[Funland] Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,845
Động cơ
248,231 Mã lực
Cơ quan trước của em có một vị vào là cháu của một ông. Bạn này khi vào thì đã là một người kiếm được kha khá tiền rồi và có hẳn khách sạn riêng. Vào cơ quan thì ai bảo việc gì cũng không làm; cho việc làm cũng chả làm; lương trả bao nhiêu chả quan tâm, ... miễn là mỗi ngày đến uống trà; nói chuyện tào lao với anh em cho xả stress thôi. Kể cả không trả lương cũng được cũng chả có ý kiến gì nhưng nó có một hệ lụy không tốt là một thằng ngồi chơi còn những thằng khác làm thì tự nhiên tin thần lao động của những người khác sẽ xuống theo cụ ạ. Nếu là ông chủ tư nhân thì không bao giờ có loại nhân viên như vậy rồi!

Thực chất một số cho con học thêm không hẳn là con học yếu nhưng người ta muốn con đến nhà cô để cô bảo ban, được chữ nào tốt chữ đó và để tránh ở nhà chơi điện tử và xem tivi!

Cháu hàng xóm nhà em học nằm trong Top của cấp 2 Đoàn Thị Điểm mà thi một số trường chuyên khi lên cấp 3 mà không đỗ trường nào.

Nếu cháu có ý thức bố trí thời gian để học, ngủ, ... một cách hợp lý thì tốt quá, không cần đi học thêm làm gì cụ ạ!


Cháu nhà em học cấp 2 - Là một trong hai lớp chọn của khối có 11 lớp mà thi vẫn có bạn được điểm 3 hai cụ ạ. Học bạ đẹp, các cháu toàn khá giỏi ở đâu đó chứ em chưa gặp!
Các cụ khác nhìn giáo dục tư nhân nó màu hồng chứ em thì nghĩ giống cụ, con thì muốn học giỏi nhưng học thì muốn học ít thì khó lắm. Thi học sinh giỏi quốc tế có thấy cháu nào học trường tư đâu!
[/QUOTE]

Quan điểm của em hết sức thực dụng. Nơi học của con phù hợp với khả năng tài chính của gia đình và sức học của con. Lực học của con em không đủ để vào các trường đại học công hàng đầu như Y, Dược, tin học của Bách Khoa cho nên em thấy chẳng cần thiết phải cho con học trường công làm gì. Còn lợi ích của việc học trường tư thì em thấy đơn giản thôi "mây tầng nào thì gặp gió tầng đó". Đương nhiên, học trường tư thì vẫn phải đặt mục tiêu vào một trường đại học nào đó trong nước phù hợp. RMIT là phù hợp nhất. Tuy nhiên RMIT không có ngành mà em và F1 nhà em mong muốn (Luật) cho nên F1 đành phải học trường công tất nhiên là tốp đầu về chuyên ngành đó. Cho nên em cũng chẳng nhìn nhận giáo dục tư nhân hồng hay xám gì cả. Chỉ đơn giản là nó phù hợp với em và F1 thôi.
 

toxic82

Xe điện
Biển số
OF-115025
Ngày cấp bằng
30/9/11
Số km
2,021
Động cơ
193,718 Mã lực
E thì ngược lại, chuyển con từ ******* công :)
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Các cụ khác nhìn giáo dục tư nhân nó màu hồng chứ em thì nghĩ giống cụ, con thì muốn học giỏi nhưng học thì muốn học ít thì khó lắm. Thi học sinh giỏi quốc tế có thấy cháu nào học trường tư đâu!
[/QUOTE]
Chả có lý do j thằng bỏ tiền ra nhiều lại ko bằng thằng bỏ tiền ra ít, chả nhẽ phụ huynh cho con học trường tư là kém hiểu biết cả đấy.
[/QUOTE]
Thôi cứ cho là phụ huynh trường tư tiền nhiều là mặc định đi.
Nhưng học hành và đi làm cần nhiều công sức lắm.
Mà thi học sinh giỏi toàn quốc, thi giỏi quốc tế thì phụ huynh bỏ ra rất nhiều tiền đấy.
 

