[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc lần đầu lộ pháo tự hành bay CS/SH-1
Cập nhật lúc: 08:00 14/11/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Siêu tiêm kích J-31 Trung Quốc xả khói đen mù trời
Siêu tiêm kích J-31 Trung Quốc xả khói đen mù trời
Nữ phi công J-10 Trung Quốc thu hút đám đông
(Kiến Thức) - Với trọng lượng nhẹ, kết cấu gọn, pháo tự hành CS/SH-1 122mm có thể dễ dàng cơ động bằng đường không.
Tạp chí Armyrecognition.com đưa tin cho biết, tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014, Trung Quốc đã lần đầu tiên giới thiệu mẫu pháo tự hành 122mm mới có tên mã CS/SH-1. Được biết CS/SH-1 được thiết kế dựa trên mẫu lựu pháo SH-1 122mm và được gắn sau đuôi của một xe tải đặc chủng 4x4.
CS/SH-1 chế tạo bởi công ty công nghiệp phương Bắc của Trung Quốc (NORINCO), với khả năng vượt địa hình. Kíp chiến đấu của CS/SH-1 gồm 4 binh sĩ với hệ thống vũ khí chính gồm một pháo 122mm hoặc cối 122mm tùy biến thể, phần nóng pháo có thể gấp gọn vào trong thân xe khi chưa được triển khai để tiện cho việc vận chuyển.

Mẫu pháo tự hành CS/SH-1 122mm được trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
Tầm bắn tối đa của CS/SH-1 là 9,5km đối với đạn pháo, 8,5km đối với đạn cối và 1,2km đối với đạn nổ lõm chống tăng HEAT. Trong quá trình triển khai CS/SH-1 sẽ hạ pháo hoặc cối 122mm của mình xuống phía sau thân xe, bên cạnh đó nó còn được trang bị càng cố định giúp CS/SH-1 ổn định và cân bằng khi bắn.
Pháo tự hành CS/SH-1 được Quân đội Trung Quốc đánh giá có khả năng cơ động cao, dễ vận chuyển bằng đường không với các máy bay vận tải hạng nặng. Bên cạnh đó CS/SH-1 còn thích hợp cho việc xuất khẩu nhờ lợi thế về giá thành cũng như dễ vận hành và bảo dưỡng.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc sao chép thành công tên lửa phòng không RAM Mỹ?

(Kiến Thức) - Hệ thống phòng không tầm ngắn HQ-10 mà Trung Quốc nghiên cứu rõ ràng rất giống với hệ thống RIM-116 RAM của Mỹ.
Trang mạng Strategypage cho rằng, mẫu tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-10 mà Trung Quốc đang trang bị cho các tàu chiến thế hệ mới của nước này có nét tương đồng lớn với hệ thống phòng không RIM-116 RAM của Mỹ.

RAM bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1992, do Mỹ và Đức liên kết nghiên cứu từ những năm 1970.
RIM-116 RAM là hệ thống phòng không tầm thấp được thiết kế chủ yếu để phòng thủ điểm, chống tên lửa diệt hạm bảo vệ tàu chiến. Bệ phóng Mk 144 có 21 ống phóng chứa đạn tên lửa, ngoài ra còn có biến thể SeaRAM tích hợp với hệ thống radar và quang - điện tử của tổ hợp Phalanx Mk-15 Block 1B với 11 ống phóng.
Bệ phóng HQ-10 (trên) và RIM-116 RAM (dưới).
Đạn tên lửa của RAM được chế tạo dựa trên thân tên lửa không đối không AIM-9, dùng đầu tự dẫn của tên lửa vác vai FIM-92 Stinger. Tên lửa đạt tầm bắn 9km, có 3 chế độ dẫn đường gồm: dẫn vô tuyến bị động/đầu tự dẫn hồng ngoại; dùng đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc dẫn vô tuyến/tự dẫn hồng ngoại.
Về phần HQ-10, nó có kết cấu bệ phóng tương tự RAM, mặc dù cụm ống phóng phát triển về bề ngang nhiều hơn nếu so với RAM. Theo một số nguồn tin, HQ-10 cũng có 2 biến thể gồm: một loại có 21 ống phóng và một có 18 ống phóng. Cơ chế dẫn đường ngoài đầu tự dẫn hồng ngoại được bổ sung thêm radar sóng cực ngắn.
Có báo cáo cho rằng, HQ-10 có thể đánh chặn mục tiêu quân sự đối phương ở độ cao cách mặt biển 1,5-1m, nó có thể khóa mục tiêu trong vòng 10 giây, tốc độ phản ứng nhanh của HQ-10 đối với tên lửa ở độ cao thấp mà hệ thống phòng không không thể đánh chặn rất nhanh. Loại tên lửa này có thể được dùng để bảo vệ lực lượng mặt đất và biên đội tàu, có thể đánh chặn hiệu quả máy bay không người lái các loại và tên lửa hành trình.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Bật mí tính năng tên lửa Trung Quốc "nhái" Yakhont

(Kiến Thức) - Loại tên lửa diệt hạm CX-1 mà Trung Quốc giới thiệu tại Chu Hải giống hệt "sát thủ diệt hạm" P-800 Yakhont mà Việt Nam đang sử dụng.

Tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014 (China Airshow 2014) diễn ra tại thành phố Chu Hải, Trung Quốc, các công ty nước chủ nhà đã mang đến rất nhiều vũ khí trang bị hiện đại. Một trong những loại vũ khí gây sự chú ý lớn nhất là tên lửa hành trình siêu âm được định danh là CX-1.
Điều kỳ lạ ở CX-1 là nó có bố trí khí động học và kết cấu hình dánh rất giống với tên lửa hành trình chống tàu Oniks (biến thể xuất khẩu cho Việt Nam là P-800 Yakhont) của Nga và tên lửa Brahmos do Nga - Ấn Độ hợp tác chế tạo. Từ dòng chữ CX-1 trên thân tên lửa có thể biết được chủng loại của tên lửa, mà theo chương trình tin tức CCTV của Trung Quốc thì “CX” cũng chính là viết tắt của tên lửa hành trình tầm xa.

