[TT Hữu ích] Phố cổ Hà Nội, thật buồn!

hoangtuden1979

Xe tải
Biển số
OF-320079
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
205
Động cơ
292,063 Mã lực
Thế mà bọn bạn Tây của em đi về toàn nói ấn tượng nhất là phố cổ Hà Nội và văn hóa giao thông Hà Nội. Hỏi thích Hạ Long, Hội An, Đà Nẵng không thì chúng nó nhăn nhở rằng Quế Lâm, Kyoto, Bali còn đẹp hơn
 

xedapdiencaocap.com

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-358452
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
3,068
Động cơ
287,627 Mã lực
Nơi ở
101 trần huy liệu
Dù ở HN rất lâu nhưng hôm vừa rồi em mới đi dạo vào các phố đi bộ ở HN vào buổi tối. Em đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, mặc dù đến giờ cấm xe nhưng các xe máy vẫn lượn vèo vèo, em đi bộ ngắm phố mà cứ lo nơm nớp.
Em cứ cắm cúi đi, chẳng biết phố nó cổ kính thế nào bởi vì không dám lơ là vì sợ xe đụng và sợ đâm vào hàng quán bên đường (hàng ăn tràn lan ra đường)
Đường phố để du lịch mà chẳng ra thể thống gì. quá thất vọng!
Em đã từng đi Hội An nhiều lần và rất muốn được quay trở lại, còn phố cổ HN thì không bao giờ dám quay lại nữa.
Ở hn là cái gì cấm thì người ta càng làm đấy là điều trên tg chắc mỗi hn có. Đặc biệt như thế mà cụ không muốn khám phá là làm sao?
 

Fast&Furious7

Xe tải
Biển số
OF-366551
Ngày cấp bằng
13/5/15
Số km
390
Động cơ
258,141 Mã lực
Nơi ở
KitchenID - 30 Lê Văn Lương - HN
Website
kitchenid.com.vn
Em lâu lắm chả chạy vào trong phố cổ, chỉ chạy vòng ngoài thôi. Ra Bờ hồ, lý thái tổ, tràng tiền ...loanh quanh thôi. Vào trong phố cổ mệt lắm.
 

SoDepCatTuong

Xe điện
Biển số
OF-93894
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
3,186
Động cơ
426,186 Mã lực
Thọ Xương vốn là 1 trong 3 huyện của kinh thành Thăng Long xưa, ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa của Hà Nội ngày nay. Giờ thì chỉ còn là 1 con ngõ.

Ngõ Thọ Xương trước đây là một xóm đạo từ cuối thế kỷ 19, giờ là "phố Tây" với những khách sạn mini mọc lên chi chít. Du khách đến đây để cảm nhận và hoà mình với cuộc sống của người dân phố cổ. Thức dậy với tiếng chuông nhà thờ binh boong, thưởng thức phở cáu Ấu Triệu, cháo chửi Lý Quốc Sư, trà chanh chém gió Nhà Thờ, nem chua rán Thọ Xương,...
Hồi chưa vợ em hay ăn nem chua rán gần chỗ nhà cụ, nhưng chưa tới, cách mấy chục mét, bên hông nhà thờ
 

SoDepCatTuong

Xe điện
Biển số
OF-93894
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
3,186
Động cơ
426,186 Mã lực
Dân Nam 10 người thì 9 người chưa đến HN lần nào, e cung chả hiểu là 1 con người VN mà hỏi đến chả ai biết Thủ Đô như thế nào .
Cũng như dân Bắc thì phải 20 người may mới biết Sg nó méo tròn ra sao, cụ ạ
 

