[Funland] PVN được sử dụng lãi ròng để bù giá bao tiêu sản phẩm từ Lọc dầu Nghi Sơn

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Làm gì có tỷ đô nào từ dân. Đây là lấy từ LN của PVN mà cụ.
Lấy từ lợi nhuận của PVN. Mà lợi nhuận của PVN là từ khai thác dầu thô, từ sản xuất xăng dầu nhà máy lọc dầu Dung Quất, từ hàng chục dự án khác.... Tức là lấy tiền ngân sách để cấp bù cho nhà máy. Không phải lấy "Lợi nhuận của PVN ở nhà máy Nghi Sơn" ra bù đâu cụ ạ. Vì nhà máy Nghi Sơn làm đếch gì đã có lợi nhuận.
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,939
Động cơ
323,226 Mã lực
Làm gì có tỷ đô nào từ dân. Đây là lấy từ LN của PVN mà cụ.
Lợi nhuận của PVN không của dân thì là của bố con thằng nào? Bọn làm thuê được trả lương cao ngất rồi nhé.
Giá xăng dân phải trả tăng cao tận 25k/l một phần là do phải bù giá 7% cho lượng xăng tiêu thụ bắt buộc của NSR.
 

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
7,936
Động cơ
365,515 Mã lực
Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài rất có tính chiến lược trong các đầu tư lớn ở các quốc gia kém phát triển, chưa phát triển, ODA của Nhật mang tính xâm chiếm thị trường phái sinh, và điểm đặc biệt là lobby trong dự án đầu tư của Nhật cũng rất khủng, nhưng trong một số hoàn cảnh người ta ngại đưa nhiều tin về những vụ lobby của Nhật trong các dự án đầu tư, vì khả năng gây ảnh hưởng qua kinh tế của Nhật là rất lớn và đứng sau Nhật là sự bảo hộ của Mỹ trong cục diện địa chính trị, Nhật là cánh tay nối dài sự ảnh hưởng của Mỹ trong việc giành vùng ảnh hưởng qua các dự án đầu tư lớn có khả năng gây lung lay nền kinh tế của những nước nhỏ. Vì thế bóc phốt xong thì phải cho chìm xuồng, chứ không thể bóc xong mổ xẻ liên tục được, đây là ảnh hưởng của luồng sức mạnh lớn nhất TG.
tào lao
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Lấy từ lợi nhuận của PVN. Mà lợi nhuận của PVN là từ khai thác dầu thô, từ sản xuất xăng dầu nhà máy lọc dầu Dung Quất, từ hàng chục dự án khác.... Tức là lấy tiền ngân sách để cấp bù cho nhà máy. Không phải lấy "Lợi nhuận của PVN ở nhà máy Nghi Sơn" ra bù đâu cụ ạ. Vì nhà máy Nghi Sơn làm đếch gì đã có lợi nhuận.
Cụ có vẻ ko hiểu lắm về chuỗi giá trị trong sxkd nhỉ.
PVN mua thành phẩm (xăng, nguyên liệu cho hóa dầu... ) từ Nghi Sơn và bán cho DN thứ cấp và người tiêu dùng. Lãi PVN lấy từ hoạt động này mà ra, dc sử dụng 1 phần để bù cho Nghi Sơn.
Còn việc Nghi Sơn lỗ hay lãi khi bán sp cho PVN là việc của Nghi Sơn, 1 pháp nhân tách bạch chứ.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Nếu PVN không phải rút lợi nhuận 5000-10.000 tỷ mỗi năm để tặng cho các nhà đầu tư Nhật Bản thì với số tiền đó có thể xây dựng được 1 nhà máy lọc dầu mới lớn hơn cả nhà máy lọc dầu Dung Quất. (Dung Quất doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ $ và tạo việc làm cho hàng chục nghìn người Việt).
