[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
"Bén mảng gần Hawaii, tàu ngầm Type 094 TQ dễ bị Mỹ tóm sống"

Ly Vy | 06/01/2015 08:01
thích

Đồ họa tàu ngầm Type 096 lớp Tang. Ảnh: Want China Times

Chia sẻ:
Theo tờ Russian Military Analyst (Nga), các tàu ngầm Type 094 chưa đủ sức đe dọa Mỹ, mối nguy hiểm thực sự đến từ các tàu ngầm Type 096 mà Trung Quốc đang phát triển.

Tờ Russian Military Analyst đăng bài viết nhận định:

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tang (Type 096) đang được Trung Quốc phát triển có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, khi nó có thể mang tới 24 tên lửa.

Theo bài viết, Trung Quốc phải mất nhiều thập kỷ nữa mới có thể thiết lập khả năng tấn công thứ hai.

Tuy nhiên, nước này mất ít thời gian phát triển kho vũ khí hạt nhân hơn những dự đoán của phần lớn các nhà quan sát phương Tây, mặc dù Không quân Trung Quốc (PLAAF) vẫn dựa vào máy bay ném bom H-6K và cường kích Q-5 để duy trì khả năng tấn công hạt nhân.

Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc.
Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc.

Trong khi các cường kích Q-5 đang dần được thay thế bởi các tiêm kích-bom JH-7A hiện đại hơn thì Trung Quốc dường như vẫn chưa thể phát triển máy bay ném bom tàng hình mới để thay thế những chiếc H-6K trong tương lai gần.

BÀI LIÊN QUAN

Ngụy trang thời Thế chiến I: Cách Anh "che mắt" tàu ngầm Đức
Trung Quốc đánh giá sức mạnh hạm đội tàu ngầm Ấn Độ
Thủy thủ tàu ngầm và những chuyện chưa kể

Dẫu vậy, tầm hoạt động của H-6K đã được nâng từ 1.800km lên 3.000km và có thể mang theo 6 tên lửa hành trình CJ-10A, cho phép PLAAF tấn công các mục tiêu quan trọng của Mỹ ở Trung Thái Bình Dương.

Bài viết ước tính, Trung Quốc có gần 2.000 đầu đạn hạt nhân nhưng chỉ khoảng 250 - 300 đầu đạn có thể lắp trên các hệ thống phóng tên lửa di động. Bên cạnh đó, nước này cũng có chưa đầy 459 đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Trong khi đó, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hiện đang nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của các lực lượng Mỹ ở Trung Á.

Mặc dù lực lượng này chưa thể mang lại mối đe dọa đối với lục địa Mỹ nhưng vẫn có thể trở thành mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga.

Bài viết nhận định, lực lượng tàu ngầm đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với quân đội Trung Quốc.

Các tên lửa đạn đạo JL-2 trang bị trên tàu ngầm hạt nhân Type 094 không thể vươn tới lục địa Mỹ, trừ phi được phóng từ vùng Trung Thái Bình Dương.

Thế nhưng, theo bài viết, các tàu ngầm Type 094 dễ bị các lực lượng Mỹ phát hiện và ngăn chặn nếu tìm cách xâm nhập vùng biển quanh Hawaii.
Mô hình được cho là của tàu ngầm hạt nhân Type 096 lớp Tang của Trung Quốc.

Mô hình được cho là của tàu ngầm hạt nhân Type 096 lớp Tang của Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, cho đến khi Trung Quốc tăng cường khả năng phòng thủ cho tàu ngầm trước các loại vũ khí chống ngầm của Mỹ, quân đội nước này không có khả năng giành chiến thắng trong một cuộc xung đột với Mỹ.

Tuy nhiên, tàu ngầm hạt nhân Type 096 lớp Tang của họ lại có thể rất hữu ích trong việc chống lại các lực lượng Mỹ trong tương lai.

Type 096 có thể mang tới 24 tên lửa đạn đạo, trong khi các tàu ngầm Type 094 chỉ mang được 12 tên lửa.

Theo bài viết, với tầm bắn ít nhất 11.000km, Type 096 có thể tấn công nước Mỹ dưới sự yểm trợ của biên đội tàu mặt nước.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc lên kế hoạch đóng thêm nhiều tàu chiến hạng nặng

Đặng Vũ, Theo Wantchinatimes
Thứ Ba, ngày 6/1/2015 - 06:34

Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ -Một số lượng lớn các tàu khu trục Type 052 đã được đưa vào biên chế của quân đội Trung Quốc trong một vài năm qua, nhằm thành lập các đội chiến đấu xung quanh tàu sân bay, Quanzhou Evening News đưa tin.
Bài viết liên quan

Tàu ngầm Type 096 Trung Quốc trở thành mối đe doạ mới của Mỹ
Sự kiện và vũ khí quân sự nào của Trung Quốc được quan tâm nhất 2014?
Trung Quốc tự tin sở hữu tàu sân bay tốt hơn Ấn Độ và Nhật Bản
Mỹ và Trung Quốc chiếm ngôi đầu về tai nạn máy bay quân sự năm 2014

Tàu khu trục tên lửa Type 052C Jinan là chiếc tàu chiến mới nhất gia nhập Hải quân Trung Quốc vào hôm 22-12. Hải quân Trung Quốc hiện đang có một tàu khu trục Type 052C và 5 tàu Type 052D được thiết kế để đi cùng tàu sân bay Liêu Ninh, nhằm chống lại các đợt tấn công tên lửa từ máy bay của đối phương. Được trang bị các hệ thống radar mảng pha điện tử đa dụng mới, các tàu khu trục được cho là vòng phòng thủ cuối cùng của đội chiến đấu xung quanh tàu sân bay.
Tàu khu trục Type 052C

Trung Quốc hiện đang có kế hoạch đóng thêm một tàu Type 052C và 7 tàu Type 052D mới. Đô đốc Hải quân Trung Quốc Yin Zhuo cho biết, tàu Type 052C rất giống với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, tuy nhiên tàu 9.000 tấn Arleigh Burke lớn hơn nhiều so với Type 052C. Điều này có nghĩa là tàu khu trục của Mỹ sẽ có thể mang theo nhiều tên lửa và hệ thống vũ khí hơn.

Ông Yin cho biết các tàu khu trục sẽ tăng cường khả năng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc trên biển. Với việc ngày càng có nhiều tàu khu trục Type 052C và Type 052D được hoàn thành, Trung Quốc đang tiến gần hơn tới mục tiêu của một lực lượng hải quân tinh nhuệ, có thể chiến đấu ở mọi vùng biển. Ông Yin cũng tiết lộ rằng một thế hệ tàu khu trục mới Type 055 cũng đang được phát triển và thậm chí còn có nhiều điểm chung với tàu Arleigh Burke hơn cả Type 052C.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng được cho là đang có kế hoạch phát triển các tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo hiện đại trong vòng 6 năm tới.

Trung Quốc muốn tăng cường sức mạnh cho hạm đội tàu ngầm

Một bài viết trên trang Russian Military Observer cho biết, quân đội Trung Quốc hiện đã biên chế 3 tàu ngầm hạt nhân Type 094, với mỗi chiếc có khả năng mang theo 12 tên lửa JL-2, tầm bắn 8.000 km.

Vào năm 2020, quân đội Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bổ sung thêm 4 tàu ngầm Type 094 và 2 tàu ngầm Type 096 thế hệ mới, có khả năng mang theo tổng cộng 80 tên lửa đạn đạo liên lục địa và từ 250 đến 300 tên lửa hạt nhân.

Tàu ngầm Type 096 sẽ được trang bị đến 24 tên lửa đạn đạo với tầm bắn khoảng 11.000 km. Ngoài các tàu ngầm tên lửa đạn đạo, Trung Quốc cũng đang tiến hành đóng mới các tàu ngầm tấn công Type 095 mới nhằm thay thế các tàu Type 093 hiện vẫn đang được sử dụng.


Trung Quốc sẽ đưa UAV lên tàu sân bay trong tương lai

Đức Sơn, Theo CCTV TQ
Thứ Ba, ngày 6/1/2015 - 08:40

Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ - Sau đợt bay thử biên đội thành công vào đầu năm mới này, máy bay không người lái (UAV) Dực Long được chuyên gia quân sự đánh giá là đã phát triển đến mức độ tương đối hoàn chỉnh, nó sẽ sớm được đưa vào bàn giao sử dụng và việc thử nghiệm bay biên đội thành công cũng cho thấy Trung Quốc đang hướng đến một dòng UAV bố trí trên tàu sân bay.
Bài viết liên quan

Trung Quốc tăng cường xuất khẩu máy bay không người lái
UAV Trung Quốc bay thử biên đội trước khi bàn giao hàng loạt
Nga-Trung sẽ thống trị thị trường UAV quân dụng tương lai?
Trung Quốc sẽ "học mót" và nhái UAV của Thụy Điển?

Lần đầu tiên UAV Dực Long bay thử nghiệm biên đội thành công



Trả lời phỏng vấn của phóng viên đài CCTV, một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, tiến hành bay thử biên đội thành công cho thấy phát triển của UAV Dực Long đã tương đối hoàn chỉnh, nó sẽ sớm được đưa vào bàn giao sử dụng.

