[Funland] Phút sinh tử hồ Thuỷ điện Thác Bà !

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
785
Động cơ
388,380 Mã lực
Các hồ đập bao giờ cũng có đập chính, tràn chính rồi tràn sự cố. Một số hồ như hồ Phú Ninh còn có đến 5 - 6 cái đập phụ. Ngoài ra, từ cách đây gần hơn 15 năm thì WB cũng đã hỗ trợ các địa phương lập các kế hoạch ứng phó với sự cố, trong đó có các kịch bản lũ lớn nhất có khả năng xảy ra là bao nhiêu, lũ 100 năm xảy ra 1 lần, 50 năm xảy ra 1 lần là bao nhiêu để tính toán ngập lụt và phương án di dân. Do suất đầu tư có hạn nên không có công trình nào được thiết kế để có thể chống chịu được mọi điều kiện thiên nhiên. Đặc biệt là do biến đổi khí hậu nữa thì có rất nhiều cái cũng không thể tính trước được. Nói một cách khác là bao giờ cũng có mức độ rủi ro nhất định (giống như mình lái xe ra đường, xe bảo dưỡng và kiểm định kỹ, người lái rất cẩn thận nhưng vẫn có khả năng bị ông khác đâm vào).

Trong cái chậu rửa mặt ở nhà mình nó có cái lỗ thoát tràn, chả nhẽ các đập lớn không có cái này?
Hơn nữa phải thiết kế để khi nuớc lên đến cao độ nào đó thì nó tự tràn xuống hạ du hết chứ sao phải tính đến phương án phá đập ngăn nhỉ?
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
272,025 Mã lực
Các hồ đập bao giờ cũng có đập chính, tràn chính rồi tràn sự cố. Một số hồ như hồ Phú Ninh còn có đến 5 - 6 cái đập phụ. Ngoài ra, từ cách đây gần hơn 15 năm thì WB cũng đã hỗ trợ các địa phương lập các kế hoạch ứng phó với sự cố, trong đó có các kịch bản lũ lớn nhất có khả năng xảy ra là bao nhiêu, lũ 100 năm xảy ra 1 lần, 50 năm xảy ra 1 lần là bao nhiêu để tính toán ngập lụt và phương án di dân. Do suất đầu tư có hạn nên không có công trình nào được thiết kế để có thể chống chịu được mọi điều kiện thiên nhiên. Đặc biệt là do biến đổi khí hậu nữa thì có rất nhiều cái cũng không thể tính trước được. Nói một cách khác là bao giờ cũng có mức độ rủi ro nhất định (giống như mình lái xe ra đường, xe bảo dưỡng và kiểm định kỹ, người lái rất cẩn thận nhưng vẫn có khả năng bị ông khác đâm vào).
Dân trong ngành thủy văn công trình có tính toán và cho rằng trận lũ vừa rồi rồi trên sông Chảy cả trên nghìn năm mới xảy ra một lần đấy cụ. Báo chí họ dùng từ "sinh tử" không sai đâu các cụ ạ.

Tất nhiên, các hồ lớn đều có các phương án ứng phó khi có sự cố hồ đập. Nhưng có ai biết được thực tế nó sẽ diễn ra thế nào khi thực hiện phương án. Khi mực nước hồ Thác Bà tiến dần đến mực nước gia cường, các hồ Sơn La, Hòa Bình em thấy đều không mở cửa xả lũ nào mặc dù mực nước các hồ này đều đã vượt mực nước cho phép trong thời kỳ từ 22/8 đến 15/9 hàng năm. Trong khi đó, lũ sông Thao, sông Gâm và dòng chính sông Lô đang rất to. Ở Hà Nội, mấy đứa em em nó bảo trạm bơm Yên Sở cũng không được bơm ra sông Hồng mặc dù theo quy định, trạm bơm này chỉ không được bơm ra sông khi mực nước sông đạt mức báo động 3.