Hoặc số tiền đó nếu không đầu tư lọc dầu mà đầu tư tiền cho Vin làm ô tô chẳng hạn, sẽ làm thành lập được 1 hãng ô tô mới tương đương với Vinfast.
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Lợi nhuận của PVN không của dân thì là của bố con thằng nào? Bọn làm thuê được trả lương cao ngất rồi nhé.
Giá xăng dân phải trả tăng cao tận 25k/l một phần là do phải bù giá 7% cho lượng xăng tiêu thụ bắt buộc của NSR.
Suy luận đơn giản thế này thì khó nói chuyện rồi .
Nếu theo logic này tất cả các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế phí cho vin, samsung... đều đáng bị lên án vì nó dẫn đến nguồn thu ngân sách giảm, hậu quả dân sẽ phải gánh hết.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Cụ có vẻ ko hiểu lắm về chuỗi giá trị trong sxkd nhỉ.
PVN mua thành phẩm (xăng, nguyên liệu cho hóa dầu... ) từ Nghi Sơn và bán cho DN thứ cấp và người tiêu dùng. Lãi PVN lấy từ hoạt động này mà ra, dc sử dụng 1 phần để bù cho Nghi Sơn.
Còn việc Nghi Sơn lỗ hay lãi khi bán sp cho PVN là việc của Nghi Sơn, 1 pháp nhân tách bạch chứ.
Cụ quên là PVN mà không nhập sản phẩm của Nghi Sơn thì có thể nhập khẩu sản phẩm xăng dầu, hóa dầu từ nước ngoài về để kinh doanh mà. Tỷ suất lợi nhuận đâu có khác gì, thậm chí nhập khẩu có thể có lợi nhuận lớn hơn cả việc bắt buộc phải tiêu thụ hàng Nghi Sơn (tức là không có cơ hội để đàm phán).
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,803
Động cơ
271,915 Mã lực
Theo cụ là chấp nhận thiệt thòi để học?
Ồ nhưng thật lạ là sao ta vác USD đầu tư FDI sang Venezuela không áp dụng bài học này với "bạn"?
Cuối cùng là cả sân nhà cả sân khách ta đều đóng vai nạn nhân hào phóng, vài tỷ đô la của dân trả học phí cho vài thằng đầy tớ học mãi không tốt nghiệp!
Tôi đã phân tích lợi ích tổng thể đâu có thiệt hại nặng nề như báo nêu thôi, không những thế còn có lợi, lợi về lâu dài.
Còn ý trên, Đang nói việc FDI nói chung mình phải ưu đãi nó mới nhảy vào, không thì huỷ dự án, hầu hết các dự án lớn , đặc biệt vòng đời hoàn vốn dài đấy là điều đấy là bắt buộc. Trong bối cảnh mình yếu, thiếu và cần nó thì có gì để nói.
Vấn đề 500 tr usd ở vene em không bàn ở đây vì ngoài topic, nhưng kinh doanh thắng thua là thường, nếu có yếu tố vụ lợi và lợi ích nhóm thì xử lí thôi. Cứ rõ ràng như thế thì tốt mà.
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Cụ quên là PVN mà không nhập sản phẩm của Nghi Sơn thì có thể nhập khẩu sản phẩm xăng dầu, hóa dầu từ nước ngoài về để kinh doanh mà. Tỷ suất lợi nhuận đâu có khác gì, thậm chí nhập khẩu có thể có lợi nhuận lớn hơn cả việc bắt buộc phải tiêu thụ hàng Nghi Sơn (tức là không có cơ hội để đàm phán).
Cụ lại đá sang 1 câu chuyện hoàn toàn khác đó là các mục tiêu mà CP mong muốn, các lợi ích kinh tế đạt dc khi chấp nhận các ưu đãi của đối tác nước ngoài khi vận hành Nghi Sơn. Mà cái đó thì lại chưa ai bàn đến ở đây.
