt danh là Cahoxi 1 (trong tiếng anh chính là từ Copy 1 - sao chép 1) bởi hình dáng tương tự tên lửa hành trình BrahMos nổi tiếng của Nga - Ấn. Mặc dù vậy, Wang Hongpo - nhà thiết kế tên lửa khẳng định rằng CX-1 hoàn toàn là thiết kế mới. Theo ông Wang, có nhiều điểm khác biệt ở cánh, khí động học.
Do sự hạn chế của hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa MTCR, tầm bắn của các loại tên lửa hành trình như CX-1 và BrahMos không thể vượt quá 300km. Wang cho biết, đây là lý do chính khiến CX-1 chia sẻ nhiều điểm tương tự với BrahMos. Tuy nhiên, "CX-1 bay nhanh hơn so với tên lửa của Ấn Độ. Nó có thể đạt tốc độ Mach 3 ở trần bay 17.000m, trong khi BrahMos chỉ có thể đạt Mach 2,6 ở trần bay 14.000m", mạng Sina lưu ý.
Mô hình tên lửa CX-1 tại triển lãm Chu Hải.
Trong tác chiến chống mục tiêu tầm thấp, tốc độ của CX-1 có thể đạt Mach 2,3, trong khi mẫu tên lửa P-800 Oniks (Nga) được dùng làm nền tảng công nghệ phát triển BrahMos chỉ có thể đạt Mach 2. Mạng Sina còn cho rằng, động cơ phản lực tĩnh siêu âm của CX-1 có thể tốt hơn so với động cơ đẩy nhiên liệu rắn của P-800.
Tuy nhiên, Sina cũng thừa nhận rằng tầm tấn công của CX-1 có thể giảm xuống tới 40km ở quỹ đạo thấp, trong khi tên lửa Nga có thể đạt 120km.
Mạng Sina cũng cho rằng, tên lửa BrahMos của Ấn Độ không phù hợp cho các tình huống chiến đấu thực tế. Mặc dù Ấn Độ có kế hoạch sản xuất 2.000 quả BrahMos nhưng chỉ có 200 quả được chế tạo.
Mặc dù đưa ra vài “bằng chứng” khẳng định CX-1 không sao chép BrahMos nhưng việc cả 2 quả tên lửa có hình dáng quá giống nhau vẫn khiến CX-1 khó tránh mác copy. Bên cạnh đó, các tính năng của CX-1 vẫn mới chỉ là trên giấy, chưa bất kì bằng chứng thực tế nào chứng minh được CX-1 có các tính năng chăng. Nên nhớ, lâu nay vũ khí Trung Quốc vốn được quảng cáo rất mạnh về tính năng nhưng khả năng chiến đấu thực tế lại thấp hơn rất nhiều.
Không ít vũ khí Trung Quốc đã bị các quốc gia mua sắm kêu ca, trả lại vì lý do chất lượng không đúng với quảng cáo. Gần đây nhất, Bộ quốc phòng Ecuador hủy bỏ bản hợp đồng trị giá 60 triệu USD mua 2 hệ thống radar YLC-2V và YLC-18 do Trung Quốc sản xuất, được quảng cáo là “thuộc loại radar hàng đầu thế giới”. Lý do được đưa ra là, các hệ thống radar “không thể hoạt động bình thường”.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Pakistan muốn mua xe tăng VT-4 của Trung Quốc
(Kiến Thức) - Trước sức ép từ lực lượng xe tăng của các nước láng giềng, Pakistan đang có ý định mua xe tăng hiện đại VT-4 của Trung Quốc.
Báo Trung Quốc đưa tin, Pakistan có ý muốn mua xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới VT-4, đáp lại Trung Quốc cũng đã đồng ý cung cấp cơ hội để Pakistan tìm hiểu loại xe tăng này.
Theo chuyên gia quân sự Tống Trung Bình bình luận, hiện nay Pakistan nhận ra rằng, lực lượng xe tăng - thiết giáp của các nước láng giềng như Ấn Độ rất mạnh, đặc biệt là sau khi Ấn Độ đưa dây chuyền sản xuất xe tăng T-90 đã tạo thành áp lực đối với Lục quân Pakistan. Hiện Pakistan chủ yếu sở hữu các mẫu tăng hệ cũ hoặc một phần được nâng cấp có xuất xứ từ Trung Quốc như Type 59, Type 69, MBT-2000. Cơ bản thì chúng thua kém về nhiều mặt so với T-90 Ấn Độ.
Đó là nguyên do chính khiến Pakistan muốn sở hữu mẫu tăng hiện đại VT-4. "VT-4 có thể áp đảo ưu thế của xe tăng T-90, bất luận là động cơ, hỏa lực, phòng thủ đều tốt hơn T-90", ông Tống Trung Bình tự tin nói.

Xe tăng VT-4 tại triển lãm Chu Hải.
Xe tăng VT-4 hay còn được gọi là xe tăng Type 3+1, đó là trên nền tảng chỉ số phòng thủ, động cơ, hỏa lực ban đầu, cộng với chỉ số công nghệ thông tin. Tất cả các bộ phận của xe tăng VT-4 đều được kết cấu trên cơ sở mạng lưới kỹ thuật số, nhóm xe tăng có thể thông qua hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số thực hiện tác chiến nhóm, sức chiến đấu tăng gấp bội. Chẳng hạn phía trước trưởng xe trang bị thiết bị đầu cuối hiện thị tổng hợp, không chỉ có thể hiện thị các thông tin như lượng dầu, số đạn dược còn lại, còn có thể tiếp nhận thông tin chỉ huy từ bên ngoài, thông tin thông báo vị trí và tình hình đối phương mà xe tăng khác gửi đến. Với sự hỗ trợ của mạng lưới kỹ thuật số, mỗi xe tăng đều có thể biết được vị trí của xe tăng khác và hiện thị thông tin mục tiêu đối phương.
Theo ông Tống Trung Bình thì xe tăng VT-4 sử dụng tháp pháo hình nêm, giả sử bị tên lửa chống tăng hoặc tên lửa xuyên giáp tấn công, có thể sẽ xuất hiện tình trạng chạm nẩy lên, làm cho nó rất khó trúng được xe tăng VT-4. Ngoài ra xe còn trang bị giáp phản ứng nổ, khi bị tấn công có thể thông qua giáp phản ứng nổ để phá hủy đạn.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ thực sự lo sợ kho tên lửa hạt nhân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ủy ban kinh tế-an ninh Mỹ-Trung khẳng định, kho tên lửa hạt nhân Trung Quốc ngày càng lớn và nguy hiểm hơn.
Defencenews trích dẫn một báo cáo vừa trình lên Quốc hội Mỹ do Ủy ban kinh tế - an ninh Mỹ-Trung ban hành khẳng định, Trung Quốc sẽ đặt ra mối đe dọa cho tất cả lực lượng quân sự Mỹ và các căn cứ ở Tây Thái Binh Dương trong vòng 10 năm tới.

Báo cáo có đoạn, Trung Quốc còn có thể tấn công hệ thống vệ tinh dùng cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ theo nhiều cách khác nhau như: Va chạm, vũ khí laser, gây nhiễu điện tử hoặc "bắt lấy" các vệ tinh. Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy cơ đối với hệ thống vệ tinh Mỹ ở mọi quỹ đạo trong vòng 10 năm tới.

“Trong không gian, vào năm 2014, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chương trình không gian rộng lớn nhằm thách thức hệ thống thông tin ưu việt của Mỹ trong một cuộc xung đột nếu có và phá vỡ hoặc tiêu diệt các vệ tinh nếu cần thiết”, trích dẫn từ báo cáo.

[​IMG]
Ủy ban an ninh-kinh tế Mỹ-Trung khẳng định kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
Bắc Kinh cũng tính đến khả năng chiến tranh không gian sẽ tăng cường chiến lược răn đe của mình, cho phép Trung Quốc “ép buộc” Mỹ và các quốc gia khác không tiến hành các biện pháp “can thiệp quân sự” nhắm vào Bắc Kinh.

