Thanh kiu các cụ đã tham gia!
Giờ để khơi dòng, em lấy ví dụ chữ "Phong thuỷ" luôn nhé.
Thường thấy nhiều người, nhiều thầy nói "Phong thuỷ là gió và nước thôi mà, ở nơi nào thoáng gió, nước nôi đầy đủ là ổn" phỏng ạ?
Vậy là từ sai làm về nhận thức khái niệm, chỉ dựa theo cách hiểu ngôn từ đơn giản, mà đã sai ngay trong ý thức về chữ "Phong thuỷ"!
Theo các nghiên cứu hàng ngàn năm của các nhà trí thức các thời, thì chữ "Phong thuỷ" xuất phát từ trong nội dung này: "Táng giả tàng dã, thừa sinh khí dã. Khí thừa phong tắc tán, giới thuỷ tắc chỉ". Trong câu đó có 1 chữ "phong" và một chữ "thuỷ", và đó là "phong thuỷ" mà ta hay nói đến.
Rõ ràng về nghĩa thì "phong" đó là không "thổi mát", và "thuỷ" đó là "ngăn lại" nhé!
Vậy nội dung đó hàm chứa cái gì?
Hàm chứa một yếu tố thứ 3, quan trọng nhất và bản chất nhất của bộ môn phong thuỷ, đó là "Khí". "Lưu ý "Khí" này không phải là "gió" nhé!
Chúng ta nên hiểu tư duy diễn giải trong văn hoá và cách đặt vấn đề của người xưa, để hiểu là người ta muốn nói gì. Các cách ẩn dụ, gián tiếp...rất được trọng dùng. Ví như ở nên văn hoá khác, chữ vẽ đơn giản, thì có hình con chó và đống lửa cạnh nhau, tức là nói về nơi cư trú; hoặc con bò với vài túp lều, đó là nói về một cộng đồng dân cư... Chứ cứ giải nghĩa kiểu "phong thuỷ là gió và nước" thì khác nào nói "cộng đồng dân cư là mấy túp lều với con bò"!!!???