[Funland] Phòng họp Online của các Chuyên gia mạng về mọi lĩnh vực

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,411
Động cơ
470,023 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,810
Động cơ
88,082 Mã lực
Triển lãm hạ long chỉ bong lớp mái ở trên cùng thôi. Nếu do áp suất ở dưới đẩy lên thì phải bay cả cái mái như hình vẽ của cụ.

Không biết cái hình này dẫn nguồn từ bao giờ, sách nào, có uy tín không, nhưng cụ thử tưởng tượng xem nếu cái nhà bỏ hết cửa , thậm chí bỏ luôn cả 4 bức tường như cụ nói để giảm chênh lệch áp suất, thì lúc đó mái nhà có khác gì cánh máy bay kia đâu ?!
Cụ lại một nửa rồi. Nếu đúng như cụ nói là do hở chỗ nào đó thì phải bung cả chứ không chỉ bung lớp phủ. Kết cấu không bung hết vì theo em hiểu vẫn có lớp mái chịu lực bên dưới mái tạo hình kiến trúc vốn yếu hơn.

mấy hình đó không mới mẻ gì đâu cụ. Nguyên lý kinh điển về áp suất động và áp suất tĩnh áp dụng vô số trong cuộc sống rồi.

Nếu bỏ cả 4 bức thì chênh ít hơn. Nếu mái đủ nặng thì vẫn đứng vững. Có phim khoa học về kiến trúc nhật lý giả điều này. Tòa nhà cổ bên Nhật chịu bão tốt nhưng khi động đất thì sập ngay do mái lợp ngói nặng.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,411
Động cơ
470,023 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Vài chục năm mới đổ 1 lần. Còn thì năm nào cũng bơi nhé.
Phượng, điệp vàng ... còn không sợ tắc, cụ đã sợ thông gây tắc cống.
Riêng bơi thì năm nào chả bơi.

PS: Nếu được thì nên trồng Lim. Về già, em về quê sẽ trồng ở vườn lim + mít.
 
Chỉnh sửa cuối:

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,810
Động cơ
88,082 Mã lực
Chỗ này đang lỗn lận về áp suất tĩnh, áp suất động, cân bằng áp suất của cả hệ...

Ví dụ thực tế nhà em là nhà đất dạng ống, có giếng giời thông khí tự nhiên ở khoang thang. Khi không có bão, gió luôn hút từ bên ngoài vào qua các cửa tầng thấp về khoang thang rồi thông lên trên giếng giời, đây là theo nguyên tắc đối lưu không khí.

Đợt bão vừa qua, giếng giời luôn hở, như vậy về lý thuyết là nhà em cân bằng áp suất với bên ngoài. Nhưng khi em mở hé cửa các tầng dưới thì rèm cửa luôn có xu hướng bị hút ra ngoài. Cái này hoàn toàn ko phải do chênh lệch áp suất trong/ngoài nhà, mà là do giảm áp tức thời tại vị trí mở hé cửa dưới tác dụng của gió mạnh. Các cụ có thể yên tâm là nhà không thể phình ra và nổ như bom trong bão được hehe. Nhưng khi hé cửa là làm giảm tính bền vững của cả hệ cửa, gió giật như kiểu bàn tay có chỗ luồn vào và lôi/giật cả hệ cửa ra ngoài. Lúc đó thì đúng là xin vĩnh biệt.
Nếu nói như cụ thì các chung cư bị bung cửa kính thì cửa phòng của họ nếu đóng kín thì làm gì có cơn gió nào thổi từ trong ra để đẩy cửa kính ra ngoài???

Mời cụ đọc một link chính thống của Chính quyền HK


In fact, the breaking of glass windows during typhoons is mainly due to the following three reasons: (1) impact on the windows by hard windborne debris; (2) the pressure exerted by winds (i.e. wind loading [1]) directly on the windward side of the building exceeds what the glass window can withstand; (3) high winds blow across buildings leading to a difference in air pressure between indoor and outdoor and the glass window cannot withstand the induced force. We may explain the last point with the Bernoulli's principle. The Bernoulli's principle is derived from the law of conservation of energy (i.e. the sum of kinetic energy, potential energy and internal energy must be kept constant). The simple interpretation is: when a fluid (e.g. air) increases in speed of motion and its height remains the same, its pressure will decrease.
There are many applications of the Bernoulli's principle. For example, an aircraft wing is specifically designed in a way that the air flowing over the top surface of the wing moves faster than that below its bottom. According to the Bernoulli's principle, the pressure on the upper surface of the wing will be lower than that from below. This pressure difference results in an upward lifting force (Figure 2), which counteracts the aircraft’s own weight, enabling it to float in the air.