Báo cáo cho biết, khả năng chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc ngày càng đáng lo ngại. Trong 5 năm tiếp theo, lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc sẽ nhanh chóng mở rộng và hiện đại hóa. Khả năng này mang lại cho Trung Quốc một loạt các tùy chọn đối ngoại quốc phòng và có khả năng làm suy yếu chiến lược răn đe mở rộng của Mỹ, đặc biệt là đối với Nhật Bản.

Trong 3 năm tới, chương trình hạt nhân của Trung Quốc sẽ trở nên nguy hiểm hơn với các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) di động mới bổ sung. Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc sẽ có 5 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, một trong số các tàu này có thể mang theo 12 tên lửa liên lục địa. Các tên lửa mới có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân theo công nghệ MIRV.

Năm 2013, báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ khoảng 50-70 tên lửa liên lục địa có thể tấn công nước Mỹ. Số lượng tên lửa này có thể tăng lên đến 100 trong vòng 15 năm tới. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh lớn hơn nhiều so với báo cáo của Lầu Năm Góc.

[​IMG]
Khi đi vào hoạt động, ICBM DF-31 sẽ có khả năng tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.
Trung Quốc đã tăng cường năng lực răn đe hạt nhân trên biển từ năm 2007 bằng cách đưa vào vận hành 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa liên lục địa (SSBN) lớp Tấn. Dự kiến, Trung Quốc sẽ có thêm 2 tàu ngầm SSBN vào năm 2020, các tàu này mang tới 12 tên lửa đạn đạo JL-2 đã đạt được khả năng chiến đấu ban đầu.

Tên lửa JL-2 có tầm bắn khoảng 7.500 km mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công hạt nhân vào vùng Alaska nếu phóng từ vùng biển gần Trung Quốc. Tấn công Hawaii nếu phóng từ vùng biển phía Nam Nhật Bản. Tấn công tất cả 50 bang của Mỹ nếu phóng từ vùng biển phía Đông của Hawaii.

Ngoài tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm, mối quan tâm lớn được đề cập trong báo cáo là khả năng của các ICBM di động chẳng hạn như DF-31 và DF-31A. Trong năm 2006, Trung Quốc bắt đầu triển khai DF-31, đến năm 2007 đưa vào hoạt động biến thể nâng cấp DF-31A.

ICBM DF-31 có tầm bắn tối đa khoảng 11.000km cho phép tấn công phần lớn lục địa Mỹ. Gần đây, Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm một loại ICBM di động mới là DF-41. Nhiều khả năng ICBM này sẽ được triển khai hoạt động trong năm 2015. DF-41 có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn khoảng 12.000km cho phép tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.

Báo cáo còn cho rằng, khi đã làm chủ được công nghệ MIRV, Trung Quốc hoàn toàn có thể áp dụng nó cho các loại ICBM cũ hơn như DF-5A để tăng khả năng răn đe hạt nhân. Các tên lửa ICBM với công nghệ MIRV sẽ là thách thức lớn cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Lộ tính năng tên lửa phóng từ tàu ngầm mới của TQ

(Kiến Thức) - C-708UNA được cho là biến thể của mẫu YJ-82, có khả năng đạt tầm phóng gần 130km, trang bị trên nhiều loại tàu ngầm.
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải-2014, các nhà sản xuất quốc phòng Trung Quốc đã khoe hàng loạt vũ khí mới. Nổi bật trong các vũ khí mới là loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA.

Tên lửa mới là sản phẩm của Tổng công ty khoa học không gian vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Hệ thống này bao gồm 1 tên lửa chống hạm CM-708 sửa đổi từ biến thể xuất khẩu của tên lửa YJ-82, cánh của tên lửa có thể gập lại cùng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn phía đuôi. Người ta đóng gói tên lửa vào trong một "viên nang" tương tự quả ngư lôi.

[​IMG]
Mô hình tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải.
CM-708UNA được phóng đi từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn trên tàu ngầm. "Viên nang" sẽ giúp tên lửa di chuyển dưới nước như một ngư lôi, sau khi rời khỏi mặt nước, nó sẽ tách bỏ khỏi tên lửa. Lúc này động cơ tăng cường nhiên liệu rắn sẽ kích hoạt đưa tên lửa đến độ cao nhất định. Sau đó, động cơ tăng cường sẽ tách bỏ và đến động cơ phản lực hoạt động đưa tên lửa đến mục tiêu.

Theo poster trưng bày tại gian hàng của Tổng công công nghiệp quốc phòng Bắc Trung Quốc (NORINCO). CM-708UNA là một tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm, nó có thể sử dụng trên nhiều loại tàu ngầm khác nhau. Người ta thiết kế nó để tấn công lén lút vào các tàu chiến mặt nước hạng trung bình đến cỡ lớn hay các mục tiêu ven biển.

[​IMG]
Poster giới thiệu tính năng tác chiến của tên lửa CM-708UNA.
Tên lửa CM-708UNA được dẫn hướng kết hợp quán tính cùng hệ thống định vị toàn cầu, pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng đầu dò radar (nhưng không rõ là thụ động hay chủ động). Hệ thống điện tử của tên lửa thiết kế theo công nghệ kỹ thuật số cùng một số công nghệ mới. Nó có tầm bắn khoảng 128km, nhà sản xuất quảng cáo tên lửa này có độ phản hồi radar thấp nên có khả năng đột phá mạng lưới phòng không đối phương.

Phát triển các tên lửa chống hạm phòng từ tàu ngầm là một công nghệ khá phức tạp. Các giai đoạn từ khi ra khỏi ống phóng ngư lôi, di chuyển dưới nước, trồi lên khỏi mặt nước, tách bỏ viên nang, kích hoạt động cơ chính là những công đoạn đòi hỏi những công nghệ hết sức tinh vi.

Đến nay chỉ có 3 quốc gia phát triển thành công công nghệ này là, Pháp với tên lửa SM-39 Exocet, Mỹ với tên lửa UGM-84 Harpoon, Nga với tên lửa 3M-54 Klub-S và sắp tới có thể là Trung Quốc. Na Uy cũng đang phát triển một biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa NSM.

Không rõ tên lửa CM-708UNA đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, nhưng nó cho thấy Trung Quốc đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực công nghệ tên lửa.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
TQ bán cho Sudan súng trường "chính xác hơn AK-47, vượt trội M16"

Ly Vy | 24/11/2014 14:00
thích

Chia sẻ:
"Chính xác hơn AK-47, vượt trội M16" là những tuyên bố mạnh miệng của Trung Quốc dành cho mẫu súng trường QBZ-95/97 mà họ tự sản xuất. Tuy nhiên, tới nay, tính năng thật sự của loại súng này vẫn là một dấu hỏi lớn.

Trang mạng Army Recognition đưa tin, quân đội Sudan đã lựa chọn mẫu súng trường tiến công QBZ-97 do Trung Quốc sản xuất cho hệ thống người lính tương lai của nước này.

Hiện tại, quân đội Sudan đang sử dụng nhiều loại vũ khí Trung Quốc như xe tăng chiến đấu chủ lực Type 96, tên lửa chống tăng HJ-8, súng trường Type 56, Type 81, súng trường CQ, súng máy hạng nặng QJZ-89, súng bắn tỉa hạng nặng M99, và súng phóng lựu tự động QLZ-87.
Súng trường QBZ-97.

Súng trường QBZ-97.

Súng trường QBZ-97 là một phiên bản xuất khẩu của súng trường QBZ-95, khác biệt ở chỗ QBZ-97 sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm chuẩn NATO thay vì cỡ đạn 5,8mm của Trung Quốc. Hộp tiếp đạn của QBZ-97 cũng được thiết kế để có thể lắp hộp tiếp đạn STANAG.

Súng trường QBZ-97 sử dụng vật liệu polyme để chế tạo nhiều bộ phận cấu thành, thiết kế theo kiểu bullpup tương tự như mẫu súng SA80 (Anh), Famas (Pháp), Steyr AUG (Áo), CR-21 (Nam Phi), Tavor (Israel).