Yêu cầu đối với việc tự dẫn đường trong bay biên đội là hết sức nghiêm ngặt, định vị cần phải chính xác, nếu không có thể xảy ra va chạm trong khi bay. Bay thử nghiệm biên đội thành công cũng đã cho thấy Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề trong điều khiển UAV.

Điều khiển UAV có 2 phương thức, một là điều khiển thông qua hệ thống thông tin vô tuyến, bán kính khoảng 200km; hai là điều khiển từ xa thông qua hệ thống vệ tinh, phương thức này có thể điều khiển UAV Dực Long ở ngoài cự ly 2000km.

Trong lần bay thử nghiệm biên đội này, Dực Long đã tìm và hạ cánh thành công trong một khu vực đồi núi ở Quý Châu cho thấy hệ thống thông tin liên lạc đã đạt được tiêu chuẩn. Nhân viên điều khiển mặt đất đã có thể tiếp nhận rất tốt tín hiệu từ UAV, cũng như đã kiểm tra được khả năng phối hợp giữa nhân viên điều khiển với Dực Long.



Chiếc MQ-1 Predator của Mỹ



Tuy UAV Dực Long chưa bàn giao sử dụng, nhưng qua thông tin đại chúng cho thấy, dòng UAV này được đánh giá ngang ngửa với UAV Predator của Mỹ, mọi vũ khí mang theo của nó cũng không hề thua kém, 2 giá treo vũ khí có thể mang theo 6 vũ khí, khả năng tác chiến tương đối mạnh.

Dực Long chủ yếu sử dụng vào việc trinh sát quy mô lớn, như tuần tra tuyến biên giới, có thể thay thế con người ở mức độ rất lớn. Nhờ vào đặc điểm tốc độ bay chậm, thời gian lưu lại trên không trung tương đối dài, nó có thể tiến hành giám sát, cảnh giới ở những khu vực rừng rậm, khu vực cỏ hoang gần biên giới.

Lúc đề cập đến UAV này có thể bố trí trên tàu sân bay không, nhà nghiên cứu khoa học quân sự hải quân Trung Quốc Tào Vệ Đông cho biết, UAV bố trí trên tàu sân bay là xu hướng tất yếu, nhưng không nhất định sẽ phải là Dực Long. Tuy vị chuyên gia này không đề cập thẳng vấn đề, nhưng điều đó cho thấy Bắc Kinh đang có bước đi hướng tới nghiên cứu bố trí UAV trên tàu sân bay trong tương lai.
 

cothienlac

Xe máy
Biển số
OF-197200
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
81
Động cơ
326,610 Mã lực
ông tàu này chuyên gia copy nhái đến j 20 còn nhái kiểu dáng của Nga gấu nữa là
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc tăng gấp đôi quy mô của các sư đoàn cơ giới đổ bộ

Đặng Vũ, Theo Wantchinatimes
Thứ Hai, ngày 5/1/2015 - 12:46

Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ - Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã nhân đôi quy mô của các sư đoàn cơ giới đổ bộ (AMID) nhằm tăng khả chiến đấu trong trường hợp xảy ra xung đột với Đài Loan hay chiến tranh ở biển Hoa Đông, tờ Want Daily cho hay.
Bài viết liên quan

Tàu ngầm Type 096 Trung Quốc trở thành mối đe doạ mới của Mỹ
Trung Quốc tự tin sở hữu tàu sân bay tốt hơn Ấn Độ và Nhật Bản
Mỹ và Trung Quốc chiếm ngôi đầu về tai nạn máy bay quân sự năm 2014
Trung Quốc lên kế hoạch đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân

PLA trước đây chỉ có 2 AMID, một đóng tại quân khu Nam Ninh và một đóng tại quân khu Quảng Châu, bao gồm tổng cộng từ 26.000 đến 30.000 binh lính. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2007 đến 2012, sư đoàn bộ binh cơ giới 86 của cụm tập đoàn quân số 31 Nam Ninh và sư đoàn bộ binh cơ giới 123 của cụm tập đoàn quân số 41 Quảng Châu đều đã cải tổ để trở thành 2 AMID, nâng số binh lính hiện có lên 52.000 đến 60.000.
Trung Quốc đã nhân đội số lượng AMID và có thể chiến đấu kết hợp với cả thuỷ quân lục chiến

4 AMID sẽ tăng cường sức mạnh chiến đấu của Trung Quốc và càng nguy hiểm hơn khi kết hợp với 20.000 quân từ lực lượng Thuỷ quân lục chiến PLA để tiến hành các hoạt động tấn công. Mỗi AMID sẽ có 3 nhóm chiến đấu và có thể mang theo hơn 300 phương tiện đổ bộ.

PLA dường như đang muốn đa dạng hoá khả năng đổ bộ của lực lượng bộ binh và củng cố sức mạnh của lực lượng thuỷ quân lục chiến như một biện pháp tăng cường chủ quyền tại eo biển Đài Loan.

Từ năm 2008, Lầu Năm Góc đã nhận ra rằng PLA đang tăng cường khả năng cơ động của quân đội nhằm chuẩn bị cho trường hợp xảy ra xung đột với Đài Loan. Trong một tài liệu vào năm 2014, Mỹ cũng cho biết Trung Quốc đang muốn cải thiện khả năng đổ bộ của binh lính do một trong những lựa chọn chiến lược của PLA là đánh chiếm toàn bộ Đài Loan trước khi những nước khác kịp can thiệp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng cho rằng việc nhân đội số lượng AMID của Trung Quốc là một mối lo ngại với Đài Loan. Cựu đại tá của lực lượng Thuỷ quân lục chiến Đài Loan, Yi-Jia Shiah cho rằng AMID rất khác biệt so với lục quân và mối lo ngại này thực sự không nguy hiểm như các lời đồn đoán.

Ngoài ra lực lượng AMID và lục quân Trung Quốc vẫn chưa có hệ thống chỉ huy chung, điều có thể sẽ gây ra sự rối loạn trong trường hợp thực chiến khi AMID sẽ nghe theo lệnh của chỉ huy quân khu còn Hải quân Trung Quốc sẽ điều khiển lực lượng thuỷ quân lục chiến, ông Shiah cho hay.

Các AMID cũng chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên biển và không thể đơn giản dựa vào phương tiện đổ bộ tấn công ZBD-05 để vượt qua eo biển Đài Loan. PLA vẫn sẽ cần các tàu đổ bộ Type 071 lớp Yuzhao và tàu mang máy bay trực thăng Type 081 và các tàu đổ bộ cỡ nhỏ khác để thực hiện một cuộc tấn công vào đất liền, ông Yi-Jia Shiah nhận định.

Sự phát triển của AMID được dựa theo trường hợp chiến tranh tấn công từ “bờ biển đến bờ biển” như việc băng qua sông, hồ, và các địa hình hiểm trở, nhưng vẫn giữ được sức mạnh chiến đấu, trong khi thuỷ quân lục chiến tập trung vào việc tấn công từ “biển vào đất liền”, vốn có chủ đích vào việc duy trì sức mạnh chiến đấu ngay từ trên biển.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tạp chí Mỹ đánh giá kế hoạch chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm 2015

Mai Phương, Theo Wantchinatimes
Thứ Hai, ngày 5/1/2015 - 00:16

Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ - Để thay thế máy bay ném bom H-6 già nua từ thời Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc có khả năng hoàn tất các thiết kế cho loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-20 của nước này vào năm 2025, tạp chí Aviation Week & Space Technology của Mỹ mới đây nhận định.
Bài viết liên quan

UAV Trung Quốc bay thử biên đội trước khi bàn giao hàng loạt
Tàu ngầm Type 096 Trung Quốc trở thành mối đe doạ mới của Mỹ
Mỹ phát triển radar mạnh gấp 30 lần cho khu trục hạm Arleigh Burke

Tàu ngầm Type 094 lớp Jin của Trung Quốc

Bất chấp việc không đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 7,5% vào cuối năm 2014, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tiếp tục tăng. So với mức tăng 12,2% năm 2013, tạp chí này ước tính rằng, ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng ít nhất 10% trong năm nay. Aviation Week & Space Technology ước tính là 145 tỷ USD, tuy nhiên, một báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay, ngân sách quốc phòng thực sự của Trung Quốc năm nay có thể lớn hơn 175 tỷ USD.

Trung Quốc có thể chi số tiền đó cho việc phát triển vũ khí tối tân như chiến đấu cơ tàng hình J-31 và máy bay vận tải tầm trung Y-20. Bên cạnh đó, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng sẽ sử dụng ngân sách này để mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng nhắm đến việc đóng 2 hoặc 3 tàu sân bay, đồng thời chế tạo khoảng 14 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 095 thế hệ thứ 3 vào năm 2020.

