[Funland] Phòng họp Online của các Chuyên gia mạng về mọi lĩnh vực

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,850
Động cơ
89,603 Mã lực
Đó là nhược điểm của cột điện UST -> Phá hoại giòn
Còn với cột thường thì đây, e ấy vẫn đứng bình thường
View attachment 8727957
Nó đứng được vì lực kéo 2 bên đang cân bằng thôi. Chứ không cân là oằn ngay.
Nếu ko dùng dự ứng lực thì lõi thép sẽ to tổ chảng và dĩ nhiên thì vẫn gãy thôi. Tất nhiên là bọn này găỹ thì vẫn có dính râu vào chứ ko đứt lìa.

1725879504555.png
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,962
Động cơ
296,506 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
- Sao đen: Chậm lớn ở khí hậu miền Bắc.
- Sấu: Khó trồng, dễ chết, lớn cũng chậm.
- Xà cừ: Dễ sống nhưng rễ ăn nông, cây dễ đổ. Cây này trong top cấm trồng làm cây đô thị của nước ngoài. Nhiều tỉnh thành ở VN cũng đã cho cây này vào dạng hạn chế trồng.

Em không tìm thấy danh mục cây đô thị của HN trong khi Hòa Bình lại tìm đc. Thủ đô bị sao thế này? :-s
Trong 3 loại trên thì sao đen phù hợp đô thị nhất. Xà cừ là loại vứt đi nhất.
Em không rành về cây nhưng nay đi đường thấy nhiều cây khá to cũng đổ, trong khi mấy cây bên cạnh nhỏ hơn lại không sao, chả hiểu.
Sáng em đi Duy Tân, qua phòng CC số 3 thấy cây ngay góc ngã 4 gãy ngang thân, kinh thật. Cây đó khá to mà gió vặn gãy được.
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,290
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
Hệ mái nhà cụ là bê tông nặng chục tấn mà cụ còn sợ bay mái ạ. Em không khuyến khích mở cửa vô tội vạ và thiếu tính toán.

Thực tế em quan sát thì các mặt dựng được lắp đặt chịu trọng lực của của kính và lực ép của gió nhưng kém chịu lực hơn khi bị hút, nhổ ra.
Nếu bộ cửa nhà các cụ khỏe và cứng cáp thì khỏi bàn, cứ đóng kín và bất chấp thời tiết. Nhưng nếu như không sợ bị mưa hắt quá mạnh thì nên để hé một chút nhưng phải có kiểm soát để không bị bung hẳn ra. Điều này với cửa trượt thì dễ nhưng nếu là cửa bản lề mở ra thì rất khó. Chứ nếu cửa bản lề mà bung ra thì gió đập vài phát là cũng bay/ vỡ hết kính thôi. Nếu phòng có nhiều cửa kính thì cũng phải cân nhắc vì gió thổi vào cửa này có thể tăng áp lực lên các cửa khác
Bác lại học nửa vời. Áp suất không khí 1atm ~1kg/cm2 nên chỉ chênh lệch một chút thôi là có thể có lực hút kinh khủng. Mà cửa kính thường lắp đặt chịu trọng lực (tạo lực cắt lên hệ vít) hoặc lực ép do gió thổi trực diện tác dụng lên khung. Nhưng khi vít bắt thẳng vuông góc vào mặt dựng lại khá kém. Nếu bắt chỉ néo vào vữa thì càng yếu
Với tay hít kính 2 đầu hít mà nâng thoải mái tấm kính cả tạ. Mà tấm cửa ví dụ 3m*3m ~90,000cm2 thì chỉ chênh lệch 5% áp suất thì lực hút ra đã là 4500kg.

Đó là lý do mặt dựng khách sạn Alacarte Hạ long bị bung. Hoặc các tấm lợp của mái nhà cá heo và triển lãm Hạ Long bị bật mái.

Bổ sung ít hình minh họa nước ngoài cho các cụ dễ hiểu
View attachment 8727640
View attachment 8727641

