[Funland] Phở ngon Hà Nội

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Danh sách top 30 thương hiệu phở được yêu thích năm 2020 do bạn đọc báo Tuổi Trẻ đề cử:

1. Phở 10 Lý Quốc Sư (Hà Nội)

2. Phở Bát Đá (Hà Nội)

3. Phở Bát Đá Thủy Mộc (Hà Nội)

4. Phở Bưng Hàng Trống (Hà Nội)

5. Phở Cụ Chiêu (Hà Nội)

6. Phở Dậu (TP.HCM)

7. Phở Đại Hải (Hà Nội)

8. Phở Đạo (Hà Nội)

9. Phở Đệ Nhất (TP.HCM)

10. Phở Gà Lâm Nam Ngư (Hà Nội)

11. Phở Hiền Văn Hiến (TP.HCM)

12. Phở Gánh (Hà Nội)

13. Phở Gia Truyền Bát Đàn (Hà Nội)

14. Phở Khô Hồng Gia Lai (Gia Lai)

15. Phở Liến Hội An (Hội An)

16. Phở Ngọc Vượng (Hà Nội)

17. Phố Hàng Phở (TP.HCM)

18. Phở Phú Gia (TP.HCM)

19. Phở Phú Vương (TP.HCM)

20. Phở Quỳnh Mai (TP.HCM)

21. Phở Sâm Ngọc Linh (Bình Dương)

22. Phở Sướng (Hà Nội)

23. Phở Tàu Bay (TP.HCM)

24. Phở Thìn Lò Đúc (Hà Nội)

25. Phở Thìn Bờ Hồ (Hà Nội)

26. Phở Thy (TP.HCM)

27. Phở Tứ Hải (Hà Nội)

28. Phở Việt Nam (TP.HCM)

29. Phở Vui Hàng Giày (Hà Nội)

30. Phở Xưa Nam Định (Nam Định)

https://tuoitre.vn/moi-ban-doc-binh-chon-10-quan-pho-duoc-yeu-thich-nam-2020-2020110614362145.htm
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
'Au feu! Au feu! (Cháy! Cháy!) thế là ra cái tên phở'

Au feu! Au feu! (Cháy! Cháy!) thế là ra cái tên phở - Ảnh 1.
Gánh phở ở Hà Nội khoảng 1930

Theo chữ Nôm, từ phở gồm có chữ Mễ (lúa) + chữ Ngôn (lời nói) + chữ Phổ (phổ biến). Từ đó có thể hiểu nôm na phở là món ăn chế biến từ lúa gạo, phổ biến trong đại chúng và phát âm là "phổ".

Nhiều người cho rằng từ tiếng rao của các hàng quà rong rất du dương, có vần có điệu, đôi khi còn luyến láy như hát gồm đủ thanh sắc: "phố đây, phố ơ!"... rồi "phớ ơ !" ; do biến âm, dần dần từ phổ trở thành phở!

Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ phở. Trong Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) và Từ điển Genibrel (1898) cũng không có từ phở.

Ông G.Dumoutier; một nhà nghiên cứu về Việt Nam học, gần đây cũng khẳng định: "Phở chưa từng xuất hiện ở Việt Nam trước năm 1907! Qua bức tranh Gánh phở rong ở Hà Nội vẽ người bán phở gánh ở phố cổ Hà Nội của họa sĩ Pháp Maurice Salge vẽ năm 1913 có thể minh chứng cho điều đó". Từ đó, có thể xác định phở xuất hiện ở nước ta khoảng đầu thế kỷ XX.

Au feu! Au feu! (Cháy! Cháy!) thế là ra cái tên phở - Ảnh 2.
Tranh "Gánh phở rong" của Maurice Salge (1913) Gánh phở trong tranh Henry Orger (1908)

Đã có nhiều người giải thích sự xuất hiện của phở tại Việt Nam. Trong bài viết Lai lịch của món phở và tên gọi của nó của ông An Chi đăng trên báo An Ninh Thế Giới ngày 15-9-2010 có đoạn:

"Có ý kiến nghe rất vui tai, chẳng hạn cách giải thích cho rằng phở xuất hiện sớm ở Nam Định, chủ yếu là bán rong và do được đun bằng bếp củi (còn gọi là ống lửa), nên khi mua, người ta gọi theo cách tượng trưng ( bằng tiếng Pháp) "Eh! Feu!"; rồi người bán đáp theo phản xạ (cũng bằng tiếng Pháp) "Oui ! Feu!", nên dần dà , chữ "feu" (lửa) được gọi chệch thành "phở".