Nó cũng giống như các chính sách ưu đãi dành cho samsung, các dn fdi lớn.
Có cụ nào biết dc lý do gì mà NN ưu đãi Nghi Sơn 7% giá thu mua ko? Có cái này thì mới đủ thông tin phân tích dc.
Chứ cô lập 1 nội dung thiệt hại mà ko tính đến nội dung lợi ích thì nghe chừng đánh giá có vẻ ko khách quan.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Tôi đã phân tích lợi ích tổng thể đâu có thiệt hại nặng nề như báo nêu thôi, không những thế còn có lợi, lợi về lâu dài.
Còn ý trên, Đang nói việc FDI nói chung mình phải ưu đãi nó mới nhảy vào, không thì huỷ dự án, hầu hết các dự án lớn , đặc biệt vòng đời hoàn vốn dài đấy là điều đấy là bắt buộc. Trong bối cảnh mình yếu, thiếu và cần nó thì có gì để nói.
Vấn đề 500 tr usd ở vene em không bàn ở đây vì ngoài topic, nhưng kinh doanh thắng thua là thường, nếu có yếu tố vụ lợi và lợi ích nhóm thì xử lí thôi. Cứ rõ ràng như thế thì tốt mà.
Cụ lại đá sang 1 câu chuyện hoàn toàn khác đó là các mục tiêu mà CP mong muốn khi chấp nhận các ưu đãi của đối tác nước ngoài khi vận hành Nghi Sơn. Mà cái đó thì lại chưa ai bàn đến ở đây.
Nó cũng giống như các chính sách ưu đãi dành cho samsung, các dn fdi lớn.
Có cụ nào biết dc lý do gì mà NN ưu đãi Nghi Sơn 7% giá thu mua ko? Có cái này thì mới đủ thông tin phân tích dc.
Chứ cô lập 1 nội dung thiệt hại mà ko tính đến nội dung lợi ích thì nghe chừng đánh giá có vẻ ko khách quan.
Các cụ thử phân tích cụ thể xem "lợi ích" cho VN ở dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là gì thế?
Còn việc ưu đãi là được nhưng phải có giới hạn, ưu đãi bằng cách lấy tiền ngân sách ra để tặng nhà đầu tư chắc chắn là vượt quá giới hạn (của luật pháp).
Samsung cũng chỉ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (giảm 50%) trong 14 năm. Còn Nghi Sơn là được miễn thuế thư nhập cá nhân, chỉ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm (nếu phải chịu thuế)....
Còn nếu nhà đầu tư không vào làm nhà máy thì dẹp dự án, nhập khẩu về tiêu dùng mà rẻ hơn, chất lượng hơn, đóng góp ngân sách nhiều hơn thì tội gì không nhập khẩu?
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Các cụ thử phân tích cụ thể xem "lợi ích" cho VN ở dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là gì thế?
Còn việc ưu đãi là được nhưng phải có giới hạn, ưu đãi bằng cách lấy tiền ngân sách ra để tặng nhà đầu tư chắc chắn là vượt quá giới hạn (của luật pháp).
Samsung cũng chỉ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (giảm 50%) trong 14 năm. Còn Nghi Sơn là được miễn thuế thư nhập cá nhân, chỉ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm (nếu phải chịu thuế)....
Còn nếu nhà đầu tư không vào làm nhà máy thì dẹp dự án, nhập khẩu về tiêu dùng mà rẻ hơn, chất lượng hơn, đóng góp ngân sách nhiều hơn thì tội gì không nhập khẩu?
Cuối cùng thì cụ vẫn ko hiểu bản chất vấn đề nên quy kết nặng nề và sai lệch.