Cái đoạn a la carte cụ nói không đúng. mấy cái cửa sổ mở sẵn, sau đó gió lùa vào và bắt đầu vỡ tung tóe
Tương tự, trước khi mặt kinh của TKV hạ long bị bóc toàn bộ thì cũng đang có mấy cửa sổ mở
Theo em hiếu be nu li vẫn có, nhưng vì 1 số cửa sổ mở dẫn đến ngoài thì bị hút, trong thì không khí lùa đầy ra nên mới toang vậy.
Còn thực tế mùa mưa bão hồi bao cấp, thấy các kho bãi xí nghiệp đều gia cố cửa sổ cửa đi lại bịt hết kẽ hở, đóng giằng thanh gỗ tại các vị trí để tránh bung cửa chứ ai dám mở
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,853
Động cơ
352,721 Mã lực
HIện tại cách tốt nhất chống bay nóc là chèn vật nặng như bao cát, túi nước lên mái, còn chèn bao nhiêu thì có công thức Bernouli dai dòng, nhớ đâu khoảng hơn chục kí trên m2 với tốc độ gió tầm 100kmh.
Em vừa Google, gió 100kmh thì cũng tầm cấp 10, tức là gần 100kg/m2, nhưng vẫn thua xa 1 atm lắm lắm.
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
8,006
Động cơ
489,749 Mã lực
VTV vừa mời tay tiến sỹ giấy để giải đáp về khắc phục cây xanh sau bão. Xem mà chán quá các cụ ạ, tiến sỹ mẹ gì mà nói chuyên môn như gà mắc tóc, hỏi một đằng trả lời một kiểu, xem xong éo hiểu nó nói gì.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,464
Động cơ
209,333 Mã lực
Người ta chỉ dự ứng lực cho cấu kiện làm việc một phương chứ không dự ứng lực cho cấu kiện làm việc đa phương.
Ví dụ cái dầm cầu thì người ta mới dự ứng lực.
Còn cái cột chả ai dự ứng lực cả.
Còn vì sao lại thế thì nó rất lằng nhằng, liên quan đến toán lý nên khó giải thích ngắn gọn.
Ở đây cái cột điện chỉ là bê tông li tâm sử dụng cốt thép cường độ cao được kéo căng thôi chứ không thể gọi là dự ứng lực được, về nguyên tắc tất cả cốt thép chịu lực trước khi đổ bê tông phải được kéo thẳng nhất, do cột điện sử dụng cốt thép bé dễ bị cong queo biến dạng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực nên phải kéo căng, thẳng. Chính vì cái kéo căng này nên nhiều người mới nhầm là dự ứng lực.
Đối với cấu kiện chịu uốn, chịu kéo thì người ta mới dự ứng lực còn cấu kiện chịu nén, ví dụ như cột...thì chả ai dự ứng lực cả, tất nhiên thì cột cũng không hẳn là chịu nén mà còn chịu uốn.
E thật, bác không biết thì đừng phát biểu.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,464
Động cơ
209,333 Mã lực
Nó đứng được vì lực kéo 2 bên đang cân bằng thôi. Chứ không cân là oằn ngay.
Nếu ko dùng dự ứng lực thì lõi thép sẽ to tổ chảng và dĩ nhiên thì vẫn gãy thôi. Tất nhiên là bọn này găỹ thì vẫn có dính râu vào chứ ko đứt lìa.

View attachment 8728405
Thực ra, đây là bài toán an toàn.
Khi 1 hệ kết cấu có khả năng biến dạng dẽo, thì khi phá hoại, nó có thể chuyển hệ để hạn chế sự phá hoại.
Cụ thể trong trong case cột điện, nếu có sự cố, với cột UST thì có thể đổ hàng loạt nguyên tuyến, nhưng nếu với cột bình thường, thì có thể sẽ đổ 1 đoạn ngắn thôi. Thép không đứt hết vẫn dặt dẹo để gánh bớt phần tải nào đó.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,423
Động cơ
114,024 Mã lực
Trong 3 loại trên thì sao đen phù hợp đô thị nhất. Xà cừ là loại vứt đi nhất.
Em không rành về cây nhưng nay đi đường thấy nhiều cây khá to cũng đổ, trong khi mấy cây bên cạnh nhỏ hơn lại không sao, chả hiểu.
Sáng em đi Duy Tân, qua phòng CC số 3 thấy cây ngay góc ngã 4 gãy ngang thân, kinh thật. Cây đó khá to mà gió vặn gãy được.
Về cơ bản đô thị không nên trồng cây quá to cụ ạ. Khi nào bố trí được vỉa hè ít nhất to bằng cái sân tennis bao gồm cả phần ngoài biên thì hẵng nghĩ đến việc trồng 01 cái cây to ở giữa.

Em ghét phượng vỹ nhất. Cái cây cực kỳ nguy hiểm vì cành giòn, gió to tí thôi là rụng cả cành thế mà cắm mặt trồng, chịu.
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,850
Động cơ
89,603 Mã lực
Đoạn này cụ thử google xem áp suất gió bão cấp 12 so với áp suất trong phòng, giả định là 1atm ~ 1kg/cm2, xem xem cái nào hơn thì rõ thôi ạ: "Còn Triển lãm hạ long bung mái chỉ đơn giản do động năng của gió lao vào mà thôi."