BÀI LIÊN QUAN

Báo TQ bỉ bôi: "Bản nhái" tên lửa BrahMos mà còn mạnh hơn bản gốc
[ẢNH] Chiến đấu cơ TQ đâm vào tòa nhà, vỡ thành nhiều mảnh
Vì sao xe chiến đấu mới của Nhật có thể khiến TQ bất an?

Tuy Trung Quốc tuyên bố đây là loại súng mang đặc trưng riêng của họ nhưng không khó để nhận ra rằng mẫu QBZ-95 hay QBZ-97 "lai tạp" nhiều thiết kế của các mẫu súng khác nhau, nổi bật là SA80 (Anh) và Famas (Pháp).

Cơ chế hoạt động của QBZ-95/97 kết hợp giữa bullpup và trích khí ngắn, tương tự như SA80.

Theo trang mạng military-today, các nhà thiết kế Trung Quốc tuyên bố rằng khóa nòng của QBZ-95/97 cố định đạn tốt hơn khi bắn, tạo độ chính xác cao hơn so với AK-47, tương đương hoặc thậm chí vượt trội dòng M16 của Mỹ.
http://www.armyrecognition.com/images/stories/asia/cambodia/ranks_uniforms/uniforms/pictures/Cambodian_soldiers_cambodia_15_October_2008_news_003.jpg

Lính Campuchia với súng trường QBZ-97

Ngoài ra, QBZ-95/97 còn được Trung Quốc quảng cáo rằng có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt, với độ tin cậy và hiệu suất như AK-47.

Tuy nhiên, những tuyên bố của Trung Quốc vẫn chưa được kiểm chứng một cách độc lập.

Mặc dù được quảng cáo rầm rộ với nhiều tính năng độc đáo nhưng cho đến nay, súng mới chỉ được một số ít quốc gia ngoài Trung Quốc sử dụng như Campuchia, Myanmar.

Nhìn chung, khả năng của QBZ-95/97 vẫn chưa thực sự rõ ràng, tất cả các thông số có được đều thông qua các thử nghiệm do Trung Quốc công bố và các khách hàng sử dụng vẫn chưa có (hoặc chưa công bố) đánh giá nào về tính năng của súng
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc khoe “Hắc Kiếm” là UAV tốc độ siêu thaanh đầu tiên trên thế giới


Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ - Theo đài truyền hình Trung Quốc CCTV đưa tin, “Hắc Kiếm/ Dark Sword” có thể trở thành máy bay không người lái (UAV) có tốc độ siêu thanh đầu tiên trên thế giới.
Bài viết liên quan

Iran tuyên bố chế tạo 4 phiên bản UAV RQ-170 tịch thu của Mỹ
Trung Quốc có thể dẫn đầu về máy bay không người lái trong thập kỉ tới

Mô hình "Hắc Kiếm" được trưng bày tại Triển lãm hàng không vũ trụ Chu Hải Năm 2006

UAV “Hắc Kiếm” được biết đến lần đầu tiên tại Trung Quốc, với sự xuất hiện của mô hình máy bay không người lái có hình dạng tam giác tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Chu Hải, Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, diễn ra năm 2006.

Sau đó, mô hình này đã được trưng bày tại triển lãm hàng không tại Paris, tuy nhiên Bắc Kinh đã không đưa ra bất kỳ thông tin chính thức gì về sự phát triển của chiếc máy bay có hình dáng lạ này. Kể từ đó, nhiều người tin rằng, mô hình phát triển máy bay “Hắc Kiếm” đã bị hủy bỏ do thiếu tiền đầu tư và một số lý do khác. Đáng chú ý, có một số thông tin cho rằng, loại UAV này đang được Trung Quốc bảo mật và âm thầm nghiên cứu để tránh sự để ý từ các đối thủ khác.

Kênh truyền hình CCTV dẫn lời một chuyên gia hàng không Trung Quốc, Fu Qianshao rằng, ông không biết nhiều thông tin về dự án máy bay không người lái “Hắc Kiếm”. Nhưng nếu nó được chế tạo và thử nghiệm thành công thì có thể nó sẽ trở thành UAV siêu thanh đầu tiên của thế giới.

Vị chuyên gia cũng cho biết, ông không hề ngạc nhiên khi có thông tin cho rằng, dự án chế tạo “Hắc Kiếm” đang được Bắc Kinh âm thầm triển khai bởi sự thiếu thông tin minh bạch đối với ngành công nghiệp hàng không là điều dễ hiểu. Ngay cả Mỹ cũng đang thực hiện phương pháp này.

Thậm chí ông Fu nhận định rằng, mô hình khái niệm của máy bay có thể tiết lộ nhiều điều về trình độ công nghệ, chất lượng nghiên cứu và các chương trình phát triển vũ khí của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, những mô hình Bắc Kinh tiết lộ tại triển lãm hàng không Chu Hải là cơ hội để các chuyên gia đánh giá ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc. Đồng thời các đối thủ có thể tìm hiểu thêm các thông tin về các chương trình nghiên cứu và chế tạo khoa học của Trung Quốc.

Chuyên gia Fu cho biết, ông thực sự cảm thấy bị kích thích bởi sự xuất hiện của máy bay vận tải quân sự chiến lược C-17 Globemaster III của Mỹ được trưng bày tại Chu Hải năm nay. Bởi vì đây là lĩnh vực Trung Quốc còn nhiều hạn chế và có thể học hỏi từ mô hình này.

Ông Fu cho biết thêm rằng, đã có nhiều nhà sản xuất vũ khí từ châu Âu muốn mang các sản phẩm của họ tới Trung Quốc để trưng bày, với hy vọng sẽ tìm được các đối tác mua sản phẩm của họ bởi vì nhu cầu trong nước là không đủ để sản xuất, thế nhưng các nước này đã gặp nhiều hạn chế từ lệnh cấm vận vũ khí.

Cuối cùng, chuyên gia kết luận, các chương trình triển lãm hàng không là cơ hội để trưng bày các sản phẩm hàng không mới, các loại vũ khí tiên tiến nhất và công nghệ cốt lõi từ các nước trên thế giới. Vì vậy, nếu Trung Quốc muốn trở thành một trong những nhà lãnh đạo thế giới trong ngành công nghiệp hành không thì đất nước phải học hỏi công nghệ của các nước khác và phát triển công nghệ của riêng mình.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc mừng hụt vì thông tin Nga bán S-400
(Vũ khí) - Chỉ trong ngày 26/11, truyền thông Nga khiến thế giới bất ngờ khi đưa tin Nga đã bán tổ hợp S-400 cho Trung Quốc nhưng ngay sai đó đã cải chính lại.

Bán S-400 'Triumph', Nga giúp cọp Trung Quốc mọc cánh?
Nga đã bán S-400 cho Trung Quốc, bỏ túi 3 tỷ USD

Ngày 26/11, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời đại diện Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự (FSMTC) khẳng định nước này chưa ký kết hợp đồng với Trung Quốc về cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400.

Trong khi đó hãng RIA Novsoti dẫn tuyên bố của người đại diện FSMTC, phụ trách giám sát lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, nói rằng vấn đề cung cấp tên lửa mới của Nga cho Trung Quốc hiện vẫn chưa giải quyết xong.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400

Tuy nhiên cùng ngày, báo Vedomosti cùng nhiều tờ báo khác của Nga dẫn nguồn trong tổ hợp công nghiệp-quốc phòng và Bộ Quốc phòng Nga thông báo nước này và Trung Quốc đã ký hợp đồng trị giá hơn 3 tỷ USD, theo đó Trung Quốc sẽ nhận được sáu hệ thống tên lửa tiên tiến S-400.

Thông tin này là quá bất ngờ với nhiều người bởi quá trình đàm phán giữa Nga và Trung Quốc đã kéo dài trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đạt được kết quả, trước đó Nga cũng từng thông báo sẽ không xuất khẩu hệ thống S-400 cho bất cứ khách hàng nào trước năm 2016.

