[Funland] Phút sinh tử hồ Thuỷ điện Thác Bà !

xukute

Xe tăng
Biển số
OF-301471
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
1,547
Động cơ
125,931 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không có qui định nào về kiểm địn chất lượng các công trình như vậy.
Nhưng việc thiết kế, xây dựng các đập thì phải trải qua rất nhiều bước. Mỗi bước đều có các hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá và nghiệm thu. Sau khi công trinh đi vào hoạt động thì đơn vị quản lý công trình phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, nếu có sự cố, dấu hiệu hư hỏng thì phải báo cáo, sửa chữa, khắc phục nhất là trước các mùa mưa lũ hàng năm. Vì đây là các công trình rất lớn, khó đánh giá bên trong, không thể định kỳ kiểm định giống như ô tô hay thang máy được.
Cụ làm em mất công google, mời các cụ tham khảo thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 8/7/2019 về "Quy định quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện" của Bộ công thương. Trong đó quy định rõ về kiểm định tại điều 13:

"Điều 13. Kiểm định an toàn đập thủy điện

Việc kiểm định an toàn đập thủy điện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP được thực hiện đối với đập chính và các đập phụ của hồ chứa."

Em trích điều 18 của nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Điều 18. Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước

1. Kiểm định lần đầu thực hiện trong năm thứ ba kể từ ngày tích nước đến mực nước dâng bình thường hoặc trong năm thứ năm kể từ ngày tích nước.

2. Kiểm định định kỳ 5 năm kể từ lần kiểm định gần nhất đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn và vừa.

3. Kiểm định đột xuất

a) Khi phát hiện có hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa nước;

b) Khi cần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với đập, hồ chứa nước hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước;

c) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Thẩm quyền quyết định kiểm định đột xuất

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt; đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên;

b) Bộ Công Thương quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

5. Nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước

a) Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và lớn: Kiểm tra, phân tích tài liệu quan trắc đập, hồ chứa nước; khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước;

b) Đối với đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ: Khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và các thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước.

6. Trách nhiệm kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi

a) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm thực hiện kiểm định theo đề cương được phê duyệt;

b) Chủ quản lý đập, hồ chứa thủy lợi thẩm định đề cương, dự toán, kết quả kiểm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt; gửi kết quả kiểm định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổ chức kiểm định, phê duyệt đề cương và kết quả kiểm định theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả kiểm định về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện và Bộ Công Thương.
 

Ledung17

Xe tải
Biển số
OF-486184
Ngày cấp bằng
2/2/17
Số km
349
Động cơ
194,191 Mã lực
Tuổi
40
Đỉnh lưu lượng về Thác Bà là hơn 5600m3/s; năng lực xả max nhất 3230m3/s theo tính toán; thời điểm hô chuẩn bị tinh thần và di dân là mực nước 59,6m; mực nước bắt buộc phá là khi chạm vượt 61,00m.
 

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,462
Động cơ
76,534 Mã lực
Cụ nói rõ hơn ý sau được ko?
Chỗ này em hiểu là QN thời TT làm chắc có bí quyết, cơ chế quản lý riêng, khác biệt nên phát triển hơn so với các thời kỳ lãnh đạo trước và các tỉnh khác. Vì cũng rừng, cũng biển, vịnh, cửa khẩu, than,...thì các vị khác làm không có dấu ấn rõ nét gì.
 

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
894
Động cơ
8,199 Mã lực
Tuổi
39
Đúng là thế, đi suốt ngày, họp tối ngày và làm việc cũng tối ngày. Cái cần là thay đổi cơ chế, luật pháp, phân cấp để đi vào cuộc sống... Chứ ko phải việc gì cũng sa đà như đi "đốc công" thế này. Nhưng mà, cơ chế, luật pháp thì ảnh hưởng tới các Cq, các cán bộ nên khó làm lắm, khó thay đổi lắm. Vì thế, chọn việc dễ đó là cứ đi, cứ nói, cứ họp rồi đi thực tế hô hào, giục giã...........
Em đồng ý quan điểm với cụ, càng xông pha thì nghĩa là càng có vấn đề ở việc phân cấp, phân quyền. Tất nhiên là tôi ủng hộ việc các lãnh đọa xông pha càng nhiều càng tốt...