Dĩ nhiên là điều này chỉ có thể đúng nếu dân ta toàn nói với nhau bằng tiếng Tây mọi lúc mọi nơi, ở cái thời còn... mồ ma của thực dân Pháp trên dải đất hình chữ S. Huống chi, nói chung, ở cái thời đó, món ăn nào mà chẳng đun bằng bếp củi.

Có lẽ cũng vì thấy được cái sự đại phi lý ấy nên có người mới đưa ra một dị bản kể rằng, người Pháp nhìn thấy hàng phở rong đi qua mà lại có ánh lửa bập bùng, bèn kêu toáng lên: "Au feu! Au feu!" (Cháy! Cháy!). Thế là ra cái tên "phở".

Những người lăng-xê thuyết này cứ nghĩ rằng phở và feu phát âm gần giống nhau, mà không biết rằng có một tiếng khác nghe cũng giống không kém, mà còn hợp lý hơn gấp bội. Đó là tiếng "phỏ", âm Quảng Đông của chữ hoả 火 là lửa. Nếu tên của món phở được gọi là lửa thì đó phải là tiếng Quảng Đông phỏ, vì như nhiều tác giả cũng đã nói, ban đầu chính người Quảng Đông cũng bán phở".

Tuy nhiên, một đồng nghiệp của tôi khi bàn về nguồn gốc của phở đã thuật lại câu chuyện cha anh kể lại hơn nửa thế kỷ trước. Ông từng đi lính mộ sang Pháp trong chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Anh kể, khoảng thập niên đầu của thế kỷ XX, rất nhiều thanh niên Việt Nam bị buộc cầm súng trong đội quân Lê dương của Pháp. Họ phải sang "mẫu quốc" để phục vụ một thời gian, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho Toàn quyền Đông dương tên Huỳnh.

Đơn vị ông Huỳnh đóng quân ở Marseille. Ông giữ chức bếp trưởng của binh đoàn toàn lính người An Nam. Sáng nào ông cũng ra lệnh đốt bếp lò thật sớm bằng cách hô to: "Feu ! Feu !" có nghĩa là nổi lửa lên để nấu súp thịt bò cho binh sĩ ăn sáng với bánh mì khô.

Thấy binh sĩ người Việt bỏ ăn sáng hơi nhiều, ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới, hy vọng anh em binh sĩ An Nam sẽ cảm thấy dễ nuốt hơn. Sau khi được các "sếp Tây" cho phép, ông lấy nước súp bò của Tây cho hầm chung với quế, hồi, gừng,… rồi nêm thêm nước mắm vào soupe, cùng với hành, ngò rí, hành tây… cho hợp khẩu vị Việt Nam. Riêng "bánh tài phảnh" thì mua của người Tàu bán ở Khu Chinois.

Tuyệt vời thay! Ở xứ lạ quê người, buổi sáng trời lạnh như cắt da mà lại được ăn một bát súp "hủ tíu bò" nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương, thay vì ăn bánh mì Tây quá nhạt nhẽo! Binh sĩ An Nam ủng hộ Chef Huỳnh hết mình, nấu bao nhiêu cũng hết.

Các sĩ quan Pháp thấy vậy đòi ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon, rồi thắc mắc: "Tên món này là món gì mà sáng nào Monsieur Huỳnh cũng ra lệnh Feu Feu vậy?". Không chần chừ, ông Huỳnh trả lời: "Thưa sếp, tên nó là ‘Phở’ (Feu) đấy!".

Phở ra đời từ năm ấy; năm 1910, từ đó được cả Tây lẫn Ta yêu thích và gắn "chết" tên "Feu". Khi muốn ăn, sĩ quan Tây chỉ cần nói "Feu Feu" là có tô phở bò hầm kiểu An Nam nóng hổi khói bốc nghi ngút, theo gió, thơm lừng cả doanh trại!

Rất nhiều binh lính An Nam nhà ở Hà Nội, Nam Định sau khi giải ngũ về đã nấu phở gánh đi bán dạo với tiếng rao "Phơ … ớ !…" làm kế mưu sinh, thực khách là lính Tây và kiều dân Pháp. Dân Hà Nội ai cũng ăn thử và "mê tít" món Feu từ đó.