Tên lửa CX-1 được cho là “nhái” lại P-700 Granit do của Nga.
Theo các thông tin được công bố tại triển lãm, CX-1 là tên lửa hành trình siêu âm, có nhiều tính năng ưu việt, đạt tốc hành trình tối đa lên tới Mach 2,8-3; ở tầng độ cao thấp thấp tên lửa đạt tốc độ khoảng Mach 2,2-2,4. Tên lửa này có trọng lượng 7 tấn, sải cánh 2,6m, đầu đạn 750 kg, tầm bắn xa nhất 625 km. CX-1 được thiết kế để tấn công các mục tiêu kích cỡ lớn trên biển như tàu sân bay.
Nếu quan sát từ bên ngoài có thể thấy tên lửa CX-1 sử dụng bố trí cửa hút khí nằm ở đầu quả đạn. Đặc điểm của cách bố trí này là kết cấu tương đối đơn giản, khả năng tương thích và phối hợp của thân tên lửa với cửa hút khí tương đối thuận lợi. Ngoài ra cũng có lợi cho việc giảm thể tích và đường kính của tên lửa, cũng như có lợi cho việc lắp đặt tên lửa vào phóng, đặc biệt là hệ thống phóng thẳng đứng.
Tuy nhiên nhược điểm của cửa hút khí là tính cơ động tương đối thấp, mặt khác cửa hút khí chiếm khoảng không gian tương đối lớn của tên lửa ảnh hưởng đến radar. Theo đó, radar dẫn đường pha cuối chỉ có thể lắp ráp bên ngoài nón cửa hút khí, do không gian nón tương đối nhỏ ảnh hưởng kích thước và công suất máy phát của radar.
Tên lửa CX-1 của Trung Quốc lần đầu xuất hiện tại triển lãm.
Nhìn từ vị trí động cơ của tên lửa CX-1 có thể thấy, tên lửa này sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm giống với tên lửa Oniks của Nga, kết hợp với sử dụng cánh tỷ lệ cạnh tương đối nhỏ. Tên lửa này không có thiết bị đẩy phụ, có nghĩa là nó hoàn toàn sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm.
Căn cứ vào thông tin công khai liên quan đến hệ thống vũ khí tên lửa CX-1 tại triển lãm Chu Hải trên mạng Viện nghiên cứu công nghệ tên lửa đẩy Trung Quốc thì hệ thống tên lửa CX-1 sử dụng xe mang thiết bị phóng cơ động (cũng có thể thích ứng với thiết bị phóng trên tàu), có thể tấn công các loại tàu mặt nước như tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu tuần dương của đối phương, đồng thời nó cũng có cả khả năng tấn công đối đất.
Tâm điểm tính năng của tên lửa CX-1 là chống hạm hoặc trở thành phương thức quan trọng tấn công đối hải trên bờ trên tàu. Cùng với tính năng chống hạm, thì tên lửa CX-1 còn có tính năng tấn công đối đất.
Nói chung, hệ thống dẫn đường của tên lửa chống hạm tầm trung luôn là sự kết hợp của dẫn đường quán tính đoạn (INS) + dẫn đường radar chủ động đoạn cuối. Nhưng trong quá trình sản xuất, lắp ráp, kiểm soát tiêu chuẩn và liên kết ban đầu của hệ thống dẫn đường quán tính đoạn giữa, lỗi của thiết bị quán tính không thể loại bỏ hoàn toàn.
Hệ thống tấn công này sẽ có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu cố định mặt đất như cơ sử hạ tầng quân sự, địa điểm quân sự, điểm thông tin liên lạc quan trọng, mục tiêu di động trên biển như tàu mặt nước hạng vừa và nhỏ, tàu cao tốc, mục tiêu cơ động mặt đất như xe thiết giáp trong phạm vi 50 – 290km. Tất nhiên chỉ huy của hệ thống tấn công này này vẫn phải sự hỗ trợ của hệ thống chỉ huy thông tin hóa C4ISR do hệ thống chỉ huy kiểm soát, trinh sát không người lái hợp thành.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Phi công Nga: J-31 của Trung Quốc chỉ được cái vỏ
(Vũ khí) - Trả lời câu hỏi của Thời báo Hoàn Cầu sau chuyến bay cùng J-31 tại triển lãm Chu Hải 2014, phi công lái Su-35 thẳng thắn: J-31 chỉ được cái vỏ.

Tương lai J-31 có sáng hơn khi lần đầu công khai?
"Chim ưng phương bắc" J-31 lộ điểm yếu đáng xấu hổ

Sau màn trình diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 (China Airshow 2014), phóng viên thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đã có cuộc phỏng vấn viên phi công Sergei Bogdan- người điều khiển chiếc chiến đấu cơ Su-35 được tôn vinh là "Anh hùng của nước Nga", về dòng chiến đấu cơ thế hệ năm Su-35 của Nga với J-31 của Trung Quốc.

Sergei Bogdan đã rất thẳng thắn: “J-31 dòng chiến đấu cơ rất thú vị, rất hấp dẫn về ngoại hình. Tuy nhiên đến nay J-31 vẫn chưa thể xếp vào dòng chiến đấu cơ tiên tiến nhất trên thế giới”.
Màn trình diễn 'mất điểm' của J-31 trong lần đầu ra mắt
Màn trình diễn 'mất điểm' của J-31 trong lần đầu ra mắt

Ông dẫn chứng, khi J-31 bay trình diễn trên bầu trời, đã lộ rõ vệt khói đen khá lớn ở động cơ, điều này chứng minh rằng năng lực tàng hình của nó không hề ghê gớm như tuyên bố.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố J-31 là tự sản xuất nhưng 'trái tim' của máy bay lại là động cơ RD-93 lại do Nga chế tạo. Lấy tiêu chuẩn máy bay thế hệ thứ tư để so sánh thì động cơ RD-93 dù an toàn và ổn định nhưng rõ ràng đã bị lỗi thời. Chính vì vậy, J-31 của Trung Quốc được cho là chỉ “hào nhoáng” còn chất lượng không như quảng bá.

Cũng tại Triển lãm Chu Hải 2014, lần đầu tiên Nga chính thức thông báo về chuyện sẽ bán động cơ RD-93 cho Trung Quốc để trang bị trên chiến đấu cơ J-31, nhưng thực chất loại động cơ này đã được Nga bán cho Trung Quốc từ những năm 2005.

Tính từ năm 2005 đến nay, Trung Quốc đã mua được 100 động cơ RD-93 của Nga với giá 238 triệu USD, sau đó tiếp tục đặt mua thêm 500 chiếc loại cải tiến, sau đó ngỏ ý muốn tiếp tục mua thêm 1000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/bộ để phục vụ cho cả mục đích xuất khẩu máy bay chiến đấu.
Khói đen
Việc xả khói đen là điều không thể chấp nhận được với máy bay tàng hình.

Tuy nhiên, các thế hệ động cơ Nga bán cho Trung Quốc đều thuộc loại đã sản xuất theo công nghệ những năm 80 của thế kỷ trước, còn những thế hệ động cơ hàng đầu của Nga hiện nay là thuộc thế hệ AL-41F có công suất vượt trội so với thế hệ AL-31F và RD-93 thì Nga chưa bán cho bất kỳ cứ nước nào.

Nói về chuyện chiếc J-31 bay trình diễn tại China Airshow 2014 gặp sự cố bốc khỏi đen mù mịt được một số chuyên gia nhận định, đây là biểu hiện rõ nhất về sự lỗi thời của loại động cơ RD-93 mà Nga bán cho Trung Quốc.

