- Biển số
- OF-297796
- Ngày cấp bằng
- 7/11/13
- Số km
- 172
- Động cơ
- 311,140 Mã lực
Ghê quá, nên bỏ đi là đúng.
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Le-hoi-Chem-lon-Phan-xet-doc-doan-ai-da-man-hon/158230030/157/Ông Thịnh cho biết ông không đồng tình với ý kiến của tổ chức động vật châu Á. Tổ chức này là những người đứng ngoài cuộc, không hiểu được bản chất của lễ hội nên mới đưa ra những ý kiến như vậy. “Thế nào là phản cảm, thế nào là tàn bạo? Nói theo cách nói của họ thì đất nước Việt Nam này có một làng gọi là làng tàn bạo, làng dã man à? Khi nói như thế họ có hiểu lý do tại sao người ta làm như thế không? Phát ngôn như vậy là không chấp nhận được!”, ông Thịnh bức xúc nói. GS. TS Ngô Đức Thịnh cho biết, Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh được tổ chức hàng năm vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ hội lớn của một tỉnh được duy trì từ rất lâu với ý nghĩa sau khi chém những con lợn đã được hiến tế lấy máu của vật hiến tế đó bôi vào những đồng tiền thì điều đó sẽ mang lại may mắn cho họ trong suốt cả một năm. Lễ hội được coi là nét đẹp trong văn hóa và lối sống của con người Việt Nam mỗi khi năm mới đến. Việc duy trì lễ hội là cần thiết và nó không tổn hại đến ai. Nhưng ngược lại nếu cấm không được tổ chức sẽ ảnh hưởng tới truyền thống văn hóa và đi ngược lại nhu cầu cũng như tín ngưỡng của người dân nơi đó nói riêng và của người dân Việt nói chung.
Bên cạnh đó, GS Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng, trong một thế giới như hiện nay, điều mà tổ chức động vật trên đề nghị cũng có cái lý riêng của họ nhưng buông lời nói như vậy là thể hiện sự chủ quan. Văn hóa truyền thống là truyền từ đời này đến đời khác và văn hóa không phải là hành động của một người mà là của hàng nghìn hàng vạn người, cái đó gắn với đời sống tín ngưỡng của người dân. Đó cũng là đời sống tâm linh của người dân nên không thể đánh giá chủ quan khi chưa hiểu hết vấn đề. Theo ông Thịnh nếu như so sánh với những tập tục, lễ hội vẫn còn tồn tại trên thế giới như đâm bò ở Tây Ban Nha, như lễ hội Gadhimai nhiều con vật bị giết lấy máu tế thần linh, hay thậm chí phong tục điểu táng ở Tây Tạng…, cách nhìn nhận lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh như Tổ chức Động vật châu Á là quá phiến diện. Mỗi một lễ hội, phong tục đều thể hiện sắc thái riêng của văn hóa mỗi nơi, mỗi địa phương. Thế giới tôn trọng quyền của chủ thể, chỉ có người dân thường mới có quyền quyết định tiếp tục hay từ bỏ truyền thống văn hóa đó, khi nào, người dân nơi lễ hội đấy thấy nó không phù hợp thì họ có quyền từ bỏ còn không ai bên ngoài có quyền làm được điều đó. Hơn nữa, những người đang đánh giá Lễ hội Chém lợn là dã man là tàn bạo đang không hiểu gì về văn hóa, những người này đang đứng ngoài chứ không phải chủ thể văn hóa nên không thể cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng mà lễ hội mang đến cho người dân. Ông Thịnh cho biết, ngày xưa lễ hội của một địa phương chỉ có người trong cộng đồng lễ hội đấy mới được tham gia, còn những người nơi khác đến sẽ không được tham gia lễ hội. Bởi vì nếu tham gia mà không có cảm nhận văn hóa không cắt nghĩa được ý nghĩa nên họ mới coi đó là dã man, là tàn bạo. Độc đoán và thiếu hiểu biết về văn hóa Đây cũng không phải lần đầu tiên thói quen, tập tục của người Việt bị đánh giá không hay. Còn nhớ, nhiều tổ chức trên thế giới cũng đã có những đánh giá không tích cực về thói quen ăn thịt chó của người Việt, PGS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng cách nhìn như vậy là quá độc đoán và tự cho mình có quyền phán xét người khác. Quyền giữ văn hóa là của người dân, của địa phương, của dân tộc. “Vừa độc đoán lại còn thiếu hiểu biết vì họ không cắt nghĩa được vì sao người dân làm như thế. Chỉ nghĩ theo kiểu người dân nơi đó là man rợ, la tàn bạo, như thế không thể chấp nhận được”, ông Thịnh chia sẻ thêm. Theo ông Thịnh, trước thực tế này, không chỉ những tổ chức mà những cá nhân phải trang bị cho mình sự hiểu biết, một thái độ không được độc đoán, không được áp đặt lên người khác, Cần phải hiểu hết bản chất sự việc trước khi phán xét hay đưa ra một đề nghị gì đấy. Bên cạnh đó, chủ thể văn hóa bị đánh giá sai có quyền phản ứng với việc bị đánh giá sai lệch vì đây gọi là quyền văn hóa. Thế giới cũng như Việt Nam đã nói rõ không ai có quyền phủ nhận yêu cầu tín ngưỡng của người khác, của cộng đồng khác. “Chính phương Tây là nơi đưa ra quyền văn hóa mà lại có những con người độc đoán như vậy. Dã man thì người Tây hay người Việt chưa biết người nào dã man hơn”, ông Thịnh chia sẻ thêm.
