[Funland] Phương án làm sạch sông Tô Lịch

vnledigmann

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-332303
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
8,769
Động cơ
351,344 Mã lực
Em thì không làm ngành môi trường nhưng em thấy thế này. Phương án nước sông Tô Lịch chảy vào Hồ Tây là ko bao giờ khả thi, vì ở thiên đường tính tự giác cao lắm, mấy hôm là thành cái nồi nước gạo ngay. Nếu có thể làm được thì đào tiếp cái song Tô Lịch để nó chảy ra sông Hồng. Như vậy sẽ có nước ra, nước vào liên tục và rất thuận tiện cho việc lưu thông dòng chảy và sẽ sach hơn rất nhiều. Chứ cái món đổ vào Hồ Tây thì lạy em chưa tưởng tưởng ra mấy cái chùa, phủ và người dân cạnh đó phải sống ntn 8-x8-x8-x

Bác chịu khó đọc kỹ đi, tôi đã nói là xây dựng các công trình điều tiết nước mà. Không sợ nước sông Tô Lịch làm bẩn Hồ Tây (có trạm bơm hoặc cửa cống ngăn nước, không phải lúc nào cũng cho nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch), chỉ sợ nước Sông Hồng chẩy vào Hồ Tây làm thay đổi sinh thái Hồ Tây, ảnh hưởng đến sinh vật, nước hồ thôi. Tất nhiên, nếu làm sẽ có cách hạn chế ảnh hưởng này
 

30y5246

Xe tải
Biển số
OF-374876
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
242
Động cơ
749,974 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông - Hà Nội
ở Hà Nội chưa tách đc đường nước thải với sông tự nhiên, còn để 2 nguồn này gặp nhau thì còn ô nhiễm, mà tách được ra thì kinh phí khổng lồ, nếu cho chảy như cụ đến Yên Sở thì Nhà máy quá tải bởi đoạn cuối phải qua xử lý mới ra sông lớn đc
 

muadulich

Xe điện
Biển số
OF-110642
Ngày cấp bằng
28/8/11
Số km
2,022
Động cơ
405,278 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.muadulich.com
Em thấy hiện tại thì nước sông hồng thấp hơn sông tô vào mùa khô và mùa mưa thì.....Phương án của cụ em nghĩ các bác trên cao cũng tính từ lâu rồi nhưng họ chưa dám làm thôi.
Phương án đẹp nhất là vào mùa khô cứ một tháng bơm nước sông hồng vào hồ tây rồi từ hồ tây đẩy ra sông tô như vậy các cụ quanh hồ tây sẽ có nhiều cá ngon để ăn =))
 

Mr Phuong

Xe hơi
Biển số
OF-75139
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
144
Động cơ
423,471 Mã lực
Biến sông thành cống ngầm, trên làm bãi đỗ xe như đoạn đường Ng Khánh Toàn cũng hay mà, ở dưới Yên Sở đầu tư xử lý nước thải thật tốt là ổn. Quan trọng là kinh phí từ đâu.
 

mazda929

Xe tăng
Biển số
OF-123046
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
1,788
Động cơ
-1,492 Mã lực
Nơi ở
Cây đa bến nước sân đình
Nguyên nhân chính của ô nhiễm chính là nguồn nc thải từ dân sinh và của các quán xá nếu k xử lý đc nguồn nc thải này mà cụ chủ lại muốn bão hòa nó vào Hồ Tây và sông Hồng thì lại càng nguy hiểm hơn...muốn xử lý đc nc thải vào sông Tô Lịch cần phải có một hệ thống cống tách nc thải ra khỏi sông TL tự nhiên sông TL sẽ đc sạch nhờ nc mưa tự nhiên. Giải pháp của cá nhân e đưa ra là dùng một hệ thống ống cống bằng vật liệu nhẹ có tác dụng như 1 cái máng đón lấy nc thải từ các ống nc thải đc treo ngay cạnh kè ven sông TL, kinh phí sẽ rẻ hơn rất nhiều là làm cống ngầm dưới đường mà thi công dễ dàng không ảnh hưởng đến giao thông. Nếu tách đc nc thải ra khỏi sông TL cộng thêm hút nạo vét thì chỉ trong vòng 1-2 năm các cháu nhỏ thao hồ mà tắm tiên ngụp nặn....!
 

