[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

Bạch Hổ 89

Xe tải
Biển số
OF-347692
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
401
Động cơ
272,740 Mã lực
Nơi ở
Vũng tàu
Khá nhiều nước sở hữu Hj8, tuy nhiên hàng norinco vưỡn chưa sửa được vấn đề chất lượng sản phẩm.
Chúng ta không nên coi thường Khựa, nó có rất nhiều thế mạnh về tình báo, số lượng vũ khí và cả kinh tế. Vũ khí của nó do nó đẻ ra ắt phải biết có những ưu nhược điểm gì -> sẽ có chiến thuật phù hợp với vũ khí đó. Tình báo nó mạnh, không sớm thì muộn cũng ăn cắp được các công nghệ tiên tiến để hoàn thiện sản phẩm của mình. Bọn nó có câu cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền, tiền thì nó giờ không thiếu, mà tiền thì ai cũng ham cả.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cái đó cụ lầm lẫn. Một con xe tàu và một con xe nhật, đều chạy tốt và chở hàng được nhưng nó không bền. Nếu chất lượng được nâng lên thì hàng Nga/Mỹ khó cạnh tranh nổi với vũ khí Tung Của.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Sang mà xem type96 đục t72 chính hãng
Hàng vũ khí đi so với hàng địa phương
Không nói khg ai biết là làm sao đâu
Thật đấy
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cu hiểu tuổi thọ của vũ khí là gì không, ai bẩu nó không hạ được khí tài ngoại đâu ?.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
thế cu cho rằng ak47 có tuổi thọ cao hơn type 56?
hàng dân dụng cu vác vào đây làm card gì ?
 

Bạch Hổ 89

Xe tải
Biển số
OF-347692
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
401
Động cơ
272,740 Mã lực
Nơi ở
Vũng tàu
Cái đó cụ lầm lẫn. Một con xe tàu và một con xe nhật, đều chạy tốt và chở hàng được nhưng nó không bền. Nếu chất lượng được nâng lên thì hàng Nga/Mỹ khó cạnh tranh nổi với vũ khí Tung Của.
Ô thì em bẩu đừng có coi thường hàng Khựa đấy thấy, mà cụ mang hàng dân sự vào đây làm gì. Em có 1 con wave tàu nhưng vẫn lên rừng chở gỗ bình thường trong khi 1 con Mẹc cả tỷ bạc thì không thể làm được điều đó ;))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Tiêm kích tàng hình J-20 sẽ được chế tạo 10 chiếc
Cập nhật lúc: 09:00 24/12/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc: F-35 còn lâu mới đấu nổi J-20
Trung Quốc: F-35 còn lâu mới đấu nổi J-20
Xem mẫu J-20 mới nhất Trung Quốc rời mặt đất
(Kiến Thức) - Khoảng 10 tiêm kích tàng hình J-20 sẽ được Trung Quốc chế tạo để phục vụ thử nghiệm đánh giá.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đăng tải hình ảnh cho thấy, tiêm kích tàng hình J-20 mang số hiệu 2015 đã bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất và trên không. Đây là chiếc thứ 6 thuộc chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-20.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, tổng hợp quá trình phát triển và các nguyên nhân khác có thể xác định được Tổng công ty Thành Đô có thể sẽ chế tạo 10 mẫu thử tiêm kích J-20.
tiem kich tang hinh j-20 se duoc che tao 10 chiec hinh anh
Trung Quốc thử nghiệm trên mặt đất J-20 số hiệu 2015.
So với quá trình phát triển tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ thì toàn bộ giai đoạn phát triển đã chế thử 11 chiếc. Cụ thể, giai đoạn 1997-1998 sản xuất 1 chiếc, năm 1999 là 2 chiếc, đến năm 2000 sản xuất 3 chiếc.
Qua đó, có thể thấy với sự phát triển của máy bay chiến đấu, thì chu kỳ sản xuất của máy bay thử nghiệm cũng được rút ngắn, khoảng cách xuất hiện giữa máy bay J-20 số hiệu 2013 với 2015 chỉ có mấy tháng. Như vậy, chương trình phát triển J-20 có lẽ đã đi tới giai đoạn gần cuối.
Chuyên gia Trình Phi bình luận, F-22 được đưa vào sử dụng do bị hạn chế bởi thời đại cho nên tính năng của nó cơ bản tập trung vào tác chiến đối không, còn máy bay J-20 lại có ưu thế hơn ở khả năng đa nhiệm với khoang vũ khí lớn. Trong tương lai, máy bay tàng hình J-20 một khi được trang bị động cơ đẩy mới thì nó có thể đạt được ưu thế về tính cơ động siêu âm vượt hơn so với F-22.
Nếu tiêm kích tàng hình J-20 có thể kịp triển khai với số lượng nhỏ vào năm 2017 thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trang bị máy bay chiến đấu tàng hình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này đủ để thay đổi cán cân lực lượng trên không của khu vực này, cũng như giúp Trung Quốc bảo vệ an ninh và quyền lợi quốc gia.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Điểm danh ba “rồng biển” uy lực nhất của Trung Quốc
7:33 AM, 25/12/2014, Views: 0 | By
Print Print Share on Zing Me Go.vn Print Print Print Chia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mail Print

VietnamDefence - Một trong những định hướng mới của Quân giải phòng nhân dân Trung Hoa là xây dựng lực lượng hải quân hiện đại tầm cỡ thế giới.

Nhằm phục vụ các mục tiêu này, Trung Quốc đang đóng hàng loạt các tàu chiến, từ những tàu tuần tra mới cho tới các tàu sân bay. Dưới đây là ba trong số các vũ khí đáng sợ nhất trên mặt nước của Trung Quốc:

Tàu khu trục tác chiến đối không Type 052C/D

Loạt cá ctàu khu trục 052C/D được thiết kế nhằm mục đích chính là bảo vệ các cơ sở hải quân quan trọng như tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ. 052C/D tương tự tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ và Daring của Anh về cả bề ngoài lẫn nhiệm vụ thực hiện.

Tàu khu trục Trung Quốc được trang bị 6 ống phòng tên lửa thẳng đứng, đặt sau tháp pháo 100mm. Type 052C có ống phóng tên lửa dạng ổ quay, còn 052D được trang bị ống phóng đơn tương tự như Mk.41 của Mỹ.

