[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Ông Tập "làm lộ" hình ảnh đầu tiên trong buồng lái máy bay H-6K

Đây là lần đầu tiên, những hình ảnh bên trong buồng lái của phiên bản H-6K được công bố trên truyền thông Trung Quốc.

Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc có dọa được Nhật Bản?
‘H-6K có thể oanh tạc đất Mỹ’, Trung Quốc lại thùng rỗng kêu to

Những hình ảnh đầu tiên bên trong H-6K, loại máy bay ném bom mới nhất của Trung Quốc do Tập đoàn Hàng không Tây An chế tạo, đã hé lộ trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến một đơn vị máy bay ném bom của không quân nước này vào ngày 17/2.


Đơn vị máy bay ném bom mà Tập Cận Bình đến thăm nằm bên ngoài thành phố Tây An và hiện đang vận hành 3 biến thể của loại máy bay ném bom H-6 được sản xuất từ cuối những năm 1990.

Trong đó có phiên bản H-6H, được đưa vào biên chế từ cuối những năm 1990 và được trang bị 2 tên lửa hành trình không đối đất YJ-63/KD-63.



Phiên bản H-6M với 4 mấu treo vũ khí dưới cánh, ta có thể thấy phiên bản này vẫn còn chiếc mũi bằng kính.

Ngoài ra còn có phiên bản H-6M, được đưa vào biên chế từ năm 2007 với 4 mấu treo vũ khí dưới cánh cùng hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống cảnh báo tên lửa mới.

Phiên bản H-6M được trang bị 2 tên lửa hành trình không đối đất KD-20/K-AKD-20 với tầm bắn từ 1.500 - 2.500km.



Hình ảnh ông Tập bên trong buồng lái máy bay ném bom H-6K.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là những hình ảnh bên trong buồng lái của phiên bản H-6K lần đầu tiên được công bố trên truyền thông Trung Quốc.

Trong đó phiên bản H-6K được trang bị buồng lái hiện đại với ít nhất 5 màn hình hiển thị đa năng và đây cũng là phiên bản đầu tiên của H-6 được trang bị ghế phóng cho kíp lái 3 hoặc 4 người.



Phiên bản H-6K với 6 mấu treo vũ khí và mũi chứa radar. Hiện nay, có ít nhất 2 trung đoàn máy bay ném bom của không quân Trung Quốc được trang bị loại máy bay này.

Nguyên mẫu đầu tiên của H-6K xuất hiện vào năm 2007. Đây là phiên bản thay đổi triệt để nhất với việc thay thế phần mũi bằng kính (là nơi của hoa tiêu) bằng phần mũi được trang bị radar và hệ thống nhắm bắn quang điện tử gắn ngoài.

H-6K sử dụng 2 động cơ D-30-KP2 với lực đẩy 12t và sử dụng vật liệu composite nhẹ hơn giúp tăng tầm hoạt động thêm 30%.

H-6K mang theo 6 tên lửa hành trình không đối đất KD-20 ở các mấu treo vũ khí dưới cánh cùng một hoặc nhiều hơn bên trong khoang chứa bom. Nó còn có thể mang theo nhiều loại vũ khí dẫn đường mới từ 4 nhà chế tạo vũ khí của Trung Quốc.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Type 052C chất lượng Aegis Tàu

Tàu khu trục đời mới của Trung Quốc bị sóng đánh bung cửa

24/02/2015 15:05


Chia sẻ:
(Tin Nóng) Những hình ảnh trên đài CCTV (Trung Quốc) ngày 22.2 cho thấy tàu khu trục Trịnh Châu (Zhengzhou) thuộc lớp khu trục hạm Type 052C - Lữ Dương II khi ra biển bị sóng lớn đánh bung cửa, khiến thủy thủ phải vất vả dùng các cột gỗ để chằng chống cửa lại.

7
Sóng lớn đánh bung cửa trên tàu khu trục Trịnh Châu (lớp Type 052C) - Ảnh: CCTV 13

Trang tin Asian Defense ngày 24.2 đăng chùm ảnh lấy từ CCTV 13 về sự cố sóng lớn đánh bung cửa tàu Trịnh Châu, tàu khu trục mới hạ thủy hồi năm 2013 của Trung Quốc, mệnh danh là tàu chiến ngang ngửa lớp tàu trang bị hệ thống phòng không Aegis của Mỹ với radar mảng pha thụ động (gắn hai bên đài chỉ huy). Những hình ảnh này cho thấy khi hai thủy thủ đóng cửa tàu, sóng lớn đánh bung cửa, tràn nước vào lênh láng. Hai thuỷ thủ bị thương, trong đó một người gãy hàm trước, người kia gãy xương, theo CCTV.

Sau đó thủy thủ phải dùng nhiều cột gỗ (mang theo sẵn?) để tấn vào cửa để chống sóng biển đánh bung cửa. Và người ta đành phải hàn cánh cửa này lại.

Thủy thủ cũng được huy động xô chậu để tát nước lênh láng cả sàn tàu.

Đài CCTV 13 cho hay tai nạn xảy ra khi tàu Trịnh Châu đang huấn luyện trên biển Tây Thái Bình Dương cuối năm 2014, trong điều kiện biển động, sóng cao hơn 5 m.

Asia Defense News bình rằng hình ảnh này khiến người ta nghi ngờ về chất lượng và thiết kế của các tàu chiến Hải quân Trung Quốc.


http://tinnong.thanhnien.com.vn/pages/20150224/tau-khu-truc-doi-moi-cua-trung-quoc-bi-song-danh-bung-cua.aspx

Tàu khu trục TQ dùng động cơ chất lượng kém của Ukraine
(Vũ khí) - Toàn bộ 6 khu trục hạm Type 052C được cho là hiện đại nhất của Trung Quốc đang dùng động cơ chất lượng rất kém của Ukraine.

Tàu khu trục lớp Akizuki có khiến Trung Quốc sợ hãi?
Trung Quốc đã vượt trội Nhật Bản về số tàu khu trục

Hiện nay, với việc những tàu khu trục Type 052D chưa sẵn sàng cho các nhiệm vụ tác chiến thì type 052C được đánh giá là hiện đại nhất trong biên chế hải quân Trung Quốc.

Thậm chí, những tàu khu trục lớp 052C còn được truyền thông nước này xưng tụng là Aegis của châu Á do cách bố trí các radar mạng pha gắn vào kết cấu thượng tầng tương tự như các tàu khu trục Arleigh Burke của hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, cả 6 tàu 052C của Trung Quốc hiện nay đang vướng phải một yếu điểm chết người mà tờ tạp chí quốc phòng Kanwa - tờ báo có uy tín về quân sự của Canada đã phanh phui. Theo đó, toàn bộ động cơ chính của con tàu đều sử dụng hàng kém chất lượng có xuất sứ từ công nghệ Ukraine.
Tàu khu trục Type 052C của Trung Quốc
Tàu khu trục Type 052C của Trung Quốc

Mỗi khu trục hạm Type 052C đều được sử dụng hai tuốc bin khí là DN/DA-80, do Ukraine sản xuất. Tuy nhiên một nguồn tin từ Hải quân Trung Quốc giấu tên đã tiết lộ với Kanwa rằng những tuốc bin này cực kỳ khó sửa chữa, bảo trì.

Theo phân tích của Kanwa thì DN/DA-80 có trọng lượng quá nặng để trang bị cho tàu chiến, chưa nói đến những khu trục mang yếu tố khinh hạm như type 052C. Đồng thời, những gì mà khu trục lớp 052C này thể hiện trong các cuộc tập trận chung giữa nhiều quốc gia cũng cho thấy khả năng xoay trở thua kém với nước khác.

Thực tế thì phương Tây luôn đặt nghi vấn về chất lượng của các loại động cơ do Ukraine sản xuất. Bản thân DN/DA-80 cũng đã bị Nga, Ấn Độ, Iran từ chối để trang bị cho các chiến hạm mà họ vừa tự đóng.

Hiện nay, Type 052C đang được Trung Quốc lên kế hoạch gia tăng số lượng để nhanh chóng biên chế cho các hạm đội Nam Hải và Đông Hải của họ. Nhưng Aegis của Trung Quốc này chỉ có điểm tương đồng duy nhất với các chiến hạm của Mỹ là vẻ bề ngoài, còn mọi thiết bị bên trong đều thua kém rất nhiều.

Hiện tại trong khu vực, Trung Quốc đang có rất nhiều đối thủ. Ở Đông Nam Á, việc tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong ASEAN đều có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Tuy nhiên, hải quân của ASEAN thiên về các khinh hạm có tốc độ, khả năng xoay chuyển và mang những loại vũ khí diệt hạm chính xác. Trong khi 052C không đạt được những yếu tố về tốc độ hay điều dẫn.