Ưu đãi của Nghi Sơn ko khác gì của SS cả. Đều chấp nhận bớt 1 phần lợi ích tài chính để vì các lợi ích kinh tế khác.
Nếu với SS, Vin... nhà nước chấp nhận giảm thu nhập từ thuế phí (lẽ ra tao dc thu ngân sách 10 nhưng ưu đãi chỉ nhận 7, 5,3 thậm chí 0) để đổi lấy các lợi ích kinh tế khác (kỳ vọng thôi vì khi thực hiện có thể ko đạt dc vì nhiều yếu tố).

Thì với Nghi Sơn, PVN chấp nhận lãi ít hơn 7% khi thu mua inputs từ Nghi Sơn với giá cao hơn 7% so với các nhà cung cấp khác. Nếu mua sp từ nhà cung cấp khác giá 10 bán 12, LN gộp là 2 thì với Nghi Sơn là mua 10.7 bán 12 LN gộp là 1.3. Và cũng để đổi lấy các lợi ích kinh tế mong muốn khác.

Không thấy cụ nào phân tích về lợi ích kinh tế mong muốn và thực tế đạt dc đến giờ của Dự án Nghi Sơn. Mà chỉ thấy tập trung 1 nội dung con bên trong là ưu đãi cho Nghi Sơn rồi khẳng định luôn là thiệt hại thế nọ thế kia.

Vậy là phân tích chưa toàn diện và khách quan rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

G811

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-750979
Ngày cấp bằng
24/11/20
Số km
422
Động cơ
57,179 Mã lực
Thằng nhật nó ko sai gì trong vụ này mà bạn chửi nó thậm tệ như vậy.
Đơn giản là nó biết thừa dự án này làm chắc chắn sẽ lỗ nên nó ko muốn đầu tư. Dự án đàu tư mấy tỉ đổ, dầu thô thì phải nhập từ nước ngoài theo giá thị trường thì cạnh tranh làm sao về giá với những thằng nó có nhà máy lọc dầu cả mấy chục năm nay rồi. nhưng chính phủ VN lúc đó vì cái gọi là an ninh năng lượng nên cố đấm ăn xôi làm cho bằng đc. Thế nên mới đẻ ra cái mức bù thuế nhập khẩu đó.
Cũng giống như câu chuyện cố đấm ăn xôi cái ô tô mà giờ thành hàng tầu đội lốt thôi bác ạ., sắp tới tầu nó còn chuyển toàn bộ mảng hóa chất & công đoạn làm pin ô nhiễm sang miền Trung.

Hay câu chuyện cái đường sắt cao tốc mà giờ Tầu Nhật đang hô hết dân tình sang đây chiến đấu nhau. Thậm chí trong thớt "VN có cần làm ds cao tốc không" tầu nó còn phân tích bắt buộc phải làm & làm là có lãi nếu dùng công nghệ tầu.

15 năm sau lại có một thớt như này của dân Nhật sang ta chửi bọn tầu giống giờ dân tầu sang ta chửi Nhật.

Bi kịch của chúng mình nó ở cái chỗ đó. :(
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,803
Động cơ
271,915 Mã lực
Các cụ thử phân tích cụ thể xem "lợi ích" cho VN ở dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là gì thế?
Còn việc ưu đãi là được nhưng phải có giới hạn, ưu đãi bằng cách lấy tiền ngân sách ra để tặng nhà đầu tư chắc chắn là vượt quá giới hạn (của luật pháp).
Samsung cũng chỉ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (giảm 50%) trong 14 năm. Còn Nghi Sơn là được miễn thuế thư nhập cá nhân, chỉ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm (nếu phải chịu thuế)....
Còn nếu nhà đầu tư không vào làm nhà máy thì dẹp dự án, nhập khẩu về tiêu dùng mà rẻ hơn, chất lượng hơn, đóng góp ngân sách nhiều hơn thì tội gì không nhập khẩu?
Đấy là do cách nhìn của cụ thôi, hợp tác là đôi bên cùng có lợi, lợi nhiều lợi ít. Tính thế nào thì VN vẫn có lợi, tuỳ giai đoạn.
Thuế về 0% rồi thì nhập xăng dầu về VN được lợi gì. Có thu được đồng thuế nào đâu. Trong khi dầu thô nhập để lọc về thì phải chịu thuế. Bản chất bù thuế để tăng cạnh tranh cho nhà máy thời gian đầu, Dung Quất cũng gần 10 năm mới có lãi.
Lợi điểm lớn hơn là mình nhập từ nhà máy ở Sing hay Hàn thì chuyển cái nhà máy 9 tỏi usd đấy về VN. Theo đó hàng loạt nhân sự, công nghệ, qui trình cũng học hỏi được không ít thì nhiều, các loại sản phẩm công nghệ cao hơn như xăng máy bay mình cũng cũng có thể đâu đó chủ động được. Còn vấn đề an ninh năng lượng thì lớn quá, em chưa đủ tầm bàn.
Điểm mấu chốt là tỉnh thanh hoá, vực dậy một tỉnh nghèo cần cú hích lớn, như sam sung về Thái Nguyên , Bắc Ninh, nhiệt điện về Thái Bình… Mới chỉ 5-7 năm Thái Nguyên và Bắc Ninh lột xác như cụ thấy. Thằng này kéo thằng kia, có cảng , có đường, có sân bay…
 

