Các cụ xem link này trước:
https://www.facebook.com/share/v/kWzo5DFGnAiL1trN/?mibextid=oFDknk
Đây là 1 phần kiến thức về Cơ học chất lưu em đã học gần 20 năm trước ở Đại học! Bác nào hiểu sâu hơn thì giải thích nhé! Kiến thức em học đã mai một khá nhiều!
Áp dụng Nguyên lý Bernoulli trong Cơ học chất lưu sẽ thấy rằng khi dòng không khí bên ngoài di chuyển với vận tốc càng lớn, thì áp suất càng nhỏ! Chênh lệch áp suất giữa trong vào ngoài nhà khi gió bão càng lớn thì sẽ càng lớn nếu cửa nhà đóng kín! Không khí trong nhà sẽ tạo sức ép lớn đẩy cửa kính, mái tôn,...bung ra ngoài! Do vậy, trong mưa bão, nên có 1 khe thông khí vừa đủ để cân bằng áp suất trong và ngoài, nguy cơ bung cửa kính, bung mái nhag sẽ giảm bớt!
Tất nhiên, với bão mạnh, cuồng phong kiểu lốc xoáy, bốc lên thì rất khó! Thông khí chỉ giảm bớt được ở mức độ nào đó!
Ứng dụng của Bernoulli lớn nhất chính là cánh máy bay nhé! Mặt cắt cánh máy bay được chế tạo để vận tốc dòng khí phía trên máy bay nhanh hơn dòng khí phía dưới máy bay! Khi chênh lệch vận tốc đủ lớn ra chênh lệch áp suất đủ lớn (Máy bay chạy tầm 200km/h)! Chênh lệch áp suất đủ lớn để tạo ra lực nâng có thể nâng cả chiếc máy bay có trọng lượng đến 200-400 tấn! Nên nhiều cụ cho là chênh gió 0km với 200km/h tạo ra áp suất không xi nhê gì thì
Em giờ mới vào đọc bài đầu của cụ chủ thớt, sai rồi cụ ạ.
Đầy đủ phải hiểu như thế này này:
Bão Yagi đang hoành hành. Mái tốc, kính vỡ, cửa bay.
Nhiều bạn khuyên mở hé cửa sổ “cân bằng áp suất”. Tôi khuyên không nên làm vậy vì hậu quả khôn lường.
1.
a. Nguyên lý Bernoulli.
Hiểu đơn giản nguyên lý Bernoulli là: Tốc độ dòng chảy khí, chất lỏng càng nhanh thì áp suất tác động lên vách, bề mặt càng thấp.
Nguyên lý này là cơ sở chế tạo cánh máy bay: phía trên có độ cong lồi, phía dưới phẳng như (H.1). Khi máy bay chạy ngang trong một khoảng thời gian như nhau, trên dưới cánh máy bay đi một quãng đường như nhau trong không khí nên không khí phía trên phải trượt đi nhanh hơn do phía trên lồi làm quãng đường trượt trên nó dài hơn so với phía dưới phẳng. Theo nguyên lý Bernoulli áp suất phía trên thấp hơn, phía dưới cao hơn tạo lực đẩy, nâng máy bay lên. Diện tích cánh, độ dài cánh càng lớn lực nâng càng mạnh.
b. Vì sao trong bão mái toàn tốc lên trên, kính toàn bay bay ra ngoài?
Khi gió thổi mạnh qua cửa sổ, mái nhà, tấm kính lát: bên ngoài tiếp xúc gió tốc độ cao, bên trong không có gió đứng yên… cũng như cánh máy bay tạo chênh lệch áp suất: bên trong áp suất bình thường, bên ngoài áp suất thấp… Do vậy sẽ thấy hiện tượng kính luôn bung ra bên ngoài, mái thì bốc lên trên… là vì vậy. Mái càng rộng, mảng kính càng lớn càng bị nâng ác.
Các biển quảng cáo nếu ở vị trí có khe hút gió cũng có thể bị bẻ thế này. Nhưng nguyên nhân cũng có thể ở c..