052C/D được trang bị tên lửa đối không HQ-9 “Red Banner”, một “hậu duệ ” của tên lửa mặt đất S-300 Nga. Tương tự tên lửa đánh chặn trên biển SM-2 Mỹ, Red Banner có tốcđộ tối đa Mach 4 và tầm xa 124 dặm, có thể đánh chặn từ các tên lửa hành trình tầm thấp tới các tên lửa đạn đạo.

8 tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 có tầm xa 280 km và có thể tấn công mặt đất, tương tự tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

Ngoài ra, có súng lưỡng dụng 100mm, hệ thống vũ khí đánh sát Type 730 30mm diệt mục tiêu tên lửa, máy bay và thủy lôi; 4 ống phóng rocket chống ngầm có thể tấn công tàu ngầm cách xa 3 dặm; 1 bãi đáp và một hầm chứa trực thăng Z-9 hoặcKa-28.

Hiên 06chiếc 052C/D đã được đóng, 3 chiếc khác nằm trong kế hoạch bổ sung.

Tiêm kích "Cá mập bay" J-15

Tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có máy bay để mang. J-15 được phát triển nhằm đáp ứng vai trò này. Mẫu máy bay này có thể là “hậu duệ” của Su-27 Nga về thiết kế cơ bản, nhưng bên trong nó là của Trung Quốc. J-15 sử dụng 2 động cơ phản lực WS-10, loại động cơ chung với tiêm kích J-10. Khi cất cánh từ mặt đất, J-15 có thể mang tới 12 tấn vũ khí.

Do tàu sân bay Liêu Ninh không có máy phóng máy bay, một sườn dốc được thiết kế thay thế. Tuy nhiên, sườn dốc này sẽ hạn chế J-15, khiến nó không thể cất cánh vớitrên 2 tấn vũ khí khi nạp đầy nhiên liệu. Trong khi đó, J-15 lại không có khả năng tiếp nhiên liêu khi đang bay như các máy bay Mỹ.

Theo nguồn tin tạp chí Janes và Internet Trung Quốc, J-15 sẽ được phát triển 03 phiên bản:tiêm cường kích tiêu chuẩn, huấn luyện và tác chiến điện tử theo mô hình máy bay EA-18G Glowler của Mỹ.

Ở thời điểm tháng 10/2014, mới chỉ có 11 chiếc J-15 hoạt động, số lượng này quá nhỏ để có thể đảm đương nhiệm vụ của một tàu sân bay.

Tàu hộ vệ lớp Jiangdao Type 056 ("Tam môn hiệp" Type 056)

Đây có thể không phải là loại tàu vũ trang hạng nặng nhất nhưng có thể sẽ sớm có số lượng đông đảo nhất trên thế giới. Ít nhất 23 chiếc đã được đóng, chỉ trong năm 2014 là 10 chiếc. Tổng số lượng các phiên bản của Type 056 sẽ là trên 50 chiếc vào năm 2018.

Type 056 đảm đương nhiệm vụ chiến đấu ven biển, thực hiện nhiệm vụ tuần tra biển và đuổi theo tàu ngầm, có thể hoạt động ở các vùng biển nông trên Biển Đông.

Trọng tả ilớn nhất của Type 056 đạt 1.500 tấn.

Một khẩu súng 76 mm phía trước có thể phối hợp tác chiến giữa các tàu với máy bay, tên lửavà các thuyền nhỏ. Để phòng thủ tên lửa áp sát, Type 056 được trang bị bệ phóng 08 ống FL-3000N, tương tự với bệ phóng RAM của Mỹ.

Với chức năng tấn công, mỗi chiếc 056 được trang bị 04 tên lửa chống hạm YJ-83"Eagle Strike". Tương tự tên lửa Harpoon của Mỹ và Exocet của Pháp,các tên lửa này có thể tấn công từ khoảng cách 124 dặm với đầu đạn nổ 350 pound (xấp xỉ 170 kg). Tên lửa này có thể bay ở độ cao từ 5-7 mét trên mặt biển ở tốc độ cận âm, khiến nó khó có thể bị đánh chặn.

Các tàu hộ vệ loại này còn có thể làm nhiệm vụ săn ngầm, với trang bị, bãi đáp trực thăng Z-9, cùng 06 thuỷ lôi chống ngầm.

Nguồn: NationalInterest
 

lalala_123

Xe hơi
Biển số
OF-101072
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
129
Động cơ
398,780 Mã lực
Anh bạn hàng xóm đầu tư cho quân đội ác chiến quá các cụ nhỉ :-s
 

3398

Xe tải
Biển số
OF-331719
Ngày cấp bằng
18/8/14
Số km
325
Động cơ
284,070 Mã lực
Cường quốc trỗi dậy -
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Dạo ni không thấy Liêu Ninh xuất hiện, không rõ đã là một tàu sân bay hoàn hảo chưa hay vẫn tàu vịt kéo chưa có tiêm kích và biên đội hộ tống.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Lo 2 cái noa âm thầm đóng kia kìa
Liêu ninh chỉ là tờ giấy nháp thằng bàn bên vo viên ném đi
2 tờ phê đúp đang cắm cúi chép cộng thêm 1 tờ đơn phú đĩ dấm dúi ném phao qua cửa sổ mới đáng lo
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Tham vọng lực lượng đổ bộ đường biển Trung Quốc
(Lực lượng vũ trang) - Trung Quốc đang ráo riết tăng cường đầu tư nhằm tăng cường khả năng tác chiến cho Lực lượng đổ bộ đường biển.

Hải quân Trung Quốc thêm công cụ nguy hiểm
Cơ sở để Nhật Bản 'dìm hàng' Hải quân Trung Quốc

Xin giới thiệu thêm với bạn đọc một số thông tin về lực lượng này (nguồn số liệu từ báo “Bình luận quân sự” và “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) –tháng 11/2014) .

1. Mấy thông tin chung

Trong mấy năm gần đây, lực lượng đổ bộ (đường biển) Trung Quốc đang mở rộng khu vực hoạt động: các tàu đổ bộ Trung Quốc từ cuối năm 2008 đã được triển khai ở Vùng Sừng Châu Phi trong các chiến dịch chống cướp biển, tăng tần suất tham gia vào các cuộc tập trận ở trong và ngoài khu vực.

Tháng 7/2013, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay trên hải phận nước khác.

Hải quân Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua đã đẩy nhanh tốc độ đóng các tàu ngầm, tàu nổi và xây dựng lực lượng không quân của Hải quân.