Các vòng bay ban đầu tại buổi trình diễn mọi thứ có vẻ ổn sau chuyến cất cánh khá thất vọng. Tuy nhiên, sau đó đâu lại vào đấy, dòng khói đen liên tục phụt ra từ vòi phun động cơ của J-31.

Việc xả khói đen là điều không thể chấp nhận đối với một tiêm kích tàng hình, bởi điều này khiến độ bộc lộ của nó rất cao, giảm khả năng chống radar đối phương.

Vì vậy, tham vọng của Trung Quốc đưa J-31 (với động cơ RD-93) có thể cạnh tranh với F-35 của Mỹ trên thị trường thế giới là điều không mang tính thực tế.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc lộ diện tên lửa “thần bí” phóng từ tàu ngầm

Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ -Tại triển lãm hàng không, vũ trụ Chu Hải 2014, Trung Quốc đã trình làng tên lửa phóng từ tàu ngầm CM-708N, có khả năng công phá tàu chiến hạng trung trở lên.

Bài viết liên quan

Máy bay vận tải đa dụng Y-12 Trung Quốc lần đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ
Trung Quốc khoe tên lửa hành trình CX-1 “nhái” tại triển lãm Chu Hải
Triển lãm hàng không Chu Hải nơi phô diễn vũ khí Trung Quốc

Tại Chu Hải Airshow 2014, tên lửa phóng từ tàu ngầm dòng CM-708 UN do Trung Quốc sản xuất lần đầu tiên đã ra mắt công chúng. Dòng tên lửa này sử dụng ống phóng ngư lôi tàu ngầm, tầm bắn tối đa hơn 100km, có thể tấn công tàu chiến hạng trung, hạng lớn.

Theo nhân viên của tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc giới thiệu, đây là lần đầu tiên tập đoàn cùng lúc “trình làng” hai loại tên lửa phóng từ tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, đó là: tên lửa CM-708UN và CM-708UNA.

Mô hình tên lửa phóng từ tàu ngầm CM-708UN

Trong đó, tên lửa CM-708UN sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, tầm bắn tối đa 55km, còn tên lửa “anh em” CM-708UNA lại sử dụng động cơ phản lực, tầm bắn tối đa đạt 128km.

Tên lửa dòng CM-708UN có khả năng cơ động tốt, được áp dụng các công nghệ mới như hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh, đầu đạn có radar tự dẫn độ chính xác cao, hệ thống điều khiển kỹ thuật số...

Tên lửa này sau khi phóng đạt đến độ cao nhất định, sẽ giảm dần độ cao, và hướng tới mục tiêu. Khi bay, nó cách mực nước biển tương đối thấp, khoảng 20m, nên radar rất khó phát hiện ra.

CM-708UN có những đặc điểm nổi bật như: khả năng che giấu tốt, tấn công bất ngờ, năng lực đột phá phòng không cao và có năng lực nhất định tấn công mục tiêu ven bờ.

Điều đặc biệt chú ý ở dòng tên lửa này là năng lực thích ứng tốt, có thể lắp đặt trên tàu ngầm thông thường và cũng có thể trang bị trên tàu ngầm động cơ hạt nhân.
Triển vọng của CM-708UN tương đối rộng mở trong thị trường vũ khí tương lai.
 

phamconghung

Xe tăng
Biển số
OF-311070
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
1,448
Động cơ
-47,301 Mã lực
nói gì thí nói chứ dân tộc mình thấy vẫn lười và chả chịu nghiên cứu gì mấy, lại hay có kiểu khôn lỏi ăn mảnh và cá nhân. TQ nó mạnh cũng là đúng thôi, hic
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga khẳng định không bán công nghệ BrahMos cho Trung Quốc
Cập nhật lúc: 13:56 14/11/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN

(Kiến Thức) - Viện thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia của Nga khẳng định không tham gia vào quá trình phát triển mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 của Trung Quốc.
Tạp chí RIR dẫn lời một nguồn tin quân sự thân cận với Viện thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia của Nga cho hay, NPO không hề có bất kỳ sự hợp tác về mặt quân sự hay liên quan đến việc phát triển mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 vừa được Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014. Trước đó một quan chức khác của liên doanh BrahMos Aerospace cũng khẳng định thông tin này.
Liên doanh BrahMos Aerospace một trong nhiều công ty thuộc chương trình hợp tác quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ, cụ thể là viện thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia (NPOM) của Nga và cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ (DRDO). Đây cũng là công ty đã phát trển mẫu tên lửa hành trình siêu âm BrahMos, một trong vũ khí chiến lược của Quân đội Ấn Độ.
Mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 được trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
Theo đó, NPOM tin rằng, các tên lửa hành siêu âm như BrahMos được sản xuất tại Ấn Độ hay Yakhont được sản xuất tại Nga, không có bất cứ điểm chung nào với mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 của Trung Quốc. Ngoại trừ mang hình dáng bên ngoài tương tự.
Dựa trên các bức ảnh chụp CX-1 cho thấy nó mang hình dáng gần như giống hoàn toàn với các mẫu tên lửa hình siêu âm do Nga phát triển trước đây, thậm chí một số nguồn tin còn cho biết rằng CX-1 có tốc độ bay và phạm vi tấn công tương tự với các tên lửa của Nga. Tuy nhiên các quan chức cấp cao của Nga lại cho rằng, điều này không nói lên việc CX-1 đã sử dụng công nghệ tên lửa Nga và còn rất nhiều thông số khác cần phải được so sánh trước khi đưa ra thông tin chính thức.
Các chuyên gia quân sự Nga khẳng định không có chuyện Nga bán công nghệ tên lửa BrahMos cho Trung Quốc.
Bên cạnh đó, phía Nga khẳng định rằng, không có chuyện các công nghệ tên lửa của Yakhont và BrahMos đã được chuyển giao cho Trung Quốc, việc Trung Quốc sao chép các công nghệ bên ngoài nước này không phải là chuyện hiếm.
"Đơn cử như các bản sao của điện thoại Iphone, bạn không thể sản xuất một chiếc điện thoại có có hình dáng tương tự gắn lên đó một quả táo và bảo nó là sản phẩm chính hãng của Apple được. Việc bắt chước hình dáng và thiết kế bên ngoài là khá dễ nhưng quan trọng nhất vẫn là thiết kế bên trong một chiếc tên lửa. Nó không đơn giản như bề ngoài của mình", vị quan chức nói.
Không những chỉ có phía Nga mà cả Ấn Độ cũng cho rằng, tên lửa hành trình siêu âm CX-1 của Trung Quốc hoàn toàn khác biệt với BrahMos của Ấn Độ. Một nguồn tin thân cận với liên doanh BrahMos Aerospace tiết lộ với RIR cho hay, thiết kế đầu đạn phía trước của CX-1 lớn hơn nhiều nếu so sánh với BrahMos, bên cạnh đó CX-1 cũng được trang bị một động cơ đẩy hoàn toàn khác với mẫu động cơ đẩy Ramlet của BrahMos.
Nhiều khả năng CX-1 được phát triển dựa trên mẫu tên lửa hành trình siêu âm Moskit mà Trung Quốc mua được từ thời Liên Xô.
Các quan chức Ấn Độ cho biết, trong quá trình Trung Quốc mua các tàu khu trục thuộc Project 956E và 956EM từ Liên Xô, nước này đã được chuyển giao một số lượng lớn các tên lửa hành trình siêu thanh P-270 Moskit với tầm bắn lên tới 120km vào thời điểm đó trong đó. Sau đó vào năm 2000, phía Nga cũng tiếp tục cung cấp các tên lửa hành trình trên cho Trung Quốc. Và đây có thể nguồn gốc của tên lửa hành trình siêu âm CX-1 của Trung Quốc sau này với một số thay đổi nhất định.
Việc Trung Quốc giới thiệu mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1, đã gây lên một làn sóng chỉ trích dữ dội Nga từ giới truyền thông Ấn Độ. Khi có nhiều nguồn tin cho rằng Nga đã "phản bội" Ấn Độ khi bán công nghệ tên lửa BrahMos cho Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nga mà khẳng định không bán công nghệ BrahMos cho Khựa thì khựa lại mua chuộc bọn Cà ry òy, chẹp.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cựu binh Trung Quốc tiết lộ vụ thử hạt nhân 1964

