[Funland] Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
746
Động cơ
1,124 Mã lực
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên"


Em xin bổ sung 1 số vấn đề tránh các cụ hiểu nhầm:
+ Ở đây kg phân biệt công tư, chỉ nhấn mạnh vấn đề ép học thêm ở trường theo lối đơn tự nguyện. Sẽ có sự phân biệt, đối xử hay trù dập với những hs khác biệt.
+ Học ở trường có thể là chưa đủ và học thêm, học phụ đạo, gia sư kèm tại nhà em hoàn toàn không phản đối. Nhưng học sinh phải là người tự chọn học của ai và học ở đâu. Bị bắt học ở trường rồi thì thời gian đâu để đi học chỗ khác học sinh thấy hiệu quả hơn.
+ Đây là hiện tượng phổ biến dai dẳng hàng chục năm. Một vài cụ không gặp em cho là cá biệt và may mắn.

(Dân trí) - Bức xúc vì phải "tự nguyện" đăng ký học phụ đạo, áp lực khi cả lớp đi học thêm còn con mình thì không, nhiều phụ huynh đã chuyển con từ trường công sang trường tư, chấp nhận trả học phí cao hơn.

Giáo viên vô tình hoặc cố ý tạo áp lực

Hết kỳ nghỉ hè vừa qua, con trai chị Nguyễn Thu Thủy (Hà Nội) lên lớp 8, chị quyết định chuyển con từ một trường công sang trường tư. Trước đó, vợ chồng chị đã bức xúc vì những bất công ở trường công trong nhiều năm liền.
Chị Thủy cho biết, khi học ở trường công, con chị phải đi học phụ đạo ở trường vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6. Bức xúc hơn cả là ngoài học thêm ở trường, con chị và nhiều bạn khác phải chịu áp lực "không học thêm là không yên".
Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì không học thêm là không yên - 1

Phụ huynh chuyển con sang trường tư vì "không học thêm là không yên" (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Đầu năm học nào giáo viên chủ nhiệm cũng gửi mẫu đơn xin học phụ đạo hoặc trái ca vào nhóm lớp, nhắc phụ huynh viết tay và nộp vào buổi họp đầu năm, ngoài ra không giải thích gì thêm. Lúc có phụ huynh thắc mắc, cô giáo mới nói đây là lịch học tự nguyện.
"Cô không quên nhấn mạnh là cả lớp đã đăng ký, con nên học phụ đạo để củng cố kiến thức. Dù không định phản đối học phụ đạo nhưng tôi cảm giác con mình bị bắt buộc học trên tinh thần tự nguyện", chị Thủy nói.
Theo chị Thủy, mỗi tháng, con phải học hơn 60 tiết vào buổi chiều. Tiền học phụ đạo hơn 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhà trường còn phát sinh thêm tiết học câu lạc bộ. Có lần, chị Thủy gợi ý con nghỉ học câu lạc bộ nhưng thằng bé bảo không được, vì giáo viên chủ nhiệm thường thay tiết học này bằng tiết dạy bù, ôn tập.
Khó chịu vì con phải "tự nguyện" học phụ đạo quá nhiều đã đành, điều khiến chị không chấp nhận được là áp lực học thêm mà thầy cô tạo ra cho phụ huynh và học sinh. Đa số thầy cô của con đều mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường, ngang nhiên động viên phụ huynh cho con đi học thêm, giao bài tập ở lớp học thêm ngay trong nhóm chat chung của lớp chính khóa.
Gần 2/3 học sinh trong lớp đi học thêm các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh với thầy cô dạy chính khóa. Chị Thủy không cho con trai học thêm vì cho rằng con học phụ đạo buổi chiều là quá đủ.
"Tuy nhiên, con không học thêm là không yên. Bất cứ thông báo gì về lịch học, chương trình ôn tập trước kỳ thi hay điểm số của các con ở lớp học thêm đều được các thầy cô thông báo vào nhóm chat chung của lớp chính khóa. Thỉnh thoảng, thầy cô lại nhắn tin động viên cha mẹ cho con đi học thêm. Lý do là chương trình ngày càng khó, sắp tới kỳ thi và cả lớp đều học thêm.
Tôi không dám khẳng định là con không học thêm sẽ bị thầy cô trù dập, nhưng giáo viên dù vô tình hay cố ý bàn chuyện học thêm trong nhóm lớp chung đã tạo áp lực, khiến nhiều phụ huynh phải "cắn răng" cho con đi học. Trong đó, nhiều người còn có hoàn cảnh khó khăn", chị Thủy bức xúc.
Giáo viên vô tình hay cố ý cũng tạo áp lực khiến phụ huynh phải cho con đi học thêm (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Phải chứng kiến những bất cập trên, đúng lúc kinh tế gia đình khá giả hơn, vợ chồng chị quyết định chuyển con sang trường tư thục.
Theo chị Thủy, con sang trường tư không có nghĩa là được học ít hơn ở trường công. Con vẫn phải học vào các buổi chiều nhưng phần lớn là tiết tiếng Anh, con được tự chọn các môn thể thao, nghệ thuật để học.