Nhưng lĩnh vực được ưu tiên nhất chính là đóng các tàu đổ bộ.

Tháng 3/2012, một binh đoàn cấp chiến dịch gồm các tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc dưới sự chỉ huy của tàu Type 071 đã ngang nhiên “diễu” một vòng quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, - đồng thời luyện các phương án tiến hành chiến dịch đổ bộ và “ viếng thăm” bãi cạn James ngay gần Malaixia

Cuối năm 2012, đô đốc Yin Zhou của Hải quân Trung Quốc tiết lộ là nước này dự định sở hữu (đóng hoặc mua) các tàu LHD lớn trong tương lai với lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn mỗi chiếc.

2. Lực lượng đổ bộ đường biển của Trung Quốc

Hiện nay lực lượng đổ bộ của Hải quân Trung Quốc có trong trang bị 03 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 lớp Yuzhao có lượng giãn nước 18.500 tấn; chiếc tàu thứ tư cùng lớp hiện nay đang được đóng.

Chiếc Type 071 đầu tiên mang tên Kunlunshan được hạ thủy tháng 6/2006 và được đưa vào trang bị tháng 11/2007. Trong các năm 2009 và 2010, Trung Quốc đóng tiếp tàu thứ hai và thứ ba với các tên gọi “ Jinggangshan” và “Changbaishan”. “Changbaishan” mới được đưa vào trang bị tháng 9/ 2013.

Các tàu này có chiều dài 210 m, sử dụng động cơ SEMT Pielstick 16 PC2.6V 400 CODAD và có thể đạt tốc độ 20 hải lý/giờ ( 01 hải lý= 1852m). Cho đến hiện nay không có thông tin chính thức về khả năng chuyên chở của chúng – chỉ biết rằng kíp thủy thủ mỗi tàu gồm 120 người.

Nhưng theo một số chuyên gia thì mỗi tàu lớp này có thể mang 4 máy bay lên thẳng Z-8 và có 2 bãi đậu trên boong tàu. Phía dưới boong tàu là hầm hai tầng có thể mang được 16 chiếc xe bọc thép đổ bộ ZBD-05. Các khoang ở phía đuôi có thể chứa 4 tàu đệm khí Type 726 lớp Yuyi.

Trên các bức ảnh vệ tinh cũng thấy rõ trên tàu có 02 chiếc xuồng để vận chuyển bộ đội và xe (LCVP) treo trên các trụ ở phần giữa tàu , nhưng không có số liệu về tải trọng của các xuồng này.

Ở một hướng khác - Trung Quốc đang đầu tư mạnh để đóng các tàu lưỡng dụng – tức các tàu thương mại nhưng có thể sử dụng cho mục đích quân sự. Điển hình của xu hướng này là chiếc phà “Bohai Sea Green Pearl” có lượng giãn nước 36.000 tấn ( hạ thủy tháng 8/2012).

Hiện phà “Bohai Sea Green Pearl” đang thực hiện chức năng chở khách, nhưng khi cần thiết nó có thể được sử dụng như một phương tiện vận tải chiến lược với sức chở 2.000 lính + 300 xe tải (hoặc hàng chục xe tăng) hoặc các mặt hàng quân sự khác. Con tàu này cũng có thể làm sân bay cơ động tạm thời cho các máy bay lên thẳng.

Hiện Trung Quốc đang đóng 3 phà kiểu này, một số tàu chở container ( không rõ số lượng) cũng đang được cải hoán để có thể vận chuyển hàng quân sự.

Lực lượng nòng cốt của đội tàu đổ bộ Trung Quốc là các tàu mang máy bay lên thẳng- xe tăng ( LSTH) lớp Yuting. Đã có 10 tàu kiểu này được hạ thủy thành 2 đợt là: các tàu Type 072 Yuting I (được đưa vào trang bị giữa các năm 1992 và 2002) và Type 072Yuting II ( đưa vào trang bị trong các năm 2003-2005).

Theo thông tin từ các nguồn công khai: cả 2 kiểu tàu này có cự ly hoạt động (hải trình) 3.000 hải lý, tốc độ tối đa 17 hải lý/h và lượng giãn nước 4.877 tấn (3.830 nếu không tải). Chúng có chiều dài 120m , mớn nước 3,2 m, có thể mang 250 lính đổ bộ và 10 xe tăng hạng nhẹ.

Chúng cũng thể dỡ hàng hóa (hoặc đưa bộ đội lên bờ) bằng 4 chiếc LCVP đổ bộ hoặc 2 chiếc máy bay lên thẳng hạng trung. Vũ khí trên tàu là 3 khẩu pháo 2 nòng 37mm/63 được sử dụng để yểm trợ hỏa lực khi lính thủy đánh bộ đổ bộ chiếm bàn đạp trên bờ biển.

Đây là lớp tàu được cải tiến từ các tàu mang xe tăng và lính đổ bộ Type 072 Yukan LST, nhưng chúng thêm bãi đáp máy bay lên thẳng (không có gara chứa). Những tàu lớp Type 072 lớp đầu ( Yukan) được hạ thủy trong giai đoạn từ năm 1980 đến 1995 và hiện nay vẫn còn 7 chiếc như vậy đang trực chiến .

Hải quân Trung Quốc cũng đang có trong biên chế một đội tàu đổ bộ hạng trung (LSM) tương đối mạnh. Một số tàu của đội này đã lạc hậu như 07 chiếc Yuliang 079 được đóng từ những năm 80. Lực lượng chủ yếu của đội tàu này là 12 chiếc Wuhu-A Yuhai Type 074 có kích thước nhỏ hơn Yuliang 079 và 10 chiếc Yudeng III LSM lớp Yunshu hiện đại hơn.

Các tàu lớp Wuhu-A có chiều dài 58,4 m được đóng vào giữa những năm 90 và có thể chở 2 xe tăng hạng nhẹ cộng 250 lính. Lượng giãn nước cực đại của Wuhu-A là 812 tấn.

Còn các tàu Yudeng III có chiều dài 87m và lượng giãn nước 1.880 tấn mới được đóng vào khoảng các năm 2003-2004. Các tàu này này có cự ly hoạt động 1.500 hải lý, tốc độ 14 hải lý/h, mang được 6 xe tăng hạng nhẹ hoặc 12 xe tải.

