Thực ra phở ngon ở Hà Nội có nhiều hàng, và nó tùy vào gu của khách. Điểm mặt các quán phở ngon thì các cụ cũng đã điểm hết rồi nên khỏi cần nhắc lại.
Phở là món ăn sáng nên nhiều khi ăn ở quán nào nó phải tiện đường đi làm của mình, ví dụ nhà ở mạn Nguyễn Trí Thanh, làm ở khu Láng Hạ thì không thể mò lên Bát Đàn ăn phở rồi ngược về đi làm, do đó phải tìm quanh nhà mình hoặc trên cung đường mình đi làm có hàng nào ngon để ăn thôi.
Phở bây giờ thì chắc chắn ngon hơn phở thời bao cấp và thời của mấy ông nhà văn rồi.
Ngày xưa gạo không ngon thì bánh phở không ngon, thịt ngày xưa không ngon bằng thịt bây giờ và kỹ thuật nấu phở ngày xưa chắc chắn là kém hơn bây giờ.
Cái hoài niệm phở ngày xưa ngon chẳng qua là 1 tháng mới được ăn 1 lần, thậm chí còn phải ăn phở không thịt ... nên nó ngon. Kể cả mấy ông nhà văn cũng thế, ngày xưa đã có câu '' nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà nghèo '' có nghĩa là mấy nghề đấy rất nghèo, mà nghèo thì đương nhiên không thể ăn phở thường xuyên được. Do đó cái phở trong văn Nguyễn Tuân hay Vũ Bằng cũng chỉ là do cái khéo léo viết lách ra thôi chứ bản thân các ông ý cũng đâu có đủ điều kiện để được ăn ngon nhiều, trong cuốn sách viết về Trịnh Công Sơn còn có 1 bài nói rằng sau giải phóng có lần Trịnh Công Sơn còn gửi cân đường ra biếu Nguyễn Tuân cơ mà, nên Nguyễn Tuân cũng chưa hẳn là người sành ăn vì điều kiện của ông ý không cho phép thường xuyên đi ăn để mà đánh giá.
Nếu cụ nào nhà ở mạn Yên Phụ hay Hàng Than thì có hàng phở Lộc ở dốc Hòe Nhai ( đối diên hàng bánh cuốn bà béo ) cũng là hàng phở ngon, nước phở rất chất, thịt ngon. Nhà này xuất thân là dân bán thịt bò ở phố Hòe Nhai nên chọn thịt bò rất ngon, có chuyện kể rằng thời bao cấp nhà này chuyên có môn thịt bò trên xe tải, để thịt trộm thì cho con bò lên xe tải, sàn xe lót giấy nilon, xe chạy lòng vòng 1 lúc rồi quay về cửa nhà thì cũng là lúc thịt xong con bò.
Nhà cụ nào ở gần đó thì nên ra ăn thử.