15/11/2014 16:15
thích

Chia sẻ:
Ngày 16/10/1964, Trung Quốc tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên thành công đưa nước này trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử.

Ngày 16/10/2014, 300 cựu chiến binh từng chứng kiến vụ đã tập trung ở một khách sạn ở huyện Poyang tỉnh Giang Tây để dự lễ kỷ niệm 50 năm vụ thử hạt nhân.

Khu vực thử nghiệm hạt nhân năm 1964 của Trung Quốc là Malan trong sa mạc Gobi, một phần của khu tự trị Bayingolin Mongol ở Tân Cương.

Hơn 10.000 binh sỹ và kỹ thuật viên đã làm việc ở khu vực thử nghiệm trước và sau thử nghiệm. Họ lặng lẽ làm việc và có rất ít dùng các phương tiện truyền thông vì lúc đó, vụ thử hạt nhân là một bí mật quốc gia.
- Ảnh 1

Hình ảnh vụ thử hạt nhân Trung Quốc mới được giải mật.

Tháng 10/1963, Yang Tianyu, lúc đó đã phục vụ trong quân ngũ được 3 năm ở Lan Châu, được thông báo rằng đơn vị của ông được lệnh chuyển đến một cơ sở đặc biệt ở Tân Cương. Khi đến nơi, ông vẫn không biết gì về nhiệm vụ của đơn vị mình.

BÀI LIÊN QUAN

Những điều ít biết về vụ thử hạt nhân đầu tiên
Những điều ít biết về vụ nổ bom nhiệt hạch đầu tiên
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada

Cùng lúc đó, các cán bộ của các đơn vị khác từ quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Tế Nam cũng đã bắt đầu đến. Chỉ trong vòng 2 năm, Malan trở thành một khu căn cứ quân sự của hàng ngàn binh sỹ với hàng chục dãy nhà ở. Khi quân số tăng lên, một đơn vị kỹ thuật và bảo vệ được thành lập, đồng thời một đơn vị mang phiên hiệu 546 cũng được lập để chịu trách nhiệm cho các bệnh viện, cơ sở hậu cần, sửa chữa phương tiện và phòng ngừa hóa chất độc hại.

Tất cả mọi thứ được sắp xếp cẩn thận, nhưng không có ai được hỏi quân đội làm gì ở đó. Yang nói: “Chúng tôi không yêu cầu vì chúng tôi đã được phổ biến rằng chúng ta không được phép biết, khi nào đến lúc cần thiết, họ sẽ nói cho chúng ta biết”.

Những binh sỹ ở Malan tuân thủ nghiêm ngặt chế độ bảo mật. Khi giao tiếp với người ngoài về cơ sở của mình, họ sử dụng từ ‘Yonghong’ để thay cho địa chỉ Malan. Binh sỹ tại căn cứ được yêu cầu phải nói rằng họ đang đứng canh gác tại các cơ sở, không được tiết lộ về các hoạt động của mình.

Bất cứ điều gì họ thấy, họ nói chỉ được phép ‘sống để dạ chết mang theo’. Họ không được phép nói với cha mẹ, vợ, chồng hay con cái mình. Tất cả thư từ của họ đều được kiểm tra cẩn thận trước khi gửi.

Những bài giảng về giáo dục chính trị và đòi hỏi của chế độ bảo mật cho họ những ý niệm mơ hồ về bản chất của căn cứ đang ở: “Thế giới đã bước vào kỷ nguyên hạt nhân… quốc gia đế quốc đang khoe khả năng hạt nhân của họ… Mao Chủ tịch nói quả bom hạt nhân là quan trọng, mọi người nghĩ rằng chúng ta không có khả năng. Vậy thì chúng ta hãy làm một số”.
- Ảnh 2

Các mẫu thiết bị ở Malan sau vụ nổ.

Trong tháng 3/1964, các đơn vị đã bắt đầu cho công tác tuyên truyền về một “đại sứ mệnh” và các binh sỹ đã bắt đầu rỉ tai cho nhau. Tư lệnh sư đoàn đã cho chiếu một bộ phim tài liệu về Operation Crossroads - vụ thử hạt nhân đầu tiên của Mỹ tiến hành sau chiến tranh tại Bikini Atoll năm 1946.

Yang lúc đó chỉ là một tiểu đội trưởng nhưng ông cũng đã được xem cuốn phim vào thời điểm gần đến vụ thử nghiệm. Đó là lúc ông hiểu đầy đủ rằng Malan là một địa điểm sẽ diễn ra vụ thử hạt nhân.

Trước đó, Yang đã có chút hiểu biết về bom hạt nhân và đã nghe nói rằng Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ông đã mất bình tĩnh khi xem phim và đã chứng kiến làn sóng xung kích lớn gây ra bởi vụ nổ đã lan truyền nhanh chóng và nuốt chửng các tàu chiến. Nhưng Yang cũng cảm thấy tự hào vì được tham gia vào một phần sứ mệnh. Chỉ là một người lính bình thường, ông đã góp mặt trong một nhiệm vụ cao nhất của quốc phòng tại một căn cứ đặc biệt.

Khu vực thử nghiệm nằm cách 200 km về phía đông của căn cứ, trong một khu vực không có người ở của sa mạc Gobi. Càng đến gần ngày thử nghiệm, các cán bộ kỹ thuật và người lính đi qua địa điểm thử nghiệm lại càng hưng phấn.