Để đưa các lực lượng đổ bộ lên bờ biển (đảo), Hải quân Trung Quốc thường sử dụng phương tiện truyền thống là các tàu đổ bộ đa năng (LCU) được đóng từ những năm 60,70. Nước này cũng đã thực hiện một số dự án khác như Type 074A LCU lớp Yubei với lượng giãn nước 1.219 tấn. Hiện Trung Quốc có 10 tàu loại này.

Trong thời điểm hiện tại, Hải quân Trung Quốc đang ưu tiên hiện đại hóa và tăng cường các đội tàu đổ bộ đệm khí (LCAC).
Tàu đổ bộ đệm khí đầu tiên của Trung Quốc “ Pomornhik Zubr ”
Tàu đổ bộ đệm khí đầu tiên của Trung Quốc “ Pomornhik Zubr ”

“Bohai Sea Green Pear” – phương tiện vận tải đường thủy lưỡng dụng . Chiếc phà này có thể được sử dụng làm tàu dự bị chiến lược để vận chuyển hàng quân sự
“Bohai Sea Green Pear” – phương tiện vận tải đường thủy lưỡng dụng . Chiếc phà này có thể được sử dụng làm tàu dự bị chiến lược để vận chuyển hàng quân sự

Từ năm 1960, Trung Quốc đã thiết kế 3 thế hệ tàu đệm khí với các mức độ thành công khác nhau, trong đó có các tàu thuộc dự án Type 722II Jinsha II (hạ thủy vào cuối những năm 80). Một số tàu của các thế hệ này vẫn đang trực chiến- chúng có sức tải hơn 65 tấn và có tốc độ cơ động khá cao.

Cách đây không lâu, Trung Quốc mới triển khai đóng các tàu đệm khí hiện đại hơn như LCAC – Type 726 lớp Yuyi và đã hoàn thành dự án đóng các tàu đổ bộ đệm khí Zubr cùng với Ukraine.

Đến thời điểm hiện tại không có nhiều thông tin về lớp Yuyi, theo một số chuyên gia thì kết cấu của tàu này rất giống với các tàu LCAC của Mỹ - với bãi chứa xe / hàng hóa ở giữa thân tàu.

Cũng theo một số chuyên gia thì các tàu lớp Yuyi của Trung Quốc lớn hơn các tàu cùng lớp của Mỹ: chiều dài 33 m và chiều rộng 16,8 m (tàu LCAC của Mỹ : 26,4x14,3 m) nhưng có lượng giãn nước kém hơn (170 tấn /185 tấn) và có tải trọng tương đương (60 tấn).

Điều đó có nghĩa là chúng có thể vận chuyển các xe tăng chủ yếu Type 96. Theo các thông tin chưa được kiểm chứng, cả hai kiểu tàu này (của Mỹ và Trung Quốc) có các tính năng cũng tương đương – cự ly hoạt động 200 hải lý và tốc độ 40 hải lý/h.

Chiếc tàu lớp Yuyi đầu tiên được đóng tại xí nghiệp đóng tàu Ojuxin Shipyard và được hạ thủy năm 2009. Nhiều chuyên gia cho rằng hiện nay (2014) con tàu trên vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Không có thông tin thêm về việc đóng các con tàu khác thuộc lớp này.

Trong khi đó, dự án đóng 04 chiếc tàu đệm khí Zubr đang được đẩy mạnh. Chiếc đầu tiên đã được hạ thủy tháng 11/2012.

Trung Quốc đàm phán (với Ukraine) về dự án đóng tàu đổ bộ hạng nặng này từ năm 2005. Việc đưa vào trang bị các tàu này sẽ giúp Hải quân Trung Quốc tăng cường năng lực chuyên chở: mỗi tàu mang được 03 xe tăng hoặc 10 xe vận tải bọc thép và 250 lính đổ bộ, mặc dù chúng (Zubr) có cự lý hoạt động không lớn (nếu không tiếp dầu là 300 hải lý) nhưng tốc độ tối đa có thể lên tới 50 hải lý/h (về lý thuyết có thể đạt tốc độ 63 hải lý /h). Có thông tin là Trung Quốc có thể mua thêm một số tàu lớp này.

Китай расширяет свои десантные возможности

Xe chiến đấu bộ binh WZ501 của Trung Quốc đã được hiện đại hóa để thực hiện các chiến dịch đổ bộ đường biển (sông)

Cơ cấu biên chế-tổ chức

Về cơ cấu tổ chức: đáng chú ý là cả hai quân chủng Lục quân và Hải quân PLA đều có lực lượng đổ bộ (đường biển) riêng. Lục quân có ít nhất 01 lữ đoàn tăng -thiết giáp đổ bộ và 02 sư đoàn bộ binh cơ giới đổ bộ.

Lính thủy đánh bộ của Hải quân Trung Quốc có 02 lữ đoàn đổ bộ (số 1 và số 164) triển khai trên vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) - Bộ tham mưu lính thủy đánh bộ Hải quân đóng tại thành phố Trạm Giang (bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông) .

Lực lượng đổ bộ của cả hai quân chủng này có trang bị phương tiện kỹ thuật và vũ khí tương đương nhau nhưng Lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân chưa có xe tăng.

Các loại xe đổ bộ

Học thuyết tác chiến của PLA xác định rõ: Quân đội nước này cần một số lượng lớn xe chiến đấu bọc thép có khả năng lội nước (kể cả khả năng vượt các sông có tốc độ dòng chảy trung bình và khả năng đổ bộ lên bờ biển (đảo) ).

Lục quân PLA đã được tăng cường trang bị xe chiến đấu bọc thép lội nước từ trước đây rất lâu. Mới đây, một thế hệ xe chiến đấu bọc thép lội nước bánh xích mới được đưa vào trang bị . Chúng có thể đưa lính đổ bộ từ các LPD ở một cự ly lớn cách bờ biển ( đảo), điều đó đồng nghĩa với việc tăng khả năng linh hoạt trong chiến thuật và xác xuất sống sót của chính tàu đổ bộ.

Các xe chiến đấu bộ binh kiểu cũ WZ501/ Type 86 (copy BMP-1 của Liên Xô) mặc dù đã được hiện đại hóa, có tốc độ di chuyển trên biển đến 12 km/h nhưng chúng hoạt động không hiệu quả trong điều kiện sóng lớn.