Trong năm 2015, Trung Quốc có thể bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41, trong khi tàu ngầm Type 094 lớp Jin của nước này cũng có thể bắt đầu nhiệm vụ tuần tra tại các vùng biển xa.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tàu ngầm Type 096 Trung Quốc trở thành mối đe doạ mới của Mỹ

Đặng Vũ, Theo Wantchinatimes
Chủ Nhật, ngày 4/1/2015 - 15:19

Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ - Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Type 096 lớp Tang mới của Trung Quốc, được cho là đang ở trong giai đoạn phát triển, có thể trở thành mối đe doạ lớn với Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương do nó có thể mang theo tới 24 tên lửa, theo tạp chí phân tích quân sự Russian Military Analyst của Nga.
Bài viết liên quan

Trung Quốc ồ ạt chế tạo và đưa vào sử dụng gần 40 tàu chiến
Trung Quốc đã triển khai 10 tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31
Tàu hộ tống Tuo Jiang Đài Loan lần đầu tham gia diễn tâp quân sự
Trung Quốc tăng cường vị thế trong thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu

Bài viết có tựa đề “Tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc” được đăng tải vào hôm 30-12 trên Russian Military Analyst cho biết Trung Quốc sẽ mất hàng thập kỉ để xây dựng khả năng đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn. Tuy nhiên trên thực tế, Trung Quốc đang phát triển lực lượng hạt nhân nhanh hơn suy nghĩ của các nước phương Tây. Hiện tại, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn dựa vào các máy bay ném bom H-6K và chiến đấu cơ Q-5 để tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân.
Chiến đấu cơ Q-5 trong một bài diễn tập quân sự

Trong khi các chiến đấu cơ Q-5 đang dần được thay thế bởi mẫu JH-7A hiện đại hơn thì Trung Quốc nhiều khả năng không phát triển mẫu máy bay ném bom tàng hình để thay thế H-6K trong tương lai gần. Tuy nhiên, tầm hoạt động H-6K đã được mở rộng từ 1.800 lên 3.000 km và trang bị thêm 6 tên lửa hành trình chiến lược CJ-10A, điều cho phép Không quân PLA tấn công được các mục tiêu quan trọng của Mỹ ở vùng trung tâm Thái Bình Dương, trong trường hợp có xung đột xảy ra.
Tàu ngầm Type 096 lớp Tang có thể mang theo 24 tên lửa

Bài viết cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các tàu ngầm đối với PLA. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 được trang bị trên tàu ngầm Type 094 lớp Jin không thể vươn tới châu Mỹ trừ khi được phóng từ vùng trung tâm Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, các tàu ngầm lớp Jin cũng dễ dàng bị phát hiện và tấn công bởi quân đội Mỹ nếu có định đi tới gần Hawaii.

Nếu Trung Quốc không cải thiện khả năng của tàu ngầm nhằm né tránh các hệ thống chống tàu ngầm của Mỹ, PLA sẽ không thể thành công nếu có chiến tranh với Mỹ. Tàu ngầm Type 096 lớp Tang mới của Trung Quốc được miêu tả như một phương tiện thích hợp được dùng để chống lại Mỹ trong tương lai. Với tầm hoạt động ít nhất 11.000 km, nó có thể tấn công nước Mỹ với sự hỗ trợ của hạm đội chiến đấu trên mặt biển của Trung Quốc.

Bài viết cũng ước lượng số đầu đạn hạt nhân mà Trung Quốc dự trữ đang ở mức trên dưới 2000. Tuy nhiên, mới chỉ có từ 250 đến 300 đầu đạn được triển khai lên các phương tiện phóng lưu động. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang sở hữu không dưới 459 đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Hiện lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc đang bị giám sát chặt chẽ bởi quân đội Mỹ đóng tại vùng Trung Á. Mặc dù, hiện tại sức mạnh hạt nhân Trung Quốc chưa là vấn đề quá đáng lo với Mỹ, tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể đe doạ tới các nước trong khu vực.


UAV Trung Quốc bay thử biên đội trước khi bàn giao hàng loạt

Đức Sơn, Theo CCTV TQ
Chủ Nhật, ngày 4/1/2015 - 19:51

Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ - Máy bay không người lái (UAV) Dực Long của Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành bay thử biên đội vào đầu năm mới này. Theo kế hoạch, UAV Type mới này sẽ bắt đầu thực hiện bàn giao hàng loạt cho khách hàng trong năm 2015.
Bài viết liên quan

S-400 giúp Trung Quốc “quét sạch” hệ thống phòng không của Đài Loan?
Tên lửa siêu thanh Trung Quốc có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ Mỹ?
Trung Quốc đóng thêm tàu sân bay, đối phó với chiến lược “Xoay trục châu Á” của Mỹ
Loạn thông tin Nga ký hợp đồng S-400 trị giá hơn 3 tỷ USD cho Trung Quốc

Dực Long bay thử biên đội lần đầu tiên



Theo nguồn tin, vượt qua hơn 20 phút bay thử, Dực Long đã tìm và hạ cánh chính xác xuống một sân bay ở khu vực đồi núi Quý Châu.

Khi tiến hành bay theo đội hình biên đội, nó có thể phối hợp rất tốt lúc thực hiện nhiệm vụ, lần bay thử nghiệm theo đội hình này là nhằm kiểm tra một cách triệt để về hệ thống điều khiển.

Dực Long có chiều dài 9m, sải cánh dài 14m, có thể bay với thời gian dài trong không trung. Nó là máy bay không người lái được tích hợp cả khả năng trinh sát và tấn công chính xác thuộc loại tiên tiến trên thế giới hiện nay.



UAV Dực Long của Trung Quốc



Giới truyền thông Trung Quốc khẳng định UAV Dực Long sở hữu nhiều ứng dụng quân sự như "tổ chức các cuộc tấn công chính xác hay trinh sát tầm xa dài ngày". Thậm chí, nó còn được sử dụng trong công tác xác định thiệt hại sau thảm họa thiên nhiên, bảo vệ môi trường và nghiên cứu khí tượng.
Dòng UAV này Trung Quốc cũng được các khách hàng tại châu Phi và Trung Đông quan tâm nhờ giá thành rẻ. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc không thiết lập hàng rào hạn chế xuất khẩu như đối tác phương Tây. Do đó, các nước dễ dàng tiếp cận và ký kết hợp đồng mua bán UAV với Bắc Kinh.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc ồ ạt chế tạo và đưa vào sử dụng gần 40 tàu chiến

Bảo An, Theo Thời báo Hoàn Cầu
Chủ Nhật, ngày 4/1/2015 - 12:30

Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ - Tuần san Jane Defense weekly của Anh đưa tin, 2014 là một năm đầy bận rộn đối với các hãng chế tạo tàu chiến của Trung Quốc, có tới gần 40 chiến hạm các loại đã và đang được chế tạo tại 6 nhà máy đóng tàu của nước này.
Bài viết liên quan

Trung Quốc đang quảng bá trang bị vũ khí của mình ra thế giới
Trung Quốc tự tin sở hữu tàu sân bay tốt hơn Ấn Độ và Nhật Bản
Nga-Trung khởi động đào kênh Nicaragua, đánh vào sân sau của Mỹ
Trung Quốc xây dựng căn cứ mới gần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Tàu khu trục Type 052C và 052D

Lô tàu khu trục lớp Lữ Dương II thuộc Type 052C đã được Hải quân Trung Quốc đưa vào sử dụng từ năm 2005. Chiếc thứ 5 thuộc lớp này cũng vừa mới được đưa vào phục vụ hồi tháng 12-2014, chiếc thứ 6, cũng là chiếc cuối đang được tiến hành thử nghiệm.

Chiếc tàu khu trục lớp Lữ Dương III thuộc Type 052D đầu tiên được Trung Quốc đưa vào sử dụng hồi tháng 3-2014, chiếc thứ hai cũng đã hoàn thành thử nghiệm.

Tàu khu trục lớp Lữ Dương III thuộc Type 052D của Trung Quốc

Trong khi đó, chiếc thứ ba và thứ tư đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm từ tháng 12-2014, chiếc thứ năm cùng lớp hiện đang được lắp ráp và hoàn thiện tại xưởng đóng tàu Trường Hưng Đảo, thuộc thành phố Thượng Hải của nước này.

Ngoài ra, hai chiếc tàu khu trục lớp Lữ Dương III cũng đang được triển khai tại nhà máy đóng tàu Đại Liên.

Tàu hộ vệ Type 054 và Type 056

Có thể nói tàu hộ vệ Type 054 lớp Giang Khải II chính là chiến hạm chủ lực của hải quân Trung Quốc. Tàu lớp này được đưa vào phục vụ từ năm 2008, đến đầu năm 2014 đã có tới 16 chiếc được đưa vào biên chế.
Năm 2014, tàu hộ vệ “Hoàng Cương” số hiệu 577 đã được đưa vào thử nghiệm, trong khi ba chiếc khác cũng đang trong quá trình lắp ráp.

Tàu hộ vệ chủ lực Type 054 lớp Giang Khải II của hải quân Trung Quốc

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 lớp Giang Đảo đầu tiên được hoàn thiện đóng mới vào đầu năm 2013, ngay sau đó 7 chiếc khác tiếp tục được chế tạo. Năm 2014, có tới 10 chiến hạm lớp này được đưa vào phục vụ trong lực lượng Hải quân Trung Quốc, ngoài ra 5 chiếc khác cũng đang trong quá trình lắp ráp.