Yang được giao nhiệm vụ vận chuyển thiết bị không quân đến các điểm nhất định trong khu thử nghiệm. Một số nằm cách 500 m bên ngoài và một số khác cách điểm thử 1 km. Ngoài ra còn có một số phương tiện được đặt trong hầm hố do công binh đào. Những người lính khác phụ trách việc sắp xếp xe lửa, xe ô tô và xe bọc thép gần điểm thử.

Ngày 15/10, một ngày trước khi thử nghiệm, những người lính được lệnh ở lại vị trí để đảm bảo an toàn. Đối với nhiều người, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến một vụ thử hạt nhân.
- Ảnh 3

Một số cựu binh đã tham gia vụ thử hạt nhân năm 1964 gặp nhau ở Quảng Châu để kỷ niệm 50 năm vụ thử hạt nhân.

Trước khi rút về vị trí, Yang kiểm tra các thiết bị không quân một lần nữa và nhìn thấy con khỉ, chuột, thỏ và các loài động vật khác được dẫn đến khu vực thử nghiệm cùng với những hình nộm được đặt trong buồng lái máy bay và trong ghế lái của xe. Sau đó, Yang cùng các binh sỹ khác rút về sân bay Khai Bình, cách khu thử nghiệm 80 km, và được phát kính bảo vệ mắt để theo dõi vụ thử.

Lúc 15h, các binh sỹ được lệnh quay lưng lại phía thử nghiệm và bịt tai. Từ phía sau ống kính tối của kính bảo vệ mắt, họ nhìn thấy một chớp sáng đột ngột với ánh sáng trắng cùng một tiếng gầm ầm ầm từ phía Đông. Sau khoảnh khắc đó, họ quay mặt lại nhìn.

Qua kính bảo vệ, họ nhìn thấy một quả cầu lửa khổng lồ nổi lên từ khu thử nghiệm. Yang nói: “Trông nó như một mặt trời thứ hai”.

Khi áng sáng tiêu tan, họ cởi kính ra và nhìn thấy ngọn lửa tiếp tục dữ dội bùng lên như một đám mây hình nấm. Các đám mây hút bụi từ mặt đất tạo thành một cái đuôi dài ‘cao như một tòa nhà’. Những người lính bắt đầu đổ về để cổ vũ và ném mũ của mình vào không khí, la lớn “chiến thắng” và “Mao chủ tịch muôn năm”. Yang cảm thấy nước mắt trào ra và trên chiếc loa phát ra thông điệp của Thủ tướng Chu Ân Lai cảm ơn họ đã làm việc chăm chỉ.

Hai giờ sau vụ nổ, một trong những nhân viên kỹ thuật mặc quần áo bảo hộ đề nghị Yang lái xe đưa anh ta vào khu thử nghiệm để lấy mẫu.

Sa mạc cát trông vẫn như cũ nhưng nhìn kỹ thì Yang nhận ra rằng lớp đất rắn đã bị thổi đi và bên dưới bây giờ là cát mềm. Khi đến gần hơn, họ thấy các máy bay, xe, tàu đặt trong khu thử nghiệm đã phải chịu các mức độ thiệt hại khác nhau.

Trong bán kính 30 km từ vụ nổ, các cột điện thoại nằm la liệt trên mặt đất và các máy bay cùng xe cộ bị nung chảy. Một số thiết bị đặt trong hầm có thể sửa chữa nhưng các thiết bị trên mặt đất thì bị phá hủy hoàn toàn. Khi Yang nhìn thấy những gì còn lại của 1 con khỉ bị thiêu cháy trong cabin của một trong những chiếc máy bay, ông đã hiểu ra việc vì sao đặt con khỉ vào đó.

Đơn vị đã tham gia vụ thử nghiệm lần đầu tiên với tên mật mã là Unit 0673, sau này được đổi thành 8023 và sau đó đổi tên nhiều lần nhưng bây giờ người ta quen gọi là đơn vị 8023. Sau vụ thử trên mặt đất, Trung Quốc còn tiếp tục thử nghiệm trên không và trong lòng đất.

Để thử nghiệm dưới lòng đất. Một hố sâu 100m đã được đào và lấp đầy sau khi quả bom được đặt xuống. Những đơn vị thực hiện cũng phải xây dựng cấu trúc, đào hầm và đặt trang thiết bị quân sự tại khu vực thử nghiệm như lần trước.

Sau vụ nổ, mẫu lại được đưa lên mặt đất để kiểm tra. Việc đó tốn thời gian hơn vì các mẫu thử nghiệm dưới lòng đất cũng được chôn khá sâu.

50 năm sau ngày thử thành công vũ khí hạt nhân, Trung Quốc ngày nay đã phát triển rất mạnh mẽ công nghệ quân sự của mình với các tên lửa Đông Phong có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được cho là có thể bắn tới Mỹ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
J-10B trang bị động cơ WS-10: Đang bay bỗng chết máy
(Vũ khí) - Nỗ lực tự chủ chế tạo động cơ máy bay của Trung Quốc vừa bị ‘dội nước lạnh’ khi chiếc J-10B với động cơ nội địa đang bay bỗng dưng chết máy.



Truyền thông Trung Quốc đưa tin, vào khoảng 14h ngày 15/11, một chiếc máy bay chiến đấu đa năng J-10B đã đâm xuống khu dân cư ở huyện Bì, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên khiến 7 người dưới mặt đất bị thương.

J-10B là biến thể nâng cấp từ mẫu J-10 với một loạt công nghệ cải tiến mới như dùng cửa hút không khí kiểu DSI đem lại sự ổn định cao hơn, trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động, cảm biến hồng ngoại IRST, tích hợp hệ thống chiến tranh điện tử thế hệ mới và đặc biệt là dùng động cơ nội địa WS-10.
Hiện trường chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.
Hiện trường chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.

Khi chiếc J-10B gặp nạn tại Tứ Xuyên đang thực hiện các cuộc bay thử nghiệm để chuẩn bị cho việc chuyển giao chính thức cho Không quân Trung Quốc.

Việc lắp đạt động cơ WS-10 chi máy bay J-10B đã được Trung Quốc tiến hành từ năm 2011, tuy nhiên theo nguồn tin từ báo Russian Military Messenger (Nga), hiện số lượng động cơ WS-10 trang bị cho tiêm kích J-10B, J-11B, J-15 đưa về nhà máy bảo trì vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.

Phần lớn số động cơ WS-10 đã được lắp trên tiêm kích J-10B, J-11B, J-15 cho thấy hiệu suất hoạt động không đáng tin cậy. Việc sử dụng động cơ này có thể gây nguy hiểm cho chính máy bay trong điều kiện không chiến tốc độ cao.