Năm nay lũ sông Đà không lớn, mới chỉ có lũ sông Thao và sông Lô thôi mà khu vực hạ lưu sông Hồng, sông Đáy đã ở mức báo động 3, trong khi tại Hà Nội mới ở mức báo động 2. Cũng là may mắn khi mà sông Đà góp hơn 50% lượng nước sông Hồng, sông Lô khoảng 30%, sông Thao qua Lào Cai, Yên Bái góp khoảng 20% còn lại. Thế nhưng, các cụ cứ thử hình dung, khi có sự cố hồ đập Thác Bà cả tỷ m3 nước xả thêm vào sông Hồng thì tình hình nó sẽ như thế nào. Hồ Thác Bà hôm ấy chứa khoảng trên 3 tỷ m3 nước, còn sông Cầu vừa gây ngập lụt nặng nề ở Thái Nguyên trong 7 ngày mưa lũ vừa rồi chỉ chuyển tải lượng nước khoảng 700 triệu m3 thôi đấy ạ.

Mà giả sử phương án phá đập nếu phải thực hiện không gây ra hậu quả nặng nề, do đã chủ động di dân, thì các cụ thử nghĩ xem tác động tâm lý đến người dân như thế nào khi vừa và đang trải qua cơn bão số 3 và đợt mưa lũ lịch sử?
 
Chỉnh sửa cuối:

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,208
Động cơ
532,848 Mã lực
Vấn đề ở chỗ cao trình 61m là nguy hiểm thì tại sao không thiết kế hệ thống đập tràn ở cao trình 60m chẳng hạn mà cứ chờ tích nuớc lên cao rồi bàn nhau "phá đập"?
Thực ra cái này khả năng là trong thiết kế đã phải tính đến, vấn đề mình không được tiếp cận hồ sơ thiết kế nên không rõ mà thôi chứ về mặt công nghệ thì chắc chắn cũng không có gì cao siêu cả.
Cao trình 61m là nguy hiểm nhưng hệ thống xả mặt có thể nằm ở 45-52m để dễ điều chỉnh mực nước rồi cụ ạ, còn mực nước dâng sẽ ở khoảng 58-60m gì đó (em ví dụ về số lượng để nói về bản chất thôi nên cụ đừng thắc mắc về số liệu). Và khi tính toán thiết kế đã được tính cho lũ lịch sử 100-200-500-1000….năm tuỳ công trình nên xác suất là rất nhỏ. Việc có 2 hệ thống xả tràn là tốn kém và ko cần thiết khi nó sẽ làm yếu đập cụ ạ. Vậy nên cách tốt nhất chuẩn bị 1 số khoang phá tràn để giảm độ cao nước, dễ dàng sửa lại nếu cần.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
302
Động cơ
23,320 Mã lực
Tuổi
32
Vấn đề ở chỗ cao trình 61m là nguy hiểm thì tại sao không thiết kế hệ thống đập tràn ở cao trình 60m chẳng hạn mà cứ chờ tích nuớc lên cao rồi bàn nhau "phá đập"?
Thực ra cái này khả năng là trong thiết kế đã phải tính đến, vấn đề mình không được tiếp cận hồ sơ thiết kế nên không rõ mà thôi chứ về mặt công nghệ thì chắc chắn cũng không có gì cao siêu cả.
Người ta thiết kế đập, đưa vào tính toán thuỷ văn, kết cấu, ổn định chống trượt chống lật, mô hình thuỷ lực, thấm thủng các thứ từ đó xác định được đối với đập đất của hồ Thác Bà thì cao trình mực nước 61m thì nó sẽ gặp nguy hiểm cụ à. Lúc thiết kế thì chưa có cái đập ở đó, chứ không phải nó nằm sẵn ở đó và 61m nó sẽ bị nguy hiểm thì thôi ta thiết kế tràn chỉ 60m…