Quảng cáo của DTads

"Vì con đã được học nhiều các môn tiếng Anh, thể thao, âm nhạc ở trường nên tôi không cần cho con đi học thêm ở ngoài. Thoải mái hơn là không có chuyện học phụ đạo tự nguyện trên tinh thần bắt buộc như ở trường công, cũng không thầy cô nào đề cập đến việc học thêm ngoài nhà trường", chị Thủy nói.
"Chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử
2 năm trước, chị Vũ Thị Đào (Hà Nội) cũng đã chuyển con gái từ một trường công sang trường tư. Mục đích là giúp con "chạy trốn" khỏi áp lực điểm số, thi cử.
Chị Đào nhớ lại, khi còn học ở trường công, con gái chị rơi vào cảnh sợ học. Lý do là con phải học từ sáng đến tối, từ ở trường đến lớp học thêm. Buổi tối, con phải thức đến nửa đêm để hoàn thành bài tập chính khóa và luyện đề của thầy cô dạy thêm giao.
Ngày nào không đi học thêm, con thường chỉ phải dành 1,5-2 tiếng mỗi buổi tối để làm bài tập. Nếu học thêm, 7 rưỡi tối con mới về đến nhà, ăn cơm, tắm rửa xong là 8 giờ hơn. Con ngồi vào bàn học đến 12 giờ đêm mới được nghỉ ngơi vì bài tập ở lớp học thêm còn nhiều hơn bài tập trên lớp.
"Học buổi chiều ở trường đã mệt, con còn phải học thêm 5 buổi tối/tuần. Đề cương, đề thi thử chất đống trên bàn học. Việc học thêm cướp hết thời gian nghỉ ngơi, giải trí khiến con sợ học. Ngày trước, không ít lần con xin bố mẹ cho nghỉ học thêm", chị Đào nói.
Những em không đi học thêm thường được thầy cô "quan tâm" gọi trả bài (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Theo chị Đào, ở trường công, điều khiến chị bất bình nhất là việc thầy cô có sự phân biệt giữa học sinh đi học thêm với phần còn lại.
Năm con gái lên lớp 6, giữ quan điểm từ ngày con học tiểu học, chị Đào chỉ cho con học thêm tiếng Anh với gia sư, nói không với các môn khác. Trong khi đó, có tới hơn nửa lớp chọn học thêm toán, ngữ văn, tiếng anh với các thầy cô dạy chính khóa.
Kết quả là cả năm lớp 6, con gái chị và phần lớn những bạn không đi học thêm luôn đứng ở nửa dưới của bảng điểm các môn trên.
Ở môn ngữ văn, điểm thi của những bạn không học thêm không đến nỗi kém, con chị Đào luôn được điểm khá nhưng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên lại thấp hẳn so với phần còn lại. Đây cũng là những học sinh được cô "quan tâm" gọi lên bảng trả bài nhiều nhất.
Đáng nói, ở môn toán, đề cương ôn tập được giáo viên phát cho cả lớp. Tuy nhiên, thầy giáo chỉ chữa đề cương chi tiết ở buổi học thêm, các em không đi học thêm chỉ được chấm điểm chứ không được chữa trong buổi học chính khóa. Vì vậy, điểm môn toán cũng có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm đối tượng.
"Hết năm lớp 6, gần như cả lớp phải đăng ký học thêm. Nhiều phụ huynh "nói nhỏ" với nhau rằng cho con học thêm để được yên thân. Nếu không thì thỉnh thoảng lại bị thầy cô nhắc tên trong nhóm chat hoặc trong cuộc họp phụ huynh hết vì lý do này đến lý do khác. Tôi cũng không thể làm ngơ nên buộc phải cho con đi học với các bạn.
Bi hài hơn là tôi phải cho con học thêm tiếng Anh cùng lúc với cô chủ nhiệm và gia sư. Học với giáo viên chủ nhiệm để lấy lòng cô, còn học với gia sư để lấy kiến thức và kỹ năng giao tiếp cho con", chị Đào nói.
Gia sư tiếng Anh cũng chỉ ra đa số tài liệu ở lớp học thêm của con đều có sẵn trên mạng. Cô chủ nhiệm chỉ biên soạn lại thứ tự rồi in ra, phát cho học sinh.
Sau 2 năm chuyển con sang trường tư, chị Đào không hối hận. Vào giờ tan học, con gái chị không còn phải tập trung với các bạn ở cổng trường công để chờ giáo viên dẫn đến lớp học thêm. Phụ huynh nào muốn cho con học thêm có thể tự do lựa chọn thầy cô ngoài nhà trường. Chị Đào chưa bao giờ nghe giáo viên trường tư đề cập chuyện học thêm.
"Bài tập về nhà của con ở trường tư cũng nhiều không kém trường công. Tuy nhiên, con không phải làm đủ loại bài nâng cao, đề cương ở lớp học thêm như trước. Từ khi con học trường tư, tôi không thấy con phải ngồi vật vờ bên bàn học đến tận nửa đêm", chị Đào cho biết.
Cũng chuyển con từ trường công sang trường tư, anh Nguyễn Duy Phương (Hà Nội) so sánh, lớp học ở trường công có tới 40-50 học sinh nên giáo viên khó có thể quan tâm đến từng em. Trong khi đó, khả năng nhận thức của mỗi học sinh là khác nhau. Vì vậy, nhu cầu dạy và học thêm là dễ hiểu.
"Việc giáo viên trường công có mức lương thấp cũng khiến các thầy cô phải dạy thêm, thậm chí tạo áp lực để buộc phụ huynh cho con học thêm. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn phản đối việc này, đây cũng là lý do tôi chuyển trường cho con.
Ở trường tư, lớp của con tôi chỉ có 20 học sinh nhưng mỗi môn học có từ 2-3 giáo viên. Giáo viên chính, trợ giảng và một giáo viên hỗ trợ chuyên kèm học sinh yếu. Dường như các dịch vụ học tập, trải nghiệm, vui chơi đều được gói gọn trong nhà trường. Chuyển con sang trường tư, tôi nhẹ nhõm hẳn vì không phải lo chạy đua cho con đi học thêm", anh Phương nói.
*Tên các nhân vật đã được thay đổi

