Cụ chủ giống em. Đôi lời góp ý với cụ.
Ngày xưa khi em là sếp ... xó, em nói gì cũng bị chống đối. Auto chống đối em bằng dc. Em cũng tự nhìn nhận mình ko đắc nhân tâm. Nhưng điểm mạnh của em là thông minh, nên em nhìn ra vấn đề bị vướng mắc điểm nào, nên luôn có hướng nhanh gọn lẹ. Tuy nhiên cấp dưới của em chống đối. Sau này em nghỉ, thì chính ng ta lại nói rằng những điều em nói trước đây là đúng hết, họ làm theo rất hiệu quả, nhưng chả hiểu sao họ khó chịu và muốn chống đối mọi ý kiến của em cho bằng dc lúc em còn tại vị.
Nghĩ cũng buồn. Thật ra cái này người Pháp có nghiên cứu về ng VN mình, trong mỗi con người đều là 1 ông quan nhỏ. Hành xử của chúng ta rất cảm tính. Do đó, chúng ta khó có thể đi nhanh, đi xa vì các yếu tố văn hoá cản trở. Sẽ luôn có những thế lực ngu dốt cản trở sự phát triển chung.
Đó là quan điểm của em về cuộc đời này. Tuy nhiên, cụ chủ cũng nên lưu tâm rằng, khi cụ lên quản lý, là bắt đầu có dấu hiệu của chính trị. Chính trị ở đây là gom sức mạnh của tập thể và phát huy điểm mạnh từng người. Các yếu tố về chuyên môn chỉ mang tính dẫn dắt, nhưng ko đề cao bằng việc quản lý con người. thiếu khả năng quản lý hoặc thiếu khả năng chuyên môn thì chẳng khác nào câu Bác Hồ từng nói về tài và đức. Cụ chủ phải có cả 2. Lúc đó cụ mới có thể phát huy năng lực. Cụ nghĩ thử xem, dù cụ có là thiện xạ, nhưng ra chiến trường thì chẳng có ông tướng nào tham chiến trực tiếp hết. Toàn ngồi lều cỏ tính chuyện trăm dặm thôi.
Còn về lý tính, hiệu quả công việc để đánh giá 1 người, nếu ng Việt mình lý tính hơn, thì có lẽ sẽ có đất diễn cho cụ chủ, và biết đâu đấy, chúng ta sẽ giống TQ ở hai từ "kỹ trị". Tuy nhiên đời ko như mơ. Bước vào bàn tiến lên phải theo luật tiến lên, vào bàn xì dách thì theo luật xì dách. Cố gắng tu thân học hỏi thêm để phù hợp thôi cụ ơi.
Hơi lan man nhưng chia sẻ này em rất chân tình.