Nhằm khắc phục hạn chế này, Trung Quốc đã tập trung thiết kế một loạt các xe chuyên dụng với khả năng lội nước tốt hơn, chịu được sóng lớn và có tốc độ lớn hơn để có thể không chỉ đổ bộ mà còn có năng chọc thủng tuyến phòng thủ ven biển và tiến sâu vào nội địa – đó là các xe ZBD-05.

Đây là kiểu xe đổ bộ mới nhất của Trung Quốc, “trình làng” lần đầu năm 2009. Theo một số nguồn tin, đã có hơn 1.000 chiếc ZBD-05 được trang bị cho Lực lượng đổ bộ của cả Lục quân và Hải quân PLA.

Không có các thông số đã được kiểm chứng về tính năng kỹ-chiến thuật của loại xe này, nhưng nhiều nguồn tin cho rằng tốc độ di chuyển trên mặt nước của nó vào khoảng 30 hoặc 45 km/h (16 đến 24 hải lý/h). Nếu đúng như vậy thì nó có tốc độ vượt hẳn các kiểu xe đổ bộ thế hệ trước và các loại xe tương tự hiện đang có trong trang bị của quân đội các nước khác.

Trên ZBD-05 có 01 pháo 30 ly, 01 súng máy 7,62 ly và -01 tổ hợp phóng tên lửa Red Arrow 73 lắp hai bên tháp pháo. “ Red Arrow” có thể tiêu diệt các mục tiêu khác nhau ở cự ly đến 3.000 m.

Kíp lái ZBD-05 có 3 người gồm chỉ huy xe, pháo thủ và lái xe; số lính đổ bộ trên xe-09 người.

Công ty North Industries Corporation (NORINCO) của Trung Quốc đã có ý định quảng cáo ZBD-05 để xuất khẩu, nhưng hiện chưa có nước nào thực sự quan tâm đến “ mặt hàng ” này (chắc có lý do).

Trung Quốc cũng đã thiết kế pháo tự hành lội nước ZTD-05. ZTD -05 với pháo 105 ly có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cơ động trong khi đang tiếp cận bờ và hỗ trợ hỏa lực cho các phân đội lính đổ bộ.

Theo một số nguồn tin thì đạn pháo của ZTD -05 có thể khoan thủng tường bê tông có chiều dày 1 m ở cự ly 1.500 m và có thể bắn đạn GP2 điều khiển bằng lazer. Đây là loại đạn chính xác cao có thể khoan thủng vỏ thép dày 650 mm từ cự ly 5.000 m.

Các kỹ sư Trung Quốc cũng đã thiết kế các phiên bản chuyên dụng trên khung gầm của ZBD-05 làm xe san ủi cho công binh.

Hiện nay, PLA còn có trong biên chế các xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 (có lẽ copy từ xe lội nước PT-76 của Nga) trang bị pháo 85 ly, súng máy hai nòng 7,62 ly và súng máy 12,7 ly (không có số liệu về số lượng xe).

Venexuela mới nhận một lô tăng Type 63A và xe chiến đấu bộ binh WZ501/Type 86 của Trung Quốc, - qua thông tin này có thể nhận định là Type 63A đã được đưa ra khỏi trang bị của PLA (hoặc phần lớn đã được đưa ra khỏi trang bị) và đã được thay thế bằng ZTD-05.

Китай расширяет свои десантные возможности

Китай расширяет свои десантные возможности Китай расширяет свои десантные возможности

Pháo tự hành lội nước ZTD-05 trong diễn tập đổ bộ

Китай расширяет свои десантные возможности

Xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63A đã được hiện đại hóa có tháp pháo mới và khả năng sống sót cao.

Trung Quốc cũng đã thiết kế và triển khai pháo tự hành bánh xích 122 ly (có thể có tên gọi là Type 07B) để yểm hộ các xe đổ bộ. Loại pháo này thay thế hệ thống hỏa lực bắn dàn 12 nòng 107 ly Type 63.

Có thể pháo Type 07B có khả năng lội nước, tuy không bằng xe đổ bộ ZBD. Loại pháo này có tháp pháo 122 ly (được sử dụng rất phổ biến trong nhiều hệ thống pháo của Trung Quốc- kể cả trên khung gầm xe bánh lốp, bánh xích và pháo kéo). Cự ly bắn tối đa phụ thuộc vào loại đạn, nhưng xa nhất vào khoảng 27 km.

Ngoài các loại xe mới nói trên, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cũng đã thiết kế và sản xuất các xe dọn bãi đổ bộ, như xe rải tấm phủ đường Type GLM120A (đã có trong trang bị). Chúng được sử dụng để chuẩn bị tuyến đổ bộ lên bờ biển (đảo) , nơi vượt sông.

Loại xe này có thể rải các tấm phủ đường chiều rộng 4 m, dài 40 m trong vòng 5 phút. Các tấm phủ đường này có thể chịu được tải trọng các xe bánh xích đến 60 tấn.

PLA cũng có trong trang bị một loạt các loại xe công binh để đảm bảo cho các chiến dịch đổ bộ như xe phá mìn để rà phá các bãi mìn ven biển.

Để kết thúc bài viết, xin trích phát biểu của 02 học giả nước ngoài:

Giáo sư Carl Thayer, - Học viện Quốc phòng Úc cho rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở (quân sự) trên các đảo, đưa tàu tuần tra và tiến hành tập trận trên vùng biển này ” (bất chấp phản ứng của các nước có liên quan).

Chuyên gia quân sự Nga Alex Alexeev (đăng trên tờ “Bình luận quân sự” (Nga) tháng 11/2014 ) cho rằng:

1/ Trung Quốc đang ngày càng bộc lộ rõ tham vọng trở thành một siêu cường và đang tìm kiếm (và phát triển ) các phương tiện (công cụ) quân sự để thực hiện tham vọng đó.

2/ Các kế hoạch và hành động thực tiễn xây dựng lực lượng quân sự mạnh, đặc biệt là bộ đội đổ bộ đường biển trong bối cảnh tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực chưa (và nhiều khả năng là không thể giải quyết) là mối đe dọa trực tiếp đối với các nước láng giềng, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ và nguồn tài nguyên biển và dưới đáy biển với Trung Quốc”
 

waretau

Xe hơi
Biển số
OF-334761
Ngày cấp bằng
14/9/14
Số km
158
Động cơ
280,010 Mã lực
nói về thứ tự họ xếp thua mỹ và nga,thực tế thì ngang nhau vì họ đều có thể hủy diệt trái đất
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Thiết kế "lạ" trên J-20 bóc mẽ khả năng sáng tạo hạn chế của TQ

Nhật Huy | 27/12/2014 19:42
thích

Chia sẻ:
Hầu hết các mẫu máy bay sử dụng cánh mũi cũng đều đặt cánh mũi cao hơn so với cánh chính, kể cả mẫu J-10 của TQ. Tuy nhiên, với J-20, cánh mũi và cánh chính lại đặt ngang nhau.

