Cân bằng áp bằng thiết bị cân bằng áp suất chủ động, bằng thiết kế thụ động như ở cửa sổ máy bay. Không cần bão đến mới làm việc. Cả hệ thống nó đã đảm bảo nhà các cụ luôn cân bằng với áp suất bên ngoài rồi.
Không ai cân bằng áp bằng cách mở cửa cả. Mở cửa đột ngột thì cả cái khe cửa là 1 vòi Laval - hút mọi thứ sang phía áp suất thấp hơn.
Sau khi mở, áp đã cân bằng thì lực tác động của gió lên bề mặt cửa vượt quá sức chịu của bản lề là toang, cái cửa của các cụ lúc này là cánh buồm trên tàu, khi bão chả thuỷ thủ nào đầu đất giương buồm hết lên đón gió cả. Đơn giản thế thôi.
Khoa học luôn đúng, nhưng áp dụng sai thì chịu hậu quả ngay và luôn.
Van cân bằng áp suất nhà em đây - em đang gắn 1 con cam an ninh không dây lên nắp của nó. Mỗi phòng là 1 bộ như này. Đóng mở cửa không bao giờ có tiếng không khí ép lên cửa, cửa số đối diện hay các cửa khác trong nhà.
bên ngoài là hộp kín chống trào ngược nước mưa.
Bộ cơ này lạc hậu rồi. Bộ mới của Pana là điện - điện tử. Có cảm biến áp suất để điều chỉnh qua hệ thống thông gió trung tâm tới từng phòng.
Thiết kế nhà mái bằng thời bao cấp - luôn có mấy ô thông gió sát trần - nó làm nhiệm vụ cân bằng áp toàn thời gian thay cho cái hộp nhỏ ở xứ giãy chết kia. Xứ giãy chết mà máy móc copy các cụ thì áp cân bằng nhưng tới mùa đông chết rét hết.
Các cụ xưa cố xây bằng được cái mái bằng để chống bão ở miền Bắc là có cân áp mà không ai để ý thôi. Nay con cháu đang thiết kế có phần thụt lùi so với các cụ đấy.
Liệu cơm gắp mắm, áp dụng khoa học cũng phải có tý chất xám. Chứ thấy 1 ông “học giả” FB hô mở cửa giữa bão mà copy là cả nhà cởi truồng ra đường hết vì lúc này Bernoulli lãn công - bảo toàn năng lượng: động năng tiếp quản phá nhà giúp.