Tàu khu trục, tàu ngầm, tàu quét lôi và tàu tiếp tế

Đầu năm 2014 rộ lên thông tin rằng, chiếc tàu đổ bộ Type 071 lớp Ngọc Chiêu đầu tiên của Trung Quốc đang trong quá trình chế tạo, đến tháng 12 đã chiếc thứ 4 thuộc lớp này cơ bản đã hoàn thành. Ngoài ra, hai chiếc tàu đổ bộ tấn công Type 072 lớp Ngọc Đình III cũng được lộ diện.

Năm 2014, hoạt động chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc cũng có bước phát triển, điển hình là hoạt động cải tiến tàu ngầm 039B lớp Nguyên.

Tàu ngầm 039B lớp Nguyên của Hải quân Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, việc chế tạo tàu tiếp tế cho các hạm đội tàu chiến trên biển là vô cùng cấp thiết. Hiện nay, nước này đang tiến hành đóng mới hai chiếc tàu tiếp tế tổng hợp Type 903 lớp Phúc Trì và một tàu tiếp tế hậu cần Type 904.

Bên cạnh đó chiếc tàu trinh sát Type 815 lớp Đông Điệu đã được hạ thủy hồi tháng 3-2014, chiếc tàu thử nghiệm vũ khí cỡ lớn Type 909 lớp Đại Hoa thứ 4 cũng được hạ thủy hồi tháng 10-2014. Ngoài ra, 2 chiếc tàu quét lôi Type 081A cũng đã được đưa vào phục vụ trong năm 2014.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Máy bay C919 Trung Quốc lệ thuộc lớn vào công nghệ phương Tây, khó xuất khẩu
Thứ bảy, 29/11/2014, 11:00 (GMT+7)

(Quốc tế) - Máy bay chở khách ARJ21 và C919 TQ tuy có đơn đặt hàng nhưng bị thách thức bởi công nghệ, quản lý giám sát thị trường và chính trị…

>> Trung Quốc công bố ảnh hoạt động quân sự trái phép trên bãi Chữ Thập
>> Tin nóng ngày 06/01: Sẽ công bố thông tin chính thức về sức khỏe của ông Bá Thanh
>> “Ba phe” trong **** Cộng sản Trung Quốc
>> Cách lọt vào "mắt xanh" Chu Vĩnh Khang
>> Pháp có là “kẻ gây rối” trong liên minh chống Nga của Phương Tây?

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Đức đưa tin, ngày 12 tháng 11, máy bay chở khách ARJ21-700 90 chỗ ngồi đã cất cánh với tư cách là máy bay chở khách nội địa đầu tiên của Trung Quốc.

Theo bài báo, máy bay ARJ21 đã giành được 278 đơn đặt hàng. Nguồn tin trong ngành cho biết, giá bán máy bay chở khách này là 27 triệu USD, rẻ hơn 10% so với máy bay phản lực tương tự Bombardier.

Ngoài ra, đến năm 2015, máy bay chở khách cỡ lớn C919 – loại máy bay có thể mang theo 170 hành khách này sẽ bay thử. Hiện nay, máy bay C919 đã giành được 430 đơn đặt hàng. Điền Mẫn – một quan chức của Công ty máy bay thương mại Trung Quốc tiết lộ, không lâu nữa, Trung Quốc sẽ bắt đầu chế tạo máy bay chở khách tầm xa cỡ lớn với 300 chỗ ngồi.

Theo bài báo, rõ ràng, Trung Quốc đang chuẩn bị gia nhập ngành chế tạo máy bay lĩnh vực công nghệ cao, trở thành đối thủ cạnh tranh của hãng Airbus và Boeing – hai hãng này đang dẫn đầu trên thị trường. Trong 8 năm ngắn ngủi, Công ty máy bay thương mại Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc, trong khi các công ty phương Tây đã mất đến vài chục năm. Đương nhiên, có một nguyên nhân là công ty Trung Quốc đã thông qua tiến hành liên doanh sản xuất ở Trung Quốc với các công ty Airbus và Boeing, từ đó họ thu được kiến thức về công nghệ.

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp

Đài tiếng nói nước Đức dẫn tờ “Thương báo” Đức cho rằng, cho dù những người có thái độ nghi ngờ với Trung Quốc như chuyên gia hàng không Michael Santo có “giội nước lã” vào thành tựu của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc ít nhất có kế hoạch đoạt lấy một phần công việc làm ăn từ tay các nhà chế tạo châu Âu và Mỹ trên thị trường hàng không đi đầu trong tương lai.

Michael Santo cho rằng, Trung Quốc muốn “thực sự đứng chân trong công nghiệp hàng không và trở thành nhà xuất khẩu trên thị trường thế giới” vẫn còn phải mất thời gian 10 – 15 năm. Nhưng, sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là nhà chế tạo máy bay chủ yếu thế giới là không thể ngăn cản. Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn nghiên cứu chế tạo máy bay chở khách của họ. Không lâu nữa sẽ có thể cung cấp một lô máy bay chở khách “đường nhánh”.

Trang mạng Thời báo New York Mỹ ngày 13 tháng 11 cho rằng, tại Triển lãm hàng không tổ chức ở Chu Hải, 2 chương trình lớn nhất của Công ty máy bay thương mại Trung Quốc là máy bay “đường nhánh” ARJ21 và máy bay chở khách phản lực cỡ lớn C919 đã được trưng bày nổi bật, nhưng C919 vẫn chưa bay thử lần đầu tiên.

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Mặc dù Công ty thương mại Trung Quốc vẫn cần khắc phục rất nhiều trở ngại, nhưng đã thấy được sự quan ngại từ các đối thủ cạnh tranh. Giám đốc chiến lược và marketing Marwan Lahoud của Tập đoàn Airbus dự đoán, Công ty máy bay thương mại Trung Quốc sẽ bắt đầu tranh giành đơn đặt hàng hàng không với hãng Airbus và Boeing vào đầu thập niên 20.

Marwan Lahoud nói: “Họ còn chưa hoàn toàn tổ chức tốt, nhưng sẽ có một ngày như vậy”. “Nếu hàng không Pháp, hàng không Anh hoặc hàng không Đức vào năm 2020 đấu thầu mua sắm máy bay một chặng (đường ngắn), Công ty máy bay thương mại Trung Quốc sẽ tranh thầu. Hơn nữa còn có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh”.

Ngày 12 tháng 11, ngày đầu tiên của triển lãm hàng không, Công ty máy bay thương mại Trung Quốc đã tuyên bố đơn đặt hàng chế tạo 30 máy bay chở khách C919 cho bộ phận cho thuê của Ngân hàng China Merchants. Năm 2008, Công ty máy bay thương Mại Trung Quốc là doanh nghiệp nhà nước đã được thành lập ở Thượng Hải. Tổng kim ngạch và đơn giá của giao dịch này đều chưa công bố cho bên ngoài.

Nhà phân tích cao cấp Ray Jaworowski, người quan tâm đến ngành hàng không vũ trụ của công ty Forecast International cho rằng: “Nhà chế tạo đều vui mừng tuyên bố đơn đặt hàng lớn, họ vui mừng triển khai rất nhiều đàm phán trước triển lãm hàng không, sau đó che giấu thông tin”.

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Theo bài báo, mặc dù việc nghiên cứu phát triển C919 đã từng bị trì hoãn, nhưng Công ty máy bay thương mại Trung Quốc vẫn giành được đơn đặt hàng từ một số công ty hàng không Trung Quốc, bao gồm hàng không Thượng Hải, hàng không Hạ Môn, hàng không Hà Nam. Ngoài ra, công ty hàng không nước ngoài – hàng không Lào cũng đã tiến hành đặt mua.

Bài báo cho rằng, bất kể là C919 hay ARJ21 đều lệ thuộc rất lớn vào công nghệ phương Tây trên phương diện động cơ và thiết bị điện tử, nhà cung ứng của chúng gồm General Electric, Honeywell, Kidde và Rockwell Collins. Sự lo ngại về công nghệ động cơ của Trung Quốc cũng đã gây trở ngại cho phát triển hàng không quân dụng Trung Quốc.

Thị trường nội địa to lớn của Trung Quốc có lợi cho Công ty máy bay thương mại Trung Quốc thu hút khách hàng giai đoạn đầu, giúp họ đi vào quỹ đạo đúng đắn.

Tuy nhiên, cho dù những máy bay này biểu hiện tốt ở thị trường trong nước, khi xuất khẩu ra nước ngoài, Công ty máy bay thương mại Trung Quốc cũng sẽ gặp phải các thách thức về mặt công nghệ, giám sát quản lý và chính trị.

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Theo bài báo, muốn giành được chứng nhận của Cục quản lý hàng không Liên bang Mỹ (FAA) “thường phải mất rất nhiều thời gian và chi phí”. Ray Jaworowski cho rằng: “Muốn giành được thành tích tiêu thụ ở thị trường phương Tây có quy mô khổng lồ, lợi nhuận nhiều, chứng nhận như vậy bất kể là FAA chứng nhận hay Cục an ninh hàng không châu Âu (EASA) chứng nhận đều không thể thiếu được”.

Quá trình chứng nhận này có thể bao gồm kiểm tra tính hợp quy liên quan đến vài trăm thậm chí vài nghìn quy định. Từ thiết kế máy bay đến cơ sở sản xuất và các phương diện của hệ thống trên máy bay đều phải đạt tiêu chuẩn của các cơ quan liên quan. Quá trình này phải mất thời gian vài năm: nhân viên làm việc của FAA mất trên 200.000 giờ để chứng nhận công nghệ của Boeing 787 Dreamliner, mất 4.000 giờ cho công tác kiểm tra bay.