 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,291
Động cơ
241,714 Mã lực
Tuổi
49
cái nhà đóng kín cửa mà chênh lệch được áp suất với bên ngoài thì tài quá
không hiểu thở thế nào

nhà chỉ hé cửa 1 chút gió nó ùa vào là đồ đạc đã bay lắc mà còn xui nhau hé cửa giảm áp suất, tài thật
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,459
Động cơ
209,234 Mã lực
Đây ko phải cột bê tông dự ứng lực, đây chỉ là thép được kéo sẵn trước khi đúc bê tông để tăng chút cường độ kéo thôi. Cách làm này tuy cột sẽ cứng hơn nhưng lại dễ gẫy hơn, thép nhanh đạt tới giới hạn chảy hơn.
E thật sự cũng chưa rõ tại sao nó không phải là bê tông dự ứng lực.
Bác cho thêm ai đia đi.
 

0904223800

Xe buýt
Biển số
OF-198925
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
848
Động cơ
331,411 Mã lực
Gửi các cụ ngiên cứu:https://tienphong.vn/vi-sao-nhieu-chung-cu-ha-noi-bi-nut-tuong-vo-kinh-trong-bao-so-3-post1671250.tpo
TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Văn Thịnh - nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng - cho biết: "Trong bão vừa qua tại Hà Nội nhiều khu chung cư nứt tường, vỡ kính, sập trần... Tất cả công trình này đều thi công không đúng quy chuẩn chứ không phải là quy chuẩn lỗi thời".
Ông Thịnh đánh giá, các hiện tượng các tòa chung cư vừa qua trong bão tại Hà Nội, Quảng Ninh cho thấy liên kết khung vào kết cấu bao che hoặc liên kết vào hệ thống chịu lực là quá kém. Ông Thịnh cho rằng, cần phải thấy rõ trách nhiệm của các chủ thể từ chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng đến nhà thầu giám sát.
“Cửa, vách kính trong xây dựng được gọi là kết cấu bao che, có vai trò rất quan trọng. Ở đây, cần phân ra đơn vị thiết kế kiến trúc, đơn vị thiết kế kết cấu. Đối với việc lắp đặt cửa/vách kính, đơn vị thiết kế kiến trúc có nhiệm vụ chia các ô/mảng kính sao cho đẹp, mang tính thẩm mỹ. Đơn vị thiết kế kết cấu chịu trách nhiệm về toàn bộ thiết kế kết cấu của hệ thống cửa/vách. Nhưng hiện nay, hầu hết bản vẽ thiết kế kết cấu người ta lờ đi thiết kế kết cấu của hệ thống cửa/vách này”, ông Thịnh nói và nhấn mạnh rằng bất kể một toà nhà hay một công trình đều có kết cấu chịu lực, kết cấu bao che. Kết cấu bao che rất quan trọng, nhưng nếu quên hoặc tính toán không cẩn thận thì rất nguy hiểm.
 

0904223800

Xe buýt
Biển số
OF-198925
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
848
Động cơ
331,411 Mã lực
Bác lại học nửa vời. Áp suất không khí 1atm ~1kg/cm2 nên chỉ chênh lệch một chút thôi là có thể có lực hút kinh khủng. Mà cửa kính thường lắp đặt chịu trọng lực (tạo lực cắt lên hệ vít) hoặc lực ép do gió thổi trực diện tác dụng lên khung. Nhưng khi vít bắt thẳng vuông góc vào mặt dựng lại khá kém. Nếu bắt chỉ néo vào vữa thì càng yếu
Với tay hít kính 2 đầu hít mà nâng thoải mái tấm kính cả tạ. Mà tấm cửa ví dụ 3m*3m ~90,000cm2 thì chỉ chênh lệch 5% áp suất thì lực hút ra đã là 4500kg.

Đó là lý do mặt dựng khách sạn Alacarte Hạ long bị bung. Hoặc các tấm lợp của mái nhà cá heo và triển lãm Hạ Long bị bật mái.