Đối với tôi, cho dù được khởi nguồn từ đâu, phở vẫn là một món ăn dân dã, giản dị, đậm đà bản sắc văn hóa của người Việt. Đối với đồng bào xa quê, phở đã thấm đậm hồn Việt. Cái hồn quê ấy ngày càng bay cao, bay xa mãi ra thế giới, để rồi cho dù ở đâu vẫn luôn nhớ về đất mẹ thân yêu.

https://dulich.tuoitre.vn/au-feu-au-feu-chay-chay-the-la-ra-cai-ten-pho-20201103110952014.htm
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,783
Động cơ
493,391 Mã lực
Phở tự mình nấu là ngon nhất, lâu rồi bận cv cháu cũng không nấu nhưng trước đây sáng chủ Nhật cháu hay nấu, cháu thích ăn nước trong chứ không thích nước béo, nước phải có chút màu từ hành nướng, gừng nướng nên trong ánh hổ phách. Phải đủ vị, chanh, ớt, hành phải có cả hành củ chẻ ra
 
Chỉnh sửa cuối:

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,743
Động cơ
5,172,293 Mã lực
Cháu hàng ngày đi làm thì ăn phở mấy chỗ gần cơ quan nhưng thấy bình thường không ngon lắm. Cuối tuần thì hay ăn phở LQS chỗ Hoàng Mình Giám thấy cũng đậm đà mỗi tội hơi chát: Tái bắp 95k + 15k gửi xe thành pố nó 110k :))

Gần đây chỗ cuối Hàm Nghi cũng mới mở quán phở Thìn thấy cũng đông, ăn cũng được giá từ 60k nhưng chỗ để xe bí vãi!
 
Biển số
OF-492820
Ngày cấp bằng
28/2/17
Số km
483
Động cơ
193,787 Mã lực
Cụ thớt sưu tầm được nhiều quán nhỉ. Cao thủ trong làng phở hà nội rồi
 

muoinghin

Xe đạp
Biển số
OF-749295
Ngày cấp bằng
8/11/20
Số km
48
Động cơ
54,830 Mã lực
Tuổi
32
Nói đến phở em lại cứ tưởng là phở kia :((
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,290
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
'Au feu! Au feu! (Cháy! Cháy!) thế là ra cái tên phở'

Au feu! Au feu! (Cháy! Cháy!) thế là ra cái tên phở - Ảnh 1.
Gánh phở ở Hà Nội khoảng 1930

Theo chữ Nôm, từ phở gồm có chữ Mễ (lúa) + chữ Ngôn (lời nói) + chữ Phổ (phổ biến). Từ đó có thể hiểu nôm na phở là món ăn chế biến từ lúa gạo, phổ biến trong đại chúng và phát âm là "phổ".

Nhiều người cho rằng từ tiếng rao của các hàng quà rong rất du dương, có vần có điệu, đôi khi còn luyến láy như hát gồm đủ thanh sắc: "phố đây, phố ơ!"... rồi "phớ ơ !" ; do biến âm, dần dần từ phổ trở thành phở!

Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ phở. Trong Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) và Từ điển Genibrel (1898) cũng không có từ phở.

Ông G.Dumoutier; một nhà nghiên cứu về Việt Nam học, gần đây cũng khẳng định: "Phở chưa từng xuất hiện ở Việt Nam trước năm 1907! Qua bức tranh Gánh phở rong ở Hà Nội vẽ người bán phở gánh ở phố cổ Hà Nội của họa sĩ Pháp Maurice Salge vẽ năm 1913 có thể minh chứng cho điều đó". Từ đó, có thể xác định phở xuất hiện ở nước ta khoảng đầu thế kỷ XX.