Ví dụ trong 1 dự án nước ngoài, ông An toàn nó chuyên trách an toàn (không cần biết anh là Chủ đầu tư, hay là Giám đốc, chủ tịch gì gì đó, thì mọi vấn đề về An Toàn phải nghe thằng An toàn nó chỉ đạo). Toàn bộ các vấn đề, các quyết định về An toàn sẽ do các anh An Toàn chỉ huy, chỉ đạo. (tất nhiên có việc thông tin cho nhau), nhưng về nguyên tắc thì các nội dung An toàn sẽ do GĐ An Toàn chịu trách nhiệm.

Ở VN đã có cái Ủy ban gọi là Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Thì cái vấn đề của Thủy điện Thác Bà hay sạt lở, bão lũ, sơ tán ở đâu đừng xin lệnh của cụ thủ Thủ. Cái ông Chủ tịch/quyền chủ tịch/phụ trách Ủy Ban ở trên hãy tự quyết định đi. Tại sao quyền trong tay lại đi xin ý kiến người khác? có khi nào là sợ trách nhiệm, hay không làm tròn trách nhiệm ở đây, đùn đẩy lên người khác hay không? năng lực ntn?
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
728
Động cơ
35,951 Mã lực
Chỗ này em hiểu là QN thời TT làm chắc có bí quyết, cơ chế quản lý riêng, khác biệt nên phát triển hơn so với các thời kỳ lãnh đạo trước và các tỉnh khác. Vì cũng rừng, cũng biển, vịnh, cửa khẩu, than,...thì các vị khác làm không có dấu ấn rõ nét gì.
Thực ra, QN thay da đổi thịt thì công dầu phải là cụ Đam.
 

Ledung17

Xe tải
Biển số
OF-486184
Ngày cấp bằng
2/2/17
Số km
349
Động cơ
194,191 Mã lực
Tuổi
40
Trong cái chậu rửa mặt ở nhà mình nó có cái lỗ thoát tràn, chả nhẽ các đập lớn không có cái này?
Hơn nữa phải thiết kế để khi nuớc lên đến cao độ nào đó thì nó tự tràn xuống hạ du hết chứ sao phải tính đến phương án phá đập ngăn nhỉ?
Chậu rửa mặt của cụ khi mực nước đến lỗ thoát, cụ đổ thêm 1 chén rượu nhỏ chắc là ko tràn chậu vì lỗ thoát kịp, nếu cụ đổ 1 xô nước to đầy và đổ nhanh thì cụ thấy sao???
 

Xe bọ xít

Xe container
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
8,953
Động cơ
546,627 Mã lực
Chậu rửa mặt của cụ khi mực nước đến lỗ thoát, cụ đổ thêm 1 chén rượu nhỏ chắc là ko tràn chậu vì lỗ thoát kịp, nếu cụ đổ 1 xô nước to đầy và đổ nhanh thì cụ thấy sao???
Nên thiết kế tràn mặt, lưu lượng nước về nhiều thì tự tràn mặt, có đc ko
 

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,462
Động cơ
76,534 Mã lực
Thực ra, QN thay da đổi thịt thì công dầu phải là cụ Đam.
Dạ, vâng cụ. Em không rõ dưới thời cụ Đ, cụ Ch thì tỉnh QN có phương pháp nào mà giải phóng mặt bằng tốc độ vậy. Cảm giác mỗi lần về QN diện mạo rất khác biệt.
 

vutuanlong

Xe tăng
Biển số
OF-385138
Ngày cấp bằng
2/10/15
Số km
1,987
Động cơ
260,422 Mã lực
Nơi ở
Chọn quận huyện
Ông nói trên này thì hay lắm, nhưng tôi chắc chắn ông không phải là người làm kỹ thuật.
Cho ông đứng thực tế chắc sun vòi vào chứ ở đấy mà phát biểu hùng hồn thế này.

TT cũng phải họp chán chê với các ban ngành chuyên môn rồi mới chốt được phá hay không phá.
Các chi tiêu kỹ thuật được thông qua chỉ báo là tới mức nước nào phải phá cũng được tính toán khá kỹ càng (đương nhiên có hệ số dự phòng nên có thể khi tới mức nước phá đập nhưng đập vẫn đứng vững, tuy nhiên không có gì đảm bảo nó sẽ không vỡ khi mức nước tăng thêm). Cho nên các cụ không có chuyên môn đừng chém gió hào hùng là quyết định phá hay không phá là dũng cảm hay trốn tránh...
Vận hành một hệ thống phòng tránh bão hay bất kỳ một cỗ máy nào, cần tuân theo các chỉ dẫn đã được tính toán kỹ. Việc quyết định theo cảm tính thì có thể thắng 1 trận nhưng thua cả cuộc chiến. Cụ thủ không có chuyên môn đê điều nên không thể bảo cụ ấy chốt phá hay không được. Việc chốt phá hay không là cả bộ máy chuyên môn, chuyên gia người ta tính toán và báo cáo lên cụ ấy thôi.