reprocess_ed

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98860
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,149
Động cơ
413,680 Mã lực
Nơi ở
lò đúc
Nhân đọc bài về sông Tô Lịch, tôi mạo muội đề xuất phương án làm sạch sông Tô Lịch mà tôi cho là rất khả thi về mặt kỹ thuật. Hiện nay sông Tô Lịch có một đầu nối với Sông Hồng ở Yên Sở, đầu kia bị tắc ở Bưởi nên nước sông bị tù đọng, ngày càng ô nhiễm do vẫn phải nhận nước thải sinh hoạt/công nghiệp nhỏ của hàng triệu dân cư. Theo tôi có thể làm thế này:
- Xây dựng đường cống ngầm (lớn) nối thông sông Tô Lịch ở Bưởi với Hồ Tây, đường ngầm có thể thi công ngay dưới đường Lạc Long Quân với chiều dài khoảng 1km.
- Xây dựng đường cống ngầm từ Hồ Tây qua đường Âu Cơ (khoảng 200m), từ đó đào kênh (trên đất bãi) nối với Sông Hồng
- Xây dựng các công trình điều tiết nước từ Sông Hồng vào Hồ Tây; từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch
- Làm sạch dần sông Tô Lịch bằng nước Sông Hồng, tạo dòng chảy qua sông Tô Lịch từ phía thượng lưu (phía Hồ Tây) xuống Yên Sở
- Kinh phí sẽ không quá cao, có lẽ chỉ bằng 1/10 tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhưng rất đáng làm

Nhược điểm: Có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái Hồ Tây, nhưng sẽ có phương án ít gây ảnh hưởng nhất
Em đề nghị cho các lờ đờ xuống tắm, vì thấy năm nào cũng "trong sạch, vững mạnh" cả. Sạch thế tự nhiên nước sông trong vắt trở lại ngay.
:)
 

Cụ Lừa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-354587
Ngày cấp bằng
13/2/15
Số km
590
Động cơ
267,760 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Cổ Nhuế
Lừa ngày xưa dán màn hình điện thoại cảm ứng ở bên sông Tô Lịch, thi thoảng cống thoát nước lại ồng ộc thải ra một ông chuột chết, một cục c.ứt vàng ra sông...
Chức năng của sông Tô Lịch là cái rạch chứa nước thải. Sông Tô Lịch tuy đen nhương cải thiện được rất nhiều sau khi kè đá. Trước kia làng Cót còn làm giấy, ô nhiễm cả một vùng.
Các bác bần nông khác thay vì móc máy chính quyền thì nên chém gió về giải pháp.
 

Cunday

Xe tải
Biển số
OF-372806
Ngày cấp bằng
7/7/15
Số km
440
Động cơ
252,540 Mã lực
E thấy cho it thuốc tẩy của khửa vào là soạch bách khà khà
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,400
Động cơ
2,957,424 Mã lực
Nơi ở
Internet
Ngày xưa, e nhớ còn bơi ở sông tô lịch này được, cách đây khoảng 30 niên
30 niên thì cháu không biết, cơ mà khoảng trên 25 niên thì không tắm được nữa nhưng nhà cháu vẫn ra sông bắt cá về chơi mà, cái con cá gì đẹp lắm bằng hoặc to hơn con cá chọi chút có khá nhiều. Giờ nước sông kinh thật. Tốc độ ô nhiễm nhanh kinh thật.
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,044
Động cơ
875,830 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Nhân đọc bài về sông Tô Lịch, tôi mạo muội đề xuất phương án làm sạch sông Tô Lịch mà tôi cho là rất khả thi về mặt kỹ thuật. Hiện nay sông Tô Lịch có một đầu nối với Sông Hồng ở Yên Sở, đầu kia bị tắc ở Bưởi nên nước sông bị tù đọng, ngày càng ô nhiễm do vẫn phải nhận nước thải sinh hoạt/công nghiệp nhỏ của hàng triệu dân cư. Theo tôi có thể làm thế này:
- Xây dựng đường cống ngầm (lớn) nối thông sông Tô Lịch ở Bưởi với Hồ Tây, đường ngầm có thể thi công ngay dưới đường Lạc Long Quân với chiều dài khoảng 1km.
- Xây dựng đường cống ngầm từ Hồ Tây qua đường Âu Cơ (khoảng 200m), từ đó đào kênh (trên đất bãi) nối với Sông Hồng
- Xây dựng các công trình điều tiết nước từ Sông Hồng vào Hồ Tây; từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch
- Làm sạch dần sông Tô Lịch bằng nước Sông Hồng, tạo dòng chảy qua sông Tô Lịch từ phía thượng lưu (phía Hồ Tây) xuống Yên Sở
- Kinh phí sẽ không quá cao, có lẽ chỉ bằng 1/10 tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhưng rất đáng làm