Au feu! Au feu! (Cháy! Cháy!) thế là ra cái tên phở - Ảnh 2.
Tranh "Gánh phở rong" của Maurice Salge (1913) Gánh phở trong tranh Henry Orger (1908)

Đã có nhiều người giải thích sự xuất hiện của phở tại Việt Nam. Trong bài viết Lai lịch của món phở và tên gọi của nó của ông An Chi đăng trên báo An Ninh Thế Giới ngày 15-9-2010 có đoạn:

"Có ý kiến nghe rất vui tai, chẳng hạn cách giải thích cho rằng phở xuất hiện sớm ở Nam Định, chủ yếu là bán rong và do được đun bằng bếp củi (còn gọi là ống lửa), nên khi mua, người ta gọi theo cách tượng trưng ( bằng tiếng Pháp) "Eh! Feu!"; rồi người bán đáp theo phản xạ (cũng bằng tiếng Pháp) "Oui ! Feu!", nên dần dà , chữ "feu" (lửa) được gọi chệch thành "phở".

Dĩ nhiên là điều này chỉ có thể đúng nếu dân ta toàn nói với nhau bằng tiếng Tây mọi lúc mọi nơi, ở cái thời còn... mồ ma của thực dân Pháp trên dải đất hình chữ S. Huống chi, nói chung, ở cái thời đó, món ăn nào mà chẳng đun bằng bếp củi.

Có lẽ cũng vì thấy được cái sự đại phi lý ấy nên có người mới đưa ra một dị bản kể rằng, người Pháp nhìn thấy hàng phở rong đi qua mà lại có ánh lửa bập bùng, bèn kêu toáng lên: "Au feu! Au feu!" (Cháy! Cháy!). Thế là ra cái tên "phở".

Những người lăng-xê thuyết này cứ nghĩ rằng phở và feu phát âm gần giống nhau, mà không biết rằng có một tiếng khác nghe cũng giống không kém, mà còn hợp lý hơn gấp bội. Đó là tiếng "phỏ", âm Quảng Đông của chữ hoả 火 là lửa. Nếu tên của món phở được gọi là lửa thì đó phải là tiếng Quảng Đông phỏ, vì như nhiều tác giả cũng đã nói, ban đầu chính người Quảng Đông cũng bán phở".

Tuy nhiên, một đồng nghiệp của tôi khi bàn về nguồn gốc của phở đã thuật lại câu chuyện cha anh kể lại hơn nửa thế kỷ trước. Ông từng đi lính mộ sang Pháp trong chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Anh kể, khoảng thập niên đầu của thế kỷ XX, rất nhiều thanh niên Việt Nam bị buộc cầm súng trong đội quân Lê dương của Pháp. Họ phải sang "mẫu quốc" để phục vụ một thời gian, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho Toàn quyền Đông dương tên Huỳnh.

Đơn vị ông Huỳnh đóng quân ở Marseille. Ông giữ chức bếp trưởng của binh đoàn toàn lính người An Nam. Sáng nào ông cũng ra lệnh đốt bếp lò thật sớm bằng cách hô to: "Feu ! Feu !" có nghĩa là nổi lửa lên để nấu súp thịt bò cho binh sĩ ăn sáng với bánh mì khô.

Thấy binh sĩ người Việt bỏ ăn sáng hơi nhiều, ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới, hy vọng anh em binh sĩ An Nam sẽ cảm thấy dễ nuốt hơn. Sau khi được các "sếp Tây" cho phép, ông lấy nước súp bò của Tây cho hầm chung với quế, hồi, gừng,… rồi nêm thêm nước mắm vào soupe, cùng với hành, ngò rí, hành tây… cho hợp khẩu vị Việt Nam. Riêng "bánh tài phảnh" thì mua của người Tàu bán ở Khu Chinois.

Tuyệt vời thay! Ở xứ lạ quê người, buổi sáng trời lạnh như cắt da mà lại được ăn một bát súp "hủ tíu bò" nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương, thay vì ăn bánh mì Tây quá nhạt nhẽo! Binh sĩ An Nam ủng hộ Chef Huỳnh hết mình, nấu bao nhiêu cũng hết.

Các sĩ quan Pháp thấy vậy đòi ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon, rồi thắc mắc: "Tên món này là món gì mà sáng nào Monsieur Huỳnh cũng ra lệnh Feu Feu vậy?". Không chần chừ, ông Huỳnh trả lời: "Thưa sếp, tên nó là ‘Phở’ (Feu) đấy!".

Phở ra đời từ năm ấy; năm 1910, từ đó được cả Tây lẫn Ta yêu thích và gắn "chết" tên "Feu". Khi muốn ăn, sĩ quan Tây chỉ cần nói "Feu Feu" là có tô phở bò hầm kiểu An Nam nóng hổi khói bốc nghi ngút, theo gió, thơm lừng cả doanh trại!