Như cụ trên đã nói, việc chủ tịch tỉnh nào đó chống lệnh TW là ăn may thôi, chứ nó vỡ đập thật thì cụ ấy ăn đủ.
Nếu vỡ đập Phú Ninh năm ấy thì cụ Tập CTT QN và Đoàn công tác CP do đ/c Ngọ BT BNNPTNT cũng trôi theo dòng nước cụ ạ.
Nếu cụ đọc thêm thì cụ Tập là kỹ sư Thủy lợi, là người có kinh nghiệm làm thủy lợi.

1726731797622.png
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,511
Động cơ
242,104 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Nên thiết kế tràn mặt, lưu lượng nước về nhiều thì tự tràn mặt, có đc ko
Đập bê tông ( Sơn La, Lai Châu) thì được. Chứ đập đất ( Hòa Bình, Thác Bà)thì không. Nước chảy nó xẻ đôi con đập mất.
 

Ledung17

Xe tải
Biển số
OF-486184
Ngày cấp bằng
2/2/17
Số km
349
Động cơ
194,191 Mã lực
Tuổi
40

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
303
Động cơ
22,979 Mã lực
Tuổi
31
Em đồng ý quan điểm với cụ, càng xông pha thì nghĩa là càng có vấn đề ở việc phân cấp, phân quyền. Tất nhiên là tôi ủng hộ việc các lãnh đọa xông pha càng nhiều càng tốt...

Ví dụ trong 1 dự án nước ngoài, ông An toàn nó chuyên trách an toàn (không cần biết anh là Chủ đầu tư, hay là Giám đốc, chủ tịch gì gì đó, thì mọi vấn đề về An Toàn phải nghe thằng An toàn nó chỉ đạo). Toàn bộ các vấn đề, các quyết định về An toàn sẽ do các anh An Toàn chỉ huy, chỉ đạo. (tất nhiên có việc thông tin cho nhau), nhưng về nguyên tắc thì các nội dung An toàn sẽ do GĐ An Toàn chịu trách nhiệm.

Ở VN đã có cái Ủy ban gọi là Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Thì cái vấn đề của Thủy điện Thác Bà hay sạt lở, bão lũ, sơ tán ở đâu đừng xin lệnh của cụ thủ Thủ. Cái ông Chủ tịch/quyền chủ tịch/phụ trách Ủy Ban ở trên hãy tự quyết định đi. Tại sao quyền trong tay lại đi xin ý kiến người khác? có khi nào là sợ trách nhiệm, hay không làm tròn trách nhiệm ở đây, đùn đẩy lên người khác hay không? năng lực ntn?
Nghị định số 66/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều quy định đây cụ à, đối với siêu bão Yagi được xác định là thiên tai cấp độ 4 (Đỏ)


"Điều 10. Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai cấp độ 4

1. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương liên quan triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ứng phó; tham mưu thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để xử lý tình huống đặc biệt, trực tiếp chỉ đạo điều hành tại hiện trường.

3. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, bố trí, sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và tham gia điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên."


Căn cứ vào đó, thẩm quyền quyết định trong trường hợp thiên tai cấp độ 4 là của Thủ tướng Chính phủ, chứ không phải Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Chủ tịch Ủy ban này là 1 Phó Thủ tướng kiêm nhiệm, hình như sau khi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành từ trần thì chưa có người mới thay thế)
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,117
Động cơ
532,341 Mã lực
Nên thiết kế tràn mặt, lưu lượng nước về nhiều thì tự tràn mặt, có đc ko
Gọi là tràn mặt nhưng nó ko như cụ nghĩ tràn như cái chậu nước đâu cụ ạ, mà chính xác là nó ở dưới vị trí mực nước dâng bình thường để chủ động xả nước như cái lỗ trong lavabo ý.
 