Trưa nghỉ ngơi vào dantri đọc được bài này mà xót các con quá. Xem phần comment cũng nhiều ý kiến.
Cccm có trong trường hợp này không ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Trường tư đầy trường giã cho học lòi kèn ra ấy chứ.
Trường công cũng đầy trường học ít và ngoại khóa rất nhiều, học vui vẻ ko áp lực.
Thôi thì chọn đâu phù hợp với con mình & mình nhất.
-----
Nghi là bài này viết trong phòng lạnh lắm, chả ở đâu bắt đi học thêm cả tuần vậy đâu. Mà giờ văn minh ở HN chắc ko có trò trù hs nhiều như xưa nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,245
Động cơ
1,978,750 Mã lực
Cái này cần gì phải vào đọc cụ. Cha mẹ ở HN phần lớn theo trường công, chứ trường tư có mấy đâu, theo tỷ lệ mà.

Theo em, đặc điểm nhà trường như vậy, cũng chưa phải là điểm tiêu cực hay tích cực gì, và phù hợp hoàn cảnh nữa. :P
 

xegiacmo2

Xe tải
Biển số
OF-748999
Ngày cấp bằng
5/11/20
Số km
282
Động cơ
52,831 Mã lực
Tuổi
42
Bồi dưỡng văn hoá ạ , ai bảo học thêm đâu
 

Thiên___Phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-822502
Ngày cấp bằng
14/11/22
Số km
141
Động cơ
9,505 Mã lực
Tuổi
43
Cho ở nhà tự học, tự bố mẹ dạy, đảm bảo hết học thêm ;))
 

xitruman

Xe tăng
Biển số
OF-161003
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
1,034
Động cơ
372,896 Mã lực
Nhà em 2 bạn đều trường công đây ạ. Cô giáo cũng có mở lớp cho các bạn có nhu cầu, nhưng nhà em đều không tham gia. Và cô giáo vẫn rất quý các bạn nhà em.
Lớp con gái em chỉ có 4 bạn kg tham gia các lớp học như kiểu là các lớp kỹ năng sống,... Cũng kg vấn đề gì cả các bác ạ.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,917
Động cơ
4,180,271 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chưa có trải nghiệm này, hóng cccm chia sẻ thực tế.
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
746
Động cơ
1,124 Mã lực
Trường tư đầy trường giã cho học lòi kèn ra ấy chứ.
Trường công cũng đầy trường học ít và ngoại khóa rất nhiều, học vui vẻ áp lực.
Thôi thì chọn đâu phù hợp với con mình & mình nhất.
-----
Nghi là bài này viết trong phòng lạnh lắm, chả ở đâu bắt đi học thêm cả tuần vậy đâu. Mà giờ văn minh ở HN chắc ko có trò trù hs nhiều như xưa nữa.
Ôi vậy cụ không thực tế rồi. Đọc comment trên dantri, em tin đó là những bức xúc thật của phụ huynh. Có điều trong bài em không nói, ở đây em muốn nói vấn nạn ép học thêm và nỗi khổ của các con. Bỏ qua các bố mẹ thích con học cảc ngày coi như có người trông. Ở đây nói về hiệu quả của việc học thêm và nỗi khổ của các cháu. Cứ thử đặt mình vào vị trí 1 bạn học khá ở cấp 2 thì giờ học thêm sẽ cảm thấy vô ích và lãng phí thời gian lắm đó.