Nhược điểm: Có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái Hồ Tây, nhưng sẽ có phương án ít gây ảnh hưởng nhất
Cụ chỉ hòa nước bẩn và đẩy ra chỗ khác. Chứ chả nói đến xử lý.
Đẩy xuống YS rồi tiếp tục làm gì? Thải thẳng ra SH hay xử lý?
Dân chính chỗ khác người ta có chấp nhận thế không?
Pha loãng ra xử lý còn tốn hơn bây giờ.

.
Cách bơm đẩy nước thải dân quanh đấy họ đề xuất lâu rồi?
NHưng xử lý thế nào mới khó.
Muốn con sông này sống chỉ có cách tạo ra một con sông chết ngầm ngay dưới hoặc song song với nó để chuyển nước thải Bằng không thì chịu.
Bê tông hóa con sông này thì coi như lấp luôn một phần lịch sử ngàn năm của HN
 

vi-vinaconex

Xe hơi
Biển số
OF-309727
Ngày cấp bằng
27/2/14
Số km
199
Động cơ
300,240 Mã lực
em không biết thế có ổn không. mỗi lần đi qua sông em nín thở.
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
14,078
Động cơ
622,324 Mã lực
Nhân đọc bài về sông Tô Lịch, tôi mạo muội đề xuất phương án làm sạch sông Tô Lịch mà tôi cho là rất khả thi về mặt kỹ thuật. Hiện nay sông Tô Lịch có một đầu nối với Sông Hồng ở Yên Sở, đầu kia bị tắc ở Bưởi nên nước sông bị tù đọng, ngày càng ô nhiễm do vẫn phải nhận nước thải sinh hoạt/công nghiệp nhỏ của hàng triệu dân cư. Theo tôi có thể làm thế này:
- Xây dựng đường cống ngầm (lớn) nối thông sông Tô Lịch ở Bưởi với Hồ Tây, đường ngầm có thể thi công ngay dưới đường Lạc Long Quân với chiều dài khoảng 1km.
- Xây dựng đường cống ngầm từ Hồ Tây qua đường Âu Cơ (khoảng 200m), từ đó đào kênh (trên đất bãi) nối với Sông Hồng
- Xây dựng các công trình điều tiết nước từ Sông Hồng vào Hồ Tây; từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch
- Làm sạch dần sông Tô Lịch bằng nước Sông Hồng, tạo dòng chảy qua sông Tô Lịch từ phía thượng lưu (phía Hồ Tây) xuống Yên Sở
- Kinh phí sẽ không quá cao, có lẽ chỉ bằng 1/10 tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhưng rất đáng làm

Nhược điểm: Có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái Hồ Tây, nhưng sẽ có phương án ít gây ảnh hưởng nhất
Không khả thi đâu cụ ạ. Em chẳng dám chém
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,566 Mã lực
Cụ chỉ hòa nước bẩn và đẩy ra chỗ khác. Chứ chả nói đến xử lý.
Đẩy xuống YS rồi tiếp tục làm gì? Thải thẳng ra SH hay xử lý?
Dân chính chỗ khác người ta có chấp nhận thế không?
Pha loãng ra xử lý còn tốn hơn bây giờ.

.
Cách bơm đẩy nước thải dân quanh đấy họ đề xuất lâu rồi?
NHưng xử lý thế nào mới khó.
Muốn con sông này sống chỉ có cách tạo ra một con sông chết ngầm ngay dưới hoặc song song với nó để chuyển nước thải Bằng không thì chịu.
Bê tông hóa con sông này thì coi như lấp luôn một phần lịch sử ngàn năm của HN
Các ông ở trên thừa biết là vận hành hết công suất trạm bơm Tứ Liên thì nước Tô Lịch sẽ sạch, nhưng bà con Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định lại phải uống chất thải của thủ đô. Cứ để đọng vào một chỗ giống bể phốt, kiểu gì khi nhập vào sông Hồng cũng tốt hơn. Dự án làm sạch 5 sông nội thành bắt đầu từ khoảng 95-96 bằng vốn ODA Nhật trong đấy JICA là đầu mối được như hiện nay là tốt rồi :D
 