Còn việc tại sao lại chờ tích nước mới phá đập thì ngoài vấn đề tính toán cân bằng nước (Q đến bằng Q xả nhưng mưa to quá Q đến lớn hơn Q xả rất nhiều) còn vấn đề éo le lắm cụ ơi. Thứ nhất chả ai dự báo chính xác được là nó mưa to cỡ đó, thứ hai Hồ Thác Bà là cái hồ thuỷ điện, nước trong hồ chạy qua cái tuabin nó đẻ ra tiền… Câu chuyện giữ nước lại hay xả nước đi trong mùa lũ là câu chuyện 1 mười 1 tịt… Nhiều kinh nghiệm đau đớn của mấy anh thuỷ điện nghe dự báo thời tiết đem xả hồ rồi cuối cùng chả thấy mưa bão đâu, không có nước không có tiền.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,994
Động cơ
203,246 Mã lực
Tuổi
44
Chúng ta phải/ cần hiểu nôm na thế này, cái hồ thuỷ điện nó là cái hồ thì phải có bờ bao xung quanh có độ cao tối thiểu theo thiết kế để thành vòng khép kín thì mới giữ được nước. Theo địa hình xung quanh cái hồ dfos, chỗ nào có núi đồi cao tới độ cao ấy thì không phải be bờ nữa, những chỗ là khe, là thung lũng, là hẻm núi thấp thì phải đắp nó lại ( không thì éo ai bảo đước nó không được theo chỗ đó chảy đi), nên một hồ thuỷ điện hay thuỷ lợi sẽ có nhiều chỗ phải đắp đập, nghĩa la có nhiều đập, trong đó có đập chính trên dòng chảy chính.
Nên khi cần phải phá đập thì người ta sẽ chọn phá đập phụ, phá một cái chưa ăn thua thì phá những cái đập phụ khác chứ éo ai phá đập chính cả.

kể cả thác bà cũng là dạng phá tràn thôi .
sẽ phá ở một cái đập phụ có cao trình vừa đủ an toàn cho đập chính mà đảm bảo không thoát quá nhiều nước sau này .
Cụ lấy ví dụ như cái chậu rửa mặt có lỗ thoát nước chính và lỗ thoát nước phụ phòng khi vòi xả mà lỗ thoát chính thoát không kịp là chính xác về bản chất rồi đó. Cái hồ chứa nước cũng vậy, tràn xả lũ của nó tương tự cái lỗ thoát nước chính, tràn sự cố như là cái lỗ thoát phụ. Khi lũ đến (Q đến) vượt quá khả năng tháo của tràn xả lũ trong trường hợp nguy hiểm đến an toàn đập thì người ta sẽ kích hoạt tràn sự cố, nghĩa là phá cho nó tràn ra chỗ khác để giảm nước trong hồ. Trong trường hợp hồ Thác Bà được gọi là "phá đập phụ", nhưng không phải là phá ra cho nó chảy tràn trề lênh láng mà bản chất chỉ là tăng khả năng tháo, đưa mực nước hồ về cao trình an toàn đảm bảo không nguy hiểm cho đập, nhất là đập đất (Vì mực nước hồ cao, áp lực nước sẽ sinh ra dòng thấm, ở hồ Thác Bà thì mực nước cao đến cao trình 61m là nguy hiểm, dòng thấm qua đập không kiểm soát được).