Bổ sung ít hình minh họa nước ngoài cho các cụ dễ hiểu
View attachment 8727640
View attachment 8727641

Thế tóm lại làm thế nào để không bay mái nhà cụ ơi?
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,656
Động cơ
271,565 Mã lực
Cụ lại một nửa rồi. Nếu đúng như cụ nói là do hở chỗ nào đó thì phải bung cả chứ không chỉ bung lớp phủ. Kết cấu không bung hết vì theo em hiểu vẫn có lớp mái chịu lực bên dưới mái tạo hình kiến trúc vốn yếu hơn.

mấy hình đó không mới mẻ gì đâu cụ. Nguyên lý kinh điển về áp suất động và áp suất tĩnh áp dụng vô số trong cuộc sống rồi.

Nếu bỏ cả 4 bức thì chênh ít hơn. Nếu mái đủ nặng thì vẫn đứng vững. Có phim khoa học về kiến trúc nhật lý giả điều này. Tòa nhà cổ bên Nhật chịu bão tốt nhưng khi động đất thì sập ngay do mái lợp ngói nặng.
Em đâu có khẳng định Triển lãm hạ long bung mái do áp suất đâu !

Chính cụ là người khẳng định do áp suất ở post trên đó chứ.

Còn Triển lãm hạ long bung mái chỉ đơn giản do động năng của gió lao vào mà thôi.

Bỏ 4 bức mà lực tương đương nâng cánh máy bay thì đã chả tòa nhà nào chịu nổi rồi. Vậy mà thực tế thì phần lớn các tòa nhà kính đều không mở cửa, rất nhiều tòa thậm chí không có thiết kế mở cửa nhưng hầu hết không hề nổ kính.

Nên nguyên lý Bernoulli trong TH này là không áp dụng được.
 

DuongHL

Xe container
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
7,579
Động cơ
390,924 Mã lực
E thật sự cũng chưa rõ tại sao nó không phải là bê tông dự ứng lực.
Bác cho thêm ai đia đi.
Người ta chỉ dự ứng lực cho cấu kiện làm việc một phương chứ không dự ứng lực cho cấu kiện làm việc đa phương.
Ví dụ cái dầm cầu thì người ta mới dự ứng lực.
Còn cái cột chả ai dự ứng lực cả.
Còn vì sao lại thế thì nó rất lằng nhằng, liên quan đến toán lý nên khó giải thích ngắn gọn.
Ở đây cái cột điện chỉ là bê tông li tâm sử dụng cốt thép cường độ cao được kéo căng thôi chứ không thể gọi là dự ứng lực được, về nguyên tắc tất cả cốt thép chịu lực trước khi đổ bê tông phải được kéo thẳng nhất, do cột điện sử dụng cốt thép bé dễ bị cong queo biến dạng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực nên phải kéo căng, thẳng. Chính vì cái kéo căng này nên nhiều người mới nhầm là dự ứng lực.
Đối với cấu kiện chịu uốn, chịu kéo thì người ta mới dự ứng lực còn cấu kiện chịu nén, ví dụ như cột...thì chả ai dự ứng lực cả, tất nhiên thì cột cũng không hẳn là chịu nén mà còn chịu uốn.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,373
Động cơ
112,575 Mã lực
Các phố cũ Hà Nội trồng sao đen, xà cừ, sấu có nhiều bóng mát, cây cổ thụ cành ít bị sâu, gẫy đổ mà hiện nay không hiểu sao ít trồng các loại này các cụ nhỉ.
Như bàng Đài Loan trồng nhiều thì tán đẹp nhưng lá nhỏ, cây cũng không có bóng mát mấy
- Sao đen: Chậm lớn ở khí hậu miền Bắc.
- Sấu: Khó trồng, dễ chết, lớn cũng chậm.
- Xà cừ: Dễ sống nhưng rễ ăn nông, cây dễ đổ. Cây này trong top cấm trồng làm cây đô thị của nước ngoài. Nhiều tỉnh thành ở VN cũng đã cho cây này vào dạng hạn chế trồng.

Em không tìm thấy danh mục cây đô thị của HN trong khi Hòa Bình lại tìm đc. Thủ đô bị sao thế này? :-s
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,810
Động cơ
88,082 Mã lực
Thế tóm lại làm thế nào để không bay mái nhà cụ ơi?
Hệ mái nhà cụ là bê tông nặng chục tấn mà cụ còn sợ bay mái ạ. Em không khuyến khích mở cửa vô tội vạ và thiếu tính toán.