Còn với biển Hoa Đông, Nhật Bản là quốc gia có lực lượng hải quân hiện đại nhất châu Á và không thua kém Mỹ là bao. Đặc biệt, Nhật Bản đang sở hữu khu trục hạm Akizuki với một loạt các cải tiến về cả động cơ và tác chiến điện tử thông minh.

Nếu tiếp tục chạy đua vũ trang theo hướng thi đua ngoại hình, Bắc Kinh sẽ sớm nhận những hậu quả rất đáng buồn.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-khu-truc-tq-dung-dong-co-chat-luong-kem-cua-ukraine-3103098
 
Chỉnh sửa cuối:

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Báo Trung Quốc cân lượng sức mạnh ngầm với Đông Nam Á
(Lực lượng vũ trang) - Trong khi nhiều nước sắm tàu ngầm thì Hải quân Trung Quốc bộc lộ điểm yếu.

Hải quân Trung Quốc thêm công cụ nguy hiểm
Cơ sở để Nhật Bản 'dìm hàng' Hải quân Trung Quốc

Ngày 28/2, trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc đăng tải bài viết trong đó cho rằng, đối với các vùng biển xung quanh, không chỉ có "các nước lớn" quân sự với lực lượng tàu ngầm thông thường rất không tầm thường như Nhật Bản, Hàn Quốc; ở khu vực Biển Đông và Đông Nam Á, những năm gần đây, cùng với chi tiêu của các nước tăng mạnh, việc mua sắm trang bị hải quân nhất là tàu ngầm cũng rất tích cực.

Trong bối cảnh Trung Quốc tồn tại "tranh chấp", thậm chí "quan hệ căng thẳng" với các nước xung quanh (chủ yếu do Trung Quốc gây ra), các nước Đông Nam Á đặc biệt là việc mua sắm tàu ngầm của Việt Nam đương nhiên là "điều Trung Quốc cần cảnh giác cao độ", bài báo trên Sina viết.

Theo bài báo, tàu ngầm là vũ khí có màu sắc quân sự và tấn công đậm đặc, lắp ngư lôi và tên lửa chống hạm, nếu xuất hiện ở vùng biển tranh chấp hoặc các đảo được kiểm soát trọng điểm thì đều dễ gây ra phán đoán nhầm và làm leo thang căng thẳng. Hiện nay, tình hình săn ngầm mà Trung Quốc đối mặt ngày càng nghiêm trọng.
tàu hộ vệ Type 056 phiên bản săn ngầm của Hạm đội Đông Hải (nguồn mạng sina TQ)
Tàu hộ vệ Type 056 phiên bản săn ngầm của Hạm đội Đông Hải

Bài viết trên Sina cho hay, bất kể là biển gần hay biển xa, tác chiến săn ngầm đều là điểm yếu lớn nhất của Hải quân Trung Quốc.

Theo đó, tàu khu trục và tàu hộ vệ sớm biên chế về cơ bản không có năng lực săn ngầm, cho dù hiện nay các tàu chiến mặt nước cỡ lớn và vừa như Type 054A, Type 052C, Type 052D và Liêu Ninh lần lượt biên chế, năng lực phòng không của Hải quân Trung Quốc đã được nâng cao về chất, tình hình năng lực săn ngầm yếu ớt cũng được cải thiện.

Mặc dù là về thiết kế, các tàu khu trục và tàu hộ vệ mới hạ thủy những năm gần đây thiên về phòng không và chống hạm, nhưng về săn ngầm cũng đều đã lần lượt lắp hệ thống săn ngầm tổng hợp với đại diện là thiết bị định vị thủy âm kéo H/SJG-206, săn ngầm trên không của máy bay trực thăng đã thành tiêu chuẩn, năng lực săn ngầm đã được nâng lên rất lớn.

Nhưng những tàu chiến mặt nước cỡ lớn và vừa này đều thuộc trang bị tầm xa vượt vùng kinh tế 200 hải lý, nếu dùng cho thực hiện nhiệm vụ săn ngầm ở vùng biển gần nước nông thì sẽ lãng phí nguồn lực.

Trong khi đó, trong trang bị hiện có của Hải quân Trung Quốc, chủ lực thực hiện nhiệm vụ săn ngầm nước nông là tàu săn ngầm Type 037I. Do thời gian chế tạo tàu này đã lâu, tính năng công nghệ lạc hậu, hiệu quả chiến đấu của nó đã yếu kém nghiêm trọng so với thời đại, khó gánh được nhiệm vụ nặng nề và cấp bách chiến đấu với kẻ thù ở dưới mặt nước hiện nay.

Đối với Hải quân Trung Quốc vẫn đang biên chế rất nhiều tàu cũ, theo Sina, Type 056 chính là trang bị thay thế tốt, nhất là phiên bản săn ngầm của Type 056 có thể thay thế hơn trăm tàu săn ngầm Type 037 hiện có để thực hiện nhiệm vụ săn ngầm biển gần nặng nề.

Không chỉ có báo chí Trung Quốc đánh giá năng lực săn ngầm của Hải quân Trung Quốc yếu, nhiều chuyên gia quân sự quốc tế cũng đã đưa ra đánh giá tương tự.

Mới đây, trên tạp chí SAPIO Nhật Bản số tháng 3 năm 2015, chuyên gia quân sự Nhật Bản Inoue Kazuhiko chỉ ra, cho dù quân đội Mỹ không tham chiến khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột ở đảo Senkaku, thực lực thực sự của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng không thể đánh giá thấp.

Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc thông qua “kỹ thuật đảo ngược” (nhờ mua được thành phẩm vũ khí mũi nhọn) để chế tạo vũ khí, nhưng độ tin cậy còn lâu mới bằng Nhật Bản. Từ quá trình chế tạo tàu sân bay làm chấn động thế giới có thể nhìn thấy phần nào.

Mặc dù Trung Quốc cải tạo tàu sân bay Liên Xô cũ thành tàu Liêu Ninh và bắt đầu đưa nó vào hoạt động, nhưng chưa trang bị thiết bị phóng máy bay, còn tồn tại cách biệt “một trời một vực” so với tính năng của tàu sân bay động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ. Hơn nữa, vấn đề chí tử là năng lực săn ngầm của Hải quân Trung Quốc cực kỳ yếu ớt, chỉ có thể trở thành “con mồi” của tàu ngầm lớp Soryu.

Tác giả Eric Wertheim của cuốn “Hạm đội tác chiến” (Combat Fleets) cũng từng cho biết, những năm gần đây, Trung Quốc luôn tập trung phát triển hạm đội mặt nước của họ, thông qua phát triển tên lửa chống hạm và phòng không cỡ lớn để tác chiến tốt hơn với tàu chiến và máy bay chiến đấu.

Nhưng năng lực dò tìm và theo dõi tàu ngầm của Trung Quốc đã bị cho là điểm yếu lớn nhất của Hải quân Trung Quốc.

Eric Wertheim nói: “Tác chiến săn ngầm của Hải quân Trung Quốc luôn bị coi là lỗ hổng, đây là một trong những điểm yếu cấp bách của Hải quân Trung Quốc”.
 

lomdom

Xe hơi
Biển số
OF-355137
Ngày cấp bằng
24/2/15
Số km
147
Động cơ
264,010 Mã lực
Ko biết đánh nhau thì mèo nào cắn miu nào các kụ nhỉ
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,591
Động cơ
588,163 Mã lực
Toàn thấy chê bai địch, không biết đến lúc đụng trận thì thế nào!
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
“Tàu ngầm hạt nhân TQ chỉ dám sánh với tàu ngầm Los Angeles Mỹ”

Vy Lam | 03/03/2015 08:02
thích

Tàu ngầm Trung Quốc. Ảnh: Chinese Military Review

Chia sẻ:
Chuyên gia quân sự Liu Jiangping khẳng định, Hải quân Trung Quốc không có bất cứ tàu ngầm nào có thể so sánh với tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, lớp Seawolf hay lớp Virginia của Mỹ.

Trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn Cầu, chuyên gia quân sự Trung Quốc Liu Jiangping đã lên tiếng chỉ trích Phó Đô đốc Joseph Mulloy – Phó chỉ huy các chiến dịch hải quân của Mỹ vì những bình luận cường điệu về sức mạnh Hải quân Trung Quốc (PLAN).

“Trung Quốc đang chế tạo những tàu ngầm “tương đối đáng kinh ngạc”, đồng thời có số tàu ngầm hạt nhân và diesel-điện nhiều hơn cả Mỹ” – ông Mulloy phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ ngày 25/2.

Ông Mulloy cho rằng Trung Quốc đang mở rộng các khu vực hoạt động của tàu ngầm nước này và kéo dài thời gian triển khai của chúng.