Mít đen

Xe tăng
Biển số
OF-392043
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,156
Động cơ
247,994 Mã lực
Tuổi
44
Tiện thớt này, em hỏi xem có cụ nào biết kỳ thi Toán quốc tế Kagaroo là cái kỳ thi gì, do bên nào tổ chức không các cụ? Thấy trường con nhà em thông báo đăng ký thi, lệ phi thi 450k/hs/đợt mà em lần đầu nghe :D
 

BloodOwl87

Xe điện
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
4,591
Động cơ
188,190 Mã lực
Tuổi
37
Các cụ khác nhìn giáo dục tư nhân nó màu hồng chứ em thì nghĩ giống cụ, con thì muốn học giỏi nhưng học thì muốn học ít thì khó lắm. Thi học sinh giỏi quốc tế có thấy cháu nào học trường tư đâu!
Chả có lý do j thằng bỏ tiền ra nhiều lại ko bằng thằng bỏ tiền ra ít, chả nhẽ phụ huynh cho con học trường tư là kém hiểu biết cả đấy.
[/QUOTE]
Thôi cứ cho là phụ huynh trường tư tiền nhiều là mặc định đi.
Nhưng học hành và đi làm cần nhiều công sức lắm.
Mà thi học sinh giỏi toàn quốc, thi giỏi quốc tế thì phụ huynh bỏ ra rất nhiều tiền đấy.
[/QUOTE]
Thi quốc tế ko cần tiền đâu cụ. Bạn c2 em có 2 đứa huy chương olimpic nè, nhà nghèo thôi. Học chuyên tổng hợp rồi vào đội tuyển chứ giàu nghèo gì.
 

NewVegas

Xe tải
Biển số
OF-333357
Ngày cấp bằng
30/8/14
Số km
477
Động cơ
290,267 Mã lực
Em chưa đọc hết, mới đến mục 4 là cái em cần nói. Đấy rất nhiều trường hiện bắt học sinh đi học thêm tự nguyện. 1 lớp học có giỏi, khá, trung bình và yếu --->Sẽ dạy như thế nào để cân bằng được lợi ích của cả lớp đi học?
Cái này mấy nước phát triển có chiêu là các con vẫn học chung lớp nhưng vài em có năng khiếu môn nào đó sẽ được học thêm tuần vài buổi, tất nhiên là tự nguyện và cha mẹ đồng ý. Nhưng làm thế này thì cơ sở vật chất phải tốt, tốn kém lắm. Giáo dục công ở ta khó triển khai. Đặc biệt là cho các cháu giỏi thể thao, âm nhạc, hội hoạ...
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
20,039
Động cơ
2,444,308 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhìn điểm Toán 7 mà hoảng quá cụ ạ. Nội thành nữa, em kg tin vào mắt mình.
Thế thì cụ chưa nhìn bảng điểm của cấp 1 rồi, dc lên lớp nhưng 1 số môn tỉ lệ điểm dưới 5 cực nhiều, 1 số môn hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc 1 phần trắc nghiệm nên phân hoá cực mạnh. K còn chuyện tô hồng học bạ nữa đâu
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,740
Động cơ
524,041 Mã lực
Các cụ khác nhìn giáo dục tư nhân nó màu hồng chứ em thì nghĩ giống cụ, con thì muốn học giỏi nhưng học thì muốn học ít thì khó lắm. Thi học sinh giỏi quốc tế có thấy cháu nào học trường tư đâu!
Giờ mà khảo sát tài sản/thu nhập của phụ huynh ở mấy tường công top đầu HN khéo đè bẹp mấy cụ trường tư ý chứ.
 

