Diễn biến ban đầu anh lính làm rơi lựu đạn, bị đồng đội chê cười. Anh biết cả đơn vị đang thiếu đạn nghiêm trọng. Nếu anh sống chết mang một thùng lựu đạn về thì hoàn toàn hợp lý. Nhưng như vậy phải đặt tên phim là Lựu đạn, phở và piano, còn gì là tính biểu tượng của thủ đô nữa bác.
Thế nên đạo diễn thay lựu đạn bằng đào để đạt giá trị biểu tượng. Nhưng muốn vậy ông phải dụng công làm cho đến hạng ngốc nghếch như em cũng phải tin là hoa đào cần cho chiến lũy không kém gì lựu đạn cả. Tuy nhiên, có thể do em xa Hà Nội khá lâu, Tết nào cũng cố sắm cho được cành đào nhưng 1-2 tuần là phải tìm chỗ dọn đi, vì vậy chịu chết không cảm được tại sao người Hà Nội xưa kia lại sống chết có được một cành đào sau Tết đến... 20 ngày.
Bác nhắc đến việc anh tự vệ muốn chứng minh giá trị của bản thân, đây cũng là điều em băn khoăn sau khi xem phim. Để chứng minh điều đó, nhân vật chính đã mạo hiểm tính mạng của mình đã đành, anh mạo hiểm luôn tính mạng, tài sản của ông Phán, sau đó lại bất chấp luôn tính mạng của người yêu. Vậy nhân vật đang vì bản thân mình hay vì đất nước, vì nhân dân, vì căm thù giặc? Đạo diễn đã để nhân vật thể hiện qua đoạn đối thoại gần cuối phim, nhưng diễn biến phim chưa cho thấy ý chí của nhân vật về điều này. Hay điều này lại cần ngầm hiểu tiếp tục nhỉ?
Người ta không học khối C, giáo sư văn học thông cảm văn học hay điện ảnh đều phải dùng tư duy hình tưởng để thưởng thức. Đâu ai rảnh đến mực lại phải dùng tư duy logic của toán học để phân tích đâu
Người ta không học khối C, giáo sư văn học thông cảm văn học hay điện ảnh đều phải dùng tư duy hình tưởng để thưởng thức. Đâu ai rảnh đến mực lại phải dùng tư duy logic của toán học để phân tích đâu
Diễn biến ban đầu anh lính làm rơi lựu đạn, bị đồng đội chê cười. Anh biết cả đơn vị đang thiếu đạn nghiêm trọng. Nếu anh sống chết mang một thùng lựu đạn về thì hoàn toàn hợp lý. Nhưng như vậy phải đặt tên phim là Lựu đạn, phở và piano, còn gì là tính biểu tượng của thủ đô nữa bác.
Thế nên đạo diễn thay lựu đạn bằng đào để đạt giá trị biểu tượng. Nhưng muốn vậy ông phải dụng công làm cho đến hạng ngốc nghếch như em cũng phải tin là hoa đào cần cho chiến lũy không kém gì lựu đạn cả. Tuy nhiên, có thể do em xa Hà Nội khá lâu, Tết nào cũng cố sắm cho được cành đào nhưng 1-2 tuần là phải tìm chỗ dọn đi, vì vậy chịu chết không cảm được tại sao người Hà Nội xưa kia lại sống chết có được một cành đào sau Tết đến... 20 ngày.
Bác nhắc đến việc anh tự vệ muốn chứng minh giá trị của bản thân, đây cũng là điều em băn khoăn sau khi xem phim. Để chứng minh điều đó, nhân vật chính đã mạo hiểm tính mạng của mình đã đành, anh mạo hiểm luôn tính mạng, tài sản của ông Phán, sau đó lại bất chấp luôn tính mạng của người yêu. Vậy nhân vật đang vì bản thân mình hay vì đất nước, vì nhân dân, vì căm thù giặc? Đạo diễn đã để nhân vật thể hiện qua đoạn đối thoại gần cuối phim, nhưng diễn biến phim chưa cho thấy ý chí của nhân vật về điều này. Hay điều này lại cần ngầm hiểu tiếp tục nhỉ?
Thôi ông tướng ạ, ông kể không khác gì đặt truyện Kiều cạnh kim vân kiều truyện rồi nói nguyễn du ăn cắp cả.