Theo Mulloy, PLAN đã triển khai tàu ngầm tới Ấn Độ Dương khoảng 3 lần trong năm ngoái và duy trì hoạt động của các tàu này ngoài biển tới 95 ngày.

Ông Mulloy nhận định, thậm chí dù chất lượng các tàu ngầm Trung Quốc vẫn chưa thể sánh với Mỹ nhưng quy mô hạm đội tàu ngầm của PLAN giờ đây đã vượt Mỹ. Một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho hay, Hải quân Mỹ hiện có 71 tàu ngầm trong biên chế.

Trong khi đó, trong bản báo cáo thường niên trước Quốc hội Mỹ về tình hình phát triển an ninh và quân sự của Trung Quốc lần trước, Lầu Năm Góc đưa ra con số thống kê là Trung Quốc đang có:

77 tàu chiến mặt nước chủ lực, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ cỡ trung và lớn, cùng với 85 tàu chiến nhỏ được trang bị tên lửa.
Theo ông Liu, Trung Quốc chỉ có duy nhất tàu ngầm Type 093 lớp Shang có thể so sánh với tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles của Mỹ.
(Trong ảnh: Tàu ngầm lớp Shang. Nguồn ảnh: Want China Times).


Theo ông Liu, Trung Quốc chỉ có duy nhất tàu ngầm Type 093 lớp Shang có thể so sánh với tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles của Mỹ. (Trong ảnh: Tàu ngầm lớp Shang. Nguồn ảnh: Chinese Military Review).

Trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu, chuyên gia Liu Jiangping cho rằng ông Mulloy đang tìm cách thổi phồng sức mạnh của Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố như vậy.

BÀI LIÊN QUAN

Lộ ảnh Trung Quốc trang bị pháo lớn cho tàu hải cảnh
“Trung Quốc không thể chiến thắng dù có nhiều vũ khí tối tân”
"Dù tàu ngầm mạnh, Trung Quốc vẫn khó lòng 'cầm trịch' ở Biển Đông"

Theo ông Liu, Phó Đô đốc Mulloy đã cố tình lờ đi ưu thế của các tàu ngầm Mỹ trước tàu ngầm Trung Quốc.

Ông Liu chỉ ra rằng, trong khi hầu hết các tàu ngầm của PLAN chạy bằng động cơ thông thường thì tất cả 71 tàu ngầm của Hải quân Mỹ chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Còn Trung Quốc đang vận hành chưa đầy 10 tàu ngầm hạt nhân.

Trong số này, chỉ có duy nhất tàu ngầm Type 093 lớp Shang có thể so sánh với tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles của Mỹ.
Ông Liu khẳng định Trung Quốc không có tàu ngầm nào có thể so sánh với tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ.

Ông Liu khẳng định Trung Quốc không có tàu ngầm nào có thể so sánh với tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ. (Trong ảnh: Tàu ngầm lớp Ohio. Nguồn ảnh: US Navy).

Ông Liu nhấn mạnh rằng PLAN không có bất cứ tàu ngầm nào có thể so sánh với tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio, cũng như các tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Seawolf và Virginia của Mỹ.

Theo quan điểm của ông Liu, Phó Đô đốc Mulloy đã thổi phồng sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc nhằm mục đích có được một nguồn ngân sách lớn hơn cho Hải quân Mỹ.

Ông Liu cũng nói thêm rằng, Trung Quốc đang dần từ bỏ quan điểm chiến thắng trong chiến tranh bằng ưu thế số lượng.
 

SIDECAR

Xe điện
Biển số
OF-20224
Ngày cấp bằng
21/8/08
Số km
2,223
Động cơ
522,230 Mã lực
Nơi ở
ĐƯỜNG ĐẮT NHẤT HÀNH TINH
Website
www.facebook.com
khựa nó hơn VN mình nhiều ... nên mình phải khôn khéo mới giải quyết khựa đc .... Còn nó hơn thèng khác thì kệ kụ nó .... Em nghĩ VN thì sợ khựa là cái chắc , nhưng khựa chả bao giờ ăn nổi VN vì VN toàn xương làm gì có xịt ...
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
UAV chiến đấu của Trung Quốc có thêm “hàng nóng“
Cập nhật lúc: 12:00 03/03/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
UAV Dực Long Trung Quốc nhái Mỹ từ A đến Z
UAV Dực Long Trung Quốc nhái Mỹ từ A đến Z
Trung Quốc “nhào nặn” RQ-4, MQ-9 Mỹ thành UAV Tian Yi
(Kiến Thức) - Trung Quốc tăng cường sức mạnh phi đội UAV chiến đấu của nước này với các tên lửa không đối đất Blue Arrow 9 và AR-1.
Theo tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin từ triển lãm quốc phòng IDEX-2015 được tổ chức ở UAE cho hay, các công ty quốc phòng của Trung Quốc vừa cho ra mắt hàng loạt tên lửa không đối đất thế hệ mới dành riêng cho các dòng UAV chiến đấu do nước này phát triển.
Các loại tên lửa không đối đất này đa phần đều do hai công ty quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc phát triển là công ty công nghiệp quốc phòng Norinco và Tổng công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC).

Tên lửa không đối đất Blue Arrow 7 và Blue Arrow 9 do công ty công nghiệp quốc phòng Norinco của Trung Quốc phát triển.
Đáng chú ý nhất là Blue Arrow 7 - tên lửa không đối đất hạng nhẹ do Norinco phát triển, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010. Có chỉ có trọng lượng khoảng 47kg và được trang bị hệ thống dẫn đường bằng laser bán chủ động. Trong một số cuộc tập trận gần đây, Blue Arrow 7 còn được Quân đội Trung Quốc lắp trên các máy bay trực thăng tấn công Z-10.
Biến thể tiếp theo của Blue Arrow 7 là Blue Arrow 9 cũng được Norinco giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014, nhưng biến thể này lại không được Norinco mang đến IDEX-2015.
Blue Arrow 9 có trọng lượng khá nhẹ chỉ 26,5kg và hoàn toàn có thể được trang bị trên một số dòng UAV chiến đấu do Trung Quốc phát triển. Nó được trang bị hệ thống dẫn đường bằng laser bán chủ động với tầm bắn hiệu quả lên tới 6km.
Trong khi đó tại IDEX-2015 lại có một thông tin không chính thức rằng, Trung Quốc đã bán cho UAE các máy bay tấn công không người lái Dực Long do nước này tự phát triển đi kèm với đó là các tên lửa không đối đất Blue Arrow 7 và Blue Arrow 9.

Mô hình tên lửa không đối đất AR-1 trong một triển lãm hàng không.
Một công ty khác của Trung Quốc là CASC cũng khá thành công với tên lửa không đối đất AR-1 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008 và cũng được trang bị hệ thống dẫn đường bằng laser bán chủ động. AR-1 được CASC thiết kế để trang bị trên các máy bay không người lái CH-3, CH-3A, và CH-4. Tại IDEX-2015 lần này CASC cũng đạt doanh thu khá tốt với AR-1.
Tên lửa không đối đất AR-1 đã được Trung Quốc thử nghiệm trong khoảng thời gian khá dài bao gồm cả trên các loại trực thăng tấn công lẫn UAV, nó có tầm bắn hiệu quả từ 8-10km và cũng đang được CASC phát triển với một số biến thể nâng cấp với hệ thống dẫn đường bằng hình ảnh hồng ngoại.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Lộ tính năng tên lửa phóng từ tàu ngầm mới của TQ

(Kiến Thức) - C-708UNA được cho là biến thể của mẫu YJ-82, có khả năng đạt tầm phóng gần 130km, trang bị trên nhiều loại tàu ngầm.

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải-2014, các nhà sản xuất quốc phòng Trung Quốc đã khoe hàng loạt vũ khí mới. Nổi bật trong các vũ khí mới là loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA.

Tên lửa mới là sản phẩm của Tổng công ty khoa học không gian vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Hệ thống này bao gồm 1 tên lửa chống hạm CM-708 sửa đổi từ biến thể xuất khẩu của tên lửa YJ-82, cánh của tên lửa có thể gập lại cùng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn phía đuôi. Người ta đóng gói tên lửa vào trong một "viên nang" tương tự quả ngư lôi.



08-3949 1880
08-3949 1880
08-3949 1880

Nội dung tin
Saturday, 22-11-2014
Share on facebookShare on twitter Share on emailShare on print More Sharing Services0

Lộ tính năng tên lửa phóng từ tàu ngầm mới của TQ

(Kiến Thức) - C-708UNA được cho là biến thể của mẫu YJ-82, có khả năng đạt tầm phóng gần 130km, trang bị trên nhiều loại tàu ngầm.