Rất nhiều binh lính An Nam nhà ở Hà Nội, Nam Định sau khi giải ngũ về đã nấu phở gánh đi bán dạo với tiếng rao "Phơ … ớ !…" làm kế mưu sinh, thực khách là lính Tây và kiều dân Pháp. Dân Hà Nội ai cũng ăn thử và "mê tít" món Feu từ đó.

Đối với tôi, cho dù được khởi nguồn từ đâu, phở vẫn là một món ăn dân dã, giản dị, đậm đà bản sắc văn hóa của người Việt. Đối với đồng bào xa quê, phở đã thấm đậm hồn Việt. Cái hồn quê ấy ngày càng bay cao, bay xa mãi ra thế giới, để rồi cho dù ở đâu vẫn luôn nhớ về đất mẹ thân yêu.

https://dulich.tuoitre.vn/au-feu-au-feu-chay-chay-the-la-ra-cai-ten-pho-20201103110952014.htm
Quế hồi cũng chả phổ biến ở phớp

Lại thêm nước mắm chắc chở bằng vna sang hay sao.

Nên chuyện này em thấy bịa
 

buikhacthinh

Xe tăng
Biển số
OF-599079
Ngày cấp bằng
14/11/18
Số km
1,458
Động cơ
246,676 Mã lực
Nơi ở
Gò Vấp-TP HCM
Phở Hiền Văn Hiến mình ăn thấy cũng bình thường không có gì đặc biệt.
3883D562-CC34-49DF-8910-FDA36AE5D91A.jpeg
 

muoinghin

Xe đạp
Biển số
OF-749295
Ngày cấp bằng
8/11/20
Số km
48
Động cơ
54,830 Mã lực
Tuổi
32
Danh sách top 30 thương hiệu phở được yêu thích năm 2020 do bạn đọc báo Tuổi Trẻ đề cử:

1. Phở 10 Lý Quốc Sư (Hà Nội)

2. Phở Bát Đá (Hà Nội)

3. Phở Bát Đá Thủy Mộc (Hà Nội)

4. Phở Bưng Hàng Trống (Hà Nội)

5. Phở Cụ Chiêu (Hà Nội)

6. Phở Dậu (TP.HCM)

7. Phở Đại Hải (Hà Nội)

8. Phở Đạo (Hà Nội)

9. Phở Đệ Nhất (TP.HCM)

10. Phở Gà Lâm Nam Ngư (Hà Nội)

11. Phở Hiền Văn Hiến (TP.HCM)

12. Phở Gánh (Hà Nội)

13. Phở Gia Truyền Bát Đàn (Hà Nội)

14. Phở Khô Hồng Gia Lai (Gia Lai)

15. Phở Liến Hội An (Hội An)

16. Phở Ngọc Vượng (Hà Nội)

17. Phố Hàng Phở (TP.HCM)

18. Phở Phú Gia (TP.HCM)

19. Phở Phú Vương (TP.HCM)

20. Phở Quỳnh Mai (TP.HCM)

21. Phở Sâm Ngọc Linh (Bình Dương)

22. Phở Sướng (Hà Nội)

23. Phở Tàu Bay (TP.HCM)

24. Phở Thìn Lò Đúc (Hà Nội)

25. Phở Thìn Bờ Hồ (Hà Nội)

26. Phở Thy (TP.HCM)

27. Phở Tứ Hải (Hà Nội)

28. Phở Việt Nam (TP.HCM)

29. Phở Vui Hàng Giày (Hà Nội)

30. Phở Xưa Nam Định (Nam Định)

https://tuoitre.vn/moi-ban-doc-binh-chon-10-quan-pho-duoc-yeu-thich-nam-2020-2020110614362145.htm
Thống kê được ngần này quán phở thì khéo phải đi ăn thử nửa năm trời đấy nhỉ
 