tunglam28062009

Xe tăng
Biển số
OF-509697
Ngày cấp bằng
12/5/17
Số km
1,254
Động cơ
195,456 Mã lực
Những vụ ntn dân đen hiểu biết bt, ko dc tiếp cận số liệu p.a cụ thể còn nhìn ra đc. Vậy với 1 ekip ban bệ các thể loại tham gia chẳng lẽ lại ko nhìn ra. Fải làm thì mới có cái ăn chứ, ăn càng nhiều càng tốt.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Cuối cùng thì cụ vẫn ko hiểu bản chất vấn đề nên quy kết nặng nề và sai lệch.

Ưu đãi của Nghi Sơn ko khác gì của SS cả. Đều chấp nhận bớt 1 phần lợi ích để vì các lợi ích kinh tế khác.
Nếu với SS, Vin... nhà nước chấp nhận giảm thu nhập từ thuế phí (lẽ ra tao dc thu ngân sách 10 nhưng ưu đãi chỉ nhận 7, 5,3 thậm chí 0) để đổi lấy các lợi ích kinh tế khác (kỳ vọng thôi vì khi thực hiện có thể ko đạt dc vì nhiều yếu tố).

Thì với Nghi Sơn, PVN chấp nhận lãi ít hơn 7% khi thu mua inputs từ Nghi Sơn với giá cao hơn 7% so với các nhà cung cấp khác. Nếu mua sp từ nhà cung cấp khác giá 10 bán 12, LN gộp là 2 thì với Nghi Sơn là mua 10.7 bán 12 LN gộp là 1.3. Và cũng để đổi lấy các lợi ích kinh tế mong muốn khác.

Không thấy cụ nào phân tích về lợi ích kinh tế mong muốn và thực tế đạt dc đến giờ của Dự án Nghi Sơn. Mà chỉ thấy tập trung 1 nội dung con bên trong là ưu đãi cho Nghi Sơn rồi khẳng định luôn là thiệt hại thế nọ thế kia.