Hải quân Trung Quốc đã huỷ bỏ việc triển khai máy bay chiến đấu J-15 lắp ráp động cơ này, cho đến khi chất lượng của động cơ sản xuất trong nước được đảm bảo. Hải quân Trung Quốc cũng yêu cầu lắp ráp động cơ AL-31F của Nga để thay thế động cơ WS-10 trong nước.

Hiện số lượng động cơ WS-10 đưa về nhà máy để bảo trì thậm chí vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới. Nghiêm trọng hơn, đơn vị sản xuất WS-10 không làm rõ toàn bộ nguyên nhân nhiều lần thất bại của động cơ, mà hiện nay ít nhất 5 trung đoàn không quân của Không quân Trung Quốc đang sử dụng máy bay tiêm kích J-11B trang bị động cơ WS-10.

Các chuyên gia cho biết, động cơ lắp ráp cho những máy bay này đã được đưa đưa về nhà máy để bảo trì, trong khi số máy bay chiến đấu J-11B lắp động cơ AL-31F của Nga thì không có vấn đề gì.

Sự kém chất lượng của các mẫu động cơ phản lực nội địa bắt nguồn từ công nghệ, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tại các nhà máy Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn cần thiết dành cho việc sản xuất động cơ phản lực.

Những điểm yếu trong ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc nằm ở vấn đề sản xuất cánh cho tuabin và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất.

Theo Russian Military Messenger, với quy trình sản xuất của Trung Quốc thì việc động cơ máy bay gặp lỗi trong khi đang bay không có gì là bất ngờ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc lại sao chép siêu "ngựa thồ bay" A400M?
Cập nhật lúc: 10:00 18/11/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
10 vận tải cơ “to con” nhất thế giới (2): Y-20 Trung Quốc vươn lên
10 vận tải cơ “to con” nhất thế giới (2): Y-20 Trung Quốc vươn lên
Máy bay Y-20 Trung Quốc khoác “áo mới” bay biểu diễn
(Kiến Thức) - Sự xuất hiện của vận tải cơ Y-30 sẽ là đối thủ cạnh tranh với A400M trên thị trường máy bay vận tải quân sự thế giới trong tương lai.
Thời báo Hoàn Cầu cho hay, tại triển lãm Chu Hải, các công ty quốc phòng Trung Quốc không chỉ "hé mở" siêu máy bay vận tải Y-20 mà còn lần đầu tiết lộ mô hình máy bay vận tải hạng trung được định danh là Y-20, trên thân có dòng chữ "Tân Trung Vận".

Theo các phóng viên của Hoàn Cầu, mô hình máy bay Y-30 "Tân Trung Vận" được thiết kế khoang hàng rộng tương đương máy bay vận tải Airbus A400M nổi tiếng. Điều này sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển các trang thiết bị như xe thiết giáp, pháo tự hành, xe phóng tên lửa, radar dã chiến của lực lượng phản ứng nhanh được dễ dàng hơn.
Ngoài ra thiết kế cánh chính, cánh đuôi chữ T có nhiều nét giống với mẫu thiết kế Airbus A400M khiến Y-30 được gọi là "A400M made in China" - đây lại là thiết kế sao chép.
Mô hình máy bay vận tải Y-30 của Trung Quốc.
Thiết kế A400M của các nước Tây Âu sử dụng khoang chứa hàng tương đối lớn, khoang rộng 4m (rộng hơn cả IL-76 của Nga), cao 3,85m, dài 17,70m, dung tích đạt 356 mét khối, tải trọng tối đa 38 tấn với tầm bay là 3.800km, tốc độ bay 780km/giờ, trần bay là 11.000m. Về phần Y-30 "Tân Trung Vận", theo một số nguồn tin thì tải trọng của nó khoảng 35 tấn.
Y-30 ngoài khoang chứa hàng rộng, động cơ phản lực cánh quạt thu hút sự chú ý. Điều này cũng không có gì là ngạc nhiên vì dù sao động cơ phản lực cánh quạt là lựa chọn chủ yếu của máy bay vận tải chiến thuật hiện nay. Giá của động cơ này tương đối thấp hơn so với giá của động cơ phản lực cánh quạt cùng cấp khác, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn, chi phí sử dụng thấp.
Máy bay vận tải A400M của châu Âu.
Theo một số nguồn tin, động cơ của máy bay vận tải thế hệ mới này sử dụng không phải là động cơ WJ-6 của máy bay Y-9, mà lựa chọn động cơ phản lực cánh quạt thể hệ mới công suất mạnh hơn, công suất có thể đạt đến 7.000 mã lực.
Dẫu vậy, các chuyên gia Trung Quốc cũng thừa nhận là Y-30 không thể bằng A400 vì nó thua kém nhiều tính năng khác. Nhưng Y-30 vẫn được kỳ vọng là sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm với A400M trên thị trường máy bay quân sự hạng trung - nặng tương lai.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc sẽ biên chế hàng loạt pháo phản lực AR3

(Kiến Thức) - Tạp chí Khán Hòa cho biết, pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới AR3 sẽ được trang bị cho Lục quân Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Theo tạp chí này thì Lục quân Trung Quốc sau khi trang bị pháo phản lực phóng loạt tầm xa 130-150km Type 05/AR2, cũng đã đặt mua và trang bị pháo AR3 có tầm bắn 220-280km.
Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ phía Bắc của Đài Loan bao gồm cả thủ phủ Đài Bắc nằm trong tầm bắn của pháo phản lực AR3. Việc sử dụng AR-3 xuất phát từ yêu cầu thực hiện “tác chiến hỏa lực của lục quân”, chủ yếu dựa vào pháo binh có tính sát thương tầm xa, độ chính xác cao, hoàn thành sứ mệnh quyết chiến chiến lược một cách độc lập, từ đó thay thế nhiệm vụ của máy bay tấn công chiến thuật.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt AR3 tại triển lãm Chu Hải.
Pháo AR3 trang bị 2 cỡ đạn rocket gồm 370mm và 300mm cho tầm bắn xa nhất tương ứng là 280km và 220km. Giai đoạn hiện nay Lục quân Trung Quốc sẽ trang bị biến thể AR3 cỡ 300mm. Các loại đạn có thể bắn từ AR3 300mm gồm có: BRC3/4, BRE2/3/6/8 với các tầm bắn tương ứng là 70, 130, 130, 130, 220, 228km. Trong đó đạn BRE3 có hiệu chỉnh GPS với độ chính xác tấn công (CEP) nhỏ hơn 50m.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt AR3 với tầm bắn xa, không thể gây nhiễu, cho nênsẽ gây mối đe dọa lớn đối với tàu sân bay Mỹ nếu đi vào vùng biển Hoàng Hải.
Ngoài việc được trang bị cho Lục quân Trung Quốc, AR3 đã tìm được khách hàng nước ngoài đầu tiên - các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Trước đó, UAE đã mua từ Trung Quốc nhiều loại pháo phản lực khác như hệ thống SR5 (có thể bắn đạn rocket 220mm GRE7 và 122mm GR1).
Hai loại đạn rocket này đều là kiểu dẫn đường, GR1 sử dụng GPS/INS + dẫn đường laser đoạn cuối, độ chính xác tấn công (CEP) là 3m, nặng 300kg, đây là một trong những loại pháo có độ chính xác trúng mục tiêu cao nhất trong số các loại đạn rocket cùng cỡ trên thế giới hiện nay. Trong khi GRE7 sử dụng dẫn đường GPS/INS, tầm bắn 25km.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc giới thiệu đạn rocket làm tê liệt mạng điện
(Kiến Thức) - Tại triển lãm Chu Hải, Trung Quốc lần đầu tiên giới thiệu loại đạn rocket có khả năng vô hiệu hóa mạng điện năng đối phương.
Thời báo Hoàn Cầu cho hay, trong gian hàng của Tập đoàn Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải diễn ra từ ngày 11-16/11, xuất hiện hệ thống pháo phản lực phóng loạt được trang bị đạn rocket đặc biệt WS-63.
Đạn rocket WS-63 có khả năng cơ động theo kiểu quỹ đạo và tấn công thẳng đứng, tầm bắn tối đa của loại đạn này có thể đạt 260km, loại đạn rocket này sử dụng phương thức dẫn đường “GPS + dẫn đường quán tính + dẫn đường đoạn cuối”, sai số trượt mục tiêu (CEP) của đạn rocket này được khống chế trong phạm vi 10m.

