- Biển số
- OF-494
- Ngày cấp bằng
- 27/6/06
- Số km
- 311
- Động cơ
- 583,758 Mã lực
Chiến tranh và những trò đùa…
"Chiến tranh không phải trò đùa" là lời một bài hát trong phim Liên Xô, phỏng theo thơ của một nhà thơ nữ gốc Do Thái đã hy sinh trong chiến tranh vệ quốc.
Đào, phở và piano có một đại cảnh chiến đấu trong thành phố được dựng khá ổn. Đúng như thực tế tại Hà Nội năm 1946, chiến lũy chỉ là chướng ngại vật để cản đường cơ giới giặc, các chiến sĩ sẽ bất ngờ tấn công từ các vị trí xung quanh. Trong phim có rất nhiều nhóm từ sau chiến lũy, luồn tường nhà, leo trên cao… với đủ các hoạt động tấn công thu hút địch để nhóm cảm tử quân mang bom ba càng áp sát xe tăng.
Tiếc rằng quả bom đó bị xịt, và sau cảnh chiến đấu nghiêm túc là những chuyện như đùa.
Nhân vật nữ thì dựng nên câu chuyện về chiếc piano mà nhiều người cho rằng “dở người”, kéo theo một loạt nhân vật hùa theo trò chơi khó tin ấy.
Nhân vật nam nghĩ ra ý tưởng thay lựu đạn bằng đào, ôm cành đào hết chui tường đến chui ô tô. Anh rủ rê được cả ông Phán nhà giàu ham chơi và 2 người đẹp không sợ chết vượt mấy trạm kiểm soát của Tây cứ như phim Mỹ.
Nhân vật họa sĩ chuyên lấy bút lông tô… cờ làm vải liệm liệt sĩ, ngồi cả ngày vẽ không nổi bức tranh A4, đến một đêm ngồi với vị linh mục bỗng vẽ được cả bức tranh cổ động trên tường rồi bảo đó là nghệ thuật. Đặc biệt trong gia tài của họa sĩ lại có cả một quả bom ba càng “đạo cụ” còn nguyên vài cân thuốc nổ bên trong.
Có vẻ những nhân vật ấy, không ai muốn chết cả. Nhưng đạo diễn cố ép cho họ đi đến một điểm chung là cái chết.
Ông họa sĩ thì ở lại giữa thành phố, đang lúc đánh nhau loạn xạ thì lơ ngơ mở cửa bước ra mắng bọn lính Pháp, thế là chết.
Ông linh mục cũng không khác mấy, bom đạn đùng đùng thay vì nấp lại cũng nhào ra đường, chết còn trước cả họa sĩ.
Ông bán phở thì chết có lý do, chúng nó lấy máy bay bắn thùng phở của ông, nhưng nó bay cao quá ông với không tới, ông chém mấy thằng ở dưới đất, cũng là Tây cả.
Hóa ra cuối cùng chỉ có nam chính là quyết tâm chết, nhưng như đã nói, anh chuẩn bị cho sự hy sinh của một người lính chỉ bằng mấy câu nói, chả thấy anh làm gì cả. Mà từ đầu phim anh làm được những gì?
Anh đốt pháo giả làm súng liên thanh cho bọn Pháp sợ.
Anh rút lựu đạn ra nhưng không ném nổi đến chỗ cần ném.
Là người lính, thay vì bắt chước đồng đội tìm chỗ nấp ở đâu đó chờ cơ hội dí bom vào xe tăng, anh dành cả đêm làm lễ cưới, nói và làm chuyện lãng mạn thần tiên, chờ đến sáng để ăn phở và cuối cùng lúc Tây đến thì anh ôm bom lừng lững xông ra như thiên thần.
Thế nên bọn Tây nó đọp mấy phát là anh lăn quay. Anh không coi chiến đấu là chuyện nghiêm túc thì chết cũng đáng. Nhưng anh lại phải kéo luôn cô vợ mới cưới chết theo thì phim mới có kết thúc hoành tráng.
Chiến đấu mà như đùa thế à?
Thì bản thân những diễn viên, họ cũng coi đóng phim là một trò đùa thôi mà.
Thôi đó là chuyện của đoàn phim, dù gì cũng tiêu xong vài chục tỉ tiền tài trợ.
Nhưng không ít người xem phim, nhất là những người trẻ bỗng tự hỏi: tại sao với những nhân vật lơ ngơ, thiếu nghiêm túc như vậy lại cầm cự thành công với xe tăng, đại bác của Pháp đến tận 2 tháng.