blackcarens

Xe buýt
Biển số
OF-80933
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
909
Động cơ
422,201 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Hà Lội
Nói chung ở đâu thì quen đấy thôi. Nếu Sài Gòn có những hẻm nhỏ ngoắt nghéo với những hàng hủ tíu xe đẩy gõ đũa, thì Hà Nội có phố cổ. Mỗi nơi có những cái văn hóa riêng của nó, có những kỷ niệm riêng của nó, có những cái hay cái dở (mà tùy từng mỗi người cảm nhận khác nhau). Nó giống như một cái tinh thần bay lượn đâu đó trong không trung, một cái không khí đặc quánh mùi phố cổ, nhiều khi thấy ngột ngạt, nhưng mà quen rồi thì lại thấy nhớ. Em hay mua bánh mì khi nhỡ bữa sáng ở một hàng nhỏ trên phố HB. Hàng rất nhỏ, chỉ là một tủ kính bé tý bày trên vỉa hè, và cái bếp ga cũng bé tý để khuất trong một cái ngõ cũng bé tý mà dắt xe máy vào chắc phải ngồi lên yên mới lọt. Chị bán hàng cũng nghèo, nhưng xởi lởi và luôn nhớ em thích ăn bánh gì. Thỉnh thoảng em lại nợ tiền bánh, hoặc là do ko mang ví, hoặc là do hết tiền lẻ. Có lần bảo chị là em áy náy quá, lại nợ, thì chị cười bảo cho chú nợ thì lần sau sẽ lại đến ăn tiếp, chứ ko nợ nần gì thì mai lại đi ăn xôi mất! Em cũng hay ngồi cà phê vỉa hè. Đến đấy vứt xe ngồi ịch cái xuống, cà phê tự động mang ra. Ngoái sang bên phải hỏi thăm bà chị già có cái nhà mặt tiền trong phố cho thuê đôi chục mỗi tháng, giờ mua nhà bên kia cầu nhưng sáng ra theo thói quen từ ngàn xưa vẫn phải qua phố ăn sáng uống cà phê. Ngoảnh sang bên trái chào bác nghệ sĩ thổi kèn đã về hưu ngồi tranh thủ cà phê tý trước khi về đưa cháu đi học. Thi thoảng thằng bạn học từ hồi cấp 1 lượn vè vè qua ngồi cập nhật tình hình bạn bè chiến hữu, hoặc chả có gì cập nhật, chỉ ngồi yên lặng nhấp cà phê, với nhau. Nói chung bon chen ở đâu đó, chứ về trong phố em thấy thư giãn nhẹ nhõm, như về nhà.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,175
Động cơ
570,689 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nếu phải so sánh thì dứt khó, cơ mà dẫu qui tắc thượng liu hay hạ liu thì Huế , một đô thị đất nhỏ dân ít không có cửa gì so mí Hà Nội, là nơi mà người tứ xứ ( bao gồm cả khoai tây khoai ta) đổ về.
Lấy một cái cảng biển chung chuyển hàng hóa để so với một nơi mọi thứ đổ về thì hài ước hết sức. Chỉ không hài khi cảng biển đó cũng chính là một nơi phồn hoa đô hội. Hải Phòng chưa bao h được so với Hà Nội chứ đừng nói Hội An.
Người Tàu người Nhựt người Tây ở Hà Nội cũng đầy rẫy, dưng họ bị lọt thỏm vào dòng người tứ xứ đổ về nơi đây. Người Hoa người Nhựt ở lại và nổi bật được ở Hội An là do ở đó đất nhỏ người ít, và vì quá nhỏ, lại không có nhiều giá trị về nhiều thứ( so với hồi đó) nên chiến tranh cũng không đụng đến nó.
Thời phong kiến thì nước ta là một nước nông nghiệp thuần túy, nên dân ở kinh thành hay ở vùng quê thì cũng đều làm nông là chủ yếu, chỗ nào cũng bị quan lại đè nén.
Rêu rao Hn hay thế này, quý phái thế kia là do con mắt của những người thởi đó, ví dụ như cụ Lê Hữu Trác, cụ Lê Quý Đôn....
Chính thứ " oẳn tà roằn" làm nên một nét riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào ở nước ta có được.
Một người viết tên nước mình bằng cái tên An Nam thì viết " Điều đó dẫn đến HN hình thành một phong cách thị dân liu manh" thì âu cũng là chuyện bình thường.
Hà Nội bây giờ là một thành phố nhưng là một thành phố trẻ so với Hải Phòng,Nam Định,Sà Goòng.Thống soái có biết vì sao không?Chắc thống soái quán triệt điều này hơn chúng em.
Cái phồn hoa đô hội tự phong của HN là cái phồn hoa hiểu theo nghĩa một kinh đô quân chủ thời xưa,nhưng nền quân chủ của An Nam ta vốn ọp ẹp nên không thể có những sự dực dỡ như trong truyện,nhất là theo kiểu "Tràng An" bên Tàu.Mà dực dỡ nhất là thời Lý-Trần,khi đó kinh đô Thăng Long nổi lên là trung tâm tập trung quan lại liêu thuộc của triều đình Nho giáo,vốn không coi trọng các quy tắc theo kiểu quý tộc mà nặng về những hình thức khiêm nhã của nhà Nho,những thứ này đã bị cuốn trôi cùng với sự vượt trội của bà con tiểu thương và những phường hội thủ công,đời đầu của dai cấp công nhân.
Các thành phố cảng thì Hội An là một thương cảng sầm uất lâu đời,giao thương với năm châu bốn bể,Hải Phòng là cảng đàn em,Sà Goòng là nơi phồn hoa thực sự thế giới trông về,Huế là nơi đế đô gần đây nhất.Chưa kể đến vài địa danh nữa mà do biến thiên lich sử không còn được nhắc đến nhiều.
Hà Nội chỉ là một trung tâm hành chính thuộc địa xinh xinh thời Pháp thuộc,hưởng sái dăm ba lề lối Tây phương.Về sau may mắn được chọn làm thủ đô thì tứ xứ nông dân tràn về,biến thành một cái lẩu thập cẩm.