Jaworowski cho rằng, ưu thế của máy bay Trung Quốc ở chỗ giá rẻ, hơn nữa “một số nước không yêu cầu có chứng nhận của FAA hoặc EASA”.

Máy bay ARJ21 nhiều nhất có thể chứa 90 hành khách, sẽ triển khai cạnh tranh với máy bay “đường nhánh” do các công ty Embraer (Brazil) và Bombardier (Canada) chế tạo. Theo tạp chí “Aviation Week”, Công ty máy bay thương mại Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu phát triển ARJ21 từ năm 2002, công tác giai đoạn đầu do tổ hợp được chính phủ dẫn đầu hoàn thành, tổ hợp này sau đó trở thành một bộ phận của Công ty máy bay thương mại Trung Quốc. Loại máy bay này ban đầu có kế hoạch năm 2007 đưa vào sử dụng, nhưng theo dự đoán hiện nay, sự kiện cột mốc này sẽ trì hoãn đến năm 2015. Máy bay này còn chưa nhận được chứng nhận của FAA, giá cả chính thức cũng chưa công bố.

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp

Còn về máy bay chở khách phản lực cỡ lớn C919, Michelsen dự đoán, nếu Công ty máy bay thương mại Trung Quốc có thể xóa bỏ những lo ngại của bên ngoài về chất lượng, độ tin cậy và độ an toàn, thị trường của loại máy bay này sẽ rất rộng lớn.

Michelsen nói: “Thời gian khởi động C919 tương đối muộn, có thể sẽ đi ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. “Hãng hàng không Ryanair đã tham gia công tác nghiên cứu phát triển C919, điều này có thể có nghĩa là công ty hàng không giá rẻ châu Âu Ryanair sẽ sử dụng loại máy bay này”.

Quản lý cao cấp của Airbus Marwan Lahoud cho rằng, ngoài một số khác biệt, thiết kế của máy bay C919 tương tự như đồ được chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ 20. Ông nói: “Nếu chúng ta nhìn cụ thể các nhân tố quan trọng như lượng tiêu hao dầu, loại thiết kế này có thể sẽ bị xem là điểm yếu”.

Nhưng, ông chỉ ra, C919 sẽ là lô máy bay đầu tiên lắp động cơ thế hệ mới do Công ty CFM nghiên cứu phát triển, CFM là một doanh nghiệp liên doanh được thành lập bởi Tập đoàn SAFRAN Pháp và công ty General Electric Mỹ. So với động cơ của máy bay Boeing 737 và Airbus A320 hiện nay, động cơ của công ty này có thể tiết kiệm năng lượng 15%.

Marwan Lahoud cho rằng: “Họ đã dự đoán được, họ cần dẫn trước về công nghệ này. Cho dù họ không dự định khi bắt đầu sẽ ở vị trí dẫn trước”.

Máy bay chở khách ARJ21 đường ngắn của Trung Quốc

http://nguyentandung.org/may-bay-c919-trung-quoc-le-thuoc-lon-vao-cong-nghe-phuong-tay-kho-xuat-khau.html
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Vì sao Trung Quốc mất tăm trong danh sách 25 lái súng hàng đầu thế giới?
Đăng Bởi Một Thế Giới - 08:26 16-12-2014
lai sung

Một chiếc J-11 của Trung Quốc
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đã biên soạn một danh sách các lái súng hàng đầu thế giới năm qua. Tuy nhiên, Trung Quốc biệt tích trong số 25 lái súng hàng đầu. Tại sao lại như vậy?

Có thể bạn quan tâm

>> Mong người dân thể hiện tình cảm đúng mực khi đón ông Nguyễn Bá Thanh về

>> Sốc nặng khi thấy tòa nhà Bưu điện TP.HCM quá lòe loẹt

>> Nga tuyển quân chuyên nghiệp nước ngoài, lương tháng 500 USD

Trong bản danh sách mà Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đưa ra, các công ty Mỹ chiếm thượng phong. Lockheed Martin với truyền thống và năng lực mạnh mẽ tiếp tục dẫn đầu với doanh thu 35,49 tỉ USD, giảm đôi chút so với năm 2012.

Hãng Boeing có tổng doanh thu rất lớn với 86,623 tỉ USD nhưng tỷ trọng xuất khẩu vũ khí của họ lại chỉ chiếm 35% nên tính ra việc chế tạo vũ khí của Boeing chỉ đạt doanh thu 30,7 tỉ USD.

Trong top 5 lái súng thì có đến 4 công ty của Mỹ còn trong top 25 thì Mỹ chiếm 15 trong khi Nga chiếm 4. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc bị loại vì "sự thiếu minh bạch trong mua bán vũ khí gây ra những khó khăn về phương pháp thống kê" của SIPRI.

Cơ sở dữ liệu của công nghiệp quốc phòng SIPRI, thành lập năm 1989, có chứa dữ liệu tài chính và hoạt động của các công ty sản xuất vũ khí, trên toàn thế giới gồm cả Mỹ, Nga, Anh, Pháp...

Theo báo chí phương Tây, Trung Quốc trong những năm gần đây rất chịu khó đẩy mạnh việc xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, vũ khí mà Trung Quốc xuất khẩu thương là vũ khí thông thường chứ không có sản phẩm mang tính công nghệ cao vì họ chưa sở hữu các sáng chế độc quyền.

Trung Quốc chủ yếu bán vũ khi cho các thị trường "dễ tính" mà "dễ tính" ở đây tức là không đòi hỏi chất lượng cao mà chỉ cần giá rẻ theo đúng tinh thần hàng xuất khẩu "Made in China".
lai sung
Danh sách top 25 lái súng

Gần đây, Trung Quốc đang gắng "lên đời" trong đẳng cấp lái súng bằng việc xuất khẩu một số xe bọc thép sang châu Phi và Pakistan nhưng con số vẫn khiêm tốn. Để làm một lái súng có đẳng cấp như Mỹ thì Trung Quốc phải phấn đấu nhiều và bớt "sao chép".

Xuất khẩu vũ khí công nghệ cao không đơn giản. Chẳng hạn Trung Quốc có một số máy bay dòng J được chế tạo dựa trên dòng Su của Nga (J-11 được coi là bản sao của Su-27 hay J-15 là bản sao của Su-33). Tuy nhiên, các nước đã là bạn hàng của Nga sẽ từ chối mua máy bay của Trung Quốc vì sợ Nga mếch lòng.

Nga đã vài lần nhắc nhở Trung Quốc không nên sao chép bừa bãi khi chưa được Moscow đồng ý. Hơn nữa, chất lượng vũ khí của Trung Quốc cũng là một vấn đề vì họ không phải là người làm chủ công nghệ, một số máy bay Trung Quốc sản xuất hiện giờ vẫn phải mua động cơ từ Nga.
Còn những nước đã xài hàng Mỹ thì thường hầu bao rủng rỉnh và họ không có nhu cầu nhập vũ khí Trung Quốc do không phù hợp với hệ thống quốc phòng. Do đó, Trung Quốc chủ yếu vẫn phải dựa vào xuất khẩu vũ khí "thô sơ" cho những thị trường ở châu Phi và Nam Á.

 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Pakistan muốn mua trực thăng tấn công Z-10 Trung Quốc
Cập nhật lúc: 19:00 07/01/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Trực thăng chiến đấu mạnh nhất TQ Z-10 tan xác
Trực thăng chiến đấu mạnh nhất TQ Z-10 tan xác
Lộ ảnh Trung Quốc đào tạo nữ lái trực thăng Z-10
(Kiến Thức) - Không quân Pakistan đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua các trực thăng tấn công Z-10 do Trung Quốc sản xuất.

Airrecognition đưa tin, Không quân Pakistan đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua trực thăng tấn công Z-10 từ Trung Quốc. Nguồn tin cho biết, dự kiến 3 chiếc Z-10 sẽ được đưa vào thử nghiệm trong Không quân Pakistan phục vụ trong các hoạt động chống khủng bố.
Không quân Pakistan cho rằng, khả năng nhắm mục tiêu ở khoảng cách 3-4 km của Z-10 là rất hữu ích. Nó có thể tác chiến khống đối không và không đối đất khá hiệu quả. Z-10 được vũ trang một pháo 23 mm dưới mũi, hai cánh sơ khai bên hông có thể mang theo các tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không tầm ngắn Ty-90.
Pakistan muon mua truc thang tan cong Z-10 Trung Quoc
Pakistan sẽ mua trực thăng tấn công Z-10 để tăng cường sức mạnh tấn công chống khủng bố.

Với sự gia nhập của trực thăng tấn công Z-10 trong biên chế Không quân Pakistan sẽ làm tăng đáng kể năng lực của họ trong các hoạt động chống khủng bố. Không quân Pakistan không có trực thăng tấn công chuyên dụng, họ phải sử dụng biến thể vũ trang của trực thăng vận tải Mi-17 trong các hoạt động chống khủng bố nên hiệu quả không cao.