Vì tình hình lúc đó khắp nơi đều đã lụt, nếu hồ Thác Bà phá tràn sự cố sẽ xả thêm một lượng nước khổng lồ gây "lũ chồng lũ" cho hạ du, trong khi các lực lượng đều đã căng mình chống lụt giờ khác nào đổ thêm dầu vào lửa, trong vòng có 4 tiếng làm sao sơ tán cả mấy chục ngàn dân, chắc chắn sẽ có thiệt hại lớn hơn, khó cho người quyết định là ở chỗ đó./.
em đi về qua đường xuyên khu vực xã Đại Minh suốt ấy. CHỗ này phải có đến chục cái đập phụ, em đi qua đường đã thấy đập phụ số 9, 14, đập 7.
Khi mất an toàn đập chính, nếu vỡ sẽ gây thiệt hại lớn, còn nếu phá đập phụ là có kiểm soát nước về hạ lưu với lưu lượng thêm bao nhiêu, sẽ ngập thêm bao nhiêu thì máy tính của thủy văn tính ra trong phút mốt. Còn việc ra quyết định thì do khi phá đập ảnh hưởng đến tỉnh khác nên ông Bé thơ, Ctich tỉnh có đập không quyết định được nên phải báo lên ông Trưởng BCĐ PCLB quyết. Nếu mực nước đạt đến mức giới hạn, phá sẽ ảnh hưởng ít hơn là không phá chọn cái nào thì ai cũng biết. E ko thấy khó chỗ nào.
Vấn đề ở chỗ cao trình 61m là nguy hiểm thì tại sao không thiết kế hệ thống đập tràn ở cao trình 60m chẳng hạn mà cứ chờ tích nuớc lên cao rồi bàn nhau "phá đập"?
Thực ra cái này khả năng là trong thiết kế đã phải tính đến, vấn đề mình không được tiếp cận hồ sơ thiết kế nên không rõ mà thôi chứ về mặt công nghệ thì chắc chắn cũng không có gì cao siêu cả.
Nó là các vai đập phụ bằng đất dọc từ cửa chính đi ngang.
Đập này do Liên Xô hỗ trợ thiết kế nên em nghĩ cũng không có gì quá nguy hiểm.
Các hồ đập bao giờ cũng có đập chính, tràn chính rồi tràn sự cố. Một số hồ như hồ Phú Ninh còn có đến 5 - 6 cái đập phụ. Ngoài ra, từ cách đây gần hơn 15 năm thì WB cũng đã hỗ trợ các địa phương lập các kế hoạch ứng phó với sự cố, trong đó có các kịch bản lũ lớn nhất có khả năng xảy ra là bao nhiêu, lũ 100 năm xảy ra 1 lần, 50 năm xảy ra 1 lần là bao nhiêu để tính toán ngập lụt và phương án di dân. Do suất đầu tư có hạn nên không có công trình nào được thiết kế để có thể chống chịu được mọi điều kiện thiên nhiên. Đặc biệt là do biến đổi khí hậu nữa thì có rất nhiều cái cũng không thể tính trước được. Nói một cách khác là bao giờ cũng có mức độ rủi ro nhất định (giống như mình lái xe ra đường, xe bảo dưỡng và kiểm định kỹ, người lái rất cẩn thận nhưng vẫn có khả năng bị ông khác đâm vào).
Cao trình 61m là nguy hiểm nhưng hệ thống xả mặt có thể nằm ở 45-52m để dễ điều chỉnh mực nước rồi cụ ạ, còn mực nước dâng sẽ ở khoảng 58-60m gì đó (em ví dụ về số lượng để nói về bản chất thôi nên cụ đừng thắc mắc về số liệu). Và khi tính toán thiết kế đã được tính cho lũ lịch sử 100-200-500-1000….năm tuỳ công trình nên xác suất là rất nhỏ. Việc có 2 hệ thống xả tràn là tốn kém và ko cần thiết khi nó sẽ làm yếu đập cụ ạ. Vậy nên cách tốt nhất chuẩn bị 1 số khoang phá tràn để giảm độ cao nước, dễ dàng sửa lại nếu cần.
Người ta thiết kế đập, đưa vào tính toán thuỷ văn, kết cấu, ổn định chống trượt chống lật, mô hình thuỷ lực, thấm thủng các thứ từ đó xác định được đối với đập đất của hồ Thác Bà thì cao trình mực nước 61m thì nó sẽ gặp nguy hiểm cụ à. Lúc thiết kế thì chưa có cái đập ở đó, chứ không phải nó nằm sẵn ở đó và 61m nó sẽ bị nguy hiểm thì thôi ta thiết kế tràn chỉ 60m…

Còn việc tại sao lại chờ tích nước mới phá đập thì ngoài vấn đề tính toán cân bằng nước (Q đến bằng Q xả nhưng mưa to quá Q đến lớn hơn Q xả rất nhiều) còn vấn đề éo le lắm cụ ơi. Thứ nhất chả ai dự báo chính xác được là nó mưa to cỡ đó, thứ hai Hồ Thác Bà là cái hồ thuỷ điện, nước trong hồ chạy qua cái tuabin nó đẻ ra tiền… Câu chuyện giữ nước lại hay xả nước đi trong mùa lũ là câu chuyện 1 mười 1 tịt… Nhiều kinh nghiệm đau đớn của mấy anh thuỷ điện nghe dự báo thời tiết đem xả hồ rồi cuối cùng chả thấy mưa bão đâu, không có nước không có tiền.
 