HN chả có gì đặc biệt.Em thật.Em suy nghĩ đúng là một tiểu thị dân liu manh,em cũng ân hận lắm,nhưng Hà Nội chúng em đúng là như thế.Còn nước mình dù tự xưng là gì,Tây Tàu vẫn gọi là An Nam.Chính bởi ý ấy mà em dùng từ này,dù Hà Nội có tự hào thế nào,cả nước vẫn nhìn về Hà Nội đúng như những gì Hà Nội có.Mà cũng hơi xấu hổ khi thấy thực tế là những cái Hà Nội có là những cái chả ai thích.Còn những thứ Hà Nội tự hào,có thể tìm thấy ở nhiều nơi khác,chẳng qua họ không buồn khoe mà thôi.

Những người Hà Nội già,trên này cũng có nhiều bác nhiều cụ,thường ít nói về chuyện HN thế này thế kia,vì nói ra chủ yếu buồn hơn vui.Và những cảm xúc đẹp về Hà Nội phần lớn là thuộc về quá khứ,chứ thực tế nhãn tiền bây giờ,chả có gì để mà khoác lác,chỉ toàn thấy những buồn là buồn.

Thống soái thấy em trình bày thế có vừa tai không ạ? :D:D:D:D:D:D
 
Chỉnh sửa cuối:

SoDepCatTuong

Xe điện
Biển số
OF-93894
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
3,186
Động cơ
426,186 Mã lực

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,114
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
Hồi chưa vợ em hay ăn nem chua rán gần chỗ nhà cụ, nhưng chưa tới, cách mấy chục mét, bên hông nhà thờ
Nếu kụ ăn nem chua hàng em Thúy thì ngồi đúng trước cửa nhà em đang ở bây giờ luôn. Trước cứ mỗi lần công an đuổi hàng nem là mọi người toàn ôm bàn ghế chạy vào nhà em.
 