Gió cấp 17 thì đâu đó độ 449 kg/m2. Nếu đổi ra kg/cm2 thì bé thảm hại. Nhiều người không nghiên cứu về áp suất tĩnh nên cứ nghĩ nó yếu, thực tế thì áp suất tĩnh 1atm là một con số khủng khiếp.
Nếu các cụ làm về cầu thì có thể confirm cho em rằng cầu vượt biển phải tính đến lực nâng của gió khi có bão. khi đó thiết kết sẽ phải làm lực gió sinh ra ghì cầu xuống để tăng độ ổn định.
Cái đoạn a la carte cụ nói không đúng. mấy cái cửa sổ mở sẵn, sau đó gió lùa vào và bắt đầu vỡ tung tóe
Tương tự, trước khi mặt kinh của TKV hạ long bị bóc toàn bộ thì cũng đang có mấy cửa sổ mở
Theo em hiếu be nu li vẫn có, nhưng vì 1 số cửa sổ mở dẫn đến ngoài thì bị hút, trong thì không khí lùa đầy ra nên mới toang vậy.
Còn thực tế mùa mưa bão hồi bao cấp, thấy các kho bãi xí nghiệp đều gia cố cửa sổ cửa đi lại bịt hết kẽ hở, đóng giằng thanh gỗ tại các vị trí để tránh bung cửa chứ ai dám mở
Cụ nghĩ gió thổi vào vài ô cửa của tòa nhà mà bung cả mặt dựng hàng trăm mét vuông thì em ạ cụ.

Ok. Theo cụ nói thì gió thổi và lùa vào mấy cửa sổ mở sẵn của Alacarte. Vậy tức là gió đang thổi vào toàn bộ các ô kính của tòa nhà. Với gió lùa vào vài ô cửa mà lớn hơn lực gió ép vào của toàn bộ các ô cửa còn lại theo em ước lượng hơn 95-98% diện tich mặt kính. Cụ thấy vô lý không?

Hơn nữa cửa khi đó đang mở là cửa mở hất. Nếu gió thổi ép vào và đủ mạnh thì cánh đó phải dập vào trong. Ngoài ra nếu em nhớ ko nhầm thì phần bung đầu tiên ở bên dưới, ko có cửa sổ mở.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,815
Động cơ
252,357 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Nếu các cụ làm về cầu thì có thể confirm cho em rằng cầu vượt biển phải tính đến lực nâng của gió khi có bão. khi đó thiết kết sẽ phải làm lực gió sinh ra ghì cầu xuống để tăng độ ổn định.

Cụ nghĩ gió thổi vào vài ô cửa của tòa nhà mà bung cả mặt dựng hàng trăm mét vuông thì em ạ cụ.

Ok. Theo cụ nói thì gió thổi và lùa vào mấy cửa sổ mở sẵn của Alacarte. Vậy tức là gió đang thổi vào toàn bộ các ô kính của tòa nhà. Với gió lùa vào vài ô cửa mà lớn hơn lực gió ép vào của toàn bộ các ô cửa còn lại theo em ước lượng hơn 95-98% diện tich mặt kính. Cụ thấy vô lý không?

Hơn nữa cửa khi đó đang mở là cửa mở hất. Nếu gió thổi ép vào và đủ mạnh thì cánh đó phải dập vào trong. Ngoài ra nếu em nhớ ko nhầm thì phần bung đầu tiên ở bên dưới, ko có cửa sổ mở.
Cửa hất có "hạn định góc mở" gió không sập vào được đâu.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,683
Động cơ
271,508 Mã lực
Đoạn này cụ thử google xem áp suất gió bão cấp 12 so với áp suất trong phòng, giả định là 1atm ~ 1kg/cm2, xem xem cái nào hơn thì rõ thôi ạ: "Còn Triển lãm hạ long bung mái chỉ đơn giản do động năng của gió lao vào mà thôi."

Gió cấp 17 thì đâu đó độ 449 kg/m2. Nếu đổi ra kg/cm2 thì bé thảm hại. Nhiều người không nghiên cứu về áp suất tĩnh nên cứ nghĩ nó yếu, thực tế thì áp suất tĩnh 1atm là một con số khủng khiếp.
Tốc độ gió cấp 17 khoảng 220km/h. cụ thử lái xe với tốc độ đó rồi thò đầu ra ngoài xem nó có bé không.

449 kg/m2 nhưng 1m2 cũng vốn là diện tích bé rồi, cụ đưa về đơn vị cm2 nhưng có biết 1 cm2 nó bé cỡ nào không ? và cụ thử tính xem tiết diện của một con người là bao nhiêu cm2 ?
 

minhtree

Xe tải
Biển số
OF-47950
Ngày cấp bằng
3/10/09
Số km
276
Động cơ
466,094 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ đã không nắm rõ lại nói liên thiên. Không có chuyên môn thì không nên nói liều. Còn về cột điện BT ly tâm nó có tiêu chuẩn rất cụ thể TCVN 5847:2016). K có vớ vẩn được đâu.
 