Lý luận của anh Thịnh đọc chán đời quá, đặc tính tiểu nông và thiển cận, sẵn sàng xù lông nhím. Cố tính nhập nhèm khái niệm "giết mổ gia súc trong lò mổ" vs "4 người dạng 4 chân con lợn và 1 người cầm đao chém giữa hàng nghìn người cả trẻ con, rồi lấy tiền nhúng vào máu". Lại còn nói chỗ khác có tục man rợ hơn người Việt sao ko nói, lại chỉ nói đến người Việt làm tôi buồn .Thiên sứ thấy bài này khá sâu sắc mang về hầu các bác xem và nhắn gửi các bác là adua đến mức rởm đời ít thôi nhé. Trừ khi các bác là các nhà sư ăn chay không đụng chạm vấn đề sát sinh:
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Le-hoi-Chem-lon-Phan-xet-doc-doan-ai-da-man-hon/158230030/157/
Cách đây 10 năm đã có câu: hòa nhập chứ không hòa tan cụ nhỉ? Tiếc là chỉ thấy tan chứ đếch thấy nhập.Nói chung tùy quan điểm. Quan điểm bảo tồn thì cũng có 2 mặt, mặt tốt là giữ sự khác biệt, nếu không thì cả thế giới giống hệt nhau chả còn gì để phân biệt cả. Xu hướng cả thế giới theo các quy chuẩn của các bạn da trắng đang ngày một rõ. Mặt không được của bảo tồn là số đông nghĩ một số nét văn hóa không còn phù hợp với những quan điểm hiện tại. Các cụ cứ tiếp tục lên án, chém vẫn chém, đâm vẫn đâm, trọi vẫn trọi. Nhưng tốt nhất lả chỉ giữ nó như thế. Lợi dụng nó để kiếm tiền thì mới đáng lên án. Các cụ sợ khía cạnh giáo dục bọn trẻ thì em nghĩ cũng không hẳn, phim ảnh, internet với báo chí tràn ngập chém giết, tai nạn.... Ngay cả quyền anh với bóng đá Mỹ cũng thấy máu suốt đấy thôi. Quá khó để giáo dục trẻ bây giờ.
Cụ nói phải, thích chém thế thì quay lợn nguyên con rồi vác đao ra phơ làm bốn miếng lớn cho bốn giáp chả hạn, đảm bảo mỗi giáp đều có chân và một phần cột sống, riêng cái thủ đưa vào đình cúng. chém càng ít nhát càng may lớn.Lý luận của anh Thịnh đọc chán đời quá, đặc tính tiểu nông và thiển cận, sẵn sàng xù lông nhím. Cố tính nhập nhèm khái niệm "giết mổ gia súc trong lò mổ" vs "4 người dạng 4 chân con lợn và 1 người cầm đao chém giữa hàng nghìn người cả trẻ con, rồi lấy tiền nhúng vào máu". Lại còn nói chỗ khác có tục man rợ hơn người Việt sao ko nói, lại chỉ nói đến người Việt làm tôi buồn .
Truyền thống đi chăng nữa thì cái nào không đúng, lạc hậu thì phải sửa cho hợp lý, cho văn minh. Nếu không chém lợn thật có thể làm lợn bột, hoặc chỉ cúng lợn quay rồi chia cho làng ... thiếu gì giải pháp mà cứ phải bo bo bảo thủ.
Em cũng đến tế sống với cái bố sáng tác ra cái bài này.ĐÂM TRÂU, CHÉM LỢN
Đâm trâu và chém lợn -
Một lễ hội dân gian?
Đó là sự man rợ
Của tộc người dã man!
Tộc người dã man ấy
Là chúng ta, tiếc thay,
Nhiều giáo sư, tiến sĩ
Bênh cái dã man này.
Còn tôi thì xấu hổ,
Đau không nói nên lời.
Đừng quên điều Phật dạy
Về nhân quả ở đời.
Đâm trâu và chém lợn,
Ăn cả thịt chó mèo.
Giờ thì ta tự hiểu
Vì sao ta đói nghèo.
Vì sao ta độc ác,
Thù hằn, đâm chém nhau.
Đó chính là nhân quả
Của chém lợn, đâm trâu.
Đó không phải lễ hội,
Lại càng không dân gian.
Mà là sự man rợ
Của tộc người dã man.
p/s : sưu tầm ạ