Cress

Xe tải
Biển số
OF-21899
Ngày cấp bằng
2/10/08
Số km
479
Động cơ
499,830 Mã lực
Nói chung ở đâu thì quen đấy thôi. Nếu Sài Gòn có những hẻm nhỏ ngoắt nghéo với những hàng hủ tíu xe đẩy gõ đũa, thì Hà Nội có phố cổ. Mỗi nơi có những cái văn hóa riêng của nó, có những kỷ niệm riêng của nó, có những cái hay cái dở (mà tùy từng mỗi người cảm nhận khác nhau). Nó giống như một cái tinh thần bay lượn đâu đó trong không trung, một cái không khí đặc quánh mùi phố cổ, nhiều khi thấy ngột ngạt, nhưng mà quen rồi thì lại thấy nhớ. Em hay mua bánh mì khi nhỡ bữa sáng ở một hàng nhỏ trên phố HB. Hàng rất nhỏ, chỉ là một tủ kính bé tý bày trên vỉa hè, và cái bếp ga cũng bé tý để khuất trong một cái ngõ cũng bé tý mà dắt xe máy vào chắc phải ngồi lên yên mới lọt. Chị bán hàng cũng nghèo, nhưng xởi lởi và luôn nhớ em thích ăn bánh gì. Thỉnh thoảng em lại nợ tiền bánh, hoặc là do ko mang ví, hoặc là do hết tiền lẻ. Có lần bảo chị là em áy náy quá, lại nợ, thì chị cười bảo cho chú nợ thì lần sau sẽ lại đến ăn tiếp, chứ ko nợ nần gì thì mai lại đi ăn xôi mất! Em cũng hay ngồi cà phê vỉa hè. Đến đấy vứt xe ngồi ịch cái xuống, cà phê tự động mang ra. Ngoái sang bên phải hỏi thăm bà chị già có cái nhà mặt tiền trong phố cho thuê đôi chục mỗi tháng, giờ mua nhà bên kia cầu nhưng sáng ra theo thói quen từ ngàn xưa vẫn phải qua phố ăn sáng uống cà phê. Ngoảnh sang bên trái chào bác nghệ sĩ thổi kèn đã về hưu ngồi tranh thủ cà phê tý trước khi về đưa cháu đi học. Thi thoảng thằng bạn học từ hồi cấp 1 lượn vè vè qua ngồi cập nhật tình hình bạn bè chiến hữu, hoặc chả có gì cập nhật, chỉ ngồi yên lặng nhấp cà phê, với nhau. Nói chung bon chen ở đâu đó, chứ về trong phố em thấy thư giãn nhẹ nhõm, như về nhà.
Nhà em ở Hà nội lụp xụp cũng chưa lâu, đến con em là 7 đời, đọc văn của cụ em lại nhớ đến thời trẻ trâu của em, bạn bè sau 1 hồi bươn chải, HN, SG, Tây nguyên, Tây mũi lõ... giờ một tuần ngồi với nhau ở quán cafe quen, quen đến từng thìa đường, từng cục đá ít hay nhiều, thằng thì đại gia, thằng vẫn hàng ngày đi cày kiếm tiền nuôi con, thằng thì mấy bằng tiến sĩ, thằng chạy xe ôm... Cái tình của dân chúng em khó nói lắm, các cụ mắng dân chúng em cũng có phần đúng, nhưng chúng em sống kiểu chúng em, các cụ nào không thích về quê ở cho chúng em khỏi loãng máu.
Em xin cám ơn các cụ các mợ!
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
3,768
Động cơ
569,163 Mã lực
Có cụ nào biết nguyên nhân tại sao bọn Pháp lợn giành được thuộc địa Đông Dương mà không phải là thực dân Anh ko ạ ?
Có điều kiện em share cho cụ ebook này, in trước 1975 nên có cách nhìn cũng free hơn:
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hà Nội bây giờ là một thành phố nhưng là một thành phố trẻ so với Hải Phòng,Nam Định,Sà Goòng.Thống soái có biết vì sao không?Chắc thống soái quán triệt điều này hơn chúng em.
Cái phồn hoa đô hội tự phong của HN là cái phồn hoa hiểu theo nghĩa một kinh đô quân chủ thời xưa,nhưng nền quân chủ của An Nam ta vốn ọp ẹp nên không thể có những sự dực dỡ như trong truyện,nhất là theo kiểu "Tràng An" bên Tàu.Mà dực dỡ nhất là thời Lý-Trần,khi đó kinh đô Thăng Long nổi lên là trung tâm tập trung quan lại liêu thuộc của triều đình Nho giáo,vốn không coi trọng các quy tắc theo kiểu quý tộc mà nặng về những hình thức khiêm nhã của nhà Nho,những thứ này đã bị cuốn trôi cùng với sự vượt trội của bà con tiểu thương và những phường hội thủ công,đời đầu của dai cấp công nhân.
Các thành phố cảng thì Hội An là một thương cảng sầm uất lâu đời,giao thương với năm châu bốn bể,Hải Phòng là cảng đàn em,Sà Goòng là nơi phồn hoa thực sự thế giới trông về,Huế là nơi đế đô gần đây nhất.Chưa kể đến vài địa danh nữa mà do biến thiên lich sử không còn được nhắc đến nhiều.
Hà Nội chỉ là một trung tâm hành chính thuộc địa xinh xinh thời Pháp thuộc,hưởng sái dăm ba lề lối Tây phương.Về sau may mắn được chọn làm thủ đô thì tứ xứ nông dân tràn về,biến thành một cái lẩu thập cẩm.

