- Biển số
- OF-302334
- Ngày cấp bằng
- 20/12/13
- Số km
- 232
- Động cơ
- 308,120 Mã lực
Không quân Trung Quốc chính thức biên chế radar bay KJ-500
Cập nhật lúc: 06:30 27/03/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Top 10 máy bay cảnh báo sớm đông nhất thế giới (2)
(Kiến Thức) - Mặc dù có kích thước nhỏ hơn nhưng máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 lại được đánh giá vượi trội hơn hẳn tiện nhiệm là KJ-2000.
Theo tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly đưa tin cho biết, nhiều khả năng Không quân Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào sử dụng chính thức máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-500 do nước này phát triển dựa trên khung gầm máy bay vận tải quân sự Y-8.
Thông tin này xuất hiện khi các trang mạng quân sự của Trung Quốc bắt đầu cho đăng tải một số hình ảnh hoạt động của KJ-500 trong Không quân Trung Quốc vào hôm 18/3, mặc dù trước đó loại máy bay này cũng đã xuất hiện trong màu sơn của Không quân Trung Quốc vào cuối năm 2014.
Khong quan Trung Quoc chinh thuc bien che radar bay KJ-500
Chiếc KJ-500 đầu tiên mang số hiệu 30471 của Không quân Trung Quốc.
Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-500 được nhìn thấy lần đầu tiên vào đầu năm 2013 và do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thiểm Tây của Trung Quốc phát triển dựa trên dòng máy bay vận tải Y-8 với việc kết hợp thêm một radar quét mảng pha điện tử dạng hình đĩa do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh (NRIET) chế tạo.
Một số trang mạng quân sự của Trung Quốc còn cho rằng, mặc dù KJ-500 có kích thước nhỏ hơn nhưng nhờ sử dụng các công nghệ điện tử tiên tiến nên hệ thống radar của nó có khả năng tương tự như radar trên các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-2000, đặt trên khung gầm Il-76.
Cũng theo truyền thông Trung Quốc cho biết, hệ thống radar của KJ-2000 có khả năng theo dõi từ 60-100 mục tiêu cùng một lúc với phạm vị hoạt động lên tới 470km.
Khong quan Trung Quoc chinh thuc bien che radar bay KJ-500-Hinh-2
Hình ảnh máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 được các trang mạng quân sự Trung Quốc đăng tải vào năm 2013.
Cả ba mảng anten radar của KJ-500 đều có cùng kích thước và được đặt trong mái vòm dạng hình đĩa được bố trí trên giữa thân máy bay. Trước đó Tập đoàn công nghiệp hàng không Thiểm Tây từng xem xét việc sử dụng mái vòm radar hình giọt nước cho KJ-500 nhưng ý tưởng này đã bị loại bỏ do nhiều hạn chế.
KJ-500 được đánh giá sẽ là dòng máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm thành công hơn người tiền nhiệm của nó là KJ-200. Loại này cũng được phát triển dựa trên nền tảng máy bay vận tải quân sự Y-8, nhưng sử dụng hệ thống radar tương tự như radar Erieye do Tập đoàn Saab của Thụy Điển chế tạo nhưng chỉ cho góc quét 240 độ.
Cập nhật lúc: 06:30 27/03/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Top 10 máy bay cảnh báo sớm đông nhất thế giới (2)
(Kiến Thức) - Mặc dù có kích thước nhỏ hơn nhưng máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 lại được đánh giá vượi trội hơn hẳn tiện nhiệm là KJ-2000.
Theo tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly đưa tin cho biết, nhiều khả năng Không quân Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào sử dụng chính thức máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-500 do nước này phát triển dựa trên khung gầm máy bay vận tải quân sự Y-8.
Thông tin này xuất hiện khi các trang mạng quân sự của Trung Quốc bắt đầu cho đăng tải một số hình ảnh hoạt động của KJ-500 trong Không quân Trung Quốc vào hôm 18/3, mặc dù trước đó loại máy bay này cũng đã xuất hiện trong màu sơn của Không quân Trung Quốc vào cuối năm 2014.
Khong quan Trung Quoc chinh thuc bien che radar bay KJ-500
Chiếc KJ-500 đầu tiên mang số hiệu 30471 của Không quân Trung Quốc.
Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-500 được nhìn thấy lần đầu tiên vào đầu năm 2013 và do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thiểm Tây của Trung Quốc phát triển dựa trên dòng máy bay vận tải Y-8 với việc kết hợp thêm một radar quét mảng pha điện tử dạng hình đĩa do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh (NRIET) chế tạo.
Một số trang mạng quân sự của Trung Quốc còn cho rằng, mặc dù KJ-500 có kích thước nhỏ hơn nhưng nhờ sử dụng các công nghệ điện tử tiên tiến nên hệ thống radar của nó có khả năng tương tự như radar trên các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm KJ-2000, đặt trên khung gầm Il-76.
Cũng theo truyền thông Trung Quốc cho biết, hệ thống radar của KJ-2000 có khả năng theo dõi từ 60-100 mục tiêu cùng một lúc với phạm vị hoạt động lên tới 470km.
Khong quan Trung Quoc chinh thuc bien che radar bay KJ-500-Hinh-2
Hình ảnh máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 được các trang mạng quân sự Trung Quốc đăng tải vào năm 2013.
Cả ba mảng anten radar của KJ-500 đều có cùng kích thước và được đặt trong mái vòm dạng hình đĩa được bố trí trên giữa thân máy bay. Trước đó Tập đoàn công nghiệp hàng không Thiểm Tây từng xem xét việc sử dụng mái vòm radar hình giọt nước cho KJ-500 nhưng ý tưởng này đã bị loại bỏ do nhiều hạn chế.
KJ-500 được đánh giá sẽ là dòng máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm thành công hơn người tiền nhiệm của nó là KJ-200. Loại này cũng được phát triển dựa trên nền tảng máy bay vận tải quân sự Y-8, nhưng sử dụng hệ thống radar tương tự như radar Erieye do Tập đoàn Saab của Thụy Điển chế tạo nhưng chỉ cho góc quét 240 độ.