goldsmith

Xe buýt
Biển số
OF-37513
Ngày cấp bằng
8/6/09
Số km
675
Động cơ
477,380 Mã lực
Tuổi
36
E hay ăn 2 quán :
1. Ngõ 93 Hoàng Văn Thái, ngã tư thứ 2 từ ngoài đường HVT đi vào rẽ trái, quán nằm bên trái luôn
2. Qua cầu vượt Giải Phóng - Trường Chinh ( hướng từ BV BM ) rẽ phải đi qua đường tàu vào hồ Phương Liệt. Quán phở gà ta nhưng e vào toàn ăn phở bò vì thịt bò rất ngọt!
Mạn này em hay ăn hàng phở bò chỗ bốt đường tàu phía trên. Em ăn thấy rất vừa miệng. Miếng gầu ăn tươi, ròn, thịt tái ngọt.
Gần chỗ em có phở Tứ Hải trong Văn Trương, em ăn cũng thấy ổn.
Phở gà thì em thấy phở Lâm chỗ Nam ngư cũng ngon..
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mạn này em hay ăn hàng phở bò chỗ bốt đường tàu phía trên. Em ăn thấy rất vừa miệng. Miếng gầu ăn tươi, ròn, thịt tái ngọt.
Gần chỗ em có phở Tứ Hải trong Văn Trương, em ăn cũng thấy ổn.
Phở gà thì em thấy phở Lâm chỗ Nam ngư cũng ngon..
Phở gà nơi đấy đúng là ngon tuyệt, mỗi cái chỗ ngồi không được thoải mái :)>-
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,868
Động cơ
468,645 Mã lực
Mạn này em hay ăn hàng phở bò chỗ bốt đường tàu phía trên. Em ăn thấy rất vừa miệng. Miếng gầu ăn tươi, ròn, thịt tái ngọt.
Gần chỗ em có phở Tứ Hải trong Văn Trương, em ăn cũng thấy ổn.
Phở gà thì em thấy phở Lâm chỗ Nam ngư cũng ngon..
Phở Lâm giờ lạm dụng mì chính kinh khủng. Gà cũng không ngon như ngày xưa.
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,324
Động cơ
163,435 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,677
Động cơ
474,597 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Hôm vừa rồi e ăn phở Hàng Vải

May mà em gọi lõi, vốn ăn nhau ở chất thịt

Lõi thì OK

Còn lại nước lợ, bánh thường, ko có gì nổi bật cả.

Hóa ra e vào nhầm phở Khôi Hói. Hôm nào e thử phở Lâm HV xem có như ca ngợi ko

2 quán này vị gần giống nhau ạ. Cơ mà trước em hay ăn Lâm, sau ăn thử Khôi Hói lại thấy cũng ổn
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,677
Động cơ
474,597 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Tư Lùn 2 bà tưng là em cạch
Em 2 lần vào đều có kiểu nhân viên bê bát ra, móng tay đen xì và ngón cái nhúng cả vào nước, 2 lần em ăn cách nhau tầm 5, 6 năm. Vậy là em cũng cạch
 

goldsmith

Xe buýt
Biển số
OF-37513
Ngày cấp bằng
8/6/09
Số km
675
Động cơ
477,380 Mã lực
Tuổi
36
Phở gà nơi đấy đúng là ngon tuyệt, mỗi cái chỗ ngồi không được thoải mái :)>-
Vâng,
Phở bò thì cá nhân em thấy Phở Cường hàng muối ăn rất ổn ( cách đây độ 7 năm) đổ về trước, hồi này độ 1,2 tháng em mới ăn 1 lần thì thấy không còn ngon như trước, nhưng so với các hàng khác em nói ở trên vẫn là hơn.
 

Robber.