đào là đại diện cho hoà bình, cho sức sống đối lập với chiến tranh chết chóc
Phở là một bữa no cái bụng, lại còn là cực khoái của người HN.
Piano là âm nhạc, là êm đềm, là hoà bình.
Hay lại muốn mô tả rằng cơm từ phân từ nước, thịt lợn từ đống bầy hầy thức ăn thừa mà ra.
Sau vụ án Nguyễn Thị Đào, chúng ta ngẫm nghĩ một chút đến chuyện anh bán phở.
Một kỷ niệm riêng, khoảng 83-84, em đọc truyện vừa Dương Văn Nội. Truyện viết về một thiếu niên tham gia tự vệ thành Hoàng Diệu. Trong truyện có một bác tự vệ, trước làm hàng phở. Biết được một anh trong đơn vị nghèo đến nỗi chưa biết mùi vị phở thế nào, bác âm thầm chuẩn bị nguyên liệu để làm một nồi phở đúng điệu Hà thành. Nhưng bát phở chưa kịp nấu thì anh tự vệ đã hi sinh. Em đọc truyện vào những năm bao cấp, gạo mậu dịch ăn đong từng bữa, câu chuyện bát phở mơ ước kia vừa có sự hấp dẫn của một món ăn “cao cấp”, lại vừa có sự cao cả, thiêng liêng về tình đồng đội của những người cảm tử năm xưa.
Cũng bác tự vệ nọ, những khi nghỉ ngơi lại ngồi mơ đến ngày thắng lợi, bác sẽ làm một gánh phở, gánh đi khắp các ngõ ngách của Hà thành để mùi nước dùng quyến rũ kia bay vào nhà các đồng đội. Nếu bác bán phở đó là nhân vật có thật, chắc bác không thể nào tưởng tượng được hơn chục năm sau, khi kháng chiến thành công ở Hà Nội lại có một ông nhà văn mang họa vì món phở trứ danh.
Cuối thập niên 50, nhà văn Nguyễn Tuân viết tùy bút về phở, trong bối cảnh dự chiêu đãi ở nước ngoài, ê hề thức ăn nhưng không sao so sánh được với món đặc sản quê nhà. Nhà văn có biết đâu sau khi bài viết đăng lên, bọn xấu mồm thì mắng cán bộ ăn uống xa hoa, trong khi dân tình đói khổ. Lãnh đạo thì phê bình nhà văn đi ngược với chủ trương thắt lưng buộc bụng, gạo còn không đủ ăn lại cổ xúy nhân dân xơi phở, ăn thịt, chén giò chả. Chuyện của ông đến tai bà bán giò đầu ngõ, bà kêu trời, bảo với mọi người chúng nó ăn ngập răng không ai nói, ông ấy thế nào tôi bán tôi biết thừa, đến phở giấy, giò giấy mà hành người ta ghê quá.
Món phở Hà Nội trên giấy thì như thế, vậy nó được đưa lên phim ra sao? Để trưa nay em ra hàng làm một bát rồi về viết tiếp.
166 phòng chiếu, chắc phòng nào cũng đạt trên 80% số ghế.
Giá vé hôm nay đồng hạng 45.000 - 50.000 đ - Các suất bán offline không được thống kê.
Các rạp ngoài đang phải tiến hành bán vé combo để tránh thiệt hại chi phí phát hành (100% tiền vé trả về nhà nước), mong các cụ mợ thông cảm.
Có ý kiến dừng chiếu tại rạp ngoài vì lỗ chi phí, ngược lại có thông tin khả năng CGV và Lotte nhảy vào phát hành - khả năng thêm rạp phát hành khó, ít người biết CGV (tên bên Hàn đầy đủ là CJ CGV) và CJ Entertaiment (nhà sản xuất phim) cùng thuộc một tập đoàn mẹ.
Thực ra phim Việt bao năm nay đã không phải quá hay rồi tuy nhiên nếu đánh giá phim Đào là phim thị trường thì nên đánh đồng mọi logic phi lý, quan điểm xem phim với tất cả bộ phim khác chứ tập trung nã mình em Đào thì cứ hèn hèn sao ấy.