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải-2014, các nhà sản xuất quốc phòng Trung Quốc đã khoe hàng loạt vũ khí mới. Nổi bật trong các vũ khí mới là loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA.

Tên lửa mới là sản phẩm của Tổng công ty khoa học không gian vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Hệ thống này bao gồm 1 tên lửa chống hạm CM-708 sửa đổi từ biến thể xuất khẩu của tên lửa YJ-82, cánh của tên lửa có thể gập lại cùng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn phía đuôi. Người ta đóng gói tên lửa vào trong một "viên nang" tương tự quả ngư lôi.
Mô hình tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải.

CM-708UNA được phóng đi từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn trên tàu ngầm. "Viên nang" sẽ giúp tên lửa di chuyển dưới nước như một ngư lôi, sau khi rời khỏi mặt nước, nó sẽ tách bỏ khỏi tên lửa. Lúc này động cơ tăng cường nhiên liệu rắn sẽ kích hoạt đưa tên lửa đến độ cao nhất định. Sau đó, động cơ tăng cường sẽ tách bỏ và đến động cơ phản lực hoạt động đưa tên lửa đến mục tiêu.

Theo poster trưng bày tại gian hàng của Tổng công công nghiệp quốc phòng Bắc Trung Quốc (NORINCO). CM-708UNA là một tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm, nó có thể sử dụng trên nhiều loại tàu ngầm khác nhau. Người ta thiết kế nó để tấn công lén lút vào các tàu chiến mặt nước hạng trung bình đến cỡ lớn hay các mục tiêu ven biển.

Poster giới thiệu tính năng tác chiến của tên lửa CM-708UNA.

Tên lửa CM-708UNA được dẫn hướng kết hợp quán tính cùng hệ thống định vị toàn cầu, pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng đầu dò radar (nhưng không rõ là thụ động hay chủ động). Hệ thống điện tử của tên lửa thiết kế theo công nghệ kỹ thuật số cùng một số công nghệ mới. Nó có tầm bắn khoảng 128km, nhà sản xuất quảng cáo tên lửa này có độ phản hồi radar thấp nên có khả năng đột phá mạng lưới phòng không đối phương.

Phát triển các tên lửa chống hạm phòng từ tàu ngầm là một công nghệ khá phức tạp. Các giai đoạn từ khi ra khỏi ống phóng ngư lôi, di chuyển dưới nước, trồi lên khỏi mặt nước, tách bỏ viên nang, kích hoạt động cơ chính là những công đoạn đòi hỏi những công nghệ hết sức tinh vi.

Đến nay chỉ có 3 quốc gia phát triển thành công công nghệ này là, Pháp với tên lửa SM-39 Exocet, Mỹ với tên lửa UGM-84 Harpoon, Nga với tên lửa 3M-54 Klub-S và sắp tới có thể là Trung Quốc. Na Uy cũng đang phát triển một biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa NSM.

Không rõ tên lửa CM-708UNA đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, nhưng nó cho thấy Trung Quốc đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực công nghệ tên lửa.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Lý do HQ Trung Quốc không nhận 2 siêu hạm Type 052C
Cập nhật lúc: 19:00 05/03/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Bất ngờ sức mạnh tàu chiến Hàn Quốc thăm Việt Nam
Bất ngờ sức mạnh tàu chiến Hàn Quốc thăm Việt Nam
Trung Quốc đang đóng tàu khu trục Type 055 cực mạnh?
(Kiến Thức) - Có khả năng do vấn đề động cơ khiến Hải quân Trung Quốc từ chối tiếp nhận 2 tàu khu trục tên lửa Type 052C cuối cùng.
Theo Tạp chí Khán Hòa, đại diện quân sự của Hải quân Trung Quốc mới đây đã từ chối ký vào biên bản bàn giao 2 tàu khu trục tên lửa Type 052C cuối cùng, điều này đồng nghĩa với việc hải quân nước này cho đến nay vẫn chưa tiếp nhân 2 chiếc 152 và 153 cuối cùng này.
Nguồn tin của Khán Hòa cho biết, cả 2 tàu khu trục tên lửa Type 052C này cho đến nay vẫn ở nhà máy đóng tàu Giang Nam, vấn đề tiếp nhận tàu vẫn còn tranh cãi.
Nhà máy đóng tàu Giang Nam cho rằng, toàn bộ quá trình đều đạt yêu cầu quy định của hợp đồng đã ký.
Ly do HQ Trung Quoc khong nhan 2 sieu ham Type 052C
Siêu hạm phòng không Type 052C.
Bình luận về nguyên nhân Hải quân Trung Quốc từ chối tiếp nhận 2 tàu khu trục tên lửa này, tạp chí Khán Hòa cho rằng, không loại trừ khả năng, hải quân nước này thiếu lượng lớn thủy thủ vận hành tốt tàu khu trục Type 052C. Nhưng lý do này có lẽ vẫn không thuyết phục, bởi trước khi đóng tàu chắc chắn giới lãnh đạo Hải quân Trung Quốc sẽ phải có sự chuẩn bị. Đó là chưa kể, Trung Quốc đã có thời gian dài vận hành Type 052C nên việc chuẩn bị kíp thủy thủ không phải là quá khó khăn.
Nhiều khả năng, vấn đề động cơ của Type 052C mới là nguyên nhân chính khiến chúng không được tiếp nhận. Theo nguồn tin Khán Hòa, 2 tàu 152 và 153 được trang bị hệ thống động cơ tuốc bin khí DN80 do Trung Quốc sản xuất. Phải chăng, loại động cơ này gặp sự cố lớn, không đáng tin cậy?
Khu trục tên lửa Type 052C là một trong những tàu chiến mạnh và hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc hiện nay. Nó còn được mệnh danh là "Aegis made in China" vì có kiểu dáng thượng tầng giống với tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ.
Type 052C có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155,5m, thủy thủ đoàn 280 người, trang bị hệ thống hỏa lực mạnh mẽ gồm: 48 tên lửa đối không tầm xa HQ-9; 8 tên lửa chống hạm C-805 hoặc 8 tên lửa hành trình đối đất HN-2; một pháo hạm 100mm; 2 bệ pháo phòng không Type 730 cùng 6 ống phóng ngư lôi...
Chi đội tàu khu trục tên lửa 6 của Hạm đội Đông Hải là đơn vị trang bị 2 tàu khu trục tên lửa 052C cuối cùng này, đây là một trong những chi đội tàu mạnh nhất trong Hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc không đủ tự tin xuất khẩu tiêm kích J-20
Cập nhật lúc: 08:00 06/03/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Tiêm kích tàng hình J-20 sẽ được chế tạo 10 chiếc
Tiêm kích tàng hình J-20 sẽ được chế tạo 10 chiếc
Vì sao tiêm kích tàng hình J-20 không có số hiệu 2014?
(Kiến Thức) - Dường như Trung Quốc không đủ tự tin để xuất khẩu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 do yếu kém về mặt thiết kế.
Mạng Strategy Page đưa tin cho hay, Trung Quốc đã quyết định không tiến hành xuất khẩu dòng tiêm kích tàng hình J-20 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô nước này chế tạo.
Quyết định này có thể được coi tin xấu cho một số quốc gia hiện đang muốn mua các dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 giá rẻ từ Trung Quốc. Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011 cho đến nay, J-20 đã được Trung Quốc tiến hành sửa đổi khá nhiều lần và hai nguyên mẫu gần đây nhất của dòng máy bay này còn được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động.
Trung Quoc khong du tu tin xuat khau tiem kich J-20
Giấc mơ xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc còn khá xa vời.
Bên cạnh đó, 3 trong tổng số sáu nguyên mẫu đầu tiên của tiêm kích tàng hình J-20 đã được đưa vào bay thử nghiệm trong năm 2014, nhiều chuyên gia quân sự cũng đánh giá rằng Trung Quốc đã vay mượn thiết kế F-22 của Mỹ để phát triển J-20. Ngoài ra hệ thống động cơ phản lực Saturn AL-31F của J-20 cũng bị cho là hoạt động kém hiệu quả so với thiết kế động lực học của J-20.
Động cơ cũng là điểm yếu lớn nhất trong thiết kế của J-20 hiện tại, khi mà AL-31F vốn là dòng động cơ phản lực được Nga chế tạo để trang bị cho các dòng máy bay tiêm kích đa năng như Su-30, Su-27 hay cường kích Su-34. Xét về nhiều góc độ thì J-20 vẫn thua xa so với F-22 của Mỹ hay PAK FA của Nga.
Trong một cuộc xung đột tiềm năng trong tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc thì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ triển khai các phi đội tiêm kích tàng hình J-20 để tấn công biên đội tàu sân bay của Mỹ, nhưng với các tính năng kỹ chiến thuật yếu kém của J-20 hiện tại thì vẫn còn nhiều câu hỏi cần được trả lời.
Mặt khác Trung Quốc vẫn biết rõ các yếu điểm của J-20 cho nên nước này vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện J-20 với nhiều nguyên mẫu khác nhau, ngoài ra Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển dòng động cơ phản lực nội địa WS-15 để trang bị trên J-20.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Tin “sốc“: Nga giúp Trung Quốc phát triển tàu chiến Type 054A
Cập nhật lúc: 21:00 06/03/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Lộ bằng chứng Trung Quốc nâng cấp tàu chiến Type 054A
Lộ bằng chứng Trung Quốc nâng cấp tàu chiến Type 054A
Đáng ngại tàu chiến Type 054A mới của Trung Quốc
(Kiến Thức) - Truyền thông Nga cho rằng chính nước này đã giúp Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ phát triển tàu chiến lớp Type 054A.
Truyền thông Nga cho biết, nhiều khả năng Trung Quốc đã có được Nga giúp đỡ trong quá trình phát triển và đóng mới các tàu chiến Type 054 cũng như các biến thể của nó đang được Hải quân Trung Quốc sử dụng.
Số lượng tàu chiến Type 054A có trong biên chế của Hải quân Trung Quốc nhiều hơn bất cứ loại tàu chiến nào mà nước này đang sử dụng. Tính đến đầu năm 2014, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị 15 chiếc Type 054A và đang tiến hành đóng mới 5 chiếc khác tại các nhà máy đóng tàu Hoàng Phố ở Quảng Châu và Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải. Bên cạnh đó, Type 054A còn được trang bị hệ thống vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử tốt hơn các vượt trội hơn các tàu chiến khác.
Tin