Vậy là phân tích chưa toàn diện và khách quan rồi.
Cụ viết dài mà chả có nội dung gì.
Thứ nhất: ưu đãi đầu tư thì phải dựa trên cơ sở luật pháp. Riêng ưu đãi cho Nghi Sơn là anh X quyết luôn vì nó vượt quá quy định ưu đãi thông thường. -> Và hiện tại là nó gây thiệt hại lớn cho ngân sách. Thiệt hại này là đã, đang và sẽ tiếp diễn.
Thứ 2 là không so sánh được với Samsung. Samsung có mức ưu đãi thấp hơn khá nhiều so với lọc dầu Nghi Sơn. Và Samsung là ngành mà VN không sản xuất được, lại giải quyết nhiều việc làm cho dân. Trong khi lọc dầu thì VN làm được, nhà máy lọc dầu cũng tạo rất ít việc làm.
Thứ 3 là lợi ích: PVN mua của Nghi sơn cứ cho là 10.7 và bán ra 12, "lợi nhuận" 1.3.
Nhưng nếu cũng số tiền đó, PVN mua của Malaysia chỉ với giá 8 và về VN bán với giá 12 thì lãi lên tận bằng 4 chứ không phải 1.3 khi nhập của Nghi Sơn.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Đấy là do cách nhìn của cụ thôi, hợp tác là đôi bên cùng có lợi, lợi nhiều lợi ít. Tính thế nào thì VN vẫn có lợi, tuỳ giai đoạn.
Thuế về 0% rồi thì nhập xăng dầu về VN được lợi gì. Có thu được đồng thuế nào đâu. Trong khi dầu thô nhập để lọc về thì phải chịu thuế. Bản chất bù thuế để tăng cạnh tranh cho nhà máy thời gian đầu, Dung Quất cũng gần 10 năm mới có lãi.
Lợi điểm lớn hơn là mình nhập từ nhà máy ở Sing hay Hàn thì chuyển cái nhà máy 9 tỏi usd đấy về VN. Theo đó hàng loạt nhân sự, công nghệ, qui trình cũng học hỏi được không ít thì nhiều, các loại sản phẩm công nghệ cao hơn như xăng máy bay mình cũng cũng có thể đâu đó chủ động được. Còn vấn đề an ninh năng lượng thì lớn quá, em chưa đủ tầm bàn.
Điểm mấu chốt là tỉnh thanh hoá, vực dậy một tỉnh nghèo cần cú hích lớn, như sam sung về Thái Nguyên , Bắc Ninh, nhiệt điện về Thái Bình… Mới chỉ 5-7 năm Thái Nguyên và Bắc Ninh lột xác như cụ thấy. Thằng này kéo thằng kia, có cảng , có đường, có sân bay…
Chung chung quá. Muốn có đường, có cảng thì bỏ tiền ra làm là có. Khu kinh tế Nghi Sơn có gần 20 năm rồi giờ vẫn được vài nhà máy lèo tèo chứ đã gi lắm? Đầu tư nhiều mà hiệu quả thấp.
Theo xu thế phát triển thì sắp tới sẽ có nhiều nhà máy lắp ráp điện tử đầu tư vào Thanh Hóa, Nghệ An. Căn bản là vì miền bắc thiếu lao động và đầu tư về mấy tỉnh kia để hưởng ưu đãi lớn hơn. (Chứ không phải vì nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mà về đầu tư đâu nhé).
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Cụ viết dài mà chả có nội dung gì.
Thứ nhất: ưu đãi đầu tư thì phải dựa trên cơ sở luật pháp. Riêng ưu đãi cho Nghi Sơn là anh X quyết luôn vì nó vượt quá quy định ưu đãi thông thường. -> Và hiện tại là nó gây thiệt hại lớn cho ngân sách. Thiệt hại này là đã, đang và sẽ tiếp diễn.
Thứ 2 là không so sánh được với Samsung. Samsung có mức ưu đãi thấp hơn khá nhiều so với lọc dầu Nghi Sơn. Và Samsung là ngành mà VN không sản xuất được, lại giải quyết nhiều việc làm cho dân. Trong khi lọc dầu thì VN làm được, nhà máy lọc dầu cũng tạo rất ít việc làm.
Thứ 3 là lợi ích: PVN mua của Nghi sơn cứ cho là 10.7 và bán ra 12, "lợi nhuận" 1.3.
Nhưng nếu cũng số tiền đó, PVN mua của Malaysia chỉ với giá 8 và về VN bán với giá 12 thì lãi lên tận bằng 4 chứ không phải 1.3 khi nhập của Nghi Sơn.
Thôi tóm lại là cụ nên tìm hiểu thêm môn phân tích lợi ích chi phí đi. Cụ cứ nhăm nhăm vào mục tiêu tài chính thì ko hiểu những gì em viết là đúng rồi.
 

Húp sụp sụp

Xe điện
Biển số
OF-792017
Ngày cấp bằng
1/10/21
Số km
3,141
Động cơ
97,488 Mã lực
Nếu PVN không phải rút lợi nhuận 5000-10.000 tỷ mỗi năm để tặng cho các nhà đầu tư Nhật Bản thì với số tiền đó có thể xây dựng được 1 nhà máy lọc dầu mới lớn hơn cả nhà máy lọc dầu Dung Quất. (Dung Quất doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ $ và tạo việc làm cho hàng chục nghìn người Việt).
Hoặc số tiền đó nếu không đầu tư lọc dầu mà đầu tư tiền cho Vin làm ô tô chẳng hạn, sẽ làm thành lập được 1 hãng ô tô mới tương đương với Vinfast.
Ai cũng biết lão # cố vẽ ra dự án để lũ đàn em có việc làm và cày tiền
Nhưng vụ đàm phán với nhật ở nghi sơn, phải giải mật toàn bộ hồ sơ đàm phán hợp đồng thì mới kết luận được có "cõng rắn cắn gà nhà" hay điều kiện nhật nó đưa ra là điều kiện tối thiểu để nó thực hiện dự án
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top