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,843
Động cơ
34,466 Mã lực
Nhìn điểm Toán 7 mà hoảng quá cụ ạ. Nội thành nữa, em kg tin vào mắt mình.
Hoảng j cụ. Thực chất đó. Trường con e (TV quận HK) thi khảo sát, thi giữa kỳ khối 8 toán, văn, anh chỉ tầm 30% trên 7 thôi. Trong đó chủ yếu ở mấy lớp "chọn". Ko ít điểm 3 4 đâu ạ.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,047
Động cơ
519,676 Mã lực
Hoảng j cụ. Thực chất đó. Trường con e (TV quận HK) thi khảo sát, thi giữa kỳ khối 8 toán, văn, anh chỉ tầm 30% trên 7 thôi. Trong đó chủ yếu ở mấy lớp "chọn". Ko ít điểm 3 4 đâu ạ.
trường thằng con em thì cuối năm hs giỏi còn là cá biệt, ko có bé nào khá, thằng con đi học thì về 9-10 nó ko thèm khoe, bội mẹ nó thực =))
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,752
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cá nhân em nghĩ, vấn đề này tùy trường, tùy thầy cô chứ không phải chỗ nào cũng vậy.
Ngày trước F1 nhà em học trường công (lớp 1,2), cũng xin vào lớp chọn cô, nhưng không đi học thêm (mặc dù cô có tổ chức lớp học thêm và gần như cả lớp đăng ký đi học), em thấy cô cũng không phân biệt đối xử gì, còn cử làm cán bộ lớp.
Sau đó do lớp quá đông (lớp chọn cô nên cứ xin thêm vào, cao điểm 70 học sinh/lớp) dẫn đến việc học và sinh hoạt bị ảnh hưởng. Vì vậy, em cho chuyển học trường tư, và nhiều năm sau vẫn chưa có ý định quay lại trường công.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Giờ mà khảo sát tài sản/thu nhập của phụ huynh ở mấy tường công top đầu HN khéo đè bẹp mấy cụ trường tư ý chứ.
Cũng hoàn cảnh lắm.
Họp phụ huynh Chuyên Thái Nguyên.
 

fantasy0178

Xe tăng
Biển số
OF-10145
Ngày cấp bằng
25/9/07
Số km
1,844
Động cơ
652,446 Mã lực
Các cụ khác nhìn giáo dục tư nhân nó màu hồng chứ em thì nghĩ giống cụ, con thì muốn học giỏi nhưng học thì muốn học ít thì khó lắm. Thi học sinh giỏi quốc tế có thấy cháu nào học trường tư đâu!
Quan điểm của em hết sức thực dụng. Nơi học của con phù hợp với khả năng tài chính của gia đình và sức học của con. Lực học của con em không đủ để vào các trường đại học công hàng đầu như Y, Dược, tin học của Bách Khoa cho nên em thấy chẳng cần thiết phải cho con học trường công làm gì. Còn lợi ích của việc học trường tư thì em thấy đơn giản thôi "mây tầng nào thì gặp gió tầng đó". Đương nhiên, học trường tư thì vẫn phải đặt mục tiêu vào một trường đại học nào đó trong nước phù hợp. RMIT là phù hợp nhất. Tuy nhiên RMIT không có ngành mà em và F1 nhà em mong muốn (Luật) cho nên F1 đành phải học trường công tất nhiên là tốp đầu về chuyên ngành đó. Cho nên em cũng chẳng nhìn nhận giáo dục tư nhân hồng hay xám gì cả. Chỉ đơn giản là nó phù hợp với em và F1 thôi.
[/QUOTE]
Cụ và e có quan điểm giống nhau, cu con nhà e từ nhỏ tính hiếu động, thích hoạt động bề nổi, diễn xuất, chụp ảnh các kiểu nên k theo đc học thuật, mấy môn tự nhiên học yếu nên e cho học trường tư luôn từ lớp 2. Năm nay lớp 10 e cũng xác định học đại học ngoài công lập, chắc nhắm Rmit, ngành truyền thông, cu cậu cũng thích và tìm hiểu nhiều về ngành và trường, năng lực bản thân và sở trường một đằng lại ép theo một nẻo là phản tác dụng. Bạn thân F1 nhà e còn lệch hơn nữa, nó vẽ cực siêu và đam mê nhưng học rất kém, Toán thi toàn 2 điểm, bố mẹ thì ủng hộ cho con theo con đường hội họa nhưng định kiến điểm số và đất phát triển ở VN mình chưa nhiều nên cả nhà dắt díu nhau sang New Zealand, mấy hôm nữa bay nên cả tuần hẹn hò chia tay chia chân nhau.
 