HN chả có gì đặc biệt.Em thật.Em suy nghĩ đúng là một tiểu thị dân liu manh,em cũng ân hận lắm,nhưng Hà Nội chúng em đúng là như thế.Còn nước mình dù tự xưng là gì,Tây Tàu vẫn gọi là An Nam.Chính bởi ý ấy mà em dùng từ này,dù Hà Nội có tự hào thế nào,cả nước vẫn nhìn về Hà Nội đúng như những gì Hà Nội có.Mà cũng hơi xấu hổ khi thấy thực tế là những cái Hà Nội có là những cái chả ai thích.Còn những thứ Hà Nội tự hào,có thể tìm thấy ở nhiều nơi khác,chẳng qua họ không buồn khoe mà thôi.

Những người Hà Nội già,trên này cũng có nhiều bác nhiều cụ,thường ít nói về chuyện HN thế này thế kia,vì nói ra chủ yếu buồn hơn vui.Và những cảm xúc đẹp về Hà Nội phần lớn là thuộc về quá khứ,chứ thực tế nhãn tiền bây giờ,chả có gì để mà khoác lác,chỉ toàn thấy những buồn là buồn.

Thống soái thấy em trình bày thế có vừa tai không ạ? :D:D:D:D:D:D
An Nam là gì còn không hiểu thì hiểu được cái gì? Người nước Nam từ xưa đã không ai goi nước mình là An Nam dồi, chưa nói đến h! Tây nó gọi mình là MỌI thì h CỤ cũng thấy mình là MỌI?
Muốn viết cái gì thì phải có dẫn chứng, chứ cứ tự mình nêu ra định nghĩa thì e quá hài!.
Ví dụ về Hôi An là thương cảng lâu đời sầm uất với mức độ thế nào? Có thấy ai so thương cảng Hội An với 1 thương cảng nào khác 0? So với Đà Nẵng thì thế nào, so với phố Hiến ra sao? Hay nó chỉ là sầm uất theo kiểu một thương cảng nhỏ, tàu buôn ghé qua lúc huy hoàng chắc chỉ được khoảng 2 chục chiếc 1 năm?
Huế là đế đô gần nhất thì sao? hình ảnh của nó thế nào? dân số, mọi thứ phát triển ghê gớm ra sao?
Dồi thì cái gì mà bỏ qua phép tắc quý tộc với nặng về nhà Nho? Ai nói vậy? Hay là suy ra từ mấy chuyện nhỏ về sự phóng túng, không kiểu cách trong hoàng tộc đầu triều Trần?
Dồi thì sao cung cách nhà nho nọ kia lại bị bà con tiểu thương cuốn trôi? Cuốn vào lúc nào? Lúc bị cuốn đi dồi thì lúc ấy đô thị nào giành lấy vị trí dẫn đầu của HN?
Hồi phong kiến ấy thì đô thị nào ở VN rực rỡ hơn? Và đến h thì đô thị nào ở VN ghê gớm hơn ( trừ SG)?
Tại sao các vua rồi mấy người lên làm vua sau đó cứ nhất quyết phải đóng đô ở Hà Nôi?
Dồi thì đến bao h tự nhiên HN ( gần hai ngàn tuổi với sự phát triển liên tục và chưa bao h bị lãng quên kể từ thời...Cao Biền) tự nhiên biến thành 1 thành phố trẻ ( do sát nhập với một vùng đất già chăng?) so với Hải Phòng, Nam Định, chưa kể khái niệm " trẻ" là của ai?
Hà Nội từ xưa đến nay luôn là nơi người tài , kẻ xấu tứ xứ đổ về. Cái tinh hoa nhất và xấu xa nhất của các vùng miền hội tụ ở đây, điều đó làm nên một Hà Nội không thể so sánh trong thời phong kiến và ngay cả bây giờ thì cũng chỉ có SG là hơn HN ( SG cũng là nơi tứ xứ đổ về!)
Cả nước nhìn về HN thế nào? Có dẫn chứng gì không?
"Hà Nội chúng em" trong mắt cụ chả có gì đặc biệt, cơ mà "Hà Lội chúng em" trong mắt em thì lại cóa nhiều thứ đặc biệt. Ít nhất thì cái đặc biệt của Hà Lội cũng không ít hơn cái đặc biệt của bất kỳ vùng đất nào ở VN ( VN thì em đi hết dồi !). Và ở Việt Nam thì không có vùng đất nào lại " Không có gì đặc biệt" !
 