Tara01

Xe tải
Biển số
OF-842212
Ngày cấp bằng
23/10/23
Số km
205
Động cơ
20,021 Mã lực
T
Em cũng ko hiểu lắm, phá đập hay ko phải theo các chỉ số kỹ thuật, do anh em chuyên môn được giao quyền đánh giá và quyết định. Sao lại phải đến tay TT ra tận nơi xem để quyết nhỉ?
Thì vẫn luôn phải có 1 người chịu trách nhiệm nói Có / Không cuối cùng mà.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
302
Động cơ
23,320 Mã lực
Tuổi
32
Chúng ta phải/ cần hiểu nôm na thế này, cái hồ thuỷ điện nó là cái hồ thì phải có bờ bao xung quanh có độ cao tối thiểu theo thiết kế để thành vòng khép kín thì mới giữ được nước. Theo địa hình xung quanh cái hồ dfos, chỗ nào có núi đồi cao tới độ cao ấy thì không phải be bờ nữa, những chỗ là khe, là thung lũng, là hẻm núi thấp thì phải đắp nó lại ( không thì éo ai bảo đước nó không được theo chỗ đó chảy đi), nên một hồ thuỷ điện hay thuỷ lợi sẽ có nhiều chỗ phải đắp đập, nghĩa la có nhiều đập, trong đó có đập chính trên dòng chảy chính.
Nên khi cần phải phá đập thì người ta sẽ chọn phá đập phụ, phá một cái chưa ăn thua thì phá những cái đập phụ khác chứ éo ai phá đập chính cả.
Thế như thuỷ điện Lai Châu, Sơn La xây dựng trên dòng chính Sông Đà, làm gì có đập phụ, vậy khi nguy hiểm thì phá ở đâu
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,151
Động cơ
55,185 Mã lực
Em nói thật, cụ Chính quá tuyệt vời, dám dấn thân hết mình vì nhiệm vụ
Không chỉ vậy, cụ ấy là người thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, điều hành khoa học thông suốt
Từ hồi cụ ấy điều hành chính phủ, hạ tầng giao thông phát triển như vũ bão, nền kinh tế tăng trưởng tốt dù thế giới quá nhiều diễn biến xấu
Cũng từ 2021, không còn mấy tượng đài vô bổ nữa, không như thời 3xxx
Phong cách đương kim TTg hiện nay em thấy có nhiều nét giống cựu TTg Ph. Cũng xông xáo, quyết liệt vì an ninh năng lượng, giao thông,.....Và phần nào đó cũng hao hao phong cách, tác phong của cụ Th ngày cụ ý làm ở TCT Sông Đà.
 