nguyenmanhtuan3

Xe tăng
Biển số
OF-314542
Ngày cấp bằng
4/4/14
Số km
1,808
Động cơ
306,470 Mã lực
làm thế là thải gián tiếp ra sông Hồng hả cụ. @@ . nhỡ đc 1 tg sông Hồng bị ô nhiễm nặng thì biết kêu ai
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,504 Mã lực
Em nghe ông bác em là bô lão trong làng Đồng Cổ - Thụy Khuê bảo sông Tô lịch bắt nguồn từ Hồ Tây mà. Ngày xưa định cống hóa đoạn chạy dọc theo Thụy Khuê, các cụ phản đối kinh lắm, đơn từ gửi tá lả đi khắp nơi. Nhưng mà đến giờ thì hình như lấp được rồi. Giải pháp căn cơ nhất vẫn là phải xử lí nước thải. Không xử lí được mà đẩy nó ra sông Nhuệ, sông Đáy thì lúc đấy dân Hà Nội ăn rau với cá thì lại khổ. Ông thải ra, chất thải đấy bón rau với cho cá ăn. Cá lớn, rau lớn, lại vào mồm ông.
 

iSurvive

Xe tăng
Biển số
OF-361053
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
1,177
Động cơ
267,491 Mã lực
Sông Tô lịch vừa trong vừa mát, hai bên bờ bát ngát vàng thoi. Câu này em nghe từ hồi còn nhỏ, chừng những năm 80s, tức là từ hồi đấy đã ô nhiễm lắm rồi.
 

iSurvive

Xe tăng
Biển số
OF-361053
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
1,177
Động cơ
267,491 Mã lực
6 đập dâng giữ nước, cứu cả sông Đáy, sông Nhuệ

Qua khảo sát, các nhà khoa học đề xuất xây dựng các đập ngầm nâng đáy sông Hồng để giữ nước trong mùa cạn. Theo tính toán, cần xây 6 đập, trong đó có 4 đập dọc sông Hồng gồm: Đập Khuyến Lương (sau cống Xuân Quan) phục vụ cho hệ thống Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ. Đập Yên Lệnh ở Hưng Yên phục vụ cho tỉnh Hưng Yên, các huyện phía trên của tỉnh Hà Nam và một phần của Hà Nội. Đập Cổ Lễ, Đập Ba Lạt ở Nam Định phục vụ cho các tỉnh Nam Định và Thái Bình.
2 đập còn lại sẽ xây trên sông Đuống là đập Long Tửu và đập Kiều Lương ở Bắc Ninh. Theo tính toán, lượng nước sông Hồng chảy vào sông Đuống chiếm gần 40%.
 

manhanoi

Xe tăng
Biển số
OF-343571
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
1,619
Động cơ
285,482 Mã lực
Cũng có 1 số bài báo, phương án được đề xuất, hy vọng anh mới lên thay lão hách và thay cây sẽ thực hiện.
Sưu tầm trên net thấy mấy bài:
1. Đây là bài PR lấy điểm của A Khánh PGĐ sở Tài môi:
http://tapchimoitruong.vn/VN/TINTRANGCHU_Content/tabid/330/cat/351/nfriend/3742650/Default.aspx

Ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch: Thực trạng và giải pháp


Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Sông Tô Lịch cùng với sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét đã tạo nên hệ thống tiêu thoát nước chính của TP. Hà Nội. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, dưới sức ép của quá trình đô thị hóa, quy hoạch xây dựng không đồng bộ cùng với sự thiếu ý thức của người dân sống ven sông đã làm cho diện tích sông bị thu hẹp, hành lang bảo vệ bị lấn chiếm ở nhiều đoạn, chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do mỗi ngày có khoảng 150.000 m³ nước thải sinh hoạt (NTSH) và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống sông. Từ một con sông đẹp, Tô Lịch đã trở thành nơi chứa nước thải của TP - một dòng sông "chết".

Kết quả quan trắc nước sông Tô Lịch của Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường - Sở TN&MT Hà Nội tiến hành năm 2013 cho thấy: Lượng ôxy hòa tan (DO) thấp hơn 2 lần so với tiêu chuẩn; Lượng ôxy hóa học trong nước (COD), ôxy sinh học trong nước (BOD5), khuẩn coliform trong nước, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng dầu, mỡ, hàm lượng amoni (NH4+)… đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước sông chuyển thành màu đen, có váng, cặn lắng và mùi hôi. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm trầm trọng về cuối nguồn.