Nguyên lý trên cũng là lý do nhiều nhà kín cổng cao tường bị bung mái trong khi nhiều nhà gió thổi cửa trước ra cửa sau lại không bị.
c. Gió có động năng là luồng không khí tốc độ cao… gặp vật cản diện tích càng lớn càng tạo sức vặn, giật, đẩy mạnh. Đó là nguyên nhân gió thổi tường, biển quảng cáo lớn hay cây đổ. Vật thể có diện tích bề mặt vuông góc với gió càng lớn thì càng chịu lực đẩy lớn, cây đường kính tán càng rộng càng bị xoắn mạnh theo nguyên tắc đồn bẩy.
Đến container còn bị thổi bay nữa (H.2). Lúc này không còn giải thích bằng nguyên lý Bernoulli mà là truyền lực và bảo toàn năng lượng thông thường.
2.
Để chống bung cửa hay tốc mái có hai cách:
a. Cách 1:
Cài, đóng, gắn, chèn, đè nặng thật chặt để chênh lệch áp suất không giật tung ra được như (H.3, H.4).
b. Cách 2:
Tạo những khoảng trống nhỏ như lỗ thông hơi để áp suất trong ngoài cân bằng.
Tuy nhiên các lỗ thông hơi này phải đủ mật độ và đủ chắc chắn để không bị gió “giật” tung ra.
3.
Đọc FB thấy nhiều bạn đang khuyên hé mở cửa sổ để “cân bằng áp suất” tạo ra bởi nguyên lý Bernoulli nêu ở 1.a, 1.b mà các bạn quên lý do 1.c.
Tôi thật lòng không khuyên làm như vậy. Thay vào đó ưu tiên cách 1 ở trên. Vì nhà cửa bây giờ tương đối kiên cố nên sức chịu đựng khá cao.
a. Với cửa sổ:
Cài, treo vật nặng các khóa cửa kính… đủ chặt để chênh lệch áp suất không dứt ra được.
Đừng nên mở cửa sổ dù hé vì không loại trừ khả năng cửa sổ hứng trọn luồng gió gió thổi ngang, xoáy, giật, đẩy thì có khi bay tung cả cửa sổ… còn nguy hiểm hơn nữa.
Có thể dùng băng dính dán chéo các tấm kính để tạo thêm sức chịu lực cho kính khi chênh lệch áp suất không vỡ, nếu vỡ không văng bay gây nguy hiểm.
b. Với mái nhà:
Mái tôn, mái ngói hay bồn nước thì nên dùng vật nặng như bao cát, nẹp… đủ để chênh lệnh áp suất không nhấc mái lên được.
Chú ý bồn nước còn đầy khó gió nào bốc được. Do vậy nếu thấy nước có vẻ cạn, mất điện không bơm được thì đừng dùng hết.
Nếu trước đây không làm và bây giờ đã muộn: Lựa chọn căn phòng, ngôi nhà gần an toàn nhất để tập trung với đủ các vật dụng cần thiết.
c. Bất luận trường hợp nào không nên ra ngoài bởi cây đổ, tôn bay, kính vỡ… trừ khi có phương tiện, lối đi an toàn. Nếu nhà bung hết cửa, tốc hết mái thì đành đi chuyển thật nhanh đến nơi an toàn gần nhất: hàng xóm nên là nơi ưu tiên. Lúc này tình người lớn lắm (H.5).
Điều cần chuẩn bị bây giờ là chống mưa ngập lụt. Bão càng to thì cơn mưa sau đó sẽ càng lớn.
Chúc tất cả an toàn. Còn người là còn tất cả.
Bài gốc của tác giả Lý Xuân Hải ở đây:
Bão Yagi đang hoành hành. Mái tốc, kính vỡ, cửa bay. Nhiều bạn khuyên mở hé cửa sổ “cân bằng áp suất”. Tôi khuyên không nên làm vậy vì hậu quả khôn lường. 1. a. Nguyên lý Bernoulli. Hiểu đơn giản...
www.facebook.com
Cá nhân em là người dùng phương án 1, gia cố/bịt/neo chắc cửa sổ, cửa ban công để phòng chống bão. Và nhà em ở chung cư tầng 15, đã an toàn qua cơn bão vừa qua.
Cửa sổ và ban công nhà em hướng đông bắc nhé. Không lại bảo hướng nam thì nói làm gì.