Đơn giản là họ không được đưa vào phim, vì họ không thích đùa, với họ chiến tranh là chuyện nghiêm túc.
"Chiến tranh không phải trò đùa" là lời một bài hát trong phim Liên Xô, phỏng theo thơ của một nhà thơ nữ gốc Do Thái đã hy sinh trong chiến tranh vệ quốc.
Đào, phở và piano có một đại cảnh chiến đấu trong thành phố được dựng khá ổn. Đúng như thực tế tại Hà Nội năm 1946, chiến lũy chỉ là chướng ngại vật để cản đường cơ giới giặc, các chiến sĩ sẽ bất ngờ tấn công từ các vị trí xung quanh. Trong phim có rất nhiều nhóm từ sau chiến lũy, luồn tường nhà, leo trên cao… với đủ các hoạt động tấn công thu hút địch để nhóm cảm tử quân mang bom ba càng áp sát xe tăng.
Tiếc rằng quả bom đó bị xịt, và sau cảnh chiến đấu nghiêm túc là những chuyện như đùa.
Nhân vật nữ thì dựng nên câu chuyện về chiếc piano mà nhiều người cho rằng “dở người”, kéo theo một loạt nhân vật hùa theo trò chơi khó tin ấy.
Nhân vật nam nghĩ ra ý tưởng thay lựu đạn bằng đào, ôm cành đào hết chui tường đến chui ô tô. Anh rủ rê được cả ông Phán nhà giàu ham chơi và 2 người đẹp không sợ chết vượt mấy trạm kiểm soát của Tây cứ như phim Mỹ.
Nhân vật họa sĩ chuyên lấy bút lông tô… cờ làm vải liệm liệt sĩ, ngồi cả ngày vẽ không nổi bức tranh A4, đến một đêm ngồi với vị linh mục bỗng vẽ được cả bức tranh cổ động trên tường rồi bảo đó là nghệ thuật. Đặc biệt trong gia tài của họa sĩ lại có cả một quả bom ba càng “đạo cụ” còn nguyên vài cân thuốc nổ bên trong.
Có vẻ những nhân vật ấy, không ai muốn chết cả. Nhưng đạo diễn cố ép cho họ đi đến một điểm chung là cái chết.
Ông họa sĩ thì ở lại giữa thành phố, đang lúc đánh nhau loạn xạ thì lơ ngơ mở cửa bước ra mắng bọn lính Pháp, thế là chết.
Ông linh mục cũng không khác mấy, bom đạn đùng đùng thay vì nấp lại cũng nhào ra đường, chết còn trước cả họa sĩ.
Ông bán phở thì chết có lý do, chúng nó lấy máy bay bắn thùng phở của ông, nhưng nó bay cao quá ông với không tới, ông chém mấy thằng ở dưới đất, cũng là Tây cả.
Hóa ra cuối cùng chỉ có nam chính là quyết tâm chết, nhưng như đã nói, anh chuẩn bị cho sự hy sinh của một người lính chỉ bằng mấy câu nói, chả thấy anh làm gì cả. Mà từ đầu phim anh làm được những gì?
Anh đốt pháo giả làm súng liên thanh cho bọn Pháp sợ.
Anh rút lựu đạn ra nhưng không ném nổi đến chỗ cần ném.
Là người lính, thay vì bắt chước đồng đội tìm chỗ nấp ở đâu đó chờ cơ hội dí bom vào xe tăng, anh dành cả đêm làm lễ cưới, nói và làm chuyện lãng mạn thần tiên, chờ đến sáng để ăn phở và cuối cùng lúc Tây đến thì anh ôm bom lừng lững xông ra như thiên thần.
Thế nên bọn Tây nó đọp mấy phát là anh lăn quay. Anh không coi chiến đấu là chuyện nghiêm túc thì chết cũng đáng. Nhưng anh lại phải kéo luôn cô vợ mới cưới chết theo thì phim mới có kết thúc hoành tráng.
Chiến đấu mà như đùa thế à?
Thì bản thân những diễn viên, họ cũng coi đóng phim là một trò đùa thôi mà.
Thôi đó là chuyện của đoàn phim, dù gì cũng tiêu xong vài chục tỉ tiền tài trợ.
Nhưng không ít người xem phim, nhất là những người trẻ bỗng tự hỏi: tại sao với những nhân vật lơ ngơ, thiếu nghiêm túc như vậy lại cầm cự thành công với xe tăng, đại bác của Pháp đến tận 2 tháng.
Đơn giản là họ không được đưa vào phim, vì họ không thích đùa, với họ chiến tranh là chuyện nghiêm túc.