Sự phát triển quá nhanh của Type 054 khiến người ta nghi ngờ Trung Quốc được sự giúp đỡ của người Nga.
Quá trình thiết kế và phát triển tàu chiến Type 054A diễn ra khá nhanh từ thiết kế ban đầu vào năm 2009 cho đến khi được đưa vào sản xuất chỉ nhất 3 năm, khoảng thời gian phát triển của Type 054A nhanh hơn bất cứ loại tàu chiến nào từng được Trung Quốc chế tạo.
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ quá trình phát triển của Type 054A diễn ra nhanh như vậy là để phục vụ cho các hoạt động tranh chấp lãnh thổ trên biển của chính quyền Trung Quốc, mặt khác có nhiều ý kiến lại cho rằng Trung Quốc được các chuyên gia Nga hỗ trợ.
Cũng theo một báo cáo của Trung Quốc công bố, nước này sẽ cho đóng mới thêm khoảng 20 tàu hộ vệ tàng hình Type 056, trong khi đó Hải quân Trung Quốc có kế hoạch đưa vào trang bị ít nhất 40 tàu Type 056 với tổng giá trị ước tính lên tới 8 tỷ USD. Và các tàu này đều đang trong quá trình đóng mới đồng thời tại các nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, Hudong-Zhonghua, Vũ Xương và Đại Liên.
Tin
Hải quân Trung Quốc mỗi năm đưa vào trang bị hàng chục tàu chiến thế hệ mới.
Trong đó, Hạm đội Nam Hải là hạm đội nhận được nhiều tàu chiến nhất của Hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây, điều này càng thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển với các nước láng giềng. Ngoài ra khu vực vùng biển Đông Bắc Á cũng là một điểm nóng của Hải quân Trung Quốc.
Đối trọng lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Đông Bắc Á vẫn là Nhật Bản. mặc dù xét về qui mô lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản không bằng Hải quân Trung Quốc nhưng Nhật Bản lại được trang bị tốt hơn và thiện chiến hơn. Do đó Hải quân Trung Quốc có cách tiếp cận khác trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển tại khu vực Đông Bắc Á so với chính sách cứng rắn tại Đông Nam Á.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Vì sao Trung Quốc đổi tên tên lửa hành trình CJ-10?
Cập nhật lúc: 06:30 09/03/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc lộ ảnh tên lửa chống tàu sân bay CJ-10
Trung Quốc lộ ảnh tên lửa chống tàu sân bay CJ-10
Mỹ quan tâm tới tên lửa hành trình CJ-10 TQ
(Kiến Thức) - Quân đoàn Pháo binh thứ 2 của Trung Quốc đã quyết định thay đổi tên mã của biến thể phóng từ mặt đất của tên lửa hành trình CJ-10 thành DF-10.
Mạng Sina của Trung Quốc đưa tin, Quân đoàn Pháo binh thứ 2 của Trung Quốc (lực lượng tên lửa chiến lược) đã quyết định đổi tên của biến thể tên lửa hành trình CJ-10 phóng từ mặt đất thành DF-10 (Đông Phong 10).
Việc đổi tên này có lẽ là nhằm đồng bộ thống nhất cách gọi các hệ thống tên lửa chiến lược của Quân đoàn Pháo binh thứ 2 Quân đội Trung Quốc - trang bị dòng tên lửa đạn đạo đủ tầm Đông Phong (DF).
CJ-10 là dòng tên lửa hành trình do Viện công nghệ tên lửa ARMT của Trung Quốc phát triển, nó có tầm bắn hiệu quả từ 1.500-2.500km và được Quân đội Trung Quốc thiết kế để có thể tiêu diệt biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Cũng theo một số nguồn tin từ giới truyền thông Trung Quốc cho biết, CJ-10 có thể mang theo một đầu đạn đủ sức bắn hạ một tàu chiến 10.000 tấn.

Tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc trong một đợt phóng thử nghiệm.
Tên lửa hành trình CJ-10 bắt đầu dành được sự quan tâm từ các chuyên giaphân tích quân sự thế giới kể từ khi nó xuất hiện tại lễ duyệt binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Trung Quốc vào năm 2009.
Một biến thể khác của CJ-10 là KD-20 cũng được phát triển để có thể triển khai trên các máy bay ném bom chiến lược H-6K của Không quân Trung Quốc và có tầm bắn hiệu quả từ 2.000-2.200km .
Cũng có nhiều ý kiến đánh giá cho rằng thiết kế của CJ-10 khá giống với tên lửa hành trình Kh-55 do Liên Xô chế tạo, trong khi đó Trung Quốc cũng có thể phát triển CJ-10 dựa trên một dòng tên lửa hành trình khác là Tomahawk của Mỹ thông qua việc thu thập công nghệ từ các nước như Pakistan và Afghanistan.
 

KENNY XANG

Xe hơi
Biển số
OF-354299
Ngày cấp bằng
10/2/15
Số km
113
Động cơ
265,190 Mã lực
viẹt nam đô hộ lại TQ 1000 năm thì sao nhỉ :))
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
TQ sắp chế tạo ồ ạt vận tải cơ Y-20 để bắt kịp Nga, Mỹ

Ly Vy | 15/03/2015 14:10
thích

Máy bay vận tải Y-20.

Chia sẻ:
Theo trang mạng military-informant, Trung Quốc được cho là sẽ bắt đầu chế tạo hàng loạt máy bay vận tải hạng nặng chiến lược Y-20 trong năm nay.

Ngày 10-03, trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Xinhua, phó kỹ sư trưởng phụ trách các hệ thống máy bay thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không (AVIC), ông Tang Changhong cho biết;

Quá trình chế tạo hàng loạt máy bay vận tải Y-20 sẽ bắt đầu sau khi hoàn tất các cuộc thử nghiệm trong điều kiện khó khăn và môi trường khắc nghiệt.

Máy bay vận tải Y-20 Kunpeng thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 26-01-2013. Giai đoạn thử nghiệm đầu tiên bao gồm kiểm tra các đặc tính khí động học trong các điều kiện tải trọng khác nhau.

Giai đoạn 2 trong năm vừa qua đã thực hiện thử nghiệm với radar, các hệ thống dẫn đường, hệ thống lái tự động, hệ thống kiểm soát và ổn định trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Giai đoạn 3 sẽ bao gồm thử nghiệm hoạt động của máy bay trong môi trường nóng, lạnh cũng như cất/hạ cánh từ đường băng không chuẩn bị trước ở độ cao lớn.
Máy bay vận tải Y-20 tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014.

Máy bay vận tải Y-20 tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014.

Đã có 4 nguyên mẫu Y-20 được chế tạo. Hiện nay, các máy bay Y-20 được trang bị động cơ D-30KP2 do Nga sản xuất.

BÀI LIÊN QUAN

Trung Quốc cần 400 máy bay vận tải Y-20 mới bắt kịp Nga, Mỹ
Trung Quốc thừa nhận máy bay Y-20 lạc hậu so với A400M
Y-20 thay đổi “bộ mặt” Không quân Trung Quốc thế nào?