Trực thăng tấn công Z-10 do công ty máy bay Changhe (CAIC) phát triển cho Không quân Trung Quốc. Bản thân trực thăng này là một thiết kế từ Dự án 941 bị hủy bỏ của Nga. Kamov đã bán thiết kế này cho Trung Quốc, họ nhập khẩu động cơ dùng cho trực thăng dân sự từ Pratt & Whitney Canada để lắp cho trực thăng này.

Đặc tính kỹ chiến thuật của trực thăng tấn công này vẫn chưa được kiểm chứng nhưng việc Pakistan bày tỏ sự quan tâm mua nó đã cho thấy những thành công ban đầu trên thị trường xuất khẩu.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Lộ tính năng xe tăng hạng nhẹ bí ẩn của Trung Quốc
Cập nhật lúc: 08:00 07/01/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Ngược đời: xe tăng Trung Quốc xuất khẩu tốt hơn đồ nội
Ngược đời: xe tăng Trung Quốc xuất khẩu tốt hơn đồ nội
Xe tăng Trung Quốc tập trận trên núi cao làm gì?
(Kiến Thức) - Xe tăng hạng nhẹ bí ẩn của Trung Quốc trang bị pháo 105mm, dùng động cơ diesel đặc biệt chuyên hoạt động trên núi cao, không khí loãng.

Các khu vực núi cao giữa biên giới Ấn Độ-Trung Quốc là một thách thức lớn đối với hoạt động của những chiếc xe tăng. Địa hình ghồ ghề, không khí thiếu oxy do độ cao khiến những xe tăng chiến đấu chủ lực thông thường không thể hoạt động tại đây.

Do đó, các nhà thầu quốc phòng Trung Quốc đã bắt tay phát triển một loại xe tăng hạng nhẹ có khả năng hoạt động trong điều kiện núi cao. Xe tăng mới có trọng lượng khá nhẹ, nó sử dụng động cơ diesel đặc biệt có khả năng hoạt động trong môi trường không khí loãng.
Lo tinh nang xe tang hang nhe bi an cua Trung Quoc
Xe tăng hạng nhẹ mới là kế hoạch nhằm đối phó với quân đoàn tác chiến miền núi của Ấn Độ.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, xe tăng mới có khả năng phóng tên lửa để tiêu diệt các trực thăng vốn là mối đe dọa thường trực đối với xe tăng trên chiến trường. Nó được trang bị pháo chính 105 mm có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau. Nó có lớp giáp khá tốt ở phía trước và xung quanh tháp pháo.
Vasily Kashin, một chuyên gia về xe tăng tại Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Nga cho biết, một trong những lý do của việc phát triển xe tăng mới là nhằm đối phó với kế hoạch xây dựng quân đoàn sơn cước của Ấn Độ. Các xe tăng mới sẽ thay thế cho loại xe tăng hạng nhẹ Type 62, một loại tăng có thiết kế đơn giản với áo giáp và vũ khí tương đối.
Lo tinh nang xe tang hang nhe bi an cua Trung Quoc-Hinh-2
Mẫu xe tăng hạng nhẹ không rõ danh tính thử nghiệm trên vùng đồi núi.

Trong khi đó, xe tăng mới là một thiết kế khá phức tạp và độc đáo. Ví dụ, khung gầm của nó là một thiết kế mới hoàn toàn và không có loại tương tự trong các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện có của Trung Quốc. Xe tăng mới là sản phẩm của Công ty công nghiệp phương Bắc (NORINCO), một trong những nhà thầu quốc phòng hàng đầu Trung Quốc.

Xe tăng hạng nhẹ mới vẫn chưa rõ định danh, hình ảnh về loại xe tăng này xuất hiện trên các diễn đàn quốc phòng Trung Quốc trong quá trình nó được vận chuyển đến một địa điểm không xác định bằng đường bộ. Mặc dù đặc tính kỹ chiến thuật của xe tăng mới vẫn là một ẩn số nhưng nó cho thấy những bước tiến vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
"Tàu ngầm Type 096 có thể tấn công Mỹ từ bờ biển Trung Quốc"

Nhật Minh | 07/01/2015 14:00
thích

Tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc

Chia sẻ:
Đó là nhận định của tờ Lianhe Zaobao (trụ sở tại Singapore) khi nói về sự nguy hiểm của mẫu tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới mà Trung Quốc đang phát triển.

Cụ thể, tờ Lianhe Zaobao nhận định, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thế hệ mới Type 096 đã lần đầu tiên mang lại cho Hải quân Trung Quốc (PLAN) phương tiện tấn công lục địa Mỹ từ bờ biển Trung Quốc.

Theo bài viết, Trung Quốc hiện có khoảng 4 tàu ngầm Type 094 (lớp Jin).

Những tàu ngầm này có thể mang tổng cộng 48 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 và 200 đầu đạn hạt nhân, chiếm 35% kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Tuy nhiên, với tầm bắn khoảng 6.000 km, mối đe dọa từ phía tên lửa JL-2 đối với các lực lượng Mỹ chỉ giới hạn tới Tây Thái Bình Dương.
Mô hình được cho là của tàu ngầm hạt nhân Type 096 lớp Tang của Trung Quốc.
Mô hình được cho là của tàu ngầm hạt nhân Type 096 lớp Tang của Trung Quốc.

Theo tờ Russian Military Analyst (trụ sở tại Moscow), Trung Quốc đang phát triển tàu ngầm tên lửa đạn đạo Type 096 (lớp Tang) để thay thế các tàu ngầm Type 094 vào năm 2020.

BÀI LIÊN QUAN

"Bén mảng gần Hawaii, tàu ngầm Type 094 TQ dễ bị Mỹ tóm sống"
Tận thấy tàu ngầm "Quái vật đại dương" phá biển băng vào căn cứ
Ngụy trang thời Thế chiến I: Cách Anh "che mắt" tàu ngầm Đức

PLAN kỳ vọng vào thời điểm đó sẽ có ít nhất 6 tàu ngầm Type 094 và Type 096 sẵn sàng hoạt động.

Tên lửa đạn đạo mới được thiết kế cho Type 096 ước tính có tầm bắn 11.000km, cho phép con tàu tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân trực tiếp nhằm vào lục địa Mỹ.

Một chuyên gia Mỹ cho biết, Type 096 thậm chí còn được cho là có thể phóng tên lửa xuyên qua các lớp băng. Dưới sự hộ tống của hạm đội tàu chiến mặt nước, Type 096 có thể tấn công Mỹ từ vùng biển Hawaii.
 

kaka07

Xe máy
Biển số
OF-342625
Ngày cấp bằng
13/11/14
Số km
98
Động cơ
274,070 Mã lực
Trung Quốc được cho là đã xây dựng một bức tường cao 22m bao quanh căn cứ hải quân ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc nước này.
TQ xây tường cao 22m bao quanh căn cứ hải quân để làm gì?
chả buồn cho mình, có 1 số con sâu để cho kẻ thù xây dựng ngay tại vị trí chiến lược AN-QP của quốc gia tại đèo Hải Vân >"<
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
24 tiêm kích Su-35 sẽ tới tay Trung Quốc năm 2016?
Cập nhật lúc: 19:00 12/01/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc còn lâu mới nhận được Su-35 từ Nga
Trung Quốc còn lâu mới nhận được Su-35 từ Nga
Nga chỉ đồng ý bán Su-35 nguyên bản cho Trung Quốc
(Kiến Thức) - Có khả năng Nga sẽ ký bán 24 tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc trời thời điểm ngày 9/5, dự kiến bàn giao năm 2016.
Kênh truyền hình quốc phòng Tvzvezda dẫn nguồn tin quan chức tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, trước ngày 9/5, Nga-Trung có thể đi tới việc kí hợp đồng chính thức cung cấp 24 tiêm kích Su-35 tối tân cho Không quân Trung Quốc. Dự kiến, thời hạn bàn giao sẽ diễn ra trong năm 2016.
Cũng theo nguồn tin, hiện Trung Quốc đã gửi phi công và cán bộ kĩ thuật tới Nga học tập về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tiêm kích đa năng Su-35.
24 tiem kich Su-35 se toi tay Trung Quoc nam 2016?
Nga sẽ cung ứng 24 máy bay đầu tiên cho Trung Quốc vào năm 2016.
Đài Tvzvezda cho biết thêm, hợp tác công nghệ quốc phòng Nga – Trung hiện nay đã được nâng cao, đặc điểm hợp tác cũng đang dần được thay đổi. Trung Quốc sử dụng động cơ Nga và chế tạo phụ kiện cho động cơ đang làm sâu sắc thêm quan hệ của hai nước, thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau, đặt một nền tảng vững chắc cho hợp tác Trung – Nga.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Nga đã ký với Trung Quốc ít nhất 2 hợp đồng lớn (cung cấp 52 trực thăng Mi-171 và 140 động cơ hàng không AL-31F) với trị giá hợp đồng là 1,3 tỷ USD.
Ngoài ra, Nga sẽ tiếp tục cung cấp 10 máy bay vận tải hạng nặng Il-76 từ kho trang bị hiện có của Không quân Nga cho Trung Quốc. Những máy bay này sẽ được tiến hành kiểm tra tu sửa trước khi bán cho Trung Quốc.
Căn cứ vào tuyên bố gần đây của Cục Hợp tác Công nghệ Quốc phòng Liên bang Nga và đại diện của công ty xuất khẩu quốc phòng Nga có thể suy đoán được, cuối năm 2014 trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng quốc phòng Nga thì vấn đề quan trọng trong hội nghị công nghệ quốc phòng Trung – Nga vẫn là việc tiêm kích đa năng Su-35, hệ thống tên lửa phòng không S-400, máy bay tiếp dầu Il-78 và máy bay vận tải Il-76 cho Trung Quố
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc phát triển trực thăng hạng nặng Z-18A bay núi cao
Cập nhật lúc: 09:00 13/01/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Lộ diện trực thăng chở VIP của TSB Liêu Ninh
Lộ diện trực thăng chở VIP của TSB Liêu Ninh
Trung Quốc: trực thăng săn ngầm Z-18F mạnh hơn SH-60 Mỹ
(Kiến Thức) - Trung Quốc đang phát triển biến thể trực thăng vận tải hạng nặng Z-18A có khả năng hoạt động trên các vùng núi cao.
Jane’s Defence Weekly đưa tin, tập đoàn máy bay Changhe (CAIG) đang phát triển một biến thể trực thăng vận tải hạng nặng Z-18A dựa trên loại Z-18 AEW hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Biến thể Z-18A đã được tiết lộ trong thông cáo báo chí của quân đội Trung Quốc(PLA) vào cuối tháng 12/2014.

