Có quyển sách nào hướng dẫn cơ bản nhất về vấn đề này không cụ Trâu. Cháu đọc quyển kinh dịch mà hoa hết cả mắt ạ
Cụ học theo hướng phổ biến hiện nay, ví như theo dòng Huyền không, hoặc dòng Bát trạch (trong các dòng này đều chia nhiều trường phái nhỏ nữa), thì có các sách thuộc các dòng đó. Tuy nhiên đọc là 1 chuyện, làm sao để hiểu những điều sách không viết là chuyện khác.
Còn như em thì chả thuộc dòng nào (xét đơn thuần về mặt lý thuyết), vì em theo thực chứ không theo ảo. Vì thế không có sách, hoặc nói cách khác là tất cả các sách và những gì ẩn sau chúng. Nên không nói đươc là cuốn nào cuốn nào để cụ tầm đọc.
Những ai đọc sách phong thuỷ mà chỉ tin vào mặt chữ, là sẽ không thể có thành tựu gì, học Dịch cũng vậy thôi.
Một số người cho rằng phải có tông sư, môn phái rõ ràng...thì mới xứng là học phong thuỷ. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là có học và hành được cái thực hay không thì lại không ổn. Nên chỉ chạy theo và cãi vã nhau trên bình diện lý thuyết, vì không thể đưa ra thực tế được, không có thực thì học làm gì, tông sư tông phái làm gì? Ví như cái cách em nhận định các trường hợp cụ thể trên này, các ông lý thuyết đầy mình tông sư tông phái đầy đủ...vào mà phán thử vài trường hợp, biết ngay là thực hay không thôi!
Nhân vui chuyện, em có mấy đại ca nghịch ngợm, trước thỉnh thoảng lại đăng ký học 1 lớp phong thuỷ nào đó thuộc nhiều trường phái. Được vài bữa, hở vài câu, các thầy đều gọi riêng ra bảo anh phải là thầy tôi, sao lại vào đây học? Lại cười mỉm mà bỏ lớp.
Phong thuỷ chân chính thực sự vẫn có đường riêng của nó, nhưng một là phải tự sàng lọc được cái thực từ lý thuyết, hai là cần gặp được người chỉ cho lối dẫn để tìm ra nguyên lý vận hành xuyên suốt.
Vậy cụ cứ đọc nhiều sách, tự sàng lọc ra cái đúng cái sai, rồi chờ duyên gặp người mở đường đúng đắn.