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã đặt mua tổng cộng 239 động cơ D-30KP2, trong đó 50 động cơ dự định trang bị trên các máy bay ném bom H-6K và số còn lại sẽ được trang bị cho máy bay vận tải Y-20.

Sau này, các máy bay Y-20 sẽ được lắp đặt động cơ WS-20 do Trung Quốc sản xuất.

Các nguồn tin của Trung Quốc cho biết, nước này hiện đang có 3 chương trình phát triển động cơ cho máy bay vận tải quân sự và dân sự.

Y-20 là kết quả của chương trình kéo dài gần 20 năm (bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX) nhằm phát triển một loại máy bay vận tải quân sự chiến lược cho quân đội Trung Quốc.

Vào năm 2009, một lãnh đạo của AVIC công bố hoàn thành mẫu thiết kế máy bay vận tải hạng nặng và bắt đầu chế tạo các nguyên mẫu đầu tiên.

Các chỉ huy quân đội Trung Quốc dành nhiều sự quan tâm đến dự án này. Hiện tại, phi đội vận tải của Trung Quốc bao gồm các máy bay Y-7, Y-8 và các biến thế của chúng.

Máy bay vận tải Y-7 được chế tạo dựa trên máy bay vận tải An-24 của Liên Xô, trong khi Y-8 dựa trên An-12. Những chiếc máy bay này không có khả năng chuyên chở các loại xe bọc thép hạng nặng và xe tăng.

Ngoài ra, không quân Trung Quốc còn có 20 chiếc Il-76 và đặt hàng thêm 30 chiếc khác.

Theo báo cáo quốc phòng của Trung Quốc, việc độc lập phát triển máy bay vận tải hạng nặng giúp tăng cường khả năng vận chuyển binh lính và hàng hóa cũng như hỗ trợ các hoạt động nhân đạo.

Chiều dài của khung thân Y-20 sẽ giúp vận chuyển các loại xe thiết giáp của quân đội Trung Quốc ở khoảng cách xa.

Tuy nhiên, theo bản báo cáo của Đại học Quốc phòng Trung Quốc năm 2014, Quân đội Trung Quốc cần ít nhất 400 máy bay vận tải Y-20 mới bắt kịp được khả năng triển khai lực lượng của Mỹ, Nga và Ấn Độ.

Hiện tại, Không quân Mỹ có 700 máy bay vận tải chiến lược, Không quân Nga có 800 máy bay vận tải hạng trung và Không quân Ấn Độ có 200 máy bay.

Báo cáo chỉ ra rằng, Không quân Trung Quốc cần ít nhất 400 máy bay vận tải Y-20 để có thể vận chuyển cùng lúc 10 trung đoàn thực hiện nhiệm vụ ở các chiến trường khác nhau ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Y-20 là loại máy bay thân rộng với cánh đuôi chữ T. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử và định vị hiện đại.

Theo truyền thông Trung Quốc, khối lượng cất cánh tối đa của Y-20 là 200 tấn, dài 47m, sải cánh 45m, khối lượng hàng hóa mang theo tối đa là 66t, tầm hoạt động tối đa 4.400km, tốc độ hành trình 630km/giờ, phi hành đoàn 3 người.
 

Mobil1 Thảo An

Xe đạp
Biển số
OF-356750
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
33
Động cơ
262,050 Mã lực
Tu xua toi nay. Suot ngay mong thon tinh minh. Ko lam dc dau may thang China.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,591
Động cơ
588,163 Mã lực
Quân đội Trung quốc hiện nay đang đi đúng hướng, tiến dần tới chính quy hiện đại. Chỉ nhìn qua bề ngoài, người lính TQ thời 1979 và người lính TQ ngày nay khác hẳn một trời một vực.
Tuy nhiên để tổ chức được những đội quân chuyên nghiệp như ở các nước phát triển chắc còn lâu, vì thực ra trong chiến tranh hiện đại quân đội TQ gần như không có truyền thống. Để tổ chức được những đội quân Viễn chinh thiện nghệ như Nhật bản, Hoa kỳ hay chiến tranh quy mô lớn tổng lực như Nga còn cần nhiều truyền thống quân sự hơn nữa.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Điều gì xảy ra nếu vũ khí Trung Quốc tràn ngập thế giới?

Vy Lam | 23/03/2015 19:38
thích

Tiêm kích J-10 Trung Quốc tại một triển lãm quân sự

Chia sẻ:
Trong thập kỷ tới, các loại vũ khí tiên tiến, từng là thế mạnh của Nga và phương Tây, sẽ tràn ngập thị trường vũ khí khi Trung Quốc và Ấn Độ trở thành nhà cung cấp vũ khí toàn cầu.

Với Mỹ, đâu là vũ khí nguy hiểm nhất của Trung Quốc?
Những vũ khí Trung Quốc đe dọa Nhật Bản (II)
Vũ khí Trung Quốc nhiễu loạn thị trường châu Phi

Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đăng bài viết nhận định, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là 2 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới nhưng năng lực xuất khẩu của 2 quốc gia này trong thời gian gần đây phần nào là một xu hướng đáng lo ngại.

Dưới đây là nội dung bài viết trên Foreign Policy:

Sự trỗi dậy của vũ khí giá rẻ Trung Quốc

Tháng 8/2014, Tập đoàn đóng tàu nhà nước Hudong-Zhonghua của Trung Quốc đã hạ thủy một tàu hộ vệ tại sông Hoàng Phố ở Thượng Hải.

Đây là loại tàu chiến nhỏ thường được sử dụng để tác chiến chống ngầm hoặc phòng thủ bờ biển.

Khi con tàu được đẩy xuống nước, một người qua đường ngẫu nhiên có thể sẽ cho rằng, đây chỉ đơn giản là một con tàu khác trong hạm đội tàu chiến ngày càng gia tăng nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, trên thực tế, khách hàng của nó không phải là Hải quân Trung Quốc mà là Hải quân Algeria.

Đây là chiếc đầu tiên trong 3 chiếc tàu mà Algeria đã đặt mua từ Trung Quốc tại triển lãm quốc phòng tổ chức ở Malaysia năm 2012.

Trung Quốc từ lâu đã trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí cỡ nhỏ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ít khi thấy nước này xuất khẩu tàu hộ vệ.

Theo báo cáo giữa tháng 3 vừa qua của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc đang giữ vị trí nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới, vượt qua Pháp, Đức và chỉ xếp sau Nga, Mỹ.

Từ năm 2010-2014, thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Trung Quốc tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 5 năm trước đó (5% so với 3% trong giai đoạn 2005-2009).

Không những vậy, sản lượng xuất khẩu vũ khí của nước này còn tăng 143% so với nửa thập kỷ trước đó.

Trong thập kỷ tới, các loại vũ khí tiên tiến, từng là thế mạnh của ngành công nghiệp quốc phòng Nga và phương Tây, sẽ tràn ngập thị trường vũ khí khi Trung Quốc và Ấn Độ (ở một mức độ thấp hơn) trở thành nhà cung cấp vũ khí toàn cầu.

Những quốc gia từng chỉ đủ tiền mua vũ khí đã qua sử dụng từ thời Chiến tranh Lạnh sẽ sớm có thể mua mọi loại vũ khí, từ máy bay chiến đấu hiện đại, tàu chiến đến đạn dẫn đường chính xác với mức giá không quá đắt đỏ.

Và không như đồ điện tử gia dụng, chất lượng của những vũ khí này sẽ tăng lên theo thời gian, dù giá cả của chúng giảm xuống.

Thay đổi này là do sự phát triển từ phía ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ưu tiên cải cách ngành công nghiệp quốc phòng để hạn chế phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, đồng thời khuyến khích xuất khẩu.

Mặc dù ban đầu không thể tự sản xuất vũ khí tiên tiến nhưng nhận thức được những nguy cơ khi phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, 2 quốc gia này đã hướng tới mục tiêu từng bước tự cung cấp trong lĩnh vực quốc phòng.

Ban đầu, Trung Quốc và Ấn Độ tiến hành mua nhiều mẫu của cùng một loại vũ khí trong vài thập kỷ.

Chẳng hạn như, về máy bay chiến đấu, Trung Quốc đã mua ít nhất 7 mẫu, còn Ấn Độ mua 6 mẫu.

Mặc dù có những khó khăn về vận hành và chi phí nhưng những mẫu máy bay này cho phép Trung Quốc và Ấn Độ thử nghiệm, đánh giá công nghệ phù hợp nhất với nhu cầu hoạt động của mình.

Sau đó, Bắc Kinh và New Delhi dồn nguồn lực đáng kể vào việc tái sản xuất những công nghệ này, bằng cách tiếp thu những công nghệ vũ khí then chốt của nước ngoài, đồng thời đầu tư mạnh vào các chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí nội địa.