Theo một bức ảnh do PLA cung cấp thì Z-18A đang tiến hành thử nghiệm tại khu vực Tây Tạng. Như vậy Z-18A sẽ trở thành loại trực thăng thứ 2 của PLA có khả năng hoạt động ở các vùng núi cao. Loại đầu tiên là S-70C do Sikorsky, Mỹ sản xuất. PLA đã nhập khẩu khoảng 18 chiếc từ những năm 1980.
Trung Quoc phat trien truc thang hang nang Z-18A bay nui cao
Z-18A sẽ là loại trực thăng vận tải thứ 2 của PLA có khả năng hoạt động tại các vùng núi cao.

Gia đình trực thăng Z-18 có nguồn gốc từ loại trực thăng vận tải AC-313 3 động cơ do CAIG sản xuất. Loại trực thăng này có thể chở theo 27 hành khách hoặc 5 tấn hàng hóa. Trong năm 2012, AC313 đã được thử nghiệm hoạt động ở độ cao tới 8.000 mét ở cao nguyên Tây Tạng. Nhiều khả năng Z-18A sẽ có hiệu suất tương tự hoặc tốt hơn.

Z-18 đã có 3 biến thể hoạt động trong Hải quân Trung Quốc PLAN bao gồm Z-18 cảnh báo sớm AEW, Z-18F chống ngầm và Z-18 tiêu chuẩn dùng cho vận chuyển khách VIP. Biến thể trực thăng vận tải Z-18A chia sẻ cấu trúc thân máy bay cơ bản như các biến thể khác, nó sử dụng nhiều vật liệu composite hơn, buồng lái kính hiện đại.

Tuy nhiên Z-18A có phần mũi khác, nó không có hệ thống nhắm mục tiêu quang học và phao ở phía sau bánh xe như các biến thể hải quân. Nhiều khả năng, PLA sẽ sử dụng Z-18A làm cần cẩu di động để vận chuyển loại pháo kéo xe hạng nhẹ AH4 155 mm do tập đoàn NORINCO sản xuất lên các khu vực núi cao dọc theo biên giới với Ấn Độ.
Trung Quoc phat trien truc thang hang nang Z-18A bay nui cao-Hinh-2
Z-18A sẽ hoạt động với vai trò cần cẩu di động để vận chuyển pháo kéo xe AH4 lên các vùng núi cao.

Pháo kéo xe AH4 được tiết lộ trong năm 2012, nó là một bản sao chép từ pháo kéo xe M777 155 mm do BAE Systems sản xuất. Norinco cho biết, pháo AH4 có trọng lượng chiến đấu khoảng 4 tấn. Trực thăng vận tải Z-18A sẽ bổ sung cho loại trực thăng Z-8 đã được đưa vào sử dụng trong PLA từ năm 2002. Z-8 là một biến thể có nguồn gốc từ loại SA 321 Super Frelon của Pháp.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đầu tư khá mạnh cho các loại vũ khí có khả năng hoạt động ở những khu vực núi cao. Họ đang tiến hành thử nghiệm xe tăng hạng nhẹ bí mật có khả năng hoạt động chiến đấu tại khu vực Tây Tạng.
Quốc Minh
 

kaka07

Xe máy
Biển số
OF-342625
Ngày cấp bằng
13/11/14
Số km
98
Động cơ
274,070 Mã lực
24 tiêm kích Su-35 sẽ tới tay Trung Quốc năm 2016?
Cập nhật lúc: 19:00 12/01/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc còn lâu mới nhận được Su-35 từ Nga
Trung Quốc còn lâu mới nhận được Su-35 từ Nga
Nga chỉ đồng ý bán Su-35 nguyên bản cho Trung Quốc
(Kiến Thức) - Có khả năng Nga sẽ ký bán 24 tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc trời thời điểm ngày 9/5, dự kiến bàn giao năm 2016.
Kênh truyền hình quốc phòng Tvzvezda dẫn nguồn tin quan chức tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, trước ngày 9/5, Nga-Trung có thể đi tới việc kí hợp đồng chính thức cung cấp 24 tiêm kích Su-35 tối tân cho Không quân Trung Quốc. Dự kiến, thời hạn bàn giao sẽ diễn ra trong năm 2016.
Cũng theo nguồn tin, hiện Trung Quốc đã gửi phi công và cán bộ kĩ thuật tới Nga học tập về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tiêm kích đa năng Su-35.
24 tiem kich Su-35 se toi tay Trung Quoc nam 2016?
Nga sẽ cung ứng 24 máy bay đầu tiên cho Trung Quốc vào năm 2016.
Đài Tvzvezda cho biết thêm, hợp tác công nghệ quốc phòng Nga – Trung hiện nay đã được nâng cao, đặc điểm hợp tác cũng đang dần được thay đổi. Trung Quốc sử dụng động cơ Nga và chế tạo phụ kiện cho động cơ đang làm sâu sắc thêm quan hệ của hai nước, thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau, đặt một nền tảng vững chắc cho hợp tác Trung – Nga.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Nga đã ký với Trung Quốc ít nhất 2 hợp đồng lớn (cung cấp 52 trực thăng Mi-171 và 140 động cơ hàng không AL-31F) với trị giá hợp đồng là 1,3 tỷ USD.
Ngoài ra, Nga sẽ tiếp tục cung cấp 10 máy bay vận tải hạng nặng Il-76 từ kho trang bị hiện có của Không quân Nga cho Trung Quốc. Những máy bay này sẽ được tiến hành kiểm tra tu sửa trước khi bán cho Trung Quốc.
Căn cứ vào tuyên bố gần đây của Cục Hợp tác Công nghệ Quốc phòng Liên bang Nga và đại diện của công ty xuất khẩu quốc phòng Nga có thể suy đoán được, cuối năm 2014 trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng quốc phòng Nga thì vấn đề quan trọng trong hội nghị công nghệ quốc phòng Trung – Nga vẫn là việc tiêm kích đa năng Su-35, hệ thống tên lửa phòng không S-400, máy bay tiếp dầu Il-78 và máy bay vận tải Il-76 cho Trung Quố
nói chung, Mỹ mún kiềm khựa, mà cứ dồn Nga vào thế khó, làm Nga phải chơi chung vs khựa, rồi nó lộng hành chỗ khác, chả biết anh Sam mún gì
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hoàn Cầu: sức mạnh quân sự Trung Quốc bị phóng đại
Cập nhật lúc: 08:00 14/01/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Báo Mỹ: Trung Quốc thành lập lực lượng tên lửa DF-41?
Báo Mỹ: Trung Quốc thành lập lực lượng tên lửa DF-41?
Trung Quốc thử siêu tên lửa DF-41 mang nhiều đầu đạn
(Kiến Thức) - Đó là nhận định của tờ Thời báo Hoàn Cầu về sức mạnh quân sự Trung Quốc khi mà Nga - Mỹ bày tỏ lo ngại về kho tên lửa của nước này.
Theo tờ Want China Times của Đài Loan đưa tin, các chuyên gia quân sự của Mỹ và Nga đều đang bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tục phát triển các mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa mới là DF-31 và DF-31A. Trong khi đó tờ Hoàn Cầu lại cho rằng, sức mạnh quân sự Trung Quốc không đủ khả năng thực hiện một vụ tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân đối với bất cứ quốc gia nào.
Vasily Kashin – Chuyên gia phân tích chiến lược thuộc Trung tâm phân tích chiến lược Moscow cho rằng, các tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn như DF-31, DF-31A và DF-41 đều có thể là mối đe dọa tiềm tàng với bất kỳ quốc gia nào. Quân đội Trung Quốc phải mất vài giờ đồng hồ để có thể khởi động các tên lửa đạn đạo DF-5 sử dụng động cơ nhiên lỏng, trong khi đó đối với các tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn chỉ cần tới 30 phút.
Hoan Cau: suc manh quan su Trung Quoc bi phong dai
Trung Quốc vẫn cho rằng các tên lửa đạn đạo của nước này không đủ khả năng tấn công tới Bắc Mỹ.
Một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đang sở hữu ít nhất 30 tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 được đặt trên các bệ phóng di động. Bên cạnh đó, mẫu tên lửa mới của Trung Quốc là DF-41 cũng đang được phát triển với khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân hơn. Với ngân sách quốc phòng hàng trăm tỷ USD mỗi năm, Bắc Kinh đang dần gia tăng áp lực quân sự lên các quốc gia láng giềng của mình.
Trong khi đó tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin hôm 8/1 cho rằng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang bị Phương Tây phóng đại và nước này không thể gây ra bất kỳ mối đe dọa quân sự đối với bất kỳ quốc gia nào.
Bài báo này cũng so sánh rằng, thật khập khiễng khi so sánh số tên lửa đạn đạo Trung Quốc với số tên lửa của Mỹ và các tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc cũng không đủ sức để thực hiện một đòn tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân đến Bắc Mỹ.
Hoàn Cầu còn cho rằng, Nga đang tìm cách chuyển hướng dư luận Mỹ sang Trung Quốc, bằng cách phóng đại khả năng tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân của quân đội nước này.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc khó sản xuất loạt tiêm kích J-10B vì Nga
Cập nhật lúc: 08:00 15/01/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Lộ tính năng “khủng” trên F-16 Đài Loan giúp trị J-10
Lộ tính năng “khủng” trên F-16 Đài Loan giúp trị J-10
Báo Trung Quốc: J-10 “ăn đứt” F-16 Mỹ, Typhoon châu Âu
(Kiến Thức) - Việc phụ thuộc vào động cơ AL-31F nhập khẩu từ Nga khiến Trung Quốc không thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất loạt tiêm kích J-10B.