Chỉnh sửa cuối:

Rolls_Royce

Xe buýt
Biển số
OF-7163
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
588
Động cơ
650,172 Mã lực
nói đi thì cũng nói lại, các cụ chửi phố cổ này nọ lọ chai...., thế các cụ có nghĩ người ngoại tỉnh gián tiếp hay trực tiếp làm HN ra nông nỗi này hay không? Mà ở trên này nh cụ là ng ngoại tỉnh tá túc , làm việc , sinh sống ở HN lắm. Ấy thế mà cứ mở mồm ra là Hn thế nọ, HN thế kia. Nhiều khi e nghĩ thương cho HN, vừa bị hiếp dâm, lại vừa bị chửi.....oan lắm ( e xl nếu có động chạm các cụ )
Em like cụ. Cụ nói quá chuẩn
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,175
Động cơ
570,689 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
An Nam là gì còn không hiểu thì hiểu được cái gì? Người nước Nam từ xưa đã không ai goi nước mình là An Nam dồi, chưa nói đến h! Tây nó gọi mình là MỌI thì h CỤ cũng thấy mình là MỌI?
Muốn viết cái gì thì phải có dẫn chứng, chứ cứ tự mình nêu ra định nghĩa thì e quá hài!.
Ví dụ về Hôi An là thương cảng lâu đời sầm uất với mức độ thế nào? Có thấy ai so thương cảng Hội An với 1 thương cảng nào khác 0? So với Đà Nẵng thì thế nào, so với phố Hiến ra sao? Hay nó chỉ là sầm uất theo kiểu một thương cảng nhỏ, tàu buôn ghé qua lúc huy hoàng chắc chỉ được khoảng 2 chục chiếc 1 năm?
Huế là đế đô gần nhất thì sao? hình ảnh của nó thế nào? dân số, mọi thứ phát triển ghê gớm ra sao?
Dồi thì cái gì mà bỏ qua phép tắc quý tộc với nặng về nhà Nho? Ai nói vậy? Hay là suy ra từ mấy chuyện nhỏ về sự phóng túng, không kiểu cách trong hoàng tộc đầu triều Trần?
Dồi thì sao cung cách nhà nho nọ kia lại bị bà con tiểu thương cuốn trôi? Cuốn vào lúc nào? Lúc bị cuốn đi dồi thì lúc ấy đô thị nào giành lấy vị trí dẫn đầu của HN?
Hồi phong kiến ấy thì đô thị nào ở VN rực rỡ hơn? Và đến h thì đô thị nào ở VN ghê gớm hơn ( trừ SG)?
Tại sao các vua rồi mấy người lên làm vua sau đó cứ nhất quyết phải đóng đô ở Hà Nôi?
Dồi thì đến bao h tự nhiên HN ( gần hai ngàn tuổi với sự phát triển liên tục và chưa bao h bị lãng quên kể từ thời...Cao Biền) tự nhiên biến thành 1 thành phố trẻ ( do sát nhập với một vùng đất già chăng?) so với Hải Phòng, Nam Định, chưa kể khái niệm " trẻ" là của ai?
Hà Nội từ xưa đến nay luôn là nơi người tài , kẻ xấu tứ xứ đổ về. Cái tinh hoa nhất và xấu xa nhất của các vùng miền hội tụ ở đây, điều đó làm nên một Hà Nội không thể so sánh trong thời phong kiến và ngay cả bây giờ thì cũng chỉ có SG là hơn HN ( SG cũng là nơi tứ xứ đổ về!)
Cả nước nhìn về HN thế nào? Có dẫn chứng gì không?
"Hà Nội chúng em" trong mắt cụ chả có gì đặc biệt, cơ mà "Hà Lội chúng em" trong mắt em thì lại cóa nhiều thứ đặc biệt. Ít nhất thì cái đặc biệt của Hà Lội cũng không ít hơn cái đặc biệt của bất kỳ vùng đất nào ở VN ( VN thì em đi hết dồi !). Và ở Việt Nam thì không có vùng đất nào lại " Không có gì đặc biệt" !