Chứ còn về mặt kinh doanh marketing thằng nào chẳng bơm thổi lùa gà, món ăn dở tệ reviewer còn chém cho nó thành ngon, sản phẩm lởm đời vẫn thổi nó ra ngon được. Trong trăm ngàn bình phẩm trái chiều thì sự lựa chọn cuối cùng vẫn là của khách hàng, người tiêu dùng cuối cùng cũng bị truyền thông định hướng dắt mũi không bằng cách này thì bằng cách khác thôi.
Em chưa xem Đào em cũng chẳng quan tâm nó hay hay ko? nhưng điều quan trọng mà e thấy thích đó là truyền thông đã vào cuộc, giới thiệu (cho dù là bơm thổi lùa gà) tác phẩm liên quan đến yếu tố lịch sử. Mảng miếng trước kia giới trẻ rất ít quan tâm. Tiền ở đâu thì tư nhân nó mới mò tới thì sau mới có nhiều tác phẩm hay được, không có tiền thì thằng nào làm? Vui vẻ lên đi các cụ
Bộ phim này mang nặng tính ước lệ (tính tượng trưng) và tính kịch. Có nghĩa là nó cố nhằm chuyển tải một thông điệp gì đó bằng một hình ảnh so sánh quen thuộc, bất chấp rằng hình ảnh đó, sự kiện đó đặt trong bối cảnh câu chuyện có hợp lý không. Ví dụ như đào là đại diện của..., phở là đại diện của..., piano là đại diện của... Ai mà không cảm được điều đó thì đầu óc quá khô khan, hoặc tệ hơn là không yêu nước. Tất cả những người chỉ trích những ai chê Đào đều đi theo hướng này, và hoàn toàn lặng thinh trước việc phân cảnh có hợp lý hay không, cả bộ phim có hình thành một câu chuyện mạch lạc không.
Ví dụ chuyện piano
phân cảnh cô gái đã đi tản cư rồi còn về nhà lấy đàn (và gặp bạn trai), có reviewer đã đặt câu hỏi: "Tại sao cô gái lại có mong muốn ngớ ngẩn là về lấy đàn đi mà vệ quốc đoàn còn ngớ ngẩn hơn là kéo đàn xuống giúp cô. Họ rảnh quá sao? Lưu ý cái đàn loại nhỏ cũng vài tạ, phải chở đi bằng ô tô tải hay xe bò… Chứ cô gái không thể tự đem đi được. Lính Pháp cũng rảnh háng bắn rụng cái đàn rồi thôi, không thấy đánh tiếp. Có lẽ vì đạo diễn hay biên kịch muốn đưa ra thông điệp cô gái là tiểu tư sản, yêu nghệ thuật, còn lính Pháp ác ôn, chúng tiêu diệt cả nghệ thuật của Việt Nam! Nhưng nếu là mình, cây đàn piano sẽ được thay bởi cây violin/guitar, nó sẽ logic hơn, vì gọn nhẹ đem đi được, mà tính nghệ thuật cũng tương đương piano."
Vấn đề là đạo diễn chỉ quan tâm đến tính ước lệ/tượng trưng, cho rằng càng tượng trưng cao thì phim càng "nghệ thuật" nên mới cố sống cố chết đưa cái piano sang chảnh vào, khiến các anh VQĐ đang chiến đấu máu lửa, đang phải lo cho thương binh, thiếu đạn dược, rút quân... mà còn phải cử người ra kéo tời hạ đàn cho cô gái. Có người đã đùa: tất cả là tại ông Phú Quang viết "mùa đông năm ấy, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ" nổi tiếng quá. Nếu ông viết "tiếng violin trong căn nhà đổ" thì đạo diễn, diễn viên đỡ khổ biết bao nhiêu
Nói vậy, không phải là phim về chiến tranh thì không được phép có thông điệp nghệ thuật, không được có những cảnh tượng lãng mạn. Vấn đề là không thể làm một cách dễ dãi. Phim/truyện VN nói về lãng mạn cách mạng rất nhiều, và rất thành công nữa là đằng khác, nhưng nó phải phát triển từ một bối cảnh phù hợp thì người xem mới thấy nó "thật", mới cảm được. Xin gửi các cụ một phân cảnh piano trong truyện Tuổi thơ dữ dội, bộ truyện mà mình đã khóc không biết bao lần vì tính lãng mạn và hào hùng của nó: (cũng là để các cụ đừng chụp mũ mình hay những ai chê phim này là ko yêu nước, là 3/, là khô khan, bới bèo ra bọ... Hôm trước mình vừa xem lại Giai điệu tự hào trên VTV xong đấy . Chỉ có điều, mình không thích những phim có kịch bản dễ dãi, đưa ra thông điệp theo kiểu cố lấy được. Và cũng nói luôn, mình không đánh giá cao nhiều phim hành động của Mỹ đâu, nên đừng so sánh Mỹ miếc gì cả).