Báo Kommersant (Nga) dẫn lời Giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Anatoly Isaykin hồi đầu năm 2014 cho biết, do nhu cầu của Quân đội Nga còn rất lớn nên từ nay tới năm 2016, các nhà máy trong nước sẽ chỉ tập trung chế tạo S-400 theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng. Rosoboronexport cũng gửi lời xin lỗi tới các khách hàng tiềm năng đặt mua S-400 từ trước.

“Trong 2 năm qua, chúng tôi đã đàm phán với một số quốc gia quan tâm tới S-400, nhưng hiện tại chúng tôi đã phải lùi thời điểm có thể thực hiện hợp đồng. Không thể yêu cầu khách hàng ký hợp đồng từ năm 2011 mà tới tận năm 2016 mới được tiếp nhận tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nói trên”, giám đốc Rosoboronexport cho biết. Tuy nhiên, ông A. Isaykin không hé lộ danh tính các khách hàng và các hợp đồng đặt mua S-400 đã ký.

Theo một số nguồn tin, hiện ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang lên kế hoạch ra mắt phiên bản xuất khẩu của S-400 (cắt giảm tính năng so với phiên bản nội địa).

Tuy không nói cụ thể nhưng theo một số nguồn tin, nhiều khả năng, khi S-400 được phép xuất khẩu thì Belarus và Kazakhstan mới là các quốc gia đầu tiên có S-400 theo khuôn khổ thỏa thuận thành lập khu vực phòng không hợp nhất với Nga chứ không phải là Trung Quốc.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Lộ UAV trinh sát - tấn công nguy hiểm của KQ Trung Quốc
Cập nhật lúc: 10:00 28/11/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Mỹ, Nhật đánh hội đồng Trung Quốc trong trận chiến giả định
Mỹ, Nhật đánh hội đồng Trung Quốc trong trận chiến giả định
Điểm mạnh, yếu của Hải quân Trung Quốc
(Kiến Thức) - UAV GJ-1 đã được biên chế cho Không quân Trung Quốc, hình thành được khả năng chiến đấu ban đầu.
Thời báo Hoàn Cầu cho hay, tại triển lãm Chu Hải 2014 diễn ra gần đây, Không quân Trung Quốc lần đầu tiên công khai hệ thống máy bay không người lái Công Kích 1 (GJ-1). Đây là hệ thống máy bay không người lái hợp nhất trinh sát và tấn công đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo.
Quan sát so sánh thì đạn dược được đặt phía trước của UAV Dực Long không nhiều, nhưng các loại đạn dược đặt trước UAV GJ-1 rất đầy đủ. Ngoài bom và tên lửa ra còn có hệ thống bom lượn thông minh, cho thấy loại máy bay này đã có khả năng tấn công tầm xa. Trong quá trình tấn công lần đầu tiên, nếu có thể mang được nhiều tên lửa và bom, thì số lượng mục tiêu tấn công sẽ tăng rõ rệt, hiệu quả tấn công cũng sẽ được nâng cao.
Máy bay không người lái GJ-1 của Không quân Trung Quốc.
Quan chức Không quân Trung Quốc cho biết, máy bay không người lái sử dụng thiết kế 1 động cơ, tỷ lệ khung hình lớn, cánh thẳng, bố trí cánh đuôi kiểu chữ “V”, trang bị thiết bị trinh sát quan sát quang điện và vũ khí các loại. GJ-1 hiện đã hình thành khả năng chiến đấu ban đầu, có thể đảm nhận nhiệm vụ giám sát, trinh sát liên tục, và đánh giá hiệu quả tấn công và thiệt hại khu vực tâm điểm chiến trường trong môi trường đe dọa thấp, là một vũ khí trang bị quan trọng của Không quân Trung Quốc.

Thời gian bay của loại máy bay này khá dài, chỉ cần nhìn từ bên ngoài có thể thấy, GJ-1 trang bị các thiết bị tiêu chuẩn của UAV hợp nhất trinh sát tấn công như hệ thống quang điện hoặc thiết bị cảm biến hồng ngoại và thiết bị chỉ thị laser. Những thiết bị này không chỉ có thể dẫn đường phóng tên lửa chống tăng, mà còn có thể chỉ thị mục tiêu hoặc dẫn đường cho vũ khí mặt đất hoặc máy bay khác.
Theo chuyên gia vũ khí trang bị Không quân Trung Quốc Phó Thành Kiệt, loại máy bay không người lái hợp nhất trinh sát tấn công này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của Không quân Trung Quốc. Máy bay này sẽ giải quyết vấn đề từ không đến có của máy bay không người lái hợp nhất trinh sát tấn công, lấp khoảng trống của không quân. Nó có đặc điểm như thời gian bay dài, giá thành thấp, thực hiện trinh sát lâu đối với một vùng không phận và tấn công hỏa lực.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cận cảnh hệ thống chiến binh tương lai của Trung Quốc
Cập nhật lúc: 20:00 27/11/2014 (GMT+7)
(Kiến Thức) - Hệ thống chiến đấu bộ binh CS/LN1 do Tổng công ty công nghiệp quốc phòng phương Bắc (NORINCO) phát triển cho binh sĩ Trung Quốc trong tương lai.