Nam việt nam

Xe buýt
Biển số
OF-698457
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
928
Động cơ
103,106 Mã lực
Tuổi
48
Quan điểm của em hết sức thực dụng. Nơi học của con phù hợp với khả năng tài chính của gia đình và sức học của con. Lực học của con em không đủ để vào các trường đại học công hàng đầu như Y, Dược, tin học của Bách Khoa cho nên em thấy chẳng cần thiết phải cho con học trường công làm gì. Còn lợi ích của việc học trường tư thì em thấy đơn giản thôi "mây tầng nào thì gặp gió tầng đó". Đương nhiên, học trường tư thì vẫn phải đặt mục tiêu vào một trường đại học nào đó trong nước phù hợp. RMIT là phù hợp nhất. Tuy nhiên RMIT không có ngành mà em và F1 nhà em mong muốn (Luật) cho nên F1 đành phải học trường công tất nhiên là tốp đầu về chuyên ngành đó. Cho nên em cũng chẳng nhìn nhận giáo dục tư nhân hồng hay xám gì cả. Chỉ đơn giản là nó phù hợp với em và F1 thôi.
Cụ và e có quan điểm giống nhau, cu con nhà e từ nhỏ tính hiếu động, thích hoạt động bề nổi, diễn xuất, chụp ảnh các kiểu nên k theo đc học thuật, mấy môn tự nhiên học yếu nên e cho học trường tư luôn từ lớp 2. Năm nay lớp 10 e cũng xác định học đại học ngoài công lập, chắc nhắm Rmit, ngành truyền thông, cu cậu cũng thích và tìm hiểu nhiều về ngành và trường, năng lực bản thân và sở trường một đằng lại ép theo một nẻo là phản tác dụng. Bạn thân F1 nhà e còn lệch hơn nữa, nó vẽ cực siêu và đam mê nhưng học rất kém, Toán thi toàn 2 điểm, bố mẹ thì ủng hộ cho con theo con đường hội họa nhưng định kiến điểm số và đất phát triển ở VN mình chưa nhiều nên cả nhà dắt díu nhau sang New Zealand, mấy hôm nữa bay nên cả tuần hẹn hò chia tay chia chân nhau.
[/QUOTE]
Em thấy cụ đánh giá năng lực của cháu rất kĩ và có lộ trình định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Như thế tạo đk cho cháu phát triển đc năng lực, sở trường và cả sở thích của cháu; ko bị ấp lực trái khả năng. Tuy em ko rõ ý "mây tầng nào thì gặp gió tầng đó" của cụ trên kia
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,379
Động cơ
463,084 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Đào tạo ĐH (với mức kinh phí eo hẹp như Bk, Dược...) không bao giờ đáp ứng được yêu cầu DN. Vậy nên DN muốn có SV chất lượng, ra làm việc được ngay thì bỏ kinh phí ra phối hợp cùng Trường ĐH đào tạo hay đặt hàng ĐT.
DN trả mức lương thấp, đòi SV ra trường làm việc được ngay là không thể. Nếu muốn tuyển người làm việc được ngay thì tuyển nhân sự có kinh nghiệm cụ. Cái gì cũng có cái giá của nó.
Sao cụ biết mức lương Dn trả sv ra trường thấp? Thấp so với gì cụ. Cho con học 12 năm thành siêu nhân. Đến lúc học để kiếm xèng lại tiếc sao? Mà đúng cái giai đoạn quan trọng nhất lại tụt hậu vậy lỗi do đâu? Không đầu voi, đuôi chuột thì là cái gì hả cụ?
Chẳng dn nào (e nói là đại trà) đi tham gia đào tạo cùng. Học tốt làm được việc -> lương cao, ai được hưởng, sv và gđ sv được hưởng. Có muốn học để ra làm luôn ko? Có chứ. Nhưng ai dạy?
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,697
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Sao cụ biết mức lương Dn trả sv ra trường thấp? Thấp so với gì cụ. Cho con học 12 năm thành siêu nhân. Đến lúc học để kiếm xèng lại tiếc sao? Mà đúng cái giai đoạn quan trọng nhất lại tụt hậu vậy lỗi do đâu? Không đầu voi, đuôi chuột thì là cái gì hả cụ?
Chẳng dn nào (e nói là đại trà) đi tham gia đào tạo cùng. Học tốt làm được việc -> lương cao, ai được hưởng, sv và gđ sv được hưởng. Có muốn học để ra làm luôn ko? Có chứ. Nhưng ai dạy?
- Hiện DN trả lương cho KS mới ra trường học BK, Dược..được bao nhiêu cụ (7-8tr)? Không thấp thì cao với ai?
- Với mức học phí đào tạo thấp ở trường ĐH ngành Kỹ thuật hiện nay. Cụ đừng có mơ mộng đòi hỏi SV ra trường chất lượng cao, phải làm việc được ngay, nhưng chỉ trả 7-8tr/tháng thôi. Khôn thế ai chơi! (Mặt băng chung thu nhập người VN còn thấp, cụ không thể tăng ngay mức học phí lên cao).