Thực tế em quan sát thì các mặt dựng được lắp đặt chịu trọng lực của của kính và lực ép của gió nhưng kém chịu lực hơn khi bị hút, nhổ ra.
Nếu bộ cửa nhà các cụ khỏe và cứng cáp thì khỏi bàn, cứ đóng kín và bất chấp thời tiết. Nhưng nếu như không sợ bị mưa hắt quá mạnh thì nên để hé một chút nhưng phải có kiểm soát để không bị bung hẳn ra. Điều này với cửa trượt thì dễ nhưng nếu là cửa bản lề mở ra thì rất khó. Chứ nếu cửa bản lề mà bung ra thì gió đập vài phát là cũng bay/ vỡ hết kính thôi. Nếu phòng có nhiều cửa kính thì cũng phải cân nhắc vì gió thổi vào cửa này có thể tăng áp lực lên các cửa khác
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,810
Động cơ
88,082 Mã lực
Em đâu có khẳng định Triển lãm hạ long bung mái do áp suất đâu !

Chính cụ là người khẳng định do áp suất ở post trên đó chứ.

Còn Triển lãm hạ long bung mái chỉ đơn giản do động năng của gió lao vào mà thôi.

Bỏ 4 bức mà lực tương đương nâng cánh máy bay thì đã chả tòa nhà nào chịu nổi rồi. Vậy mà thực tế thì phần lớn các tòa nhà kính đều không mở cửa, rất nhiều tòa thậm chí không có thiết kế mở cửa nhưng hầu hết không hề nổ kính.

Nên nguyên lý Bernoulli trong TH này là không áp dụng được.
Vâng cụ có thể liên hệ các website mà em dẫn hoặc nhan nhản trên mạng để yêu cầu họ phải đính chính.

Mặt dựng nào chịu được thì bởi họ sử dụng kính cường lực tốt và có hệ khung vững chắc chịu được lực kéo ra thôi. Không thể coi là không có lực hút ra được.

Trên FB, Zalo nhan nhản video cửa sổ khung nhôm bị hút ra bập bùng đấy thôi. Nên định luật Bernoulli vẫn được thể hiện dù cụ không công nhận
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,810
Động cơ
88,082 Mã lực
Thấy dantri.vn đăng tin như này.
Bác nào làm trong ngành sản xuất cọc bê tông dự ứng lực xem thử cọc như này ổn không vậy ?
Screenshot_20240909-064600_Chrome.jpg
Không phải lần đầu dân ngoại đạo thiếu hiểu biết về XD kêu vậy. Kêu lõi thép nhỏ, kêu ko thấy râu thép đâu khi tại vị trí gãy vỡ. Lõi thep DƯL mà đứt thì nó tụt vào chứ ít khi thòi ra lắm. Khi thi công người ta còn phải neo và căng cáp trước.
 

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
732
Động cơ
84,344 Mã lực
Tuổi
34
Thế tóm lại làm thế nào để không bay mái nhà cụ ơi?
HIện tại cách tốt nhất chống bay nóc là chèn vật nặng như bao cát, túi nước lên mái, còn chèn bao nhiêu thì có công thức Bernouli dai dòng, nhớ đâu khoảng hơn chục kí trên m2 với tốc độ gió tầm 100kmh.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,839
Động cơ
352,125 Mã lực
Em đâu có khẳng định Triển lãm hạ long bung mái do áp suất đâu !

Chính cụ là người khẳng định do áp suất ở post trên đó chứ.

Còn Triển lãm hạ long bung mái chỉ đơn giản do động năng của gió lao vào mà thôi.

Bỏ 4 bức mà lực tương đương nâng cánh máy bay thì đã chả tòa nhà nào chịu nổi rồi. Vậy mà thực tế thì phần lớn các tòa nhà kính đều không mở cửa, rất nhiều tòa thậm chí không có thiết kế mở cửa nhưng hầu hết không hề nổ kính.

Nên nguyên lý Bernoulli trong TH này là không áp dụng được.
Đoạn này cụ thử google xem áp suất gió bão cấp 12 so với áp suất trong phòng, giả định là 1atm ~ 1kg/cm2, xem xem cái nào hơn thì rõ thôi ạ: "Còn Triển lãm hạ long bung mái chỉ đơn giản do động năng của gió lao vào mà thôi."

Gió cấp 17 thì đâu đó độ 449 kg/m2. Nếu đổi ra kg/cm2 thì bé thảm hại. Nhiều người không nghiên cứu về áp suất tĩnh nên cứ nghĩ nó yếu, thực tế thì áp suất tĩnh 1atm là một con số khủng khiếp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top