Xe đạp
Biển số
OF-747034
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
47
Động cơ
56,680 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Vinhomes Ocean Park
chào các cụ. Em rất thích ăn phở, trong khu vực Hà Nội em đã ăn rất nhiều quán ngon và vẫn muốn tìm thêm những quán mới. Nên lập thớt này để CCCM chia sẻ thêm quán Phở ngon các cụ hay ăn. Các cụ ở khu vực nào muốn biết quán phở ngon có thể cmt dưới, em không trả lời được chắc chắn sẽ có cụ dưới trả lời ạ.
Cảm ơn CCCM đã chia sẻ
Dưới đây là list danh sách em tổng hợp lại các quán Phở em đã từng ăn và thống kê lại của các cụ giới thiệu trong thớt cho các cụ.
Quận Thanh Xuân
Phở Dũng (232 Quan Nhân, Thanh Xuân Trung )
Phở Đường Tăng (22 Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân)
Phở Bò Đông Hải (60 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân)
Phở Cồ (182 Đ. Nguyễn Tuân, Thanh Xuân Trung)
Quận Đống Đa
Phở.... (phở cô gì đó e quên tên :) chỉ bán buổi sáng trên trục đường Mai Anh Tuấn, cạnh hồ Hoàng Cầu)
Phở bò Hải Trinh (106 Thái Thịnh, Thịnh Quang )
Phở Nhân ( trong ngõ 10 Tôn Thất Tùng)
Phở Thịnh (39 Tôn Đức Thắng)
Phở Bản - Phở Gà (172 Tôn Đức Thắng)
PHở Gà Chí (98 Yết Kiêu, Nguyễn Du, Đống Đa)
Phở Hiền (138 Nguyễn Chí Thanh)
Phở Thành Long 5/111, Láng Hạ
Quận Tây Hồ
Phở Vũ (128 Võ Chí Công)
Phở Lý Quốc Sư (Số 10 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ )
Phở Bát Đàn (136 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ)
Quận Thanh Trì
Phở Bò Thu Hà (640 Kim Giang)
Phở Cường Cầu Dậu (Đầu đường Bằng Liệt)
Quận Hai Bà Trưng
Phở Tin (161 Đại La)
Phở Thìn (13 Lò Đúc)
Quận Hoàn Kiếm
Phở Oanh (Số 3 Ngõ Thọ Xương- Đối diện cổng phụ viện Việt Đức)
Phở Tư Lùn (23C Hai Bà Trưng)
Phở Bò Ấu Triệu (34 Ấu Triệu, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Phở Bò bà Tựu (8A Hàng Da)
Phở Sướng (24B Ngõ Trung Yên, phố Đinh Liệt, Hàng Bạc)
Phở Lâm - 48 Hàng Vải, Hàng Bồ, Hoàn Kiếm
Phở Phú Xuân (36 hàng da)
PHở bò Tứ Hải (25 Tông Đản)
Phở Gà Nguyệt ( 5b Phủ Doãn)
Phở Gánh Hàng Chiếu (Ngã tư Hàng Đường - Hàng Chiếu) quán này mở đêm từ 3h sáng. đông quá nên e cũng chỉ ăn 1 lần
Phở Cường 23 Hàng Muối
Phở Mặn - phố Gầm cầu
Phở bò 45 Cầu Gỗ
Phở Bưng - Hàng Trống
Phở Bát Đàn - 49 Bát Đàn
Phở Vui - 25 Hàng Giấy
Quận Hoàng Mai
Phở Hương (494 Trương Định)Chuyên tái lăn đối diện chợ Trương định chếch 1 chút xuống phía Nam
Quận Ba Đình
Phở Oanh - 113 Nguyễn Trường Tộ
Phở Cồ Điệp Lan - Cổng Làng Thành công (ngõ cạnh Fortuna Hotel)
Phở Tuấn (C8 Phố Giảng Võ, Giảng Võ )
Phở bò Gốc Gạo 158 Ngọc Hà
Phở Bò Thanh Hằng (83 Hoàng Hoa Thám)
Quận Long Biên
Phở Cường Hàng Muối ( cạnh Ngõ 57 Cổ Linh)
Quận Hà Đông
Phở Cồ Văn Công -( trên trục đường mới Vũ Trọng Khánh, không nhớ địa chỉ)
Quận Cầu Giấy
Phở Định 3 (hình như là 21 Dịch Vọng Hậu)
Phở Bò Trong Ngõ 24 Võ Chí Công
Quận Nam Từ Liêm
Phở cồ (26 Đỗ Đức Dục)
>>>>>>>>>>>>>>>> Mời Các Cụ Bổ Sung .

pho-ha-noi1-1024x684.jpg
Theo cụ đanh giá, cụ thấy quán nào ổn nhất ạ?
 

C180K

Xe buýt
Biển số
OF-4906
Ngày cấp bằng
22/5/07
Số km
613
Động cơ
552,349 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu Thăng Long
Thớt này bàn dài ngoằng rồi. Cơ bản cứ cụ này bảo chỗ này ngon thì cụ kia bảo ăn nhiw lol.
Không biết LoL có vị như nào mà các cụ ấy bảo "như" cụ nhỉ. Không biết chế biến là tái hay chín nhỉ=)):D:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top