- Biển số
- OF-11442
- Ngày cấp bằng
- 5/11/07
- Số km
- 6,115
- Động cơ
- 589,413 Mã lực
- Nơi ở
- 28 Thọ Xương
- Website
- www.especen.vn
Em đang ngồi ăn bún cá trong cái ngõ này
---------------------------------------Em chệu,cụ khai sáng cho iem
nói đi thì cũng nói lại, các cụ chửi phố cổ này nọ lọ chai...., thế các cụ có nghĩ người ngoại tỉnh gián tiếp hay trực tiếp làm HN ra nông nỗi này hay không? Mà ở trên này nh cụ là ng ngoại tỉnh tá túc , làm việc , sinh sống ở HN lắm. Ấy thế mà cứ mở mồm ra là Hn thế nọ, HN thế kia. Nhiều khi e nghĩ thương cho HN, vừa bị hiếp dâm, lại vừa bị chửi.....oan lắm ( e xl nếu có động chạm các cụ )
Nick cụ màu đẹp thế, nhưng dân ngoại tỉnh tuổi gì chui được vào phố cổ hả cụ, dân anh chị chém chết
Dân phố cổ chỉ là tên chung thôi chứ vơ đũa cả nắm thế chả biết tn. Dân HN cũng có người nọ người kia, chưa kể Hn giờ cũng quá nhiều dân tứ xứ. Sau 1954 thì dân Hn cũ bị cải tạo, nhà có cửa hàng bị công tư hợp doanh và vào htx nên dân phải chui vào trong, mặt tiền để htx dùng. Các nhà bỏ trống do dinh tê đc phân cho các cán bộ, nhân dân từ vùng tự do vào ở nên có 1 làn sóng di cư vào HN. Tiếp đến mấy mùa lũ sông Hồng thì dân trong đê đc vận động giúp đỡ chỗ ở cho dân xóm lao động ngoài đê nhưng sau khi nc rút nhiều gia đình ko chịu về nữa và ở lại luôn Cái này em biết rõ vì nhà ô bà trẻ nhà em mất 2 tầng dưới nhà ở Hàng bông khi cho dân chạy lũ ngoài đê vào ở, nhà ông bà tạm rút lên t3 nhưng rồi họ ko đi nữa, kiện cáo cũng ko đc coi như mất nhà. Còn các cửa hàng phố cổ cũng nhiều người về thuê bán hàng mà. Trên này em cũng biết dăm cụ thuê cửa hàng trên phố cổ mà toàn người HD, HP, HY đó thôicụ này nói đúng. Ngoại tỉnh làm sao mà chen chân vào đó được.
Nếu phải so sánh thì dứt khó, cơ mà dẫu qui tắc thượng liu hay hạ liu thì Huế , một đô thị đất nhỏ dân ít không có cửa gì so mí Hà Nội, là nơi mà người tứ xứ ( bao gồm cả khoai tây khoai ta) đổ về.Văn hóa và các quy tắc thượng liu thì cần phải có đội vài trăm năm tích lũy qua độ chục thế hệ E lít te truyền đời nối kiếp,cái đó HN không tuổi gì mà so với Huế.
Văn minh và nền nếp thị dân thì phải nhờ vào sự phát triển cởi mở của giao thương,cái đó HN không bằng Sà goòng,Hải Phòng hay xa hơn nữa là Hội An.Hội An là thương cảng đã rất lâu đời,có cả người Nhật người Tàu người Tây lông nhập cư mang theo văn hóa của họ vào.
Sự biến chuyển thì nông dân thành thợ thủ công và thị dân ở Hà Nội bắt đầu từ khi định đô Thăng Long của cụ Uẩn,mà tầng lớp thị dân cũng không phát triẻn to được do chính sách quản lý của nhà nước Nho giáo và quy mô của các triều đình An Nam.Cơ chế phường hội bị cai quản như một dòng họ và việc bầu cử ông Trùm phường hay Trưởng hội chịu chi phối bởi quan lại dẫn tới thế lực của những phường hội bị đè nén,thị dân không được giải phóng.
Cho nên đến tận khi Pháp cầm trịch Hà Nội cũng vẫn chỉ có các tiểu thị dân,Pháp đến thì cho phép hình thành một ít tiểu tư sản và mại bản có máu mặt một tí.Pháp đi thì thị dân được bổ sung nguồn là những quan lại xuất thân nông dân ít học và cơ hội.Điều đó dẫn đến HN hình thành một phong cách thị dân liu manh.Đội E lít te non trẻ cũng biến mất bằng nhiều cách.
Hà nội được hiểu như bây giờ phần lớn là nhờ tuyên truyền công cộng và cảm xúc cá nhân của một vài nhà văn nhà thơ nhà báo nhà văn nghệ.Chín phần hư mới có một phần thực.Cái cảm xúc mỗi cá nhân chúng ta ngưỡng mộ Hà Nội thực ra là tự huyễn và tự hào xen lẫn một chút tự trào.