Quá nghèo nàn so với Nga, MỸ và Fap



 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Ngoài ra TBN, Đức, Nhật , Ba Lan ... Cũng nghiên cứu bộ chiến binh tương lai. Đám trang bị của Trung Quốc phù hợp với công nghiệp giá rẻ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc bán được lô thiết giáp "khủng" cho UAE
Cập nhật lúc: 10:00 01/12/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc khoe vũ khí gì ở triển lãm Chu Hải?
Trung Quốc khoe vũ khí gì ở triển lãm Chu Hải?
Nga bán Su-35 kèm tên lửa diệt radar Kh-58UShK cho Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Trung Quốc đã có được hợp đồng "khủng" cung cấp 150 chiếc xe bọc thép kháng mìn VP11 thế hệ mới cho UAE.
Tạp chí Weapon (trụ sở tại Bắc Kinh) cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động đàm phán mua bán vũ khí tại triển lãm quốc phòng Chu Hải, Trung Quốc đã đồng ý bán 150 xe bọc thép kháng mìn VP11 4x4 bánh cho quân đội Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Đây cũng là lần đầu tiên, Tổng Công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) tiết lộ VP11 tới công chúng. Chiếc xe được thiết kế khung gầm chữ V với lớp giáp hạng nhẹ bọc ngoài và một số lớp lóp. Được chế tạo với vật liệu giảm nhẹ sức nổ, chiếc xe được cho là có khả năng bảo vệ kíp lái khỏi sức công phá của vụ nổ mìn dưới bánh hoặc thân xe.
Xe bọc thép kháng mìn VP11.
Theo nguồn tin từ NORINCO, VP11 cung cấp sự bảo vệ cao cấp với tinh cơ động cao, hỏa lực tốt. Chiếc xe được phát triển dựa trên khung gầm xe tải hạng nhẹ 4x4 bánh và có thể chở 7 người, bao gồm lái xe, trưởng xe và pháo thủ. Nó được phát triển đáp ứng hoạt động chống quân nổi dậy và cực kì thích hợp cho môi trường chiến đấu ở vùng Trung Đông.
Về mặt hỏa lực, quan sát chiếc xe được trưng bày tại Chu Hải thì trên nóc được trang bị bệ vũ khí điều khiển từ xa lắp súng máy 12,7mm hoặc các loại vũ khí khác. 4 ống phóng lựu đạn khói đặt ở ngay trước bệ pháo, hướng ra bảo vệ khu vực sườn xe.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Châu Âu "tiếp tay" Trung Quốc sản xuất máy bay đặc biệt
Cập nhật lúc: 19:00 30/11/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Lôi ra ánh sáng siêu tàu hậu cần mới của Trung Quốc
Lôi ra ánh sáng siêu tàu hậu cần mới của Trung Quốc
Trung Quốc còn lâu mới nhận được Su-35 từ Nga
(Kiến Thức) - Công ty hàng không Áo sẽ "bắt tay" với Trung Quốc phát triển máy bay phục vụ cho nhiệm vụ tác chiến đặc biệt như trinh sát điện tử.
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin hôm 25/11 cho hay, công ty sản xuất các thiết bị quốc phòng của Trung Quốc (CETC) và công ty công nghiệp hàng không Diamond của Áo sẽ cùng nhau hợp tác phát triển một mẫu máy bay cánh quạt phục vụ cho các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt, dựa trên nền tảng máy bay cánh quạt đa năng DA42 MPP do Diamond phát triển.
Được biết, mẫu máy bay đặc biệt không chỉ được sản xuất phục vụ cho nhu cầu nội địa của Trung Quốc mà còn dành cho thị trường xuất khẩu. Mô hình của mẫu máy bay này cũng được giới thiệu ở triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014 tại Trung Quốc, diễn ra từ ngày 11/11-16/11.
Mô hình của máy bay cánh quạt đa năng DA42 MPP được trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
Theo CETC, một công ty hàng không trực thuộc CETC sẽ đảm nhiệm việc sản xuất mẫu máy bay trên, bao gồm cả việc lắp đặt các trang thiết bị điện tử hàng không trên máy bay. Các hệ thống điện tử trên cũng có thể được sửa đổi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Mẫu máy bay cánh quạt hạng nhẹ đa năng DA42 MPP Guardian có chiều dài 8,7m với sải cánh hơn 13,4m, được thiết kế để có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh đó nó còn có khả năng hoạt động ở những khu vực có đường băng ngắn, với phi hành đoàn từ 2 cho đến 4 người cùng hàng hóa.
CETC còn cho biết, phiên bản DA42 MPP Guardian nội địa của Trung Quốc sẽ được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau, trong đó nổi bật nhất là biến thể máy bay tuần tra trên biển MPA. Nó được trang bị các hệ thống trinh sát quan hồng ngoại trên biển tiên tiến, đi kèm với đó là hệ thống radar giám sát và hệ thống nhận dạng tự động AIS.
Một biến thể DA42 khác của Trung Quốc có tên gọi là ELINT với nhiệm vụ chính là trinh sát điện tử cũng được đánh giá khá cao.
Phát biểu với Jane’s tại Chu Hải, Phó Tổng Giám đốc kiêm kỹ sư cao cấp của CETC – ông Hong Yuning cho biết, những nguyên mẫu đầu tiên của mẫu máy bay cánh quạt hạng nhẹ đa năng DA42 Guardian sẽ được trang bị các thiết bị hàng không do bên thứ ba cung cấp, nhưng trong tương lai các thiết bị trên đều sẽ được phía Trung Quốc tự sản xuất.

Trung Quốc dự tính sẽ sản xuất DA42 với nhiều biến thể khác nhau.
Ông Hong còn cho biết thêm rằng, DA42 MPP Guardian sẽ được sản xuất tại một nhà máy chế tạo máy bay tại thành phố Vu Hồ, nằm ở phía nam tỉnh An Huyc. Và là một phần của công ty hàng không liên doanh giữa CETC và công ty công nghiệp hàng không Diamond. Bên cạnh đó nhà máy trên cũng sẽ là nơi sản xuất mẫu máy bay dân sự hai chỗ ngồi DV20E Katana phục vụ cho thị trường xuất khẩu.
Được biết công ty hàng không liên doanh trên được phía Trung Quốc và Diamond của Áo thành lập vào cuối năm 2013. Theo kế hoạch thì nhà máy chế tạo máy bay trên sẽ đi vào hoạt động chính thức vào năm 2015 và sẽ cho ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm 2016, với sản lượng ước tính tầm 400 chiếc máy bay mỗi năm. Ngoài ra các động cơ phản lực cánh quạt AE300 dành cho mẫu máy bay DA42 cũng sẽ được sản xuất tại nhà máy này theo giấy phép chuyển nhượng của công ty chuyên sản xuất động cơ Austro Engine của Áo.
Trà Khánh
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc chạy đua hệ thống phóng thẳng đứng với Mỹ, Nga
(Vũ khí) - Hiện nay Trung Quốc đang bước vào cuộc đua với Mỹ và Nga để phát triển hệ thống phóng thẳng đứng thế hệ mới cho chiến hạm của mình.

Chiến hạm Type 056 Trung Quốc “đội lốt” tàu Hải cảnh mới?
Nếu như ngày mai xảy ra chiến tranh Nga - Mỹ

Vừa qua, kênh truyền hình trung ương CCTV-4 của Trung Quốc đã phát sóng hình ảnh của một hệ thống tên lửa chống hạm phóng thẳng đứng được sử dụng trong một lần diễn tập của quân đội nước này.

Qua hình ảnh đăng tải cho thấy, đây là tên lửa mới thử nghiệm có thân tròn hơn tên lửa YJ-83 cũng như tên lửa chống hạm YJ-62, điều khiến các chuyên gia quân sự cho rằng đây có thể là tên lửa chống hạm YJ-18, đã từng được truyền thông nước ngoài ghi nhận trước đây.

Các chuyên gia quân sự cho rằng đây là tên lửa YJ-18
Các chuyên gia quân sự cho rằng đây là tên lửa YJ-18
Từ những hình ảnh được công bố, tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết, sau khi tên lửa được khai hoả từ bệ phóng thẳng đứng, nó bay khoảng 180 km với tốc độ bằng 2/5 tốc độ âm thanh và nhanh chóng điều hướng bằng bánh lái.

Tên lửa chỉ còn kích thước khá nhỏ khi động cơ đẩy hết nhiên liệu và tự động tách rời khỏi nó. Sau đó, tên lửa này tiếp tục hành trình bằng việc sử dụng hệ thống tên lửa đẩy của mình để bay với tốc độ gấp khoảng 3 lần tốc độ âm thanh trong vòng 40 km. Như vậy, đây là loại tên lửa có thể bay với tốc độ cận và siêu thanh.

Tuy nhiên, theo chuyên gia quân sự Song Tao, nếu những thông tin mà tạp chí Jane's Defence Weekly là chính xác, loại tên lửa này của Trung Quốc sẽ có khả năng bay với tốc độ cận thanh trong đường dài và di chuyển siêu thanh trong các nhiệm vụ đánh chặn.

Đồng thời, ông Song Tao cũng nhận định rằng ông thực sự không tin loại tên lửa này mang công nghệ chung của tên lửa siêu thanh và cận thanh, vì chỉ những loại tên lửa có khả năng điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với môi trường xung quanh và phản ứng được với các đòn tấn công cũng như can thiệp điện tử của kẻ địch mới có khả năng kép như trên.

Trong khi đó, một nhà bình luận quân sự khác có tên Liu Zijun cho rằng, loại tên lửa chống hạm này sử dụng hộp phóng hơi khác so với hệ thống Mark-41 của tàu chiến Mỹ. Ông Liu nhận định cấu trúc này đã được đơn giản hoá và cho phép nhiều không gian vận nhành cũng như hạ giá thành sản xuất.

Hệ thống phóng thẳng đứng mới của Hải quân Mỹ
Hệ thống phóng thẳng đứng mới của Hải quân Mỹ
Mark 41 còn được gọi là Mk41 là hệ thống phóng thẳng đứng dạng hình hộp được trang bị cho các tàu chiến Mỹ và nhiều nước khác được ứng dụng từ nhiều năm nay. Đây có thể coi là hệ thống phóng tên lửa có "1-0-2" trên thế giới khi nó có thể dùng để chứa, phóng nhiều loại tên lửa đối không, đối hải, đối đất.