Kết quả là họ có được khả năng sản xuất những công nghệ đó, dù có thể chưa phải hiện đại nhất nhưng cũng tiên tiến hơn những gì họ sản xuất vài năm trước đó.

Chiến lược này đã cho phép Hải quân Ấn Độ mua một lượng lớn vũ khí từ các nhà sản xuất trong nước.

Không quân Trung Quốc (PLAF) cũng đang vận hành hàng trăm máy bay chiến đấu nội địa J-10 và đang trong quá trình thử nghiệm các nguyên mẫu máy bay tàng hình J-20 và J-31.

Nếu thành công, Trung Quốc sẽ tiếp nối Mỹ, trở thành một trong những quốc gia ít ỏi trên thế giới có được khả năng này.

Các hệ thống vũ khí Trung Quốc thường rẻ hơn rất nhiều so với những hệ thống tương tự đến từ các nhà xuất khẩu cạnh tranh khác.

Mặc dù chưa thể vượt qua Nga và Mỹ nhưng chất lượng vũ khí Trung Quốc thường tạm chấp nhận được.
Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc
Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc

Chẳng hạn, tháng 9/2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến rất nhiều nhà quan sát phải kinh ngạc khi lựa chọn hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc, thay vì các hệ thống của Mỹ, Nga hay liên doanh Pháp – Ý.

Mặc dù hệ thống của Trung Quốc không đáng tin cậy bằng hệ thống của Nga, Mỹ và không tương thích với các hệ thống khác của NATO nhưng giá của nó rất phải chăng.

Mức giá 3,4 tỷ USD thấp hơn đáng kể so với các hệ thống tương tự của Nga và Mỹ.
Máy bay không người lái Wing Loong

Máy bay không người lái Wing Loong

Bên cạnh đó, kể từ năm 2011, Trung Quốc đã xuất khẩu Wing Loong, một loại máy bay không người lái vũ trang, tới một số quốc gia ở châu Phi và Trung Đông, trong đó có Nigeria, Ai Cập và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Với mức giá 1 triệu USD/chiếc, Wing Loong có những tính năng tương tự như máy bay không người lái Predator của Mỹ, nhưng lại rẻ hơn ¼ giá của Predator.

Nếu vũ khí Trung Quốc tràn ngập thế giới...?

Tất nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là 2 quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Ngành công nghiệp quốc phòng của 2 quốc gia này chưa đủ khả năng để đáp ứng mọi nhu cầu của quân đội.

Vì vậy, trong tương lai gần, họ vẫn sẽ phải phụ thuộc vào Nga và phương Tây, nhất là ở những hệ thống vũ khí và công nghệ tinh vi, như máy bay tác chiến chống ngầm và động cơ máy bay.

Tuy nhiên, năng lực xuất khẩu của 2 quốc gia này cũng phần nào là một xu hướng đáng lo ngại.

Điều gì sẽ xảy ra khi họ ngày càng cho ra đời những hệ thống vũ khí hiện đại?

Gần như chắc chắn những hệ thống vũ khí này sẽ phá vỡ thị trường vũ khí toàn cầu, khi mang lại những giải pháp lợi về giá cả cho các quốc gia không cần vũ khí quá hiện đại, đắt tiền.

Điều này sẽ khiến các đơn hàng của Mỹ, Tây Âu và Nga giảm sút.

Thậm chí, sẽ ngày càng nhiều quốc gia muốn mua các hệ thống vũ khí giá cả phải chăng hơn của Ấn Độ và Trung Quốc.

Ngoài ra, sự gia tăng của những loại vũ khí tấn công này sẽ gây bất ổn tại rất nhiều khu vực, những nơi có tranh chấp, xung đột sâu sắc.

Khi một quốc gia trang bị cho quân đội của mình những loại vũ khí mạnh hơn, các nước láng giềng sẽ cảm thấy bị đe dọa và tiến hành đáp trả, từ đó làm gia tăng căng thẳng.

Điều tương tự từng xảy ra trong Chiến tranh lạnh. Chẳng hạn, việc Liên Xô bán vũ khí cho Ai Cập và Syria đã khiến Ả Rập giận giữ và làm tăng căng thẳng Ả Rập - Israel.

Kỷ nguyên mà quân đội Mỹ có thể tự do “tung hoành” khắp thế giới cũng sẽ chấm dứt.

Những vũ khí này sẽ giúp các quốc gia dù có ngân sách eo hep cũng có thể xây dựng năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập.

Điều này sẽ khiến Mỹ khó có thể can thiệp bằng quân sự mà không phải chịu thiệt hại đáng kể.

Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và châu Âu phải thận trọng trong các quyết định liên quan đến xuất khẩu vũ khí, nhất là tới những quốc gia đang phát triển.

Không thể phủ nhận rằng, những thương vụ béo bở như vậy rất hấp dẫn, nhất là khi các nhà sản xuất quốc phòng đang “khát” các đơn đặt hàng, trong bối cảnh thắt chặt tài chính ở các nước phương Tây.

Tuy nhiên, cuối cùng, những thương vụ đó sẽ không chỉ dẫn tới sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành công nghiệp quốc phòng mà còn gây ra sự bất ổn định trầm trọng hơn trên thế giới.

http://soha.vn/quan-su/dieu-gi-xay-ra-neu-vu-khi-trung-quoc-tran-ngap-the-gioi-20150323002143862.htm

Trung Quốc nói thật hay máy bay Myanmar tàng hình?

Đà Bắc | 24/03/2015 08:30
thích

Chia sẻ:
Dù sở hữu mạng lưới radar phát hiện được mục tiêu tàng hình, tuy nhiên Trung Quốc lại 'khiêm tốn' cho rằng, radar của họ vô dụng trước chiến đấu cơ Myanmar.

Trung Quốc khiêm tốn?

Khi những ồn ào trong vụ 'ném bom nhầm' tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) của Không quân Myanmar tạm ‘lắng xuống’ thì truyền thông Trung Quốc đã 'quy trách nhiệm' đối với hệ thống radar cảnh giới đường không của nước này.

Theo tờ Tầm Nhìn ngày 22/3, các nguồn tin từ biên giới Trung Quốc-Myanmar cho biết, ngày 20/3, ở núi Bạng Khổng Tiểu Mễ, thị trấn Mãnh Đôi, huyện Trấn Khang, thành phố Lâm Thương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có phát hiện bom do máy bay quân sự Myanmar ném, quả bom này không nổ, còn được quấn dù.

Theo những người tại hiện trường cho biết, khi đó, họ nhìn thấy máy bay chiến đấu Myanmar đã ném 5 quả bom, trong đó 3 quả rơi trong lãnh thổ Myanmar, có 2 quả rơi trong lãnh thổ Trung Quốc.
Quả bom chưa nổ của Myanmar nằm trên lãnh thổ Trung Quốc.

Quả bom chưa nổ của Myanmar nằm trên lãnh thổ Trung Quốc.

Theo nguồn tin, đây đã là lần thứ tư trong tháng 3 máy bay quân sự Myanmar ném bom trong lãnh thổ Trung Quốc, hơn nữa còn xảy ra sau khi Chính phủ và Quân đội Trung Quốc tiến hành cảnh cáo mạnh mẽ.

BÀI LIÊN QUAN

Khám phá sức mạnh Không quân Myanmar
Trung Quốc tung chiến đấu cơ sau vụ bom rơi từ máy bay Myanmar
Bất lực trước cường kích Myanmar, lỗ hổng lớn của phòng không TQ?

Báo chí Trung Quốc dẫn lời phát ngôn viên của phiến quân Kokang cho rằng, do động thái cứng rắn của Trung Quốc, máy bay quân sự Myanmar đã không dám xuất hiện trên bầu trời Kokang.

Trong khi đó, trong quá trình máy bay quân sự Myanmar ném bom lần này, hoàn toàn không thấy máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không Trung Quốc được phóng lên, theo đó, bài báo đặt nghi vấn - phải chăng phía Trung Quốc không phát hiện ra máy bay quân sự Myanmar vượt biên?

Theo tuyên truyền chính thức Trung Quốc, ngày 8/3, khi Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang xảy ra xung đột, có đạn lạc rơi vào lãnh thổ Trung Quốc, làm thiệt hại một ngôi nhà dân, may là không có ai bị thương vong.

Trung Quốc khi đó đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng, yêu cầu Myanmar nhanh chóng điều tra làm rõ tình hình và áp dụng các biện pháp có hiệu quả, ngăn chặn sự kiện tương tự tiếp tục xảy ra.

Đến ngày 12/3, một máy bay quân sự Myanmar đã xâm nhập lãnh thổ Trung Quốc, ném 2 quả bom, nhưng sau đó bị rơi vỡ, xác máy bay được người dân Trung Quốc phát hiện ở núi Bạc Đao vào khoảng 4h chiều 13/3.

