Em thật sự ngưỡng mộ thái độ tranh luận cũng như tính bảo thủ của cụ Deming. Chả nói gì xa xôi, ngay như đồ dùng của cụ từ bé đến giờ, chắc cụ cũng chỉ lưu giữ một chút xíu đồ đạc gắn với những kỷ niệm thật quan trọng như chiếc cặp đầu đời khi vào lớp 1, hay cái xịp đầu tiên trong đời chẳng hạn, chẳng lẽ những xịp khác của cụ mặc chán rồi vứt cho chó nằm và cắn nát rồi lại nhặt lên để bảo tồn à.
Vẫn biết là phải bảo tồn lại giá trị văn hóa lịch sử cho con cháu, nhưng cũng nên chọn lọc cái gì còn thì giữ, cái gì mất rồi thì bảo tồn ở một giá trị khác, như hiện vật, phục dựng bằng mô hình, .. chứ không nhất thiết phải bảo tồn tại chỗ. Ở trang 3 em đã gõ như thế này:
Đàn Xã Tắc vẫn là một phần lịch sử của đất nước, thế hệ hiện tại không quên, không phá hủy nó, bởi nó đã bị phá hủy và chìm trong lòng đất từ rất lâu rồi. Hình thù nó như thế nào, nội dung tế lễ ra sao, chưa ai có câu trả lời, và chắc chắn sẽ là câu hỏi "thế kỷ", không muốn nói là sẽ bao giờ tìm được câu trả lời, cho giới lịch sử và khảo cổ Việt Nam. Hơn nữa, tất cả những công trình văn hóa đã bị phá hủy và chìm sâu dưới lòng đất đều có mong muốn được trồi lên mặt đất thì những con người hiện đại sẽ đi đâu, những công trình văn hóa hiện đại sẽ được xây dựng ở đâu? Tại sao chúng ta không quy hoạch, bảo tồn những công trình văn hóa đang còn tồn tại trên mặt đất cùng với những công trình đã, đang và sẽ xây dựng sắp tới thật quy củ, để 1000 năm nữa, thế hệ lúc đó họ có những bằng chứng rõ ràng chứng minh cho thế giới thấy được nền văn hóa Việt trường tồn cùng với lịch sử thế giới.
. Em xin trình bày tường minh hơn để cụ hiểu ý của em, việc bảo tồn tại chỗ Đàn Xã Tắc ít nhất phải thỏa mãn được 2 yếu tố đó là hình dạng của Đàn và nội dung tế lễ hàng năm tại Đàn đó ra sao? Những thông tin à ơi như kiểu "giữ gìn, bảo tồn Đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc", "Trong quần thể kiến trúc kinh thành, Đàn Xã Tắc là một bộ phận quan trọng thuộc hàng bậc nhất." càng làm cho vấn đề chở nên rối rắm.
Cách đây 2 tháng em có đi thăm Stockholm, thủ đô của Thụy Điển, cung điện của họ cũng từng bị phá đi xây lại, rồi lại bị cháy, và lại được xây lại như hình dạng ngày nay, tuy nhiên họ vẫn bảo tồn được một phần kiến trúc cổ dưới lòng đất, họ có làm 1 đường hầm để cho du khách thăm quan phần kiến trúc đó, ngoài ra còn có phim giới thiệu văn hóa lịch sử phát triển của dân tộc họ, của hoàng gia, .. . Ý của em ở đây chính là cách tiếp cận vấn đề trong công tác bảo tồn của chúng ta có lẽ đang có vấn đề thì phải?
Quay trở lại chuyện luật định, Đàn Xã Tắc là một Di sản văn hóa vật thể cấp quốc gia, và được bảo vệ bởi Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản. Rõ ràng phương án bên giao thông đưa ra là phù hợp với luật định, khoản b, điều 32 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, tuy nhiên các "chiên da" bên ngành lịch sử - khảo cổ lại sợ móng cọc công trình làm hỏng mất phần trung tâm của Đàn Xã Tắc mà họ chưa thể tìm ra, hihi.
Giá trị văn hóa trường tồn của các di tích lịch sử phải gắn bó với sự phát triển của dân tộc, bảo tồn lưu giữ những giá trị đó là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên qua vấn đề của Đàn Xã Tắc mới thấy, nhiều khi các quan chức tự huyễn hoặc với nhau về cái gọi là Di tích cấp quốc gia, họ ban phát cho các địa phương như cấp cho cân đường hộp sữa, đến lúc vướng phải nhiều chuyện thì lại phủi tay đứng nhìn. Thật là một xã hội suy đồi!