Chất lượng nguồn nước sông Tô Lịch đã dần được khắc phục, cải thiện



Trước thực trạng trên, UBND TP. Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp về BVMT, hướng đến khắc phục, cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch; hình thành nếp sống văn minh và xây dựng Thủ đô Xanh - Sạch - Đẹp. Năm 2010, UBND TP giao các Sở, ngành thực hiện 2 biện pháp: Bổ sung nước sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng, giúp duy trì cân bằng nước, giảm nồng độ ô nhiễm và xây dựng các trạm xử lý nước thải kết hợp với xử lý nước thải ngay tại nguồn.

Đối với NTSH từ các hộ dân sinh sống ven sông, Sở TN&MT đã tuyên truyền, khuyến khích các hộ sử dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh xử lý NTSH tại nguồn trước khi thải ra sông. Năm 2014, Sở đã tiến hành kiểm kê các nguồn thải dọc sông và phát chế phẩm sinh học cho 8.000 hộ.

Đặc biệt, TP đã tiến hành triển khai Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường bờ sông Tô Lịch kết hợp với xử lý các nguồn nước thải trước khi đổ vào sông. Bên cạnh đó, UBND TP giao các quận/huyện tổ chức quản lý, thu gom rác thải để chấm dứt tình trạng đổ rác bừa bãi xuống hai bờ sông; Mời chuyên gia nước ngoài khảo sát, nghiên cứu, hỗ trợ công nghệ xử lý ô nhiễm phù hợp; Chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập quy hoạch toàn tuyến sông Tô Lịch để tách nguồn NTSH đang đổ trực tiếp vào sông đưa về các nhà máy xử lý tập trung Phú Đô và Yên Xá.

Ngoài ra, UBND TP giao Sở Xây dựng tăng cường trồng cây xanh, tu sửa kè bờ, các vườn hoa, bãi cỏ, đường dạo ven sông và thường xuyên nạo vét lòng sông; Giao Sở TN&MT phối hợp với UBND các quận/huyện trên lưu vực sông tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cộng đồng, doanh nghiệp về BVMT, nhằm trả lại vẻ đẹp cho sông Tô Lịch - dòng sông gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

Phạm Văn Khánh

Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội

Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 8/2014

2. Đây là đề xuất của tác giả Chân Phương. (theo e là hợp lý, vấn đề là lãnh đạo TP HN có quyết tâm, quyết tiền làm hay ko thôi)
http://kienviet.net/2009/12/06/song-to-lich-o-nhiem-va-giai-phap-de-xuat

Dòng sông Tô Lịch ngày xưa

Trong các tài liệu xưa còn lại, dòng sông Tô lịch là linh hồn của kinh thành Thăng Long, Hà nội. Dòng sông linh thiêng, Thần Tô Lịch từng làm Cao Biền khiếp vía, không trấn yểm được hào khí của người Việt nam.

Dòng sông từng được thông với hồ Tây và dòng sông mẹ là sông Hồng. Sông Tô Lịch mang nguồn nước trong lành qua nhiều làng cổ định cư lâu đời dọc dòng sông. Nước sông nuôi sống con người và mùa màng nông nghiệp. Dòng sông mang sinh khí thiêng liêng, là yếu tố quan trọng khi chọn hướng cho các công trình tín ngưỡng, văn hoá của các làng cổ dọc bờ dọc bờ sông.

Đô thị hoá thành phố Hà nội những năm mở cửa và ảnh hưởng lên dòng sông

Theo nhiều tài liệu thì đoạn sông nối dòng sông Tô Lịch và nước hồ Tây, sông Hồng bị cắt đứt trong thời gian thực dân pháp tiến hành mở rộng và quy hoạch thành phố.

Từ sau giải phóng và đặc biệt trong thời mở cửa những năm 80, chủ trương đô thị hoá và mở rộng thành phố ngày càng thu hẹp đất nông nghiệp hai bên bờ sông Tô lịch. Nhiều ao hồ nước đã từng đóng vai trò gom nước thải sinh hoạt lọc, trung chuyển nước thải trước khi đổ ra sông đã bị lấp. Mật độ dân cư, sản xuất, công nghiệp ngày càng tăng dày đặc hai bên bờ sông Tô Lịch.