Vào khoảng 16h30 ngày 13/3, Không quân Myanmar lần thứ tư đột nhập và lần thứ ba ném bom trong lãnh thổ Trung Quốc.

Lần này có 3 quả bom rơi ở thị trấn Mạnh Định, huyện Cảnh Mã, thành phố Lâm Thương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, khiến cho 4 người chết, nhiều người bị thương, trong đó 1 người bị thương nặng đã chết tại bệnh viện.
Quân đội Myanmar diễn tập hoàng tráng sau hành động điều quân của cả 2 bên.
Quân đội Myanmar diễn tập hoành tráng sau hành động điều quân của cả 2 bên.

Trung Quốc ra oai?

Theo truyền thông Trung Quốc, liên tiếp những vụ 'bom rơi đạn lạc' từ phía Myanmar đã làm Trung Quốc nổi giận, tuy nhiên hành động điều quân áp sát biên giới Myanmar ngay sau đó được đánh giá mang tính chất ra oai và hăm dọa của Bắc Kinh.

Dù Bắc Kinh điều động binh lực quy mô lớn áp sát biên giới với Myanmar, lực lượng phiến quân ở Kokang cũng nhận được tin tình báo rằng quân chính phủ Myanmar tăng cường binh lính, dường như đã chuẩn bị phương án để tiến hành không kích quy mô lớn nhưng mạng “Đa chiều” đánh giá động thái này chỉ là một đòn mang tính cảnh cáo đối với Myanmar, Bắc Kinh sẽ không dễ dàng xuất quân.

Trong số 3 lý do được nêu ra, “Đa chiều” cho rằng khai chiến với Myanmar lúc này là Trung Quốc mắc bẫy của Mỹ.

Tờ báo người Hoa ở nước ngoài này cho rằng Myanmar và Trung Quốc giao tranh là mong muốn của Mỹ.

Washington đã "ủng hộ ra mặt" quân chính phủ Myanmar tấn công phiến quân miền Bắc.

Hôm 9/1 vừa qua, các quan chức Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Bộ Quốc phòng Mỹ đã đến thăm Myitkyina, thủ phủ tỉnh Kachin.

Trong đó, cuộc đối thoại nhân quyền từ 11-15/1, giữa Mỹ và Myanmar ở Naypyidaw có sự tham gia của một số tướng lĩnh quân đội, trong đó có Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, khiến dư luận chú ý.

“Đa chiều” cho biết truyền thông Mỹ đã cố tình giảm nhẹ mức độ quan trọng của thông tin này, hãng thông tấn AP chỉ nói ngắn gọn rằng, một số tướng lĩnh của Mỹ sẽ tham gia đối thoại nhân quyền và gặp gỡ các quan chức quân sự cấp cao Myanmar để thảo luận về các hoạt động quân sự và cải cách.

Điều đó chứng minh Washington ủng hộ chiến dịch quân sự tiêu diệt phiến quân miền Bắc của Chính phủ Myanmar.

“Đa chiều” cũng bình luận một cách tự tin rằng, ngày nay quân đội Myanmar căn bản không phải là đối thủ của Trung Quốc và Bắc Kinh "cũng không sợ quốc gia nào", nhưng không phải lúc nào thích là xuất binh khai chiến, đặc biệt khi chiến tranh lại là một cái bẫy giăng sẵn.

Về phản ứng của Trung Quốc, “Đa chiều” đánh giá đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo chính phủ, Bộ Ngoại giao, quân đội Trung Quốc.

Trong khi Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar gặp Phó Tổng thống nước sở tại để phản đối, thì Phạm Trường Long - Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc -cũng điện đàm nhắc nhở Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, đồng thời Thủ tướng Trung Quốc cũng lên tiếng.

Cũng theo mạng tin này, để duy trì ổn định vùng biên giới, mới đây Trung Quốc đã thay thế một Trung tướng, Tư lệnh Cảnh sát Vũ trang Vân Nam.

http://soha.vn/quan-su/trung-quoc-noi-that-hay-may-bay-myanmar-tang-hinh-20150324080331287.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

TieuMinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-352193
Ngày cấp bằng
25/1/15
Số km
324
Động cơ
268,620 Mã lực
Nơi ở
Some where on earth
Website
UNICEF.ORG
Cứ để các bác có vũ khí hiện đang đang dương oai thực chiến là biết khí tài quân sự đạt hạng nào ngay, gì chứ mô hình tăng thiết giáp, pháp cao xạ, tên lửa thì xưa VN mình làm giả thêm lẫn vào số thật trưng ra dọa chết khiếp.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Pháo tự hành CAESAR "Made in China" mạnh đến mức nào?



SH-1 là pháo tự hành bánh lốp cỡ 155 mm, được Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc - NORINCO sản xuất nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu.

Pháo tự hành bánh lốp SH-1 của Trung Quốc được bắt đầu nghiên cứu từ năm 2002 và chính thức ra mắt vào năm 2007, nó bị cho là chịu ảnh hưởng khá nhiều từ thiết kế pháo tự hành CAESAR của Pháp.
Pháo tự hành SH-1

Pháo tự hành bánh lốp SH-1

SH-1 được trang bị pháo chính cỡ 155 mm với chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính (L52), có thể bắn được tất cả các loại đạn 155 mm theo tiêu chuẩn NATO.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, đạn pháo SH-1 có thể đạt tầm xa 30 km với đạn thường và lên tới 53 km khi bắn đạn tăng tầm sử dụng động cơ rocket.

Ngoài ra, pháo còn bắn được đạn có điều khiển bằng laser dựa trên công nghệ Krasnopol của Nga.

Pháo tự hành SH-1 bắn đạn tăng tầm

Toàn bộ hệ thống pháo tự hành SH-1 được đặt trên khung gầm xe tải bánh lốp 6 x 6 bọc giáp nhẹ, có tổng trọng lượng 22 tấn. Vũ khí phụ gồm 1 súng máy phòng không 12,7 mm bố trí trên nóc xe. Biên chế khẩu đội gồm 5 người.

BÀI LIÊN QUAN

Vì sao Việt Nam lại lựa chọn pháo tự hành CAESAR?
Báo Pháp: Việt Nam mua siêu pháo tự hành CAESAR
Lựu pháo tự hành Type-83 của Trung Quốc có gì đặc biệt?

Tốc độ hành quân tối đa trên đường bằng của xe cơ sở lên tới 90 km/h; tầm hoạt động 600 km; leo được dốc 60% (31o); vượt vật cản cao 0,6 m; hào rộng 1,2 m; lội nước sâu 1,2 m.

SH-1 được trang bị hộp tiếp đạn gồm 25 viên với tất cả 7 loại đạn khác nhau. Trước khi bắn, một giá đỡ lớn sẽ hạ xuống mặt đất để giữ ổn định cho pháo khi khai hỏa.

Pháo chính có góc nâng hạ (góc tà) từ 0 - +70o, thông số về góc xoay ngang (phương vị) chưa được công bố. Với tính năng trên, khi cần thiết SH-1 có thể hạ nòng bắn trực xạ nhằm chống lại công sự hay thiết giáp của đối phương.
Pháo tự hành SH-1 trong trạng thái bắn trực xạ

Pháo tự hành SH-1 trong trạng thái hạ nòng bắn trực xạ

Ngoài ra, SH-1 còn có hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cùng hệ thống định vị và chỉ thị mục tiêu hiện đại, cho khả năng bắn chính xác với tốc độ khoảng 5 - 6 phát/phút.

Biên chế chuẩn của 1 trung đoàn SH-1 gồm 24 xe mang pháo tự hành, đi kèm với 4 xe chỉ huy bắn, 1 xe radar khí tượng, 4 xe trinh sát trên khung gầm xe tải 6 x 6 và 1 xe radar định vị pháo binh.

Pháo tự hành SH-1 còn có một biết thể với cỡ nòng nhỏ hơn là SH-2 122 mm. Khách hàng đầu tiên của SH-1 là quân đội Pakistan khi họ đã tiếp nhận tới 90 hệ thống, loại pháo này cũng được nhìn thấy xuất hiện trong binh chủng pháo binh Myanmar.

Do SH-1 chưa trải qua thực tế chiến đấu nên rất khó để so sánh nó với "người anh em" CAESAR đang phục vụ trong Lục quân Thái Lan và sắp tới là Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên với đơn giá khá "mềm", chỉ 3 - 3,5 triệu USD/hệ thống (so với 5,5 triệu USD của CAESAR) khiến SH-1 có lợi thế cạnh tranh rất lớn tại những quốc gia không có nguồn ngân sách quốc phòng dồi dào.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top