Đơn giản thế này. Nền kinh tế sup đổ khi nó có bong bóng, nhất là bong bóng bất động sản còn ở đây không có bong bóng nào hết. Cú hích tiền bạc mà các nước vừa tháo khoán không phải là bơm cho một cái bong bóng nào mà chỉ là biện pháp kiềm hãm sự sụp đổ tức thì của các nền kinh tế. Hàng tỷ người phải trốn trong nhà, hàng trăm triệu người thất nghiệp. Nếu ko có những thứ bơm ra thì thế giới sẽ nhanh chóng đói ăn, sụp đổ và bạo loạn là điều dễ xảy ra nhất.
Thực tế là chưa bao giờ thế giới có nhiều tiền như thế này cả nhưng lại không biết tiêu vào đâu. Phía trước sẽ chỉ là lương thực, vật tư y tế, nhân lực ngành y là những thứ người ta tranh giành thôi. Những nhà đầu tư hàng đầu bây giờ tâp trung vào những ngành kiểm soát sinh mạng của người khác chứ ko phải vàng hay đô la nữa. Dịch bệnh khiến cơ cấu kinh tế thế giới dịch chuyển rất nhanh, giá dầu mỏ tuột dốc không phanh càng gây ra đại khủng hoảng. Đổ tiền mua vàng để dự trữ trong khi cả thế giới thiểu phát cũng không phải là một bài toán hay vì giá trị tiền tệ của vàng không quy đổi tham chiếu ra tài sản hữu hình cho xã hội lúc dịch bệnh như thế này được. Khi cả một thế giới đầy dịch bệnh và đói ăn, vàng đem ra bán cũng ko có người mua. Hoặc là người ta sẽ mua với giá rất rẻ,thậm chí sẽ có cả lạm phát vàng khi mà cả thế giới đồng loạt mang vàng đi bán, để đổi lấy thức ăn, vật tư y tế .... Thử hình dung khi 100 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh và hàng triệu người chết, loài người có còn ai nghĩ về tiền hay vàng nữa hay không ? Thế giới hôm nay có gần 2 triệu ca nhiễm nhưng hệ thống y tế của các nước phát triển bậc nhất cũng không gánh nổi, nếu quy mô lên đến 100 triệu thì ... thôi em chẳng dám nghĩ đến nữa.
Em nghĩ vàng tăng giá thì chỉ ở Việt Nam thôi, vì tiền đồng của mình vẫn yếu và không ổn định so với ngoại tệ các nước. Giá đô vừa rồi tăng và giá dầu giảm như thế thì thế giới họ đầu tư vào vàng. Nhưng nếu dịch bệnh không hết thì chỉ giữa năm 2021 là người ta lại bán tháo vàng ra thôi. Nước bé tý như Việt nam khôn ngoan nhất là cứ tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông nghiệp và cung cấp vật tư y tế cho thế giới. Có tiền thì đầu tư vào những mảng đó, đừng có chôn vào vàng rồi thì của cải vật lực của xã hội lại nằm chết dí trong két sắt chẳng giúp ích được gì.