Hạ tầng thoát nước của thành phố

Cũng như các hạng mục hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, cấp nước, hạ tầng thoát nước của thành phố luôn trong trạng thái bị động, đi sau sự phát triển mở rộng gấp gáp của nền kinh tế thị trường. Nhiều dòng sông của thành phố Hà nội bỗng chốc trở thành những cống thoát nước chính, tiếp nhận hàng trăm nghìn mét khối nước thải chưa qua sử lý mỗi ngày. Có những con sông thậm chí đã bị cống hoá, đậy nắp bê tông.

Việc kè con sông Tô Lịch như hiện nay liệu có giúp con sông bớt ô nhiễm?

Kè sông Tô Lịch biến dòng sông trở thành một cái cống to giữa thành phố. Kè cứng toàn bộ phần ngập trong nước làm giảm khả năng phát triển các loài thuỷ sinh vốn giúp cân bằng sinh học cho mọi dòng sông.

Mặt cắt điển hình lẽ ra phải có nhiều tiếp xúc giữa đất và nước. Nhưng sự tiếp xúc này đã bị triệt tiêu hoàn toàn. Độ dốc của kè làm cho rác thải “lăn” thẳng xuống sông, và việc làm vệ sinh dòng sông càng khó khăn cho cộng đồng.

Bờ cỏ phía trên của kè hiện chỉ có tính “trang trí” không đóng một vai trò nào trong việc làm giảm ô nhiễm của dòng sông.

Hiện trạng thoát nước ra sông Tô lịch và khu sử lý tập trung Yên Sở?

Nước thoát ra sông Tô Lịch hiện bao gồm nước thải sinh hoạt của dân cư và nước thải các nhà máy. Các nguồn nước thải ra sông, hoặc trực tiếp không qua sử lý, hoặc không được kiểm soát, không đảm bảo điều kiện chất lượng nước trước khi thoát ra sông.

Toàn bộ nước thải ô nhiễm của sông Tô Lịch chảy về phía nam, tới đập Thanh Liệt được bơm về hồ Yên Sở, là nơi sử lý nguồn nước thải của Thành phố. Tình trạng ô nhiễm về nước diễn ra càng nặng nề về cuối dòng. Khu vực dân cư phía nam Hà nội ven sông Tô Lịch mặc nhiên phải chịu đựng những ô nhiễm trầm trọng, tác động lên cuộc sống và sức khoẻ hàng ngày.


Việc sử lý tập trung nước thải và sự thờ ơ trong ý thức của người dân về môi trường.

Do việc sử lý tập trung nước thải tại phía nam của thành phố, các cộng đồng phía trên của dòng sông thoải mái xả nước thải xuống dòng sông. “Khuất mặt không thấy” các cộng đồng ven sông hầu như thờ ơ với tính mạng của dòng sông, do không thấy được sự tác động tiêu cực lên dòng sông của chính bản thân cộng đồng mình.

Giải pháp sử lý nước trước khi thoát ra sông và sự gắn kết của cộng đồng.

a/ Nước thải phải được thu gom và sử lý tại các điểm dân cư trước khi thoát ra sông Tô Lịch. Phương án này tăng cường giám sát và trách nhiệm cộng đồng lên chất lượng nước thải do chính cộng đồng đó thải ra. Sự ý thức về trách nhiệm của cộng đồng với dòng sông Tô Lịch và môi trường chính là những yếu tố gắn kết cộng đồng với nhau, với không gian của sông Tô Lịch.


b/

Cải tạo mặt cắt sông tô lịch. Việc kè cứng lòng sông phải được giảm thiểu. Tăng độ thẩm thấu, tiếp xúc của nước với đất, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loài thuỷ sinh.


c/ Bổ xung lượng nước lưu chuyển trong lòng sông Tô Lịch bằng kết nối với hệ thống nước Hồ Tây – Sông Hồng. Lưu lượng nước có thể được kiểm soát theo mùa và các điều kiện môi trường khác.

d/ Nghiên cứu nuôi trồng các loài thủy sinh, thuỷ sinh vật có khả năng chuyển hoá các chất thải, giúp làm giảm ô nhiễm nguồn nước.



