Đồng ý với bác, xin góp thêm ý là việc truy đuổi hình như không được khuyến khích cho lắm. Đã có nhiều án thương vong trước đây về việc truy đuổi mà nạn nhân là thường dân. Đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi nạn nhân là nhân viên công lực. Góc nhìn này nếu được thông qua có thể trở thành hơn cả một án hình sự mà là quy trình xử lý chung cho các án sau này, nôm na ta gọi là án lệ. Hình ảnh nhân viên công lực đu bám xe taxi hoặc xe tải, xe khách đường dài thật sự khó làm cho người dân an tâm về phương cách chống lại tội phạm của nhà chức trách.
Nhóm truy đuổi trong sự vụ này là bao nhiêu người? họ phản ứng như thế nào khi người vi phạm bỏ chạy? họ có nhận được lệnh cần truy đuổi gắt từ cấp trên? họ có bao giờ được huấn thị trước đó về việc không khuyến khích truy đuổi quá đà?
Tất nhiên có một số đối tượng cần phải truy cùng một cách gắt gao, do đó em xin liên hệ với cái công nghệ 4.0 gần đây ở SG. Trong khi chúng ta gào lên 4.0 và đã triển khai cái xe đọc biển số với phần mềm đọc biển số, vậy thì truy đuổi vận tốc cao như thế này có ý nghĩa gì trong hoàn cảnh chúng ta đã chủ động xác minh được cả xe và nhân thân chủ xe bằng 4.0? Nếu nghĩ xa hơn, trong quá trình truy đuổi cả nhân viên công lực và người bị truy đuổi không thương vong nhưng lại gây thương vong cho bên thứ 3 thì dường như mọi tội lỗi sẽ đổ hết lên đầu người bị truy đuổi. Cái cách đổ hết tội này có tính chính đáng trong đó hay không?