Xe bọ xít

Xe container
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
9,045
Động cơ
547,876 Mã lực
Phong cách đương kim TTg hiện nay em thấy có nhiều nét giống cựu TTg Ph. Cũng xông xáo, quyết liệt vì an ninh năng lượng, giao thông,.....Và phần nào đó cũng hao hao phong cách, tác phong của cụ Th ngày cụ ý làm ở TCT Sông Đà.
Đúng là thế, đi suốt ngày, họp tối ngày và làm việc cũng tối ngày. Cái cần là thay đổi cơ chế, luật pháp, phân cấp để đi vào cuộc sống... Chứ ko phải việc gì cũng sa đà như đi "đốc công" thế này. Nhưng mà, cơ chế, luật pháp thì ảnh hưởng tới các Cq, các cán bộ nên khó làm lắm, khó thay đổi lắm. Vì thế, chọn việc dễ đó là cứ đi, cứ nói, cứ họp rồi đi thực tế hô hào, giục giã...........
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,151
Động cơ
55,185 Mã lực
Đúng là thế, đi suốt ngày, họp tối ngày và làm việc cũng tối ngày. Cái cần là thay đổi cơ chế, luật pháp, phân cấp để đi vào cuộc sống... Chứ ko phải việc gì cũng sa đà như đi "đốc công" thế này. Nhưng mà, cơ chế, luật pháp thì ảnh hưởng tới các Cq, các cán bộ nên khó làm lắm, khó thay đổi lắm. Vì thế, chọn việc dễ đó là cứ đi, cứ nói, cứ họp rồi đi thực tế hô hào, giục giã...........
Đúng rồi cụ, chắc chắn đương kim TTg biết và nhìn ra là đốc công chỉ giải quyết được khi mình có mặt, còn vẫn phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát. Chắc cũng đang xây dựng rồi, giống như cải cách tiền lương vậy. Biết rõ là anh em đều nhận, đều chấm mút nhưng không có nguồn thu nào ngoài Thuế thì chỉ tăng được vậy thôi. Anh nào làm được thì vô, không thì nghỉ hoặc vẫn vô, bị lộ phải chấp nhận thôi. Giống ông Thọ cựu bí thư BT vậy, tích lũy tư bản kha khá rồi, nhảy sang làm chính trị là đã có ý đồ lâu rồi. May mà bị lộ sớm, để leo cao chắc ngày đến cơ quan chờ hết giờ rồi đi nhậu và chờ ting ting là chính, tâm trí đâu mà nghĩ gì đến việc nước, việc dân. Nhất là ở xứ toàn dừa, vị trí không thuận lợi để thu hút FDI như các tỉnh khác.
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,151
Động cơ
55,185 Mã lực
A # tầm cầm cờ phong trào, không cùng đẳng cấp với cụ C đội tinh hoa được cử sang Châu Âu học kỹ thuật được
Tây học cũng có nhiều dạng, tất nhiên đương kim TTg cũng giỏi, ngoài khỏe. Còn cảm nhận về phong cách thì em thấy giống các tiền nhiệm, đồng chí. Còn làm được việc gì các cụ đã nhận xét khách quan cả rồi.
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,151
Động cơ
55,185 Mã lực
Dĩ nhiên tây học có nhiều dạng
Nhưng hồi 1980 mà được gửi sang đông âu học thì xuất chúng thực sự cụ ạ
Quảng Ninh có ngày hôm nay rực rỡ có công rất lớn của cụ C. Phải dân quản lý nhà nước ở Quảng Ninh mới hiểu rõ cụ ạ
Em đồng ý ạ.
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,244
Động cơ
490,339 Mã lực
Ngay từ khi thiết kế, thậm chí là chọn phương án xây dựng thôi thì luôn đã có mục phá đập.
Còn khi công trình đã đưa vào sử dụng thì đương nhiên là có sẵn kịch bản phá đập nào, điều kiện nào xảy ra thì phá, phá bằng cách nào, phá thì ảnh hưởng đến cái gì. Không những một kịch bản/phương án mà còn là nhiều kịch bản ạ. Các kịch bản này nó được cập nhật thường xuyên.
Trong thực tế thì nhiều khi chưa kịp xảy ra điều kiện phá thì nó đã vỡ, cái ấy mới khổ.

Vụ việc TB thì phương án/kịch bản phá nó có từ 60 năm nay chứ chả phải năm nay mới có.
Cụ thể, nước về nhiều hơn nước xả thì mực nước hồ dâng cao nhanh chóng. Cao quá 61m thì sẽ độ bền/ độ cao của các đập vượt quá kiểm soát, lúc ấy phải phá đập để xả bớt nước đi. Điểm được tính toán để phá là đập số 4 (điều này được chọn từ 60năm trước), vùng ảnh hưởng acb đấy, khoảng xyz hộ/người dân đấy, thì sơ tán đi (điều này thì cũng đã được tính/cập nhật từ cả năm rồi)