Mô hình thí điểm

Việc thử nghiệm có thể diễn ra lập tức ngay tại một số địa điểm thuận lợi dọc dòng sông. Việc hình thành các trung tâm sử lý nước thải cộng đồng có thể được hỗ trợ bởi các công nghệ sử lý nước thải quy mô trung bình, kết hợp với các hoạt động môi trường khác. Các hoạt động môi trường thu hút sự chú ý của cộng đồng như “tái sử dụng các đồ vật cũ”, “trồng rau từ các rác thải hữu cơ”, công viên môi trường cho trẻ chơi và học hỏi, gần gũi với thiên nhiên.


Nhiều trung tâm thay cho mô hình tập trung.

Sự ô nhiễm và tiêu tốn năng lượng không ngừng của xã hội đang phát triển cho thấy mô hình tập trung nảy sinh nhiều vấn đề. Mô hình tập trung ngày càng gia tăng khoảng cách giữa trung tâm và ngoại vi, ngày càng chứng tỏ sự ì trệ và thiếu bền vững. Việc hình thành hệ thống hạt nhân tự đảm nhiệm và phát triển giúp giữ gìn sự cân bằng của tổng thể, đồng thời huy động được nhiều tài nguyên của địa phương.

Việc hình thành các trung tâm xử lý nước thải của các cộng đồng ven sông Tô lịch nằm trong xu hướng này. Các trung tâm nhỏ tạo nên nhiều điểm thu hút các hoạt động môi trường của cộng đồng ven dòng sông. Gắn kết các cộng đồng với trách nhiệm môi trường họ tác động lên hàng ngày. Gắn cộng đồng với dòng sông. Khi cộng đồng ý thức được trách nhiệm và lợi ích của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông, mỗi hành động nhỏ đều sẽ góp phần làm dòng sông trong sạch hơn.

Tác giả: Chân Phương
 

xedap1975a

Xe hơi
Biển số
OF-324437
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
179
Động cơ
288,960 Mã lực
Phương pháp xử lý nước dơ thành nước sạch trước tiên là cô lập nước dơ, rồi dùng vi khuẩn "tốt" để "ăn" và vô hiệu hóa vi khuẩn "xấu" trong nước dơ để trở thành nước sạch.

Phương pháp này được dùng ở nhà máy lọc nước ở các thành phố lớn ở nước ngoài và củng được dùng để xử lý nạn loang dầu ngoài biển khơi


 

muahoaphuong

Xe tăng
Biển số
OF-363815
Ngày cấp bằng
21/4/15
Số km
1,884
Động cơ
271,008 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhân đọc bài về sông Tô Lịch, tôi mạo muội đề xuất phương án làm sạch sông Tô Lịch mà tôi cho là rất khả thi về mặt kỹ thuật. Hiện nay sông Tô Lịch có một đầu nối với Sông Hồng ở Yên Sở, đầu kia bị tắc ở Bưởi nên nước sông bị tù đọng, ngày càng ô nhiễm do vẫn phải nhận nước thải sinh hoạt/công nghiệp nhỏ của hàng triệu dân cư. Theo tôi có thể làm thế này:
- Xây dựng đường cống ngầm (lớn) nối thông sông Tô Lịch ở Bưởi với Hồ Tây, đường ngầm có thể thi công ngay dưới đường Lạc Long Quân với chiều dài khoảng 1km.
- Xây dựng đường cống ngầm từ Hồ Tây qua đường Âu Cơ (khoảng 200m), từ đó đào kênh (trên đất bãi) nối với Sông Hồng
- Xây dựng các công trình điều tiết nước từ Sông Hồng vào Hồ Tây; từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch
- Làm sạch dần sông Tô Lịch bằng nước Sông Hồng, tạo dòng chảy qua sông Tô Lịch từ phía thượng lưu (phía Hồ Tây) xuống Yên Sở
- Kinh phí sẽ không quá cao, có lẽ chỉ bằng 1/10 tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhưng rất đáng làm
Nhược điểm: Có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái Hồ Tây, nhưng sẽ có phương án ít gây ảnh hưởng nhất
Ôi cái ý tưởng của cụ làm ô nhiễm thêm cả hồ tây và sông hồng cụ ạ =)). Bây giờ Tô Lịch không thể gọi là sông nữa, mà phải gọi là đường Cống Tô Lịch ạ Giải pháp bây giờ là chặn mọi đường nước thải ra sông Tô Lịch, tự khắc nó sạch ngay ạ =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top