Những "đại lộ" như Trần Hưng Đạo,Hai Bà Trưng,Phan đình Phùng,Hoàng DIệu xây mới từ đầu thế kỷ 20,biệt thự ở đây xây hoàn toàn bằng nguyên vật liệu từ Pháp chở sang.Sắt thép đến gạch ngói,kính trừ một ít gỗ.Đến những Quang Trung,Nguyễn Thượng Hiền,Nguyễn Gia Thiều.... xây trước-trong và sau giai đoạn thế chiến II dùng trần vôi rơm và xi măng cốt tre do nguyên vật liệu đặc biệt là sắt thép không chở từ Pháp sang được. Cái này có thể Gúc trong sách hoặc Gúc mạng.
Có thể tự hào về Hà Nội nhờ những cảm xúc riêng của mình,em thường làm vậy.Nhưng rêu rao Hà Nội rằng sang thế này hay thế kia,nhã lịch hay quý phái thì hơi quá.Một thứ oẳn tà roằn không hơn.Còn đem so HN với các tỉnh lân cận thì khác gì so sánh món cá sốt cà chua với cá kho tương.Chả có gì là tương xứng những cũng chả món nào là kém món nào.
Sự thực vào tk 19 thì toàn bộ vùng Viễn Đông bao gồm Nhật,Triều,Trung,Việt,Miên,Xiêm,Miến,Mã,Phi đều bẩn bẩn như nhau cả nên câu trả lời của cụ ko thuyết phục---------------------------------------
e dự là bọn Anh nó thấy bẩn bẩn nên nó nhường Pháp
Cụ này thì chắc là siêu cụ rồi, cụ vẫn còn sống àcụ hơi quá nhời, không đến nỗi thế đâu, e sống ở HN từ những năm 30 (trước CM tháng 8) e biết chứ
Cái này đồng ý với cụ. Lúc đó nhìn sang Triều, Mã, Xiêm bẩn như mình thôi. Nhưng giá ngày đó thực dân Anh không bị suy yếu và ko có thực dân Bồ Đào Nha giúp thì có lẽ mình cũng ít nhất được như Mã Lai hoặc tệ hơn là như Miến Điện hoặc ngày nay rồi.Sự thực vào tk 19 thì toàn bộ vùng Viễn Đông bao gồm Nhật,Triều,Trung,Việt,Miên,Xiêm,Miến,Mã,Phi đều bẩn bẩn như nhau cả nên câu trả lời của cụ ko thuyết phục
Cụ này già thế , hơn trăm rồi còn gìcụ hơi quá nhời, không đến nỗi thế đâu, e sống ở HN từ những năm 30 (trước CM tháng 8) e biết chứ
Cụ nói quá đúng, quá nhanh và quá nguy hiểm với 36 cái phố phường thuở xưa!!! Giờ, cái từ vào phố, lên phố ko còn hót như xưa nữa roài cụ ah! Chỉ còn mấy đầu nậu các tỉnh đến lấy hàng sỉ là háo hức nữa thôi! hi! E chuồn!!!Nhếch nhác , lộn xộn , hôi hám , đông đúc , chặt chém , chửi bới ..v...v Chỉ tây nó thích vì ở xứ nó làm gì có . Đúng là xóm chợ Sông Hồng
Cụ quá chuẩnDân phố cổ chỉ là tên chung thôi chứ vơ đũa cả nắm thế chả biết tn. Dân HN cũng có người nọ người kia, chưa kể Hn giờ cũng quá nhiều dân tứ xứ. Sau 1954 thì dân Hn cũ bị cải tạo, nhà có cửa hàng bị công tư hợp doanh và vào htx nên dân phải chui vào trong, mặt tiền để htx dùng. Các nhà bỏ trống do dinh tê đc phân cho các cán bộ, nhân dân từ vùng tự do vào ở nên có 1 làn sóng di cư vào HN. Tiếp đến mấy mùa lũ sông Hồng thì dân trong đê đc vận động giúp đỡ chỗ ở cho dân xóm lao động ngoài đê nhưng sau khi nc rút nhiều gia đình ko chịu về nữa và ở lại luôn Cái này em biết rõ vì nhà ô bà trẻ nhà em mất 2 tầng dưới nhà ở Hàng bông khi cho dân chạy lũ ngoài đê vào ở, nhà ông bà tạm rút lên t3 nhưng rồi họ ko đi nữa, kiện cáo cũng ko đc coi như mất nhà. Còn các cửa hàng phố cổ cũng nhiều người về thuê bán hàng mà. Trên này em cũng biết dăm cụ thuê cửa hàng trên phố cổ mà toàn người HD, HP, HY đó thôi