Thậm chí, ngay bây giờ, khi mọi điều qua đi rồi, trong tương lai thì những người liên quan đều hiểu rằng nếu mưa lũ, nước trong hồ cao đến 61m (hoặc được tính toán cập nhật về độ bền...) thì cũng chọn một trong các đập (khả năng là đập 4) để phá. Và khi mức nước hồ tầm 59m, nếu lượng nước về vẫn lớn hơn lượng nước xả thì phải họp bàn mà di dân thôi, phải kích hoạt sẵn sàng phá thôi. Mức nước trong hồ 60m nhưng lượng về nhỏ hơn lượng xả thì chắc chắn vẫn sẵn sàng nhưng kịch bản phá sẽ trùng xuống.

Thót tim với diễn biến của thời tiết. Thậm chí bất ngờ với diễn biến của thời tiết ( éo biết một lúc sau, ngày hôm sau lượng nước về hồ là bao nhiêu)

Chứ với việc quyết phá đập chả có gì là bất ngờ cả. Cân não cái gì ?
Em hỏi thêm chút thông tin vì em thấy cụ am hiểu món này. Cụ có biết việc đánh giá, kiểm định chất lượng các đập được cơ quan nào thực hiện và khoảng thời gian thực hiện là thế nào? Đối với các đê chắn lũ, đê biển thì có thực hiện không? Em cảm ơn!
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,208
Động cơ
532,848 Mã lực
Phong cách đương kim TTg hiện nay em thấy có nhiều nét giống cựu TTg Ph. Cũng xông xáo, quyết liệt vì an ninh năng lượng, giao thông,.....Và phần nào đó cũng hao hao phong cách, tác phong của cụ Th ngày cụ ý làm ở TCT Sông Đà.
Em thấy so sánh này ko đúng. # đi lên từ đoàn đội, giỏi hô hào và chỉ đạo kiểu kêu gọi đường lối còn cụ TTg quyết liệt nhưng còn đi sâu vào vấn đề là vướng gì để biết đường hỗ trợ. Nếu ko phải cụ ý đi đúng vào các trọng tâm ko ai dám gỡ hay ko ai muốn gỡ thì chắc chắn việc ko thể trôi như vừa rồi.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
785
Động cơ
388,380 Mã lực
Không có qui định nào về kiểm địn chất lượng các công trình như vậy.
Nhưng việc thiết kế, xây dựng các đập thì phải trải qua rất nhiều bước. Mỗi bước đều có các hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá và nghiệm thu. Sau khi công trinh đi vào hoạt động thì đơn vị quản lý công trình phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, nếu có sự cố, dấu hiệu hư hỏng thì phải báo cáo, sửa chữa, khắc phục nhất là trước các mùa mưa lũ hàng năm. Vì đây là các công trình rất lớn, khó đánh giá bên trong, không thể định kỳ kiểm định giống như ô tô hay thang máy được.

Em hỏi thêm chút thông tin vì em thấy cụ am hiểu món này. Cụ có biết việc đánh giá, kiểm định chất lượng các đập được cơ quan nào thực hiện và khoảng thời gian thực hiện là thế nào? Đối với các đê chắn lũ, đê biển thì có thực hiện không? Em cảm ơn!
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,151
Động cơ
55,185 Mã lực
Em thấy so sánh này ko đúng. # đi lên từ đoàn đội, giỏi hô hào và chỉ đạo kiểu kêu gọi đường lối còn cụ TTg quyết liệt nhưng còn đi sâu vào vấn đề là vướng gì để biết đường hỗ trợ. Nếu ko phải cụ ý đi đúng vào các trọng tâm ko ai dám gỡ hay ko ai muốn gỡ thì chắc chắn việc ko thể trôi như vừa rồi.
Với lại thẩm quyền, quyền hạn của cụ # cũng khác đương kim TTg mà cụ. Chứ cụ # cũng lăn lộn công trường Sông Đà mấy năm. Ngày em ở đó, cụ # khi ấy đang làm kế toán, nhưng rất ham học kỹ thuật xây dựng, thức đêm cùng cán bộ công nhân viên trên công trường liên tục. Ngày đón chủ tịch hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười lên khánh thành, cụ # cũng rất vui mừng về tiến độ của công trình thế kỷ này.
 