Đạn rocket WS-63 được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải.
Điểm nhấn lớn nhất của loại đạn rocket này là sử dụng phần chiến đấu module, có thể lựa chọn sử dụng đầu đạn nổ sát thương, đầu đạn nổ xuyên, đầu đạn bán xuyên giáp và đầu đạn trái phá sợi carbon. Lưu ý, đạn rocket Vệ Sỹ trang bị đầu đạn trái phá sợi carbon là lần đầu tiên được Trung Quốc công khai.
Theo nguồn tin từ nhân viên liên quan đến loại đạn này thì việc công khai đạn rocket WS-63 đồng nghĩa với việc công dụng tác chiến và tấn công chính xác của pháo rocket tầm xa của Trung Quốc đã được nâng cao. Chẳng hạn khi cần thiết, đạn rocket WS-63 thậm chí có thể thực hiện hoạt động tác chiến đặc biệt làm tê liệt mạng lưới điện của đối phương.
Mà độ chính xác khi tấn công của đạn rocket WS-63 có thể đạt ít hơn 10m, cho nên đạn rocket dẫn đường này có thể dùng để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực tiền tuyến.
 

soulmales

Xe buýt
Biển số
OF-105270
Ngày cấp bằng
9/7/11
Số km
953
Động cơ
405,313 Mã lực
Nơi ở
hà nội city
J-10B trang bị động cơ WS-10: Đang bay bỗng chết máy
(Vũ khí) - Nỗ lực tự chủ chế tạo động cơ máy bay của Trung Quốc vừa bị ‘dội nước lạnh’ khi chiếc J-10B với động cơ nội địa đang bay bỗng dưng chết máy.



Truyền thông Trung Quốc đưa tin, vào khoảng 14h ngày 15/11, một chiếc máy bay chiến đấu đa năng J-10B đã đâm xuống khu dân cư ở huyện Bì, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên khiến 7 người dưới mặt đất bị thương.

J-10B là biến thể nâng cấp từ mẫu J-10 với một loạt công nghệ cải tiến mới như dùng cửa hút không khí kiểu DSI đem lại sự ổn định cao hơn, trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động, cảm biến hồng ngoại IRST, tích hợp hệ thống chiến tranh điện tử thế hệ mới và đặc biệt là dùng động cơ nội địa WS-10.
Hiện trường chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.
Hiện trường chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.

Khi chiếc J-10B gặp nạn tại Tứ Xuyên đang thực hiện các cuộc bay thử nghiệm để chuẩn bị cho việc chuyển giao chính thức cho Không quân Trung Quốc.


Các chuyên gia cho biết, động cơ lắp ráp cho những máy bay này đã được đưa đưa về nhà máy để bảo trì, trong khi số máy bay chiến đấu J-11B lắp động cơ AL-31F của Nga thì không có vấn đề gì.
.
thế mà hôm qua cháu đọc trên báo mạng bảo là lắp động cơ nga.nó còn đưa ra bằng chứng mới sợ chứ
dẫn chứng đây ạ
http://soha.vn/quan-su/anh-chien-dau-co-tq-dam-vao-toa-nha-vo-thanh-nhieu-manh-20141116160803872.htm
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Lộ diện vũ khí mới có thể trang bị trên J-20 Trung Quốc

Website của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) đưa tin, tại triển lãm hàng Chu Hải 2014 vừa diễn ra (tổ chức từ ngày 11-16/11), Tập đoàn công nghệ và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc đã giới thiệu một loại bom dẫn đường chính xác có hình dạng khá kỳ lạ.

Rò rỉ thiết kế, thông số kỹ thuật biến thể 1 động cơ của J-20
Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc có thay đổi cuộc chơi?
"J-20 TQ sẽ chỉ mất 10 giây để bay vào không phận Nhật Bản"

Được biết, đây là loại bom mới trong dòng bom thông minh FT- do tập đoàn này sản xuất, mang tên FT-7.

Theo CRI, bom dẫn đường chính xác FT-7 sử dụng phương thức mở rộng phạm vi của cánh để thực hiện tấn công tầm xa. Không giống với bom lượn thông thường chỉ sử dụng 2 cánh bay đơn giản, FT-7 sử dụng kết cấu thu mở, khiến phần cánh trở nên đáng tin cậy và an toàn hơn, tầm bắn xa hơn - có thể đạt 90km.



Bom thông minh FT-7

Bom dẫn đường chính xác FT-7 có trọng lượng 130kg, sử dụng hệ thống dẫn đường INS + GPS. Loại vũ khí này chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự trọng điểm như công sự dưới đất được gia cố bằng bê tông, tòa nhà trên mặt đất, đường sắt, cầu, sở chỉ huy vừa và nhỏ, vị trí phòng không, nút thông tin liên lạc, căn cứ không quân, căn cứ hải quân, căn cứ tên lửa đạn đạo, nhà kho, nhà chứa máy bay, vũ khí chiến thuật hạng nhẹ các loại, tàu chiến mặt nước.