---------------
Bối cảnh trích đoạn Tuổi thơ dữ dội: những ngày cuối cùng nổ súng kháng chiến ở Huế, trước khi quân ta vỡ mặt trận và phải rút lên chiến khu. Vệ Quốc Đoàn tấn công nhà một gã quan Pháp và thu được cây đàn piano. Nhưng một số chiến sĩ vốn là nông dân nghèo quanh vùng, chưa biết đàn piano là gì cả, nên đã cậy mấy miếng phím đàn đem về chơi, khoe với chú bé liên lạc đang nằm dưỡng thương là Quỳnh. Quỳnh vốn là con nhà đại tư sản, sống rất giàu cảm xúc và yêu âm nhạc. Chú bé gần như khóc khi biết cây đàn vô tình bị phá và khẩn khoản nhờ các anh cõng chú sang tòa lầu của tên quan Pháp. Khi đến nơi, chú quên cả cái chân đang đau, nhảy xuống sà vào cây đàn...
Bộ phim này mang nặng tính ước lệ (tính tượng trưng) và tính kịch. Có nghĩa là nó cố nhằm chuyển tải một thông điệp gì đó bằng một hình ảnh so sánh quen thuộc, bất chấp rằng hình ảnh đó, sự kiện đó đặt trong bối cảnh câu chuyện có hợp lý không. Ví dụ như đào là đại diện của..., phở là đại diện của..., piano là đại diện của... Ai mà không cảm được điều đó thì đầu óc quá khô khan, hoặc tệ hơn là không yêu nước. Tất cả những người chỉ trích những ai chê Đào đều đi theo hướng này, và hoàn toàn lặng thinh trước việc phân cảnh có hợp lý hay không, cả bộ phim có hình thành một câu chuyện mạch lạc không.
Ví dụ chuyện piano
phân cảnh cô gái đã đi tản cư rồi còn về nhà lấy đàn (và gặp bạn trai), có reviewer đã đặt câu hỏi: "Tại sao cô gái lại có mong muốn ngớ ngẩn là về lấy đàn đi mà vệ quốc đoàn còn ngớ ngẩn hơn là kéo đàn xuống giúp cô. Họ rảnh quá sao? Lưu ý cái đàn loại nhỏ cũng vài tạ, phải chở đi bằng ô tô tải hay xe bò… Chứ cô gái không thể tự đem đi được. Lính Pháp cũng rảnh háng bắn rụng cái đàn rồi thôi, không thấy đánh tiếp. Có lẽ vì đạo diễn hay biên kịch muốn đưa ra thông điệp cô gái là tiểu tư sản, yêu nghệ thuật, còn lính Pháp ác ôn, chúng tiêu diệt cả nghệ thuật của Việt Nam! Nhưng nếu là mình, cây đàn piano sẽ được thay bởi cây violin/guitar, nó sẽ logic hơn, vì gọn nhẹ đem đi được, mà tính nghệ thuật cũng tương đương piano."
Vấn đề là đạo diễn chỉ quan tâm đến tính ước lệ/tượng trưng, cho rằng càng tượng trưng cao thì phim càng "nghệ thuật" nên mới cố sống cố chết đưa cái piano sang chảnh vào, khiến các anh VQĐ đang chiến đấu máu lửa, đang phải lo cho thương binh, thiếu đạn dược, rút quân... mà còn phải cử người ra kéo tời hạ đàn cho cô gái. Có người đã đùa: tất cả là tại ông Phú Quang viết "mùa đông năm ấy, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ" nổi tiếng quá. Nếu ông viết "tiếng violin trong căn nhà đổ" thì đạo diễn, diễn viên đỡ khổ biết bao nhiêu
Nói vậy, không phải là phim về chiến tranh thì không được phép có thông điệp nghệ thuật, không được có những cảnh tượng lãng mạn. Vấn đề là không thể làm một cách dễ dãi. Phim/truyện VN nói về lãng mạn cách mạng rất nhiều, và rất thành công nữa là đằng khác, nhưng nó phải phát triển từ một bối cảnh phù hợp thì người xem mới thấy nó "thật", mới cảm được. Xin gửi các cụ một phân cảnh piano trong truyện Tuổi thơ dữ dội, bộ truyện mà mình đã khóc không biết bao lần vì tính lãng mạn và hào hùng của nó: (cũng là để các cụ đừng chụp mũ mình hay những ai chê phim này là ko yêu nước, là 3/, là khô khan, bới bèo ra bọ... Hôm trước mình vừa xem lại Giai điệu tự hào trên VTV xong đấy . Chỉ có điều, mình không thích những phim có kịch bản dễ dãi, đưa ra thông điệp theo kiểu cố lấy được. Và cũng nói luôn, mình không đánh giá cao nhiều phim hành động của Mỹ đâu, nên đừng so sánh Mỹ miếc gì cả).