laze_a1

Xe tăng
Biển số
OF-11893
Ngày cấp bằng
4/12/07
Số km
1,619
Động cơ
469,102 Mã lực
Dĩ nhiên tây học có nhiều dạng
Nhưng hồi 1980 mà được gửi sang đông âu học thì xuất chúng thực sự cụ ạ
Quảng Ninh có ngày hôm nay rực rỡ có công rất lớn của cụ C. Phải dân quản lý nhà nước ở Quảng Ninh mới hiểu rõ cụ ạ
Cụ nói rõ hơn ý sau được ko?
 

xukute

Xe tăng
Biển số
OF-301471
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
1,575
Động cơ
126,276 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không có qui định nào về kiểm địn chất lượng các công trình như vậy.
Nhưng việc thiết kế, xây dựng các đập thì phải trải qua rất nhiều bước. Mỗi bước đều có các hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá và nghiệm thu. Sau khi công trinh đi vào hoạt động thì đơn vị quản lý công trình phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, nếu có sự cố, dấu hiệu hư hỏng thì phải báo cáo, sửa chữa, khắc phục nhất là trước các mùa mưa lũ hàng năm. Vì đây là các công trình rất lớn, khó đánh giá bên trong, không thể định kỳ kiểm định giống như ô tô hay thang máy được.
Cụ làm em mất công google, mời các cụ tham khảo thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 8/7/2019 về "Quy định quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện" của Bộ công thương. Trong đó quy định rõ về kiểm định tại điều 13:

"Điều 13. Kiểm định an toàn đập thủy điện

Việc kiểm định an toàn đập thủy điện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP được thực hiện đối với đập chính và các đập phụ của hồ chứa."

Em trích điều 18 của nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Điều 18. Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước

1. Kiểm định lần đầu thực hiện trong năm thứ ba kể từ ngày tích nước đến mực nước dâng bình thường hoặc trong năm thứ năm kể từ ngày tích nước.

2. Kiểm định định kỳ 5 năm kể từ lần kiểm định gần nhất đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn và vừa.

3. Kiểm định đột xuất

a) Khi phát hiện có hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa nước;

b) Khi cần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với đập, hồ chứa nước hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước;

c) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Thẩm quyền quyết định kiểm định đột xuất

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt; đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên;

b) Bộ Công Thương quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

5. Nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước

a) Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và lớn: Kiểm tra, phân tích tài liệu quan trắc đập, hồ chứa nước; khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước;

b) Đối với đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ: Khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và các thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước.

6. Trách nhiệm kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi

a) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm thực hiện kiểm định theo đề cương được phê duyệt;

b) Chủ quản lý đập, hồ chứa thủy lợi thẩm định đề cương, dự toán, kết quả kiểm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt; gửi kết quả kiểm định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổ chức kiểm định, phê duyệt đề cương và kết quả kiểm định theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả kiểm định về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện và Bộ Công Thương.
 

Ledung17

Xe tải
Biển số
OF-486184
Ngày cấp bằng
2/2/17
Số km
369
Động cơ
194,142 Mã lực
Tuổi
40
Đỉnh lưu lượng về Thác Bà là hơn 5600m3/s; năng lực xả max nhất 3230m3/s theo tính toán; thời điểm hô chuẩn bị tinh thần và di dân là mực nước 59,6m; mực nước bắt buộc phá là khi chạm vượt 61,00m.
 

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,571
Động cơ
75,834 Mã lực
Cụ nói rõ hơn ý sau được ko?
Chỗ này em hiểu là QN thời TT làm chắc có bí quyết, cơ chế quản lý riêng, khác biệt nên phát triển hơn so với các thời kỳ lãnh đạo trước và các tỉnh khác. Vì cũng rừng, cũng biển, vịnh, cửa khẩu, than,...thì các vị khác làm không có dấu ấn rõ nét gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top