CRI cho biết, FT-7 có thể được trang bị trên máy bay chiến đấu J-20 do Trung Quốc chế tạo.
Theo trang mạng China Defense Mashup, Trung Quốc bắt tay vào phát triển bom thông minh dẫn đường bằng laser vào cuối những năm 1970. Sau thành công ban đầu với loại bom này, Trung Quốc tiếp tục phát triển các loại bom dẫn đường chính xác cao sử dụng hệ thống dẫn đường INS và GPS. Công tác phát triển và thử nghiệm được tiến hành rất nhanh để thu hẹp khoảng cách về vũ khí công nghệ cao với Nga, Mỹ.

Thế hệ bom dẫn đường chính xác cao đầu tiên mang tên FT-1 được giới thiệu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Hai loại bom mới nhất trước FT-7 là FT-5 và FT-6 được giới thiệu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2009.

Mặc dù các phương tiện truyền thông Trung Quốc nói rằng FT-7 là loại bom đặc biệt và nó cũng đại diện cho xu thế phát triển của bom dẫn đường chính xác trong tương lai nhưng khi các mẫu bom FT- trước đó của Trung Quốc ra đời, các chuyên gia quân sự từng nhận định rằng, loại bom thông minh này của Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Thực tế tác chiến của quân đội Mỹ cho thấy, việc phụ thuộc vào hệ thống GPS mang lại kết quả không mấy khả quan, nhất là trong điều kiện phức tạp hoặc môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. Chính vì vậy, Washington đã bắt tay vào phát triển hệ thống dẫn đường chính xác không phụ thuộc GPS.
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,625
Động cơ
500,226 Mã lực
Trung Quốc sẽ biên chế hàng loạt pháo phản lực AR3
(Kiến Thức) - Tạp chí Khán Hòa cho biết, pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới AR3 sẽ được trang bị cho Lục quân Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Theo tạp chí này thì Lục quân Trung Quốc sau khi trang bị pháo phản lực phóng loạt tầm xa 130-150km Type 05/AR2, cũng đã đặt mua và trang bị pháo AR3 có tầm bắn 220-280km.
Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ phía Bắc của Đài Loan bao gồm cả thủ phủ Đài Bắc nằm trong tầm bắn của pháo phản lực AR3. Việc sử dụng AR-3 xuất phát từ yêu cầu thực hiện “tác chiến hỏa lực của lục quân”, chủ yếu dựa vào pháo binh có tính sát thương tầm xa, độ chính xác cao, hoàn thành sứ mệnh quyết chiến chiến lược một cách độc lập, từ đó thay thế nhiệm vụ của máy bay tấn công chiến thuật.
Báo chí vẫn né tránh nhỉ? nó đặt cả Hà nội vào tầm bắn của pháo luôn rồi!
 

soulmales

Xe buýt
Biển số
OF-105270
Ngày cấp bằng
9/7/11
Số km
953
Động cơ
405,313 Mã lực
Nơi ở
hà nội city

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
cháu ngu về cái n ày,thế nên đọc báo nó viết thế nào,cháu đưa lên đây cho các cụ phân trầm giúp cháu thui ạ
J-10B trang bị động cơ WS-10: Đang bay bỗng chết máy
(Vũ khí) - Nỗ lực tự chủ chế tạo động cơ máy bay của Trung Quốc vừa bị ‘dội nước lạnh’ khi chiếc J-10B với động cơ nội địa đang bay bỗng dưng chết máy.

Nga hậu thuẫn Trung Quốc phát triển J-10B đối phó với F-15J?
Tiêm kích J-10B Trung Quốc đâm vào thành phố nổ tung

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, vào khoảng 14h ngày 15/11, một chiếc máy bay chiến đấu đa năng J-10B đã đâm xuống khu dân cư ở huyện Bì, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên khiến 7 người dưới mặt đất bị thương.

J-10B là biến thể nâng cấp từ mẫu J-10 với một loạt công nghệ cải tiến mới như dùng cửa hút không khí kiểu DSI đem lại sự ổn định cao hơn, trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động, cảm biến hồng ngoại IRST, tích hợp hệ thống chiến tranh điện tử thế hệ mới và đặc biệt là dùng động cơ nội địa WS-10.

Hiện trường chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.

Khi chiếc J-10B gặp nạn tại Tứ Xuyên đang thực hiện các cuộc bay thử nghiệm để chuẩn bị cho việc chuyển giao chính thức cho Không quân Trung Quốc.

Việc lắp đạt động cơ WS-10 chi máy bay J-10B đã được Trung Quốc tiến hành từ năm 2011, tuy nhiên theo nguồn tin từ báo Russian Military Messenger (Nga), hiện số lượng động cơ WS-10 trang bị cho tiêm kích J-10B, J-11B, J-15 đưa về nhà máy bảo trì vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.

Phần lớn số động cơ WS-10 đã được lắp trên tiêm kích J-10B, J-11B, J-15 cho thấy hiệu suất hoạt động không đáng tin cậy. Việc sử dụng động cơ này có thể gây nguy hiểm cho chính máy bay trong điều kiện không chiến tốc độ cao.

Hải quân Trung Quốc đã huỷ bỏ việc triển khai máy bay chiến đấu J-15 lắp ráp động cơ này, cho đến khi chất lượng của động cơ sản xuất trong nước được đảm bảo. Hải quân Trung Quốc cũng yêu cầu lắp ráp động cơ AL-31F của Nga để thay thế động cơ WS-10 trong nước.

Hiện số lượng động cơ WS-10 đưa về nhà máy để bảo trì thậm chí vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới. Nghiêm trọng hơn, đơn vị sản xuất WS-10 không làm rõ toàn bộ nguyên nhân nhiều lần thất bại của động cơ, mà hiện nay ít nhất 5 trung đoàn không quân của Không quân Trung Quốc đang sử dụng máy bay tiêm kích J-11B trang bị động cơ WS-10.

Các chuyên gia cho biết, động cơ lắp ráp cho những máy bay này đã được đưa đưa về nhà máy để bảo trì, trong khi số máy bay chiến đấu J-11B lắp động cơ AL-31F của Nga thì không có vấn đề gì.

Sự kém chất lượng của các mẫu động cơ phản lực nội địa bắt nguồn từ công nghệ, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tại các nhà máy Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn cần thiết dành cho việc sản xuất động cơ phản lực.

Những điểm yếu trong ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc nằm ở vấn đề sản xuất cánh cho tuabin và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất.

Theo Russian Military Messenger, với quy trình sản xuất của Trung Quốc thì việc động cơ máy bay gặp lỗi trong khi đang bay không có gì là bất ngờ.
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,625
Động cơ
500,226 Mã lực
Sự kém chất lượng của các mẫu động cơ phản lực nội địa bắt nguồn từ công nghệ, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tại các nhà máy Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn cần thiết dành cho việc sản xuất động cơ phản lực.
Những điểm yếu trong ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc nằm ở vấn đề sản xuất cánh cho tuabin và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất.
Tóm lại là không phải lỗi thiết kế. Vậy thì Nga có lý do để lo ngại.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top