---------------
Bối cảnh trích đoạn Tuổi thơ dữ dội: những ngày cuối cùng nổ súng kháng chiến ở Huế, trước khi quân ta vỡ mặt trận và phải rút lên chiến khu. Vệ Quốc Đoàn tấn công nhà một gã quan Pháp và thu được cây đàn piano. Nhưng một số chiến sĩ vốn là nông dân nghèo quanh vùng, chưa biết đàn piano là gì cả, nên đã cậy mấy miếng phím đàn đem về chơi, khoe với chú bé liên lạc đang nằm dưỡng thương là Quỳnh. Quỳnh vốn là con nhà đại tư sản, sống rất giàu cảm xúc và yêu âm nhạc. Chú bé gần như khóc khi biết cây đàn vô tình bị phá và khẩn khoản nhờ các anh cõng chú sang tòa lầu của tên quan Pháp. Khi đến nơi, chú quên cả cái chân đang đau, nhảy xuống sà vào cây đàn... View attachment 8383909
Cụ viết cứ phải rào, không lại bị chụp mũ rồi lại phải nói câu cuối bạn Mừng trăn trối qua điện thoại với trung đoàn trưởng ở chương cuối Tuổi thơ dữ dội ấy nhỉ?
Em vẫn âm thầm theo dõi thớt. Có nhiều cụ mợ phân tích hay và công tâm ghê. Có vài cụ chê nhưng phân tích kỹ hơn cả thi chuyên lý. Em mong các cụ thư giãn một chút khi xem phim để cảm nhận được thông điệp của phim. Điều níu kéo con người khi đứng trước sự sống còn dưới sự đe dọa của đạn pháo, em thiết nghĩ đó là những kỷ niệm về 1 cuộc sống tươi đẹp. Đối với con người sống ở Hà Nội lúc đó, đào - phở - piano thực sự là hình ảnh đại diện cho 1 cuộc sống bình thường - bình yên, đẹp đẽ. Ai ở Hà Nội lâu thời đó và ngay cả thời 7-8x đều có thể nhận ra nét đặc trưng đó của Hà Nội.
Và khi đứng trước nguy cơ tất cả chỉ còn 1 đống hoang tàn, đến thân mạng mình không biết có giữ được không thì em cảm nhận rằng những con người dù thân phận khác nhau đó đều chọn cách làm sao để níu giữ lại được hình ảnh cuộc sống tươi đẹp ngày xưa theo cách thể hiện riêng bằng tình yêu riêng của họ - nhưng tất cả đều cùng hướng về mong muốn giữ gìn được cuộc sống tươi đẹp đó trên mảnh đất của mình, không muốn nó tan biến đi như 1 đống hoang tàn trước mắt. Cảm giác mất mát đó chắc nhiều cmm cũng hiểu nó sẽ xót xa như thế nào đủ để làm động lực thúc đẩy người ta không ngại vất vả hy sinh để giữ gìn, bảo vệ.
Phim Đào chỉ thể hiện 1 lát cắt nhỏ trong vô vàn những câu chuyện về chiến tranh giữ nước của dân tộc mình nên đâu cần mô tả bắn nhau hoành tráng. Từ những câu chuyện nhỏ đặt bên nhau mới thành lịch sử lớn lao được chứ ạ. Nên em xem qua nội dung phim Đào... em đã rất thích rồi và mong một số cụ mợ chưa thấy phim hay có thể chuyển sang xem phim ở 1 tâm thế khác giản dị thôi. Biết đâu, các cm sẽ cảm nhận khác đi một chút và đỡ tiếc thời gian vì đã chọn phim.