Tuy nhiên, để tối ưu hóa khả năng chiến đấu của các loại tên lửa được phóng tự hệ thống này, hiện nay BAE Systems đã nhận được 1 hợp đồng trị giá 22,9 triệu USD để hiện đại hóa hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng cho tàu khu trục lớp Arleigh Byrke của Hải quân Mỹ và xây dựng thêm các tổ hợp tên lửa phòng thủ AEGIS Ashore (AEGIS trên bờ).

"Chúng tôi rất vui khi được tiếp tục hỗ trợ Hải quân Hoa Kỳ cung cấp hệ thống phóng theo phương thẳng đứng Mk41 cho lớp tàu khu trục DDG-51. Việc cung cấp đầy đủ hệ thống Mk41 sẽ giúp Hải quân Mỹ thực hiện tốt các nhiệm vụ mở rộng," - Ông Mark Signorelli, phó chủ tịch kiêm giám đốc kinh doanh hệ thống vũ khí của BAE Systems nói.

Tháng 6/2011, BAE Systems hoàn thành hợp đồng cung cấp các thành phần cơ khí của thiết bị phóng. Đây là một phần trong hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ bờ biển AEGIS Ashore, thành tố cấu thành nên hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. AEGIS Ashore được phát triển dựa trên hệ thống Aegis trên tàu chiến và được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41với tên lửa đánh chặn SM-3.

Trước khi đặt bút kỹ vào hợp động cung cấp các hrrj thống Mk41 cho Hải quân mỹ, BAE đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất, thiết kế và bảo trì các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng cho Hải quân các nước trên toàn thế giới. Tuy không tiết lộ cụ thể biến thể Mk41 mới có gì khác phiên bản trước đó nhưng chắc chắn rằng, hệ thống này sẽ hiện đại hơn Mk41 phiên bản cũ rất nhiều.

Hệ thống bệ phóng thẳng đứng 3S90E.1
Hệ thống bệ phóng thẳng đứng 3S90E.1
Trong khi đó, để bắt kịp với Mỹ, Nga cũng bắt đầu trang bị hệ thống phóng thẳng đứng thế hệ mới cho chiến hạm của mình.

Công ty “Trang bị vũ khí hàng không”, một công ty con thuộc Tập đoàn Rostec cho biết đã cung cấp hệ thống bệ phóng tên lửa dạng thẳng đứng hoàn toàn mới trang bị trên khinh hạm thuộc Đồ án 11356 của Hải quân Nga.

Theo nguồn tin này, hệ thống bệ phóng mới với tên gọi 3S90E.1 được tích hợp lên khinh hạm Admiral Essen (chiến hạm thứ 2 thuộc Đồ án 11356) để phù hợp với tổ hợp tên lửa phòng không Shtil-1 (phiên bản hải quân của tổ hợp tên lửa Buk-M).

Ngày 28/11, giám đốc công ty “Trang bị vũ khí hàng không”, Maxim Kuzyuk cho biết, 3S90E.1 được phát triển để tương thích với tổ hợp Shtil-1. Ưu thế của hệ thống phóng thẳng đứng hải quân này là trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn và khả năng chịu gia tải lớn (sức ép khi tên lửa khởi động), gấp 6 lần so với các phiên bản cũ.

Từ các thông tin sơ bộ, 3S90E.1 được thiết kế dạng mô-đun, gồm 12 ống phóng rời ghép lại và có thể đặt chìm dưới boong tàu. Thiết kế dạng này giúp chiến hạm mang nó giảm thiểu phản xạ tín hiệu radar. Với tổng trọng lượng chỉ khoảng 1,5 tấn, 3S90E.1 thích hợp để đặt ở phần mũi hoặc đuôi chiến hạm, kể cả các lớp tàu có lượng choán nước nhỏ.

Ở trạng thái chiến đấu, 3S90E.1 kết hợp với Shtil-1 cho phép bắn liên tục từ 2-12 tên lửa cùng lúc để tăng cường khả năng tiêu diệt mục tiêu.

Việc tích hợp hệ thống 3S90E.1 là một bước tiến cách mạng đối với hệ thống phòng không trên hạm của Nga vốn rất cồng kềnh. Ngoài tổ hợp S-300F và Kortic, hầu hết các tổ hợp vũ khí phòng không của Hải quân Nga đều đặt nổi trên boong, rất tốn không gian và bộc lộ phản xạ tín hiệu radar.

Dù chưa biết hiệu quả thực sự của những hệ thống này, nhưng rõ ràng các cường quốc đang tạo ra một cuộc chạy đua về hệ thống phóng thẳng đứng trên chiến hạm của mình.
 

Hoangthienson

Xe tải
Biển số
OF-333329
Ngày cấp bằng
29/8/14
Số km
275
Động cơ
283,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bài viết đem lại những kiến thức rất bổ ích...thanks bác chủ thớt!
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Lộ tổ hợp phóng tên lửa nguy hiểm của Trung Quốc
Cập nhật lúc: 08:00 02/12/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc tiết lộ vũ khí diệt boongke hăm dọa ai?
Trung Quốc tiết lộ vũ khí diệt boongke hăm dọa ai?
Trung Quốc đã có tên lửa diệt hạm phóng đứng?
(Kiến Thức) - Tổ hợp tên lửa phóng vệ tinh FT-1 có thể được cải tiến để mang phóng tên lửa đạn đạo với khả năng ngụy trang rất khó phát hiện.
Tạp chí Armyrecognition đưa tin, Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CASIC) lần đầu tiên cho ra mắt tổ hợp tên lửa phóng vệ tinh di động FT-1, tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014. Theo mô hình được CASIC trưng bày thì tổ hợp trên gồm xe tải đặc chủng mang theo tên lửa đẩy cao 20m và được triển khai theo phương thẳng đứng, có khả năng chở một vệ tinh cỡ nhỏ.
FT-1 được CASIC phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phóng vệ tinh ngày càng gia tăng ở Trung Quốc và cũng như cho các khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên FT-1 chỉ có thể triển khai các vệ tinh cỡ nhỏ có trọng lượng từ 300kg trở xuống, nhưng bù lại đó FT-1 lại có chi phí vận hành khá thấp với độ tin cậy và chính xác cao. Nó được thiết kế có cấu trúc khá đơn giản có thể cơ động ở mọi địa hình và có quá trình sản xuất ngắn.
Mô hình tổ hợp tên lửa đẩy mang tên FT-1 CASIC tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải.
Với việc sở hữu một tổ hợp tên lửa đẩy được đặt trên một khung gầm xe tải đặc chủng với tính cơ động cao, sẽ giúp Trung Quốc không cần phải chi quá nhiều tiền vào các trạm phóng tên lửa cố định. Mặt khác còn giúp nước này giảm bớt chi phí vận hành liên quan và hạn chế tối đa các yếu tố có thể dẫn tới tạm hoãn thời gian phóng.
Tên lửa FT-1 được trang bị một động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn, có thể dễ dàng vận chuyển và triển khai ở bất cứ đâu, tương tự như các mẫu tên lửa đạn đạo do Nga chế tạo. Hầu hết các loại tên lửa được sử dụng cho mục đích quân sự hiện nay đều sử dụng nhiên liệu rắn, để có thể đảm bảo cho quá trình bảo quản và sử dụng dễ dàng hơn so với nhiên liệu lỏng.
Trước đó Nga cũng đã phát triển một mẫu tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm và tấn công mặt đất có tên Club-K, có thể được tích hợp vào bên trong các container chở hàng. Điều này sẽ giúp ngụy trang cho toàn bộ tổ hợp tên lửa trên và khó có thể mà tìm được số tên lửa này giữa hàng trăm hay hàng ngàn container khác nhau.
Do kích thước tên lửa đẩy khá nhỏ nên mỗi lần phóng FT-1 chỉ có thể mang theo tối đa dưới 300kg hàng hóa và vệ tịnh các loại.
Ngoài mục đích sử dụng FT-1 như một trạm phóng vệ tinh di động, nhiều chuyên giá quân sự cho rằng, có thể Trung Quốc đang âm thầm cải thiện các tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này. Nhất là với một mẫu tên lửa đạn đạo có thể được triển khai ở bất cứ đâu với thời gian ngắn.
Các căn cứ tên lửa đạn đạo liên lục địa thường được triển khai cố định và là các mục tiêu dễ bị tấn công cao nhất, nhưng với tổ hợp tên lửa đẩy FT-1 thì mọi chuyển sẽ thay đổi.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Trung quốc có tiền, lại có năng lực để hấp thụ công nghệ. Vấn đề đuổi kịp các nước tiên tiến chỉ là thời gian thôi.
 