Các hình ảnh mới công bố trên trang mạng Aereo cho thấy một số máy bay tiêm kích biến thể J-10B mới sản xuất đã được chuyển giao cho Không quân Trung Quốc. Trong khi đó, nguồn tin từ tạp chí quốc phòng Khán Hòa cho biết, khoảng 10 chiếc tiêm kích J-10B đóng tại một sân bay không xác định tại Trung Quốc.

Tạp chí Khán Hòa cho biết thêm, quá trình sản xuất tiêm kích J-10A được cho là đã hoàn thành vào cuối năm 2014. Bước sang năm 2015, sẽ bắt đầu sản xuất biến thể hiện đại hóa J-10B. Biến thể này dự định sẽ sử dụng động cơ phản lực WS-10 do công ty Taihang sản xuất tại Trung Quốc.
Trung Quoc kho san xuat loat tiem kich J-10B vi Nga
Trung Quốc không thể chủ động đẩy nhanh tốc độ sản xuất J-10B do phải phụ thuộc vào Nga.

Tuy nhiên, loại động cơ nội địa này vẫn chưa sẵn sàng để trang bị nên J-10B phải tiếp tục sử dụng động cơ AL-31F nhập khẩu từ Nga. Do phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Nga nên Trung Quốc không thể sản xuất biến thể J-10B với số lượng lớn.

Tiêm kích J-10B là biến thể hiện đại hóa sâu rộng từ J-10A. Các sửa đổi quan trọng gồm, thiết kế lại cửa hút không khí theo kiểu khuếch tán siêu âm DSI thay cho cửa hút không khí hình chữ nhật lúc trước. Bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST. Nâng cấp hệ thống điện tử, một số tin đồn cho rằng, biến thể này sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA.

Biến thể hiện đại hóa J-10B sẽ kết hợp với biến thể J-10A đang có trong biên chế Không quân Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều khả năng J-10B sẽ được sử dụng với vai trò không đối hạm trên biển, vai trò này đang do các tiêm kích Su-30MK2 mua từ Nga đảm nhận.

Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Wu Shengli cho rằng, tiêm kích đa năng J-10B sẽ hiệu quả hơn so với các tiêm kích F-16 của Đài Loan trong một trận không chiến trên biển nếu có.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc là 'nạn nhân' của Nga và Mỹ?
(Vũ khí) - Trung Quốc trở thành 'nạn nhân' của Nga, Mỹ khi hai nước này quá đề cao khả năng hạt nhân của Bắc Kinh trong khi Bắc Kinh khẳng định không phải vậy.

Mỹ cực kỳ quan tâm bộ đôi DF-41 và JL-2 của Trung Quốc
Tên lửa DF-41 Trung Quốc có chạm tới các thành phố Mỹ?

Trung Quốc đổ lỗi cho Nga

Vừa qua Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn lới chuyên gia Liu Jiangping cho rằng, Nga đang cố chuyển hướng sự chú ý của Mỹ sang Trung Quốc, thông qua việc phóng đại khả năng tấn công hạt nhân của quân đội nước này.

Liu Jiangping cho biết, Quân đội Trung Quốc vẫn chưa có khả năng tiến hành cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu vào Bắc Mỹ.

Lý do vị chuyên gia này khẳng định như vậy là bởi vừa qua, chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) cho rằng, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31, DF-31A và DF-41 nên được xem như là các mối đe dọa, bởi chúng được trang bị động cơ nhiên liệu rắn.

Vasily Kashin cho rằng, phải mất vài giờ để Trung Quốc phóng các tên lửa DF-5 lỗi thời do chúng sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, trong khi các tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn chỉ mất 30 phút để phóng.

Bác bỏ 'cáo buộc' này của Nga, chuyên gia Liu Jiangping khẳng định, tên lửa DF-41 hiện đang được phát triển và có khả năng sẽ mang nhiều đầu đạn có khả năng tấn công mục tiêu độc lập, tuy nhiên còn lâu loại tên lửa này mới được triển khai trực chiến.

Vị chuyên gia này đã tỏ ra khá 'khiêm tốn' khi cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vẫn còn nhỏ bé khi so sánh với Mỹ và phần lớn các tên lửa của Trung Quốc không thể được sử dụng để tấn công hạt nhân phủ đầu lên Bắc Mỹ do tầm bắn còn hạn chế.

Cuối cùng vị chuyên gia này kết luận, Nga đang cố chuyển hướng chú ý của Mỹ sang Trung Quốc, thông qua việc phóng đại khả năng tấn công hạt nhân của quân đội Trung Quốc.
Binh sĩ Trung Quốc chuẩn bị thử nghiệm tên lửa DF-31
Binh sĩ Trung Quốc chuẩn bị thử nghiệm tên lửa DF-31

Mỹ tự dọa mình

Ngày 13/12/2014, Trung Quốc đã bắn thử thành công tên lửa xuyên lục địa DF-41. Điểm đặc biệt trong lần bắn thử này là Trung Quốc thử nghiệm công nghệ đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập MIRV, theo Washington Free Beacon.

Nguồn tin này cho biết thêm, lần thử nghiệm ngày 13/12 là vụ thử thứ 3 tên lửa DF-41, hai lần thử trước đó được tiến hành vào tháng 12/2013 và tháng 7/2012.

"Tên lửa DF-41 phóng ngày 13/12 sử dụng các đầu đạn giả, không rõ số lượng", Washington Free Beacon cho biết. Cơ quan tình báo Mỹ coi đây là một bước tiến lớn trong công nghệ vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, nó có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng chiến lược trong khu vực.

Các chuyên gia khác thì nhận định, Trung Quốc phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo đa đầu đạn thành công đánh dấu sự kết thúc của những nỗ lực của Mỹ trong việc cắt giảm đầu đạn hạt nhân.

Nguồn tin trên còn trích dẫn báo cáo của Quốc hội Mỹ cho rằng, tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 có thể mang được 10 đầu đạn MIRV, đạt tầm bắn hơn 10.000km, đủ sức bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ và có triển vọng đạt khả năng chiến đấu vào năm 2015.

Cựu quan chức tình báo Lầu Năm góc cho biết Trung Quốc đã mất nhiều năm nghiên cứu công nghệ đầu đạn MIRV cho tên lửa DF-41.

“Hiện nay Mỹ bị nhiều mối đe dọa hạt nhân rất đáng sợ thậm chí mang tính sinh tồn hơn, mối đe dọa này sẽ làm cho Mỹ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo vốn yếu ớt lại càng yếu hơn. Mỹ cần phải cải thiện khả năng phòng thủ, giống như Trung Quốc tiến hành nâng cấp hiện đại hóa để đối phó với lực lượng răn đe của Mỹ”, chuyên gia nghiên cứu vấn đề quân sự Trung Quốc của Mỹ Rick Fisher nói.

Ngoài ra, trong bản báo cáo hồi tháng 6/2014, Lầu Năm Góc đã đánh giá tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 sử dụng nhiên liệu đẩy rắn có thể tấn công tới các mục tiêu tại lục địa nước Mỹ.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Mỹ Jeffrey Pool đã từ chối đưa ra ý kiến về vụ thử nghiệm này. “Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn trong phương diện đầu tư và mục tiêu quốc phòng”, ông Jeffrey Pool nói.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top