Hà Nội cho đến trước khi thực dân Pháp chọn làm trung tâm hành chính cho Bắc Bộ,chẳng qua chỉ là một cái làng lớn,tập trung một ít quan lại hoặc tàn tích của một vài triều đình xưa cũ.Có tí chợ búa có tí đường xá.Mật độ dân cư chưa đủ là một thị trấn.Nói nhanh cho nó vuông bàn cờ,cái băm sáu phố phường là tác phẩm của người Pháp cho tiện theo lối văn minh.Rồi thương nhân các nước mới được đến mà buôn bán.Nếp sống văn minh cũng từ đó mà du nhập,văn hóa ẩm thực cũng theo đấy mới phát triển.Tức là hẵng còn non thôi.
Trước đó,Hà Nội là chỉ một ngôi thành mà về quy mô,bây giờ hẵng còn chứng thực được,gọi là đẹp và tinh tế thì có thể tìm hiểu chứ to thì không.Nề nếp thì theo lối Tàu còn cổ hơn Tàu,quan lẫn dân đều thanh bần cả,có xa hoa chăng được một vài nhân vật một vài lúc,chủ yếu là hàng vua chúa với đại quan.Ngay mấy làng ven ven cũng chỉ loanh quanh phường thợ nửa mùa,còn nửa mùa vẫn đi cấy.Như thế thì đâu phải là đô thị đông đúc tấp nập phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Nam Định hay Hải Phòng,đặc biệt không đề cập đến là Sà Goòng vào thời kỳ thuộc Pháp là những nơi có đội ngũ thợ thuyền đông đảo tập trung sớm nhất làm nền cho sự hình thành những quy tắc quản trị đô thị hiện đại,tiền đề cho cái gọi là "Thành phố " sau này.
Hai nghìn tuổi chả có xu teng giá trị gì nếu đem ra cân đo.Về niên đại,Kinh Bắc hay trung tâm Luy Lâu còn oai hơn nhé!Hội An xưa xửa còn là một thương cảng Cham pa đã được nhắc đến trong các tuyến hàng hải đầu Công Nguyên.

Còn "An Nam" là An Nam,một "cách gọi" tên nước mình.Không cần phải đủ thông minh mới hiểu nó không ở cấp độ "Mọi".Và em nghĩ là thống soái cũng hiểu là em dùng nó không với nghĩa mà thống soái quy kết.Cũng giống như "Xít ta lin" đang từ một tên riêng,có thể dùng như không phải một tên riêng nứa.Như thống soái đương dùng chẳng hạn. :D

Túm lại.
Thường thôi!Hà nội ơi.
Ông bà cụ kị chúng mình,chắc không ai để ý rằng Hà Nội oai vệ thế nào so với những nơi khác.Vì thế họ đã tỉ mần làm công việc của họ,nhiều người và nhiều đời như thế mới ra cái Hà Nội như bây giờ.Đấy là cái góc con con mà em yêu nhất về Hà Nội,mà cũng còn mỗi góc í thôi.
Còn thì những dực dỡ lộng lẫy kinh kỳ đô hội văn minh văn hóa ...............thì quên đi.Chưa cần nhìn ra thế giới,nhìn về Hải Phòng,Nam Định,Bắc Ninh,Thanh Hóa,Vinh thôi,thấy Hà Nội nhem nhuốc ngột ngạt,xô bồ và uế tạp,lộn xộn và riêng phải nói rằng,quy hoạch đô thị và văn hóa công cộng của Hà Nội xếp vào hạng hai còn hơi vinh dự.Em tự nhận và tự giận mình rằng em đúng là một hạng tiểu thị dân liu manh,hoàn toàn bất lực không thể đóng góp gì vào việc ngăn cản cái xu thế ấy.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Chỉ thấy các kụ nói Hn thế lọ thế chai bởi vì "dân tứ xứ đổ về", mà chẳng thấy kụ nào nói vì "quan tứ xứ đổ về", nhỉ?
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hà Nội cho đến trước khi thực dân Pháp chọn làm trung tâm hành chính cho Bắc Bộ,chẳng qua chỉ là một cái làng lớn,tập trung một ít quan lại hoặc tàn tích của một vài triều đình xưa cũ.Có tí chợ búa có tí đường xá.Mật độ dân cư chưa đủ là một thị trấn.Nói nhanh cho nó vuông bàn cờ,cái băm sáu phố phường là tác phẩm của người Pháp cho tiện theo lối văn minh.Rồi thương nhân các nước mới được đến mà buôn bán.Nếp sống văn minh cũng từ đó mà du nhập,văn hóa ẩm thực cũng theo đấy mới phát triển.Tức là hẵng còn non thôi.
Trước đó,Hà Nội là chỉ một ngôi thành mà về quy mô,bây giờ hẵng còn chứng thực được,gọi là đẹp và tinh tế thì có thể tìm hiểu chứ to thì không.Nề nếp thì theo lối Tàu còn cổ hơn Tàu,quan lẫn dân đều thanh bần cả,có xa hoa chăng được một vài nhân vật một vài lúc,chủ yếu là hàng vua chúa với đại quan.Ngay mấy làng ven ven cũng chỉ loanh quanh phường thợ nửa mùa,còn nửa mùa vẫn đi cấy.Như thế thì đâu phải là đô thị đông đúc tấp nập phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Nam Định hay Hải Phòng,đặc biệt không đề cập đến là Sà Goòng vào thời kỳ thuộc Pháp là những nơi có đội ngũ thợ thuyền đông đảo tập trung sớm nhất làm nền cho sự hình thành những quy tắc quản trị đô thị hiện đại,tiền đề cho cái gọi là "Thành phố " sau này.
Hai nghìn tuổi chả có xu teng giá trị gì nếu đem ra cân đo.Về niên đại,Kinh Bắc hay trung tâm Luy Lâu còn oai hơn nhé!Hội An xưa xửa còn là một thương cảng Cham pa đã được nhắc đến trong các tuyến hàng hải đầu Công Nguyên.