MrCup

Xe máy
Biển số
OF-345093
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
90
Động cơ
272,100 Mã lực
Nơi ở
Nguyễn Sơn, Hà Nội
Trung quốc có tiền, lại có năng lực để hấp thụ công nghệ. Vấn đề đuổi kịp các nước tiên tiến chỉ là thời gian thôi.
1 like cho cụ, thâm như Tàu, nói chung là còn nhiều cái thâm hơn nữa cơ (đấy là quan điểm cá nhân của e)
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga có thể bán tàu ngầm hạt nhân Yasen cho Trung Quốc

Ông Anatoly Isaikin, Tổng giám đốc Rosoboronexport cho biết, việc đàm phán bán S-400 đang diễn ra rất gay go đồng thời bác tin đồn Nga bán tàu ngầm hạt nhân Yasen cho Trung Quốc.
Khi trả lời phỏng vấn “Các nhà quan sát quân sự” Trung Quốc, ông Isaikin nói rằng Nga còn chưa ký với Trung Quốc hợp đồng bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 và việc đàm phán đang diễn ra “rất gay go”.

Theo ông Isaikin, Nga không thể không thấy rằng trong 20 năm qua, sự phát triển công nghệ của Trung Quốc “đang tăng lên không phải từng ngày mà là từng giờ”. Liên quan đến S-400, ban lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ.

Tổng giám đốc Rosoboronexport thừa nhận rằng, Nga đến nay mới sản xuất được 2 bộ trang bị S-400 để biên chế cho 2 trung đoàn (8 tiểu đoàn). Theo đánh giá lạc quan nhất, việc chuyển giao các hệ thống này (vài tiểu đoàn) cho Trung Quốc chỉ có thể bắt đầu sớm nhất vào năm 2017.

Tuy nhiên một số chuyên gia khác cho rằng, Trung Quốc sẽ mất 7 - 10 năm để có thể “sản xuất trái phép” các loại vũ khí xuất khẩu từ Nga. Trong lúc đó, Nga có thể tiến xa trong phát triển công nghệ quân sự nên sự sao chép như thế không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga.

[​IMG]
Ông Anatoly Isaikin - Tổng giám đốc Rosoboronexport

Hiện nay có một số thông tin cho biết, Trung Quốc muốn mua các loại vũ khí tối tân nhất của Nga như tên lửa phòng không S-400, radar Irbis-E và động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực 117S của tiêm kích Su-35S.

Bên cạnh đó họ còn muốn mua tên lửa chống hạm Onyx (tầm bắn 500 km), tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M (tầm bắn 500 km), hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-G (tầm bắn 100 km) và tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào trung tuần tháng 11/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã khẳng định “quy chế đặc biệt” của quan hệ Nga - Trung trong lĩnh vực quân sự và mở ra “giai đoạn 1” bán các công nghệ tối tân của Nga cho Bắc Kinh.

Như vậy, Trung Quốc đã được quyền mua những lô nhỏ vũ khí trang bị thế hệ mới của Nga để “tìm hiểu và ứng dụng vào các nghiên cứu của mình”.

[​IMG]
Hệ thống tên lửa phòng không S-400

Bắc Kinh đang muốn mua nhiều công nghệ quân sự tiên tiến vốn có thể làm thay đổi cán cân quân sự xung quanh. Theo một số chuyên gia, Nga đã có những nhượng bộ chưa từng có vì trong tương lai dài hạn, kinh tế nước này đã bị phụ thuộc vào sự ủng hộ của Bắc Kinh.

Báo chí phương Tây cho rằng, Nga đã bị phụ thuộc vào Trung Quốc về việc cung cấp dầu lửa và khí đốt. Hãng Bloomberg đưa tin, Nga rất hy vọng vào sự tăng trưởng quan hệ kinh tế với Trung Quốc để tránh suy thoái cho kinh tế Nga.

The Times của Anh viết, ngày nay nền kinh tế Nga đã bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Việc chuyển giao vũ khí sẽ cho phép Trung Quốc không chỉ phá vỡ cán cân sức mạnh ở Đông Nam Á mà còn giành ưu thế quân sự trước chính nước Nga.

Nền kinh tế Nga đang hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu hydrocarbon và vũ khí trang bị, Trung Quốc đang "kiếm lợi tối đa” từ yếu tố này.

Tuy nhiên, mọi quốc gia có tiềm lực kỹ thuật quân sự mạnh đều tránh bán cho nước khác những loại vũ khí trang bị hiện đại nhất. Nga thanh minh cho quyết định bán S-400 là do họ đang nghiên cứu chế tạo hệ thống S-500 tiên tiến hơn vốn sẽ được đưa vào trang bị từ năm 2016.

Nhưng thời hạn chế tạo hệ thống này trên thực tế là chưa rõ ràng, tên lửa tầm siêu xa dành cho S-400 đang trong giai đoạn “thử nghiệm bất tận” và đến nay vẫn chưa được nhận vào trang bị.

Tổng giám đốc Công ty Sukhoi, ông Mikhail Pogosyan nói rằng, “chúng tôi tất nhiên đã đồng ý bán một số lượng nhỏ tiêm kích Su-35S sang Trung Quốc” nhưng cũng cho biết thêm, ở chính nước Nga cũng mới chỉ sản xuất được 22 máy bay này.

Do đó, mặc dù ông Anatoly Isaikin lên tiếng bác bỏ nhưng không thể loại trừ khả năng Nga sẽ đồng ý bán tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen tối tân nhất của mình cho Trung Quốc trong một tương lai không xa.

[​IMG]
Tàu ngầm K-329 Severodvinsk lớp Yasen

Yasen - Dự án 885 (NATO gọi là Severodvinsk) là lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công đa dụng thế hệ mới nhất của Nga, được phát triển dựa trên 2 lớp tàu ngầm trước là Akula và Alfa.

Trong tương lai, Hải quân Nga có ý định sẽ sử dụng tàu ngầm lớp Yasen để thay thế cho cả tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula cũng như tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Oscar có từ thời Liên Xô.

Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen: lượng giãn nước 7.700 - 8.600 tấn khi nổi; dài 120 m; rộng 15 m; thủy thủ đoàn 90 người (32 sĩ quan).

Tàu được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân áp lực nước KPM cho tốc độ tối đa 20 hải lý/h (37 km/h) khi chạy nổi, 28 hải lý/h (52 km/h) khi chạy ngầm ở chế độ yên lặng hoặc lên tới 35 hải lý/h (65 km/h) khi chạy ngầm ở chế độ tối đa. Độ sâu hoạt động lớn nhất 600 m.

Vũ khí trang bị của tàu gồm: 32 bệ phóng thẳng đứng dùng để bắn tên lửa hành trình Kalibr và 10 ống phóng ngư lôi hạng nặng (8 ống phóng cỡ 650 mm và 2 ống phóng cỡ 533 mm).