Thiết kế khó hiểu

Trung Quốc vẫn thường tự hào về những chương trình chiến đấu cơ nội địa và xem chúng như minh chứng cho khả năng của nền công nghiệp quốc phòng nước này, đặc biệt là dự án máy bay tàng hình J-20.

Tuy nhiên, điều mâu thuẫn là chính J-20 lại cho thấy sự hạn chế trong năng lực thiết kế và khả năng sáng tạo của họ. Cụ thể là trong giải pháp dùng cánh mũi thay cho cánh đuôi ngang.

J-20 hiện vẫn đang trong quá trình phát triển

Thông thường có 2 hướng chính trong việc sử dụng cánh mũi trong thiết kế máy bay.

BÀI LIÊN QUAN

Sợ lộ bí mật quân sự, TQ cấm xuất khẩu J-20?
Báo Đài Loan: TQ không đủ trình độ đưa J-20 rời khỏi mặt đất
"J-20 TQ sẽ chỉ mất 10 giây để bay vào không phận Nhật Bản"

Trong hướng thứ nhất, cánh mũi được dùng đơn thuần để điều khiển máy bay. Trong các thiết kế này, tiêu biểu như Eurofigher Typhoon, cánh mũi có kích thước tương đối nhỏ và đặt khá xa cánh chính.

Hướng thiết kế thứ 2 dùng cánh mũi không chỉ để điều khiển mà còn để cải thiện hiệu năng vận hành của máy bay, như sức nâng, góc tới tối đa, tốc độ hạ cánh…

Với hướng thiết kế này, cánh mũi có kích thước lớn hơn và đặt gần cánh chính hơn, cả cánh mũi và cánh chính có sự tương tác về mặt khí động học. Tiêu biểu cho hướng thiết kế thứ 2 là Rafale, Gripen.

Tuy nhiên, cho dù theo hướng thiết kế nào thì các nghiên cứu cho thấy vị trí tối ưu của cánh mũi là được đặt ở vị trí cao hơn so với cánh chính.

Trên thực tế, hầu hết các mẫu máy bay sử dụng cánh mũi cũng đều đặt cánh mũi cao hơn so với cánh chính, kể cả mẫu J-10 của Trung Quốc. Nhưng với J-20, cánh mũi và cánh chính lại được đặt ngang nhau.
Rafale, Typhoon, Gripen, J-10 (từ trên xuống) đều đặt cánh mũi cao hơn cánh chính

Rafale, Typhoon, Gripen, J-10 (từ trên xuống) đều đặt cánh mũi cao hơn cánh chính
Riêng J-20 đặt cánh mũi ngang cánh chính

Riêng J-20 đặt cánh mũi ngang cánh chính

Đối với kiểu thiết kế thứ 2, nguyên tắc này càng quan trọng, vì khi ở vị trí này, cánh mũi sẽ giúp tạo ra những xoáy nâng ở rìa cánh chính và làm tăng lực nâng cho máy bay.

Như vậy, khi những nhà thiết kế Trung Quốc đặt cánh mũi ngang cánh chính trên J-20, họ đã triệt tiêu đáng kể lợi ích của chúng.

Những xoáy trên rìa cánh chính giúp tăng sức nâng

Tất nhiên, những nhà thiết kế của Trung Quốc hiểu rõ điều này, ngay cả chiến đấu cơ nội địa J-10 của họ cũng có cánh mũi đặt cao hơn cánh chính.

Vậy tại sao với J-20, họ lại đặt cánh mũi ở vị trí bất lợi và triệt tiêu phần nào tác dụng của chúng? Đó là do yêu cầu cần đảm bảo tính năng "tàng hình" cho loại máy bay này.

Đặt cánh mũi ở vị trí cao hơn đồng nghĩa với việc vô tình tạo ra một bề mặt phản xạ tín hiệu radar thứ cấp.

Như trong hình dưới đây, tín hiệu radar tới rìa cánh 1 chiếc Gripen (màu xanh) thay vì phản xạ theo hướng khác đã bị phản xạ một lần nữa vào bề mặt của cánh mũi và quay trở lại hướng của radar đối phương (màu đỏ).

Cánh mũi có thể trở thành bề mặt phản xạ thứ cấp & làm tăng RCS

Ngoài ra, quá trình này cũng có thể diễn ra ngược lại. Tín hiệu radar dội vào mặt dưới của cánh mũi, phản xạ lại vào rìa cánh chính và quay về nguồn phát.

Như vậy, cánh mũi góp phần làm tăng diện tích bề mặt phản xạ radar (RCS) của máy bay.

Đó là lí do vì sao những nhà thiết kế chiếc Eurofigher Typhoon đã cố ý đặt cánh mũi rất xa cánh chính, chấp nhận làm giảm hiệu quả tạo xoáy nâng.

Tương tự, J-20 không chỉ đặt cánh mũi ngang với cánh chính, mà còn ở một khoảng cách khá xa và do đó càng làm giảm hiệu năng của cánh mũi.

Khả năng sáng tạo hạn chế

Tuy vậy, ngay cả khi chấp nhận phá vỡ các nguyên tắc thiết kế thông thường và đặt cánh mũi ở cùng độ cao với cánh chính thì khả năng "tàng hình" của máy bay vẫn bị ảnh hưởng.

Cánh đuôi ngang của máy bay thường cố định, chỉ một phần của nó - cánh lái độ cao - là di động.

Còn với đa số những máy bay dùng cánh mũi thay cho cánh đuôi ngang, toàn bộ diện tích cánh mũi di động, bao gồm cả J-20.

Những bề mặt di động trên máy bay là cơn ác mộng đối với việc kiểm soát diện tích bề mặt phản xạ radar, vì con số này sẽ thay đổi mỗi lần các bề mặt này di chuyển.

Nguyên tắc của các máy bay tàng hình là đồng dạng hóa các bề mặt và các phần rìa.