Mũi tên vàng

Xe máy
Biển số
OF-821126
Ngày cấp bằng
18/10/22
Số km
59
Động cơ
1,573 Mã lực
Tuổi
44
Đỉnh lưu lượng về Thác Bà là hơn 5600m3/s; năng lực xả max nhất 3230m3/s theo tính toán; thời điểm hô chuẩn bị tinh thần và di dân là mực nước 59,6m; mực nước bắt buộc phá là khi chạm vượt 61,00m.
Cụ phải tính đến cả dung tích phòng lũ (xả trước để đón lũ) nữa, chứ không phải lấy 5600 > 3230 thì phải phá đập đâu. Đối với Thác Bà nói riêng, các hồ chứa thủy điện nói chung, về quy trình vận hành hồ chứa có nhiều đặc thù lắm.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,511
Động cơ
242,104 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Gọi là tràn mặt nhưng nó ko như cụ nghĩ tràn như cái chậu nước đâu cụ ạ, mà chính xác là nó ở dưới vị trí mực nước dâng bình thường để chủ động xả nước như cái lỗ trong lavabo ý.
Tràn mặt cũng phải được thiết kết trước. Chứ kể cả đập bê tông để tràn dòng nước nó xối chân đập ngay.
Xe cái dốc của cửa xả mặt của các đập. Nó phải có 1 đường dốc kiểu nhảy cầu để dòng nước không tác động vào chân đập.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,117
Động cơ
532,341 Mã lực
Tràn mặt cũng phải được thiết kết trước. Chứ kể cả đập bê tông để tràn dòng nước nó xối chân đập ngay.
Xe cái dốc của cửa xả mặt của các đập. Nó phải có 1 đường dốc kiểu nhảy cầu để dòng nước không tác động vào chân đập.
Em biết cụ ạ. Em đang trả lời cụ kia sao ko để cho tràn mặt nghĩa là tràn trên mặt đập ý. Cụ ý nghĩ như kiểu đập thủy điện nên mới được tràn như vậy.
 

ChuộtKGB

Xe đạp
Biển số
OF-863137
Ngày cấp bằng
9/7/24
Số km
49
Động cơ
7,151 Mã lực
Tuổi
42
Đúng là thế, đi suốt ngày, họp tối ngày và làm việc cũng tối ngày. Cái cần là thay đổi cơ chế, luật pháp, phân cấp để đi vào cuộc sống... Chứ ko phải việc gì cũng sa đà như đi "đốc công" thế này. Nhưng mà, cơ chế, luật pháp thì ảnh hưởng tới các Cq, các cán bộ nên khó làm lắm, khó thay đổi lắm. Vì thế, chọn việc dễ đó là cứ đi, cứ nói, cứ họp rồi đi thực tế hô hào, giục giã...........
Vấn đề là 1 người không thay đổi được cơ chế, luật pháp khi mỗi cơ quan đều có chức năng nhiệm vụ riêng. Và như cụ cũng biết, CP là cơ quan hành pháp cao nhất, trong khi đó việc thay đổi cơ chế - luật pháp lại thuộc về QH - cơ quan lập pháp duy nhất. Vậy nên với cương vị của bác C, trực tiếp thị sát và chỉ đạo cũng là cách để cả bộ máy cùng lao vào vận hành theo, nhất là sau khi xảy ra quá nhiều sự kiện dẫn đến việc "làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít" của nhiều người. Nên khi có 1 thủ lĩnh sát sao và luôn đồng hành trong mọi việc thì mọi người sẽ tự tin thực hiện hơn.

Nói chung là sống ở đời làm người đã khó, làm người nắm quyền ở cương vị cao như bác C lại càng khó hơn. Ngồi 1 chỗ chỉ đạo thì lại bảo không sâu sát việc, đi khắp nơi thị sát, đôn đốc, sát sao trực tiếp thì lại bảo sa đà như đi "đốc công", đúng là khổ thật, có làm tốt mấy vẫn có người thấy chưa ok. Tóm lại e vẫn thấy là nói và phê bình cách thực hiện của người khác bao giờ cũng dễ hơn trực tiếp thực hiện.
 

DuongHL

Xe container
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
7,484
Động cơ
389,044 Mã lực
Chậu rửa mặt của cụ khi mực nước đến lỗ thoát, cụ đổ thêm 1 chén rượu nhỏ chắc là ko tràn chậu vì lỗ thoát kịp, nếu cụ đổ 1 xô nước to đầy và đổ nhanh thì cụ thấy sao???
Kỹ thuật mà cụ cứ thích tưởng tượng là sao nhỉ?
Lượng nước đổ về hồ phụ thuộc vào luọng mưa trên vùng, mà lượng mưa thì đo đếm được và nuớc xuống từ từ chứ làm gì có chuyện mưa phát trút hết lượng nước luôn???
Tưởng tượng ra cái xô thật to đổ ào nuớc vào hồ thủy điện/lợi thì cũng giỏi đấy, hehe
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top