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Ôi vậy cụ không thực tế rồi. Đọc comment trên dantri, em tin đó là những bức xúc thật của phụ huynh. Có điều trong bài trong bài em không nói, ở đấy em muốn nói vấn nạn ép học thêm và nỗi khổ của các con. Bỏ qua các bố mẹ thích con học cảc ngày coi như có người trông. Ở đây nói về hiệu quả của việc học thêm và nỗi khổ của các cháu. Cứ thử đặt mình vào vị trí 1 bạn học khá ở cấp 2, thì giờ học thêm sẽ cảm thấy vô ích và lãng phí thời gian lắm đó.
Con em 2 đứa cấp 2 học trường công ở BĐ, có học thêm nhưng tuần 1 buổi, sắp hết cấp 2 rồi có áp lực gì đâu. Cái này cũng tùy trường.
Mấy trường tư như LTV, Archimedes...nó chả ốp ch học lòi kèm, nhất là lớp chọn mấy trường đó.
Em nghe nói sang Vin thì chơi tẹt
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
746
Động cơ
1,124 Mã lực
Con em 2 đứa cấp 2 học trường công ở BĐ, có học thêm nhưng tuần 1 buổi, sắp hết cấp 2 rồi có áp lực gì đâu. Cái này cũng tùy trường.
Vâng nhiều trường học cả tuần cụ ạ. Hoc sinh không có thời gian nghỉ ngơi và tự học, không đi học là bị trù úm ngay.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,689
Động cơ
139,761 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Trường nào cũng phải cong đuýt lên đi học thêm hết. Không học trong trường thì học ngoài :D
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
746
Động cơ
1,124 Mã lực
Trường nào cũng phải cong đuýt lên đi học thêm hết. Không học trong trường thì học ngoài :D
Em đồng ý để các cháu tự quyết đi học thêm hay không đi dựa vào hiệu quả và trình độ của từng cháu. Theo em biết giờ học thêm buổi chiều là ôn lại phần kiến thức học trên lớp và làm bài tập. Khá nhiều bạn không cần học như thế và khi đó nó là sự lãng phí thời gian và sức lực của các cháu 1 cách kinh khủng nhất.
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,271
Động cơ
1,763,131 Mã lực
Học nằm học lắm. Còn bao kỹ năng sống mà con trẻ còn phải học, tiếp thu.
Em nghĩ học khá, nằm tốp 10-20 trong lớp là OK rồi.
Xin mợ cho ý kiến comiki
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,685
Động cơ
115,602 Mã lực
Ôi vậy cụ không thực tế rồi. Đọc comment trên dantri, em tin đó là những bức xúc thật của phụ huynh. Có điều trong bài em không nói, ở đây em muốn nói vấn nạn ép học thêm và nỗi khổ của các con. Bỏ qua các bố mẹ thích con học cảc ngày coi như có người trông. Ở đây nói về hiệu quả của việc học thêm và nỗi khổ của các cháu. Cứ thử đặt mình vào vị trí 1 bạn học khá ở cấp 2 thì giờ học thêm sẽ cảm thấy vô ích và lãng phí thời gian lắm đó.
Nếu tạm đặt câu hỏi Học thêm sang 1 bên, bác có thấy Chương trình của cậu Ngọng quá quá nặng với các cháu không?