Nếu nhìn vào thiết kế các máy bay tàng hình thì trên thực tế, đó là tập hợp của những đường, mặt phẳng song song.

B-2, máy bay tàng hình hàng đầu thế giới hiện nay, có RCS nhỏ như vậy là do nó gần như chỉ là một mặt phẳng duy nhất.
Máy bay tàng hình là tập hợp những mặt phẳng song song

Trong khi đó, cánh mũi của J-20 gần như hiếm khi cùng mặt phẳng với cánh chính. Hơn nữa, nó lại được đặt phía trước nên sẽ càng làm tăng chỉ số RCS từ phía trước, mà đây lại là nơi cần có RCS nhỏ nhất.

Những máy bay tàng hình dùng cánh đuôi ngang như F-22, F-35 thì tuy có cánh lái độ cao di động nhưng chúng được đặt phía sau và phần nào được che chắn khỏi tín hiệu radar nhờ vào cánh chính.
Cánh mũi J-20 ít khi cùng mặt phẳng với cánh chính

Như vậy, giải pháp thiết kế của J-20 vừa ảnh hưởng đến khả năng tàng hình, vừa phải chấp nhận giảm hiệu năng của cánh mũi.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc không đơn giản là sử dụng thiết kế cánh đuôi ngang, như F-22 hay F-35?

Nhiều khả năng đó là vì họ vẫn phải dựa trên thiết kế cũ của chiếc J-10, mà theo nhiều chuyên gia là chịu ảnh hưởng từ thiết kế của dự án Lavi, Israel.

Với những cường quốc khác, khi chế tạo một loại máy bay mới, họ có thể cho ra đời những thiết kế hoàn toàn khác nhau, ứng dụng những thành tựu công nghệ mới và sau đó chọn thiết kế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ nhất.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phải dựa vào những thiết kế cũ, mặc dù chúng hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu mới, hoặc sao chép những thiết kế có sẵn như với J-11/J-15.

Đây là minh chứng cho năng lực thiết kế và khả năng sáng tạo vẫn còn khá hạn chế của nước này.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc sẽ xây căn cứ tàu sân bay tương lai ở đâu?

Vy Lam | 03/01/2015 13:40
thích

Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Kyodo

Chia sẻ:
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần ít nhất 4 căn cứ tàu sân bay tương lai, trong đó có 2 căn cứ chính và 2 căn cứ hỗ trợ.

Thời gian gần đây, cư dân mạng Trung Quốc đang sôi nổi thảo luận địa điểm mà chính phủ của họ sẽ lựa chọn để xây dựng căn cứ cho các tàu sân bay tương lai.

Khi được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của quân đội Trung Quốc Yang Yujun nói với thời báo Hoàn Cầu rằng, người dân Trung Quốc nên kiên nhẫn chờ đợi.

Hoàn Cầu cho biết, sau khi quân đội Trung Quốc tuyên bố kế hoạch đưa vào hoạt động tổng cộng 4 tàu sân bay trong tương lai, các chuyên gia cho rằng nước này sẽ cần ít nhất 4 căn cứ.

Quần đảo Chu San ngoài khơi tỉnh Chiết Giang và thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam được cho là những địa điểm tiềm năng nhất để xây 2 căn cứ tàu sân bay trọng yếu cho Hạm đội Đông Hải và Nam Hải của Hải quân Trung Quốc.
The Liaoning, the country's first aircraft carrier, sailed from a navy port in Qingdao, East China's Shandong Province on Thursday for a test and training mission.

Tàu sân bay Liêu Ninh rời căn cứ ở Thanh Đảo để tham gia một đợt huấn luyện. Ảnh: Sina

Bên cạnh đó, thêm 2 căn cứ tàu sân bay hỗ trợ có thể được xây dựng.

BÀI LIÊN QUAN

Tàu sân bay Ấn Độ "hỏng lên hỏng xuống" vẫn ăn đứt Liêu Ninh
Khi có chiến tranh, biên đội tàu sân bay Mỹ lấy dầu từ đâu?
Shinano - Siêu tàu sân bay đoản mệnh nhất trong lịch sử

Thanh Đảo, nơi đặt căn cứ của Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc hiện nay, có thể sẽ là 1 trong 2 căn cứ này.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, căn cứ còn lại có thể được xây dựng bên ngoài Trung Quốc.

Ông Yang cho biết, còn nhiều yếu tố phải cân nhắc trước khi quân đội Trung Quốc chọn địa điểm để xây căn cứ tàu sân bay.

Để quyết định xem địa điểm nào thích hợp cho các hoạt động của biên đội tàu sân bay, theo ông Yang, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố địa hình, con người và tình trạng kinh tế của từng nơi.

Ông Yang kêu gọi các cư dân mạng Trung Quốc: "Hãy chờ đợi, các bạn sẽ biết căn cứ tàu sân bay tương lai của chúng ta ở đâu".

Hoàn Cầu cho hay, quần đảo Chu San được đánh giá là một địa điểm tiềm năng để đặt căn cứ tàu sân bay Trung Quốc do vị trí tương đối gần với Đài Loan và Nhật Bản.

Khi khởi hành từ Chu San, biên đội tàu sân bay Trung Quốc có thể xâm nhập vào chuỗi đảo thứ nhất trên Thái Bình Dương (kéo dài từ Alaska tới Philippines).

Trong khi đó, theo Hoàn Cầu, căn cứ tại Tam Á có thể giúp Trung Quốc triển khai sức mạnh hải quân vào Ấn Độ Dương.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc kết án tử hình một gián điệp quân sự

03/01/2015 08:00
thích

Chia sẻ:
Thời báo Hoàn cầu ngày 2-1 đưa tin Trung Quốc vừa kết án tử hình một nhân viên đánh máy về tội làm gián điệp cho tình báo nước ngoài.

Thiết kế "lạ" trên J-20 bóc mẽ khả năng sáng tạo hạn chế của TQ
Tàu ngầm Trung Quốc va vào đá ngầm, thủy thủ đoàn chết hụt
“J-31 tàng hình" bị radar Nga, Mỹ tóm sống sau 10 phút bay

Yu Hongyang, nhân viên đánh máy tại một trung tâm nghiên cứu thuộc nhà máy quân sự Trung Quốc bị Bộ An ninh Quốc gia bắt giữ về tội “mua thông tin quân sự bí mật rồi bán lại cho một cơ quan tình báo nước ngoài”.