Còn "An Nam" là An Nam,một "cách gọi" tên nước mình.Không cần phải đủ thông minh mới hiểu nó không ở cấp độ "Mọi".Và em nghĩ là thống soái cũng hiểu là em dùng nó không với nghĩa mà thống soái quy kết.Cũng giống như "Xít ta lin" đang từ một tên riêng,có thể dùng như không phải một tên riêng nứa.Như thống soái đương dùng chẳng hạn. :D

Túm lại.
Thường thôi!Hà nội ơi.
Ông bà cụ kị chúng mình,chắc không ai để ý rằng Hà Nội oai vệ thế nào so với những nơi khác.Vì thế họ đã tỉ mần làm công việc của họ,nhiều người và nhiều đời như thế mới ra cái Hà Nội như bây giờ.Đấy là cái góc con con mà em yêu nhất về Hà Nội,mà cũng còn mỗi góc í thôi.
Còn thì những dực dỡ lộng lẫy kinh kỳ đô hội văn minh văn hóa ...............thì quên đi.Chưa cần nhìn ra thế giới,nhìn về Hải Phòng,Nam Định,Bắc Ninh,Thanh Hóa,Vinh thôi,thấy Hà Nội nhem nhuốc ngột ngạt,xô bồ và uế tạp,lộn xộn và riêng phải nói rằng,quy hoạch đô thị và văn hóa công cộng của Hà Nội xếp vào hạng hai còn hơi vinh dự.Em tự nhận và tự giận mình rằng em đúng là một hạng tiểu thị dân liu manh,hoàn toàn bất lực không thể đóng góp gì vào việc ngăn cản cái xu thế ấy.
Vết nên có dẫn chứng! Thí rụ Thăng Long lúc là kinh đô dồi thì vẫn chỉ là một cái làng lớn, thì cái làng lớn ấy khoảng bao nhiêu nóc nhà? mật độ dân dư lào để ...vẫn chưa đủ là một thị trấn?
Cứ phải ... có công nghiệp thì mới được gọi là đô thị? Đô thị cổ, thậm chí cổ đại thì tất nhiên có công nghiệp òy?
"An Nam" không phải là An Nam mà là " Vùng đất phía Nam được dẹp yên". Khựa goi nước ta là An Nam với hàm ý miệt thị!
Mà thôi, những thứ tự cụ cảm tác vui thì em miễn bàn!
 
Chỉnh sửa cuối:

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chỉ thấy các kụ nói Hn thế lọ thế chai bởi vì "dân tứ xứ đổ về", mà chẳng thấy kụ nào nói vì "quan tứ xứ đổ về", nhỉ?
Trong số NGƯỜI tứ xứ ấy hiển nhiên có QUAN, DÂN tứ xứ mà cụ!
 

Rishi

Xe tăng
Biển số
OF-316772
Ngày cấp bằng
21/4/14
Số km
1,939
Động cơ
304,885 Mã lực
Hà nội đẹp nhất về đêm. Em hay cùng gấu đi phượt đêm Hà nội. Nó là cái Thú e thấy rất hay các cụ ah
Hà Lội đẹp nhất về đêm
Đồ Sơn đẹp nhất là trên mặt giường =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top