Hiện nay Nga mới biên chế duy nhất 1 tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen mang tên Severodvinsk cho Hạm đội Biển Bắc.


http://soha.vn/quan-su/nga-co-the-ban-tau-ngam-hat-nhan-yasen-cho-trung-quoc-20141201160254136.htm



S-400 có thể giúp Trung Quốc khống chế vùng trời quần đảo Điếu Ngư

Chuyên gia Nga, Vassily Kashin tới từ Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, Trung Quốc sẽ triển khai hệ thống phòng không S-400, để “bảo vệ” vùng trời của đảo Điếu Ngư, vốn đang tranh chấp với Nhật Bản.
Bài viết liên quan

Loạn thông tin Nga ký hợp đồng S-400 trị giá hơn 3 tỷ USD cho Trung Quốc
Vì sao Trung Quốc “nằng nặc” đòi mua hệ thống phòng không S-400 của Nga?
Trung Quốc sẽ là khách hàng đầu tiên mua S-400 của Nga

[​IMG]Hệ thống tên lửa S-400
Trao đổi với RUSNEWS, vị chuyên gia này nói: “Hệ thống phòng không S-400 mà Trung Quốc đang đàm phán mua từ Nga có thể giúp Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) theo dõi và tấn công kẻ địch ở mục tiêu rất xa như vùng trời của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku”.

Theo ông Kashin, tên lửa đất đối không S-400 có tầm bắn 400 km có thể bảo vệ toàn bộ bờ biển phía đông của Trung Quốc. Hệ thống này cũng có thể được sử dụng để theo dõi sự chuyển động của các lực lượng Nhật Bản trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đồng thời, S-400 cũng có khả năng tấn công các chiến đấu cơ và máy bay không người lái của Mỹ cũng như là của Nhật.

Ông Kashin nhấn mạnh rằng, việc Nga bán hệ thống tên lửa tối tân S-400 cho Trung Quốc là cầu nối tăng cường quan hệ hợp tác an ninh giữa Moscow và Bắc Kinh.

Mặc dù trong năm 2010, Anatoliy Serdyukov, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết rằng S-400 sẽ không được xuất khẩu tới bất kỳ quốc gia nào trước khi nó được đưa vào phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga. Nhưng, các thông tin nổi lên gần đây cho hay, Trung Quốc đã ký kết một hợp đồng với Nga mua đủ hệ thống tên lửa S-400 để trang bị cho 6 tiểu đoàn phòng không.

Ngay lập tức Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga đã phủ nhận thông tin trên và cho biết, cho đến thời điểm hiện tại Nga và Trung Quốc vẫn còn đang thảo luận chi tiết hợp đồng.

Hiện Belarus và Kazakhstan là hai quốc gia duy nhất được phép triển khai S-400 sớm hơn so với các quốc gia khác bởi vì họ đã quyết định xây dựng hệ thống phòng không hợp nhất với Nga và sẽ nhận được hệ thống tên lửa S-400 vào năm 2015.

Ngoài khả năng tác chiến phòng không chống máy bay địch, S-400 được cho là có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình cách vài chục km.

http://www.anninhthudo.vn/quan-su/s...g-che-vung-troi-quan-dao-dieu-ngu/584260.antd

Nga sẵn sàng bán Su-35 phiên bản tiêu chuẩn cho Trung Quốc


(PetroTimes) - Theo một quan chức cấp cao Nga tham dự Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải (Airshow China 2014), nước này sẵn sàng cung cấp các máy bay chiến đấu Su-35 phiên bản tiêu chuẩn cho Trung Quốc.

[​IMG]

Tiêm kích Su-35

Vị quan chức này nói: “Chúng tôi đã thông báo cho phía Trung Quốc rằng, chúng tôi có thể cung cấp cho họ các máy bay chiến đấu Su-35 phiên bản tiêu chuẩn, đã được thử nghiệm thành công, và đã nhận được giấy chứng nhận của Không quân Nga".

Theo đó, các máy bay Su-35 sẽ được thay đổi nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Nga cũng cho biết, sẽ sẵn sàng ký thêm một hợp đồng nếu có các yêu cầu phát sinh.

Được biết, thời gian để nâng cấp các máy bay trước khi chuyển giao là khá dài, bởi bất cứ sự thay đổi nào theo ý khách hàng cũng cần phải trải qua thêm các chương trình thử nghiệm bay và sử dụng vũ khí. Chỉ tính riêng việc thử nghiệm tất cả các loại tên lửa được trang bị trên Su-35 cũng đã mất khoảng 1.000 giờ bay. Đây là lý do Nga cần phải ký thêm một hợp đồng đi kèm.

Từ năm 2011 đến nay, Trung Quốc và Nga đã nhiều lần tổ chức đàm phán về thương vụ mua bán máy bay chiến đấu Su-35. Một trong những vấn đề chủ yếu gây tranh cãi giữa hai bên là số lượng Su-35 tối thiểu mà Bắc Kinh mua (số lượng từng xác định là 48 chiếc). Cũng có thông tin cho rằng, giai đoạn đầu Trung Quốc dự định mua 24 máy bay Su-35, kèm theo điều khoản có thể mua thêm một số lô máy bay khác.
http://petrotimes.vn/news/vn/quan-d...u-35-phien-ban-tieu-chuan-cho-trung-quoc.html
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga chỉ đồng ý bán Su-35 nguyên bản cho Trung Quốc
Cập nhật lúc: 07:18 07/12/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Nga kí hợp đồng bán Su-35 cho Trung Quốc vào tháng 11?
Nga kí hợp đồng bán Su-35 cho Trung Quốc vào tháng 11?
Trung Quốc còn lâu mới nhận được Su-35 từ Nga
Nga sẽ chỉ đồng ý cung cấp tiêm kích Su-35 tương tự loại có mặt trong Không quân Nga cho Trung Quốc, sẽ không có sự sửa đổi riêng.
Nga sẽ chỉ cung cấp cho Trung Quốc máy bay chiến đấu thế hệ 4++ đa nhiệm S-35 ở dạng thành phẩm được trang bị động cơ phản lực AL-41F1S hay “Sản phẩm 117S”, tương tự như loại đang có mặt trong biên chế Không quân Nga. Thông tin trên đã được hãng thông tấn Nga TASS đăng tải ngày 5/12 dẫn theo tuyên bố của giám đốc điều hành Tập đoàn Hàng không thống nhất Nga (UAC), Vyacheslav Masalov.
“Trung Quốc sẽ được cung cấp Su-35 thành phẩm trang bị “sản phẩm 117S” giống như loại cung cấp cho Không quân Nga”, ông V. Masalov cho biết.

Máy bay chiến đấu Su-35S biểu diễn tại Chu Hải.
Trước đó, trung tuần tháng 11/2014, khi tham dự hội chợ hàng không quân sự Airshow China 2014 tại Chu Hải (Trung Quốc), lãnh đạo đoàn đại biểu quân sự Nga từng khẳng định, Moscow sẵn sàng cung cấp cho Trung Quốc Su-35, nhưng chỉ ở dạng thành phẩm và việc nâng cấp hay sửa đổi sẽ được thực hiện sau đó.
Cùng với việc cung cấp máy bay Su-35, Nga cũng muốn đàm phán thêm với phía Trung Quốc liên quan tới vấn đề kỹ thuật của hợp đồng. Dự kiến, Nga và Trung Quốc có thể ký hợp đồng cung cấp Su-35 ngay cuối năm 2014 hoặc sang đầu năm 2015.
Để đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc, tại Airshow China 2014, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và thương mại Nga, Yuri Slyusarev tuyên bố, Nga sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc phát triển động cơ phản lực mới trên cơ sở “sản phẩm 117C”.
Su-35 (Su-35S là phiên bản xuất khẩu) được coi là phiên bản nâng cấp sâu của chiến đấu cơ Su-27SM3. Su-35 có kết cấu cánh, động cơ, thiết bị điện tử trên khoang và hệ thống điều khiển mới. Cùng với khả năng thao diễn trên không tuyệt vời, Su-35 còn được trang bị các dòng tên lửa không đối không tiên tiến và một loạt dòng tên lửa không đối đất hiện có trong biên chế quân đội Nga.
Su-35 được thiết kế dành cho nhiệm vụ giành ưu thế trên không và yểm hộ hỏa lực mặt đất. Bản thân chiến đấu cơ thế hệ 4++ này có dải công tác rất rộng, bao gồm cả khả năng độc lập tác chiến. Tính năng chiến đấu của Su-35 có thể tương đương với nhiều dòng máy bay thế hệ 5.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top