Nhà máy nơi họ Yu làm việc từng phát triển một hệ thống vũ khí “có thể đánh bại kẻ địch trong tương lai” cho quân đội Trung Quốc. Chức vụ nhân viên đánh máy lương bổng thấp nên Yu muốn kiếm thêm thu nhập.
Ảnh: SCMP

Một máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Thời báo Hoàn cầu cho biết Yu đăng thông tin “tìm kiếm việc làm” trực tuyến, sau đó móc nối được với một cơ quan tình báo nước ngoài “đang tuyển dụng lao động”. Chính phủ Trung Quốc không tiết lộ tên của cơ quan tình báo này.

Trong cuộc họp đầu tiên với đối tác, Yu tiết lộ các thông tin cơ bản về văn phòng nghiên cứu quân sự nơi mình đang làm việc. Sau khi nhận được tiền mặt và quà tặng có giá trị, Yu được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết hơn.

Theo báo cáo của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, Yu đã lấy được một lượng lớn tài liệu bí mật liên quan đến quân sự và cơ quan này đang đánh giá mức độ thiệt hại.

Tàu chiến Trung Quốc áp sát Senkaku chưa từng có

02/01/2015 16:00
thích

Chia sẻ:
Hai tàu chiến Trung Quốc đã tiến vào khu vực chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 70 km, một vị trí gần nhất từ trước đến nay.

Vụ việc xảy ra hồi giữa tháng 12-2014 nhưng mới được tiết lộ gần đây.

2 chiếc tàu Trung Quốc nói trên thuộc Hạm đội Đông Hải, một chiếc là khu trục hạm lớp Sovremenny có lượng giãn nước 7.940 tấn và một hộ tống hạm nhỏ hơn lớp Giang Vệ (Jiangwei), có lượng giãn nước 2.392 tấn.

Hải quân Nhật Bản xem việc tàu chiến của Hải quân Trung Quốc áp sát hơn vùng hải phận Nhật Bản là một hành vi phô trương và khiêu khích. Hải quân Nhật đã lập tức phái tàu ra giám sát.
https://d13uygpm1enfng.cloudfront.net/article-imgs/en/2014/12/30/AJ201412300045/AJ201412300046M.jpg
Tàu khu trục Sovremenny của Hải quân Trung Quốc Ảnh: AP

Vùng biển mà tàu Trung Quốc tiến vào vẫn thuộc phạm vi hải phận quốc tế nên hoàn toàn hợp pháp, song khu vực đó chỉ cách vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản 27 km.

BÀI LIÊN QUAN

Mục đích Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự lớn gần Senkaku
Nhật Bản lập đội đặc nhiệm Senkaku chuyên đối phó Trung Quốc
TQ có thể phải hứng bom B-52 Mỹ nếu dám đánh chiếm Senkaku

Động thái tiến gần đến vùng lãnh hải quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của tàu chiến Trung Quốc làm dấy lên quan ngại về nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang.

“Trung Quốc sẽ tiếp tục tạo ra những tình huống căng thẳng cho đến khi Nhật Bản thừa nhận tranh chấp lãnh thổ đang tồn tại” - một nguồn tin cho biết.

Căng thẳng trong khu vực biển Hoa Đông tăng nhiệt sau khi Tokyo quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9-2012.

Từ đó trở đi, các tàu phi quân sự của Trung Quốc liên tục tiến vào bên trong vùng lãnh hải 22 km Senkaku/ Điếu Ngư.

TQ đã đưa vào trang bị bao nhiêu tên lửa liên lục địa DF-31?

Vy Lam | 04/01/2015 07:32
thích

Chia sẻ:
DF-31A, phiên bản cải tiến của DF-31, có khả năng tấn công hầu hết những mục tiêu quan trọng ở Mỹ, nhờ tầm bắn được mở rộng tới 11.200km.

Tờ Russian Military Analysis (trụ sở tại Moscow) ngày 1/1 đăng bài viết cho hay:

Theo các nguồn tin tình báo từ Lầu Năm Góc, Quân đoàn pháo binh số 2 - Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, đã đưa vào trang bị 10 tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31.

Bài viết cho biết, thời gian chuẩn bị để phóng tên lửa DF-31 chỉ mất 30 phút.

Tầm bắn của DF-31 ước tính tới 7.200 km, ngắn hơn tầm bắn của tên lửa DF-5A phát triển năm 1981.

Khi DF-31 được phóng từ miền trung Trung Quốc, nó không thể vươn tới trung Mỹ.

Tuy nhiên, DF-31A, phiên bản cải tiến của DF-31, có khả năng tấn công hầu hết những mục tiêu quan trọng ở Mỹ, nhờ tầm bắn được mở rộng tới 11.200km.

Theo bài viết, Trung Quốc đang phát triển các tên lửa DF-31 và DF-41 để thay thế cho các tên lửa DF-5A.

Mặc dù DF-5A có tầm bắn dài hơn DF-31 nhưng nó lại dễ bị phá hủy do tên lửa được đặt nằm ngang trong đường hầm dưới núi.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 trong giếng phóng.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 trong giếng phóng.

Ngược lại, DF-31 và DF-41 đều là tên lửa đạn đạo di động.

BÀI LIÊN QUAN

"Không quân Trung Quốc có thể thảm bại vì phi công Đài Loan"
Dựa vào đâu Trung Quốc tự xưng lái súng thứ 4 thế giới?
Báo Trung Quốc: Tên lửa JL-2 vượt mọi vệ tinh theo dõi

Với sự hỗ trợ của hệ thống định vị Bắc Đẩu, độ chính xác của DF-31 và DF-41 đã được nâng cao.

Giống như DF-5A, DF-41 cũng được thiết kế để có thể mang các đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV).

Bài viết ước tính rằng Trung Quốc có khoảng 20 tên lửa DF-5A. Ngoài ra, còn có tổng cộng 30 tên lửa DF-31 và DF-31A.

Sau khi tên lửa DF-41 được đưa vào phục vụ, tất cả các tên lửa DF-5A sẽ được đưa ra khỏi biên chế.

Trung Quốc hiện vẫn gặp khó khăn trong việc chuyển các tên lửa DF-31 và DF-41 lên các hệ thống phóng di động do trọng lượng lớn của chúng.

Một quan chức cấp cao Trung Quốc cho biết, một số tên lửa DF-41 vẫn sẽ được phóng từ các hầm dưới núi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top