Và tôi đánh cuộc 1 tháng lương là khi hỏi Tại sao phải học cái A và cả cái B, mấy đồng chí làm Chương trình cóc trả lời được, nhất là khi so sánh với Chương trình vài xứ được cho là kém phát triển hơn khá nhiều, lý luận thì chắc chắn không sắc bén bằng.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,228
Động cơ
424,924 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Học trường tư em thấy cuộc chơi sòng phằng hơn. Nhà em bận chẳng chăm nom được con lẫn cô. Con yếu chỗ nào các cô tự tăng cường phụ đạo. Như trường con em đang học, nhà nào muốn con học nâng cao hay phụ đạo thì tự xin trường. Ko phụ đạo thì cô cũng phải tự mà phụ đạo cho các con.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Nếu tạm đặt câu hỏi Học thêm sang 1 bên, bác có thấy Chương trình của cậu Ngọng quá quá nặng với các cháu không?

Và tôi đánh cuộc 1 tháng lương là khi hỏi Tại sao phải học cái A và cả cái B, mấy đồng chí làm Chương trình cóc trả lời được, nhất là khi so sánh với Chương trình vài xứ được cho là kém phát triển hơn khá nhiều, lý luận thì chắc chắn không sắc bén bằng.
Em nghĩ là nên quay lại với câu hỏi gốc: mục đích trường học sinh ra để làm gì. Hiện nay các hđ dạy học có đáp ứng mục đích đó không. Các vấn đề đều hiện ra khi giải đáp câu hỏi này.
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
746
Động cơ
1,124 Mã lực
Nếu tạm đặt câu hỏi Học thêm sang 1 bên, bác có thấy Chương trình của cậu Ngọng quá quá nặng với các cháu không?

Và tôi đánh cuộc 1 tháng lương là khi hỏi Tại sao phải học cái A và cả cái B, mấy đồng chí làm Chương trình cóc trả lời được, nhất là khi so sánh với Chương trình vài xứ được cho là kém phát triển hơn khá nhiều, lý luận thì chắc chắn không sắc bén bằng.
Em là người có con đang học cấp 2, e có thời gian theo sát con và có thể dạy tất cả các môn cho con: Toán, Anh, Lý, Hoá thậm chí cả Văn. Thỉnh thoảng em xem đề thì vào lớp 10 thì thấy các con phải học quá nhiều thời gian chỉ để làm đề Toán cơ bản thế thôi sao?
Quay lại vấn đề cụ hỏi. Em thấy đúng là nhiều cái học là thừa, sách gk bao năm cải tiến cải lùi nhưng khi mở quyển sách đọc cách viết, cách trình bày mà phát chán.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top