Em lan man một chút về cảm nhận ban đầu của em thôi chứ em chưa mua được vé xem phim Đào. Nhưng em nghe nói nhiều người xem Đào xong là muốn được ăn 1 tô phở ngay. Các cụ mợ tiện thì review giúp em quán phở nào ngon gần Rạp chiếu phim QG với ạ để em chuẩn bị cho kế hoạch xem Đào của nhà em. Em xin gửi Vodka các cụ mợ ạ.
Em vẫn âm thầm theo dõi thớt. Có nhiều cụ mợ phân tích hay và công tâm ghê.
Em chưa mua được vé xem phim Đào nhưng nghe nói nhiều người xem Đào xong là muốn được ăn 1 tô phở ngay. Các cụ mợ tiện thì review giúp em quán phở nào ngon gần Rạp chiếu phim QG với ạ để em chuẩn bị cho kế hoạch xem Đào nhà em. Em xin gửi Vodka các cụ mợ ạ.
Em vẫn âm thầm theo dõi thớt. Có nhiều cụ mợ phân tích hay và công tâm ghê. Có vài cụ chê nhưng phân tích kỹ hơn cả thi chuyên lý. Em mong các cụ thư giãn một chút khi xem phim để cảm nhận được thông điệp của phim. Điều níu kéo con người khi đứng trước sự sống còn dưới sự đe dọa của đạn pháo, em thiết nghĩ đó là những kỷ niệm về 1 cuộc sống tươi đẹp. Đối với con người sống ở Hà Nội lúc đó, đào - phở - piano thực sự là hình ảnh đại diện cho 1 cuộc sống bình thường - bình yên, đẹp đẽ. Ai ở Hà Nội lâu thời đó và ngay cả thời 7-8x đều có thể nhận ra nét đặc trưng đó của Hà Nội.
Và khi đứng trước nguy cơ tất cả chỉ còn 1 đống hoang tàn, đến thân mạng mình không biết có giữ được không thì em cảm nhận rằng những con người dù thân phận khác nhau đó đều chọn cách làm sao để níu giữ lại được hình ảnh cuộc sống tươi đẹp ngày xưa theo cách thể hiện riêng bằng tình yêu riêng của họ - nhưng tất cả đều cùng hướng về mong muốn giữ gìn được cuộc sống tươi đẹp đó trên mảnh đất của mình, không muốn nó tan biến đi như 1 đống hoang tàn trước mắt.
Phim Đào chỉ thể hiện 1 lát cắt nhỏ trong vô vàn những câu chuyện về chiến tranh giữ nước của dân tộc mình nên đâu cần mô tả bắn nhau hoành tráng. Từ những câu chuyện nhỏ đặt bên nhau mới thành lịch sử lớn lao được chứ ạ. Nên em xem qua nội dung phim Đào... em đã rất thích rồi và mong một số cụ mợ chưa thấy phim hay có thể chuyển sang xem phim ở 1 tâm thế khác giản dị thôi. Biết đâu, các cm sẽ cảm nhận khác đi một chút và đỡ tiếc thời gian vì đã chọn phim.
Em lan man một chút về cảm nhận ban đầu của em thôi chứ em chưa mua được vé xem phim Đào. Nhưng em nghe nói nhiều người xem Đào xong là muốn được ăn 1 tô phở ngay. Các cụ mợ tiện thì review giúp em quán phở nào ngon gần Rạp chiếu phim QG với ạ để em chuẩn bị cho kế hoạch xem Đào của nhà em. Em xin gửi Vodka các cụ mợ ạ.
Phim đánh đúng tâm lý của khán giả Việt, đang khát các nội dung điện ảnh về lịch sử, chiến tranh.. và phím khán giả thấy hay vì đê cao tính dân tộc, sự bi thương của 1 giai đoạn lịch sư.. Tât nhiên kinh phí còn thấp, diễn viên diễn xuất chưa hay nhưng ko sao cả.. Xin khẳng định phim hay hơn Mai của Lệ tổ.. đề nghị xuất bản lên Netflix để bạn bè thế giới, đặc biệt hội Pháp lợn xem để cùng thấm về 1 giai đoạn lịch sử hihi