- Nếu cụ là chủ DN thì cũng kêu ít thôi. Muốn tuyển người chất lượng thì trả lương cao lên, rồi hãng đòi hỏi chất lượng chưa muộn. Tốt nhất tuyển NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM về làm, trả lương cao cho họ. Tuyển người nước ngoài như Nhật, Mỹ, EU.. về làm càng tốt.
- Nhiều năm trước các DN bọn giãy chết họ vào trường ĐH tuyển lựa SV có học lực tôt từ năm thứ 4, bọn nó có trợ cấp 1 phần kinh phí nhỏ để tạo điều kiện SV đến nhà máy học và thực tập. Sau ra tốt nghiệp cam kết làm việc cho DN rồi cụ. DN nó chả ngu đâu cụ :))
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,735
Động cơ
153,161 Mã lực
Tuổi
47
Em có gặp mấy nhóc học Vinschool ở khu nhà em, thấy nhận thức, nhân cách ổn mà cụ.
trường nào thì cũng do năng lực học sinh và sự quan tâm của cha mẹ là chính, càng trường hot tuyển đầu vào khó thì học sinh sau này có vẻ học giỏi, nhà trường thì chỉ có công tạo sức ép lên học sinh và phụ huynh ngay từ đầu để học sinh và phụ huynh thấy con mình yếu thì lo mà đi học thêm học nếm để không bị tụt lại
 

ttvnol.com

Xe tăng
Biển số
OF-323241
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
1,465
Động cơ
294,933 Mã lực
trường nào thì cũng do năng lực học sinh và sự quan tâm của cha mẹ là chính, càng trường hot tuyển đầu vào khó thì học sinh sau này có vẻ học giỏi, nhà trường thì chỉ có công tạo sức ép lên học sinh và phụ huynh ngay từ đầu để học sinh và phụ huynh thấy con mình yếu thì lo mà đi học thêm học nếm để không bị tụt lại
Đúng vậy . Nhiều gia đình giờ đặt quá nhiều kì vọng vào việc con mình học trường tốt mà quên mất đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bố mẹ , ông bà , những người nó tiếp xúc nhiều hàng ngày . Cha mẹ nào cũng kì vọng con mình sẽ hạnh phúc và thành công trong cuộc sống , nhưng cơ sở để có sự kì vọng đó trước tiên nằm ở việc : họ có thay đổi bản thân để hạnh phúc và thành công không ? Đứa trẻ nhìn vào sự thay đổi đó chứ ko cần những lời giáo điều để học hỏi .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top