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
2,832
Động cơ
495,170 Mã lực
VTV vừa mời tay tiến sỹ giấy để giải đáp về khắc phục cây xanh sau bão. Xem mà chán quá các cụ ạ, tiến sỹ mẹ gì mà nói chuyên môn như gà mắc tóc, hỏi một đằng trả lời một kiểu, xem xong éo hiểu nó nói gì.
Em hỏi thật, sao cụ biết là TS giấy thế, em chỉ biết người làm thật ít khi nói hay như các chuyên gia chém gió tầm cỡ ytb hay tiktok.
Có vài ba phút bị bắt cóc lên mặt vtv thôi ạ, cụ đòi chém đủ mặt các tiêu chuẩn chất lượng cây công trình và kinh nghiệm phục hồi cây công trình.🤣
Muốn cứu từng cây không phải chuyện không làm được, nhưng với tình trạng khuôn viên vỉa hè, loại cây, tình trạng cây hầm bà làng kiểu HN thì chả ai dám nói mạnh, trừ mấy thằng không biết gì.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,683
Động cơ
271,508 Mã lực
Cụ nghĩ gió thổi vào vài ô cửa của tòa nhà mà bung cả mặt dựng hàng trăm mét vuông thì em ạ cụ.
Gió thổi vào khe hẹp làm tăng áp suất phòng kín nhanh lắm. Cụ có thấy cái van bơm lốp không. Nó bé hơn cái lốp rất nhiều mà vẫn bơm căng khá nhanh nếu áp suất hay tốc độ gió bên ngoài đủ mạnh .
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,853
Động cơ
352,721 Mã lực
Tốc độ gió cấp 17 khoảng 220km/h. cụ thử lái xe với tốc độ đó rồi thò đầu ra ngoài xem nó có bé không.

449 kg/m2 nhưng 1m2 cũng vốn là diện tích bé rồi, cụ đưa về đơn vị cm2 nhưng có biết 1 cm2 nó bé cỡ nào không ? và cụ thử tính xem tiết diện của một con người là bao nhiêu cm2 ?
Em đang nói về việc gió thổi mạnh bề mặt trên không bằng áp suất tĩnh ở phía mặt dưới của một công trình thôi cụ. Điều này đã được tính toán và chứng minh. Em chưa bao giờ phủ nhận gió bão là yếu. Tuy nhiên, cái cần nói là áp suất tạo ra của gió bão còn yếu hơn áp suất của không khí tĩnh ở trong phòng, và đó là sự thật đã được đo đạc và chứng minh. Đa số các vụ tốc mái hướng từ dưới lên, bung cửa từ trong ra là do nguyên lý mà Bernoulli đã mô tả.
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,962
Động cơ
296,506 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Về cơ bản đô thị không nên trồng cây quá to cụ ạ. Khi nào bố trí được vỉa hè ít nhất to bằng cái sân tennis bao gồm cả phần ngoài biên thì hẵng nghĩ đến việc trồng 01 cái cây to ở giữa.

Em ghét phượng vỹ nhất. Cái cây cực kỳ nguy hiểm vì cành giòn, gió to tí thôi là rụng cả cành thế mà cắm mặt trồng, chịu.
Thích là trồng thôi cụ. Phượng, bằng lăng, me..búa xua cả.
 

Vongai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
867
Động cơ
371,795 Mã lực
Về cơ bản đô thị không nên trồng cây quá to cụ ạ. Khi nào bố trí được vỉa hè ít nhất to bằng cái sân tennis bao gồm cả phần ngoài biên thì hẵng nghĩ đến việc trồng 01 cái cây to ở giữa.

Em ghét phượng vỹ nhất. Cái cây cực kỳ nguy hiểm vì cành giòn, gió to tí thôi là rụng cả cành thế mà cắm mặt trồng, chịu.
Qua em đi một vòng Hà nội, từ Hồ gươm, Tràng Thi, Lý thường kiệt, bà triệu,..tới TimeCity Kim ngưu, Tam Trinh, Gamuda, Ecopark, Long Biên,...
Thì rút ra kết luận cá nhân như sau:
Cây đổ nhiều nhất đến ít nhất là:
Điệp vàng > Bằng lăng > Muồng hoàng yến > Sấu > Bàng Đài Loan > Phượng vĩ > Hoa Sữa.
Lạ nhất là phượng vĩ vì em tưởng cây này giòn, dễ gãy nhưng số lượng đổ bật gốc là gần như ít nhất, qua bão là lại xanh tươi vẫy tay đón gió,
Còn hoa sữa thì siêu bền, vẫn tỏa hương ngào ngạt các con phố,
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,423
Động cơ
114,024 Mã lực
Thông thì cụ trồng cái cột bê tông cho nhanh.
Không tán lá, không bóng mát luôn.
Đang phóng xe máy cái lá rụng nó phi vào mặt buốt phết nữa. Mà thông hay rụng cành nhỏ, cũng nguy hiểm với xe máy :-s
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top