[Funland] Phim "Đào, Phở và Piano"

Biển số
OF-789027
Ngày cấp bằng
2/9/21
Số km
1,346
Động cơ
73,202 Mã lực
Tuổi
44
Phim Cuộc sống tươi đẹp thì như em đã nhắc trước đó, nhân vật đã có một quá trình xây dựng tính cách, câu chuyện. Tính cách, câu chuyện phù hợp thì có thể thực tế vô lý nhưng khán giả sẵn sàng tin, đó mới là thành công.

Trở lại với Đào, việc gặp một cành đào mang về thì cũng bình thường, nhưng vì một cành đào mà mạo hiểm tính mạng của mình và người khác thì quá lạ cụ ạ. Nó phải có quá trình chuẩn bị để người ta tin rằng vật đó xứng đáng để người khác hi sinh. Trong phim thì cái cành đào ấy là ngẫu hứng phát sinh, nó có trong vài hồi ức của anh tự vệ nhưng cũng chả nổi bật, không có gì chắc chắn là có ai cần đến nó khi mang về chiến lũy cả. Đương nhiên là đạo diễn cố gắng để cành đào trở thành một biểu tượng trong phim, nhưng bản thân em thì chịu, không thể luận ra kiểu nào mà nó lại là thứ không thể thiếu đến nỗi người này mạo hiểm vác nó vào vùng Pháp kiểm soát, người kia lại mạo hiểm lấy xe chở sang vùng Việt Minh.

Đó là ta mới xét đến Đào, còn Phở, còn Piano... cái nào cũng được cài cắm để trở thành biểu tượng, nhưng lên phim thì nó cứ vô lý đùng đùng.
Giá kể hồi bình phim Đất rừng phương nam, cụ cũng rạch ròi như vậy nhỉ? :)), phim Đào thì e chưa xem, nên chả dám bình.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,813
Động cơ
271,971 Mã lực
Em chưa xem, mà thấy gấu bảo vào link đặt mua vé onlie lúc nào cũng quá tải người truy cập không vào mua được vé.
Em vừa vào thấy vẫn trang web của NCC vẫn mở.

Nhưng không thấy lịch chiếu phim này nữa ?!

Các phim khác vẫn hiện đầy đủ.
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
311
Động cơ
583,758 Mã lực
Tiếp đến là nói về Phở.

1709018974073.png


Thú thực khi nghe tên Đào, phở và piano, em cứ nghĩ là một phim quảng bá du lịch.

Tuy nhiên khi biết đây là phim về người Hà Nội kháng chiến cũng không ngạc nhiên. Hình ảnh phở gắn liền với thủ đô rất hợp lý, chả có gì phải bàn cãi.

Cái khó của đạo diễn là người ta đã quá quen với những áng văn chương xuất sắc từ thời Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân… với những mô tả về một món ăn lôi cuốn nhưng lại chất chứa cả tâm hồn của người Hà Nội.

Đoạn sau này tiếc lộ nội dung phim:

Trong phim, món phở được mô tả chủ yếu trong bối cảnh một góc bếp của vợ chồng anh hàng phở. Hai anh chị nấn ná chưa tản cư, ban đầu vì lúng túng với mấy ký thịt chưa biết giải quyết thế nào, sau vì gợi ý của anh tự vệ là anh em lâu nay chưa được ăn. Cuối cùng hai anh chị ở lại với những đúc kết rất kinh tế thị trường “anh em được ăn, vợ chồng mình kiếm chút tiền” và liều lĩnh hơn theo kiểu dân buôn Do Thái là “Tây hay ta gì cũng phải ăn”. Thế là giữa lúc chiến trường sắp đi vào hồi quyết liệt, ở một góc bếp hai người chuẩn bị một nồi phở cực kỳ công phu, nhờ người ra ngoại thành tìm hành lá, chị ngâm gạo, xay bột, tráng bánh phở, anh ninh xương, thái thịt… thành quả là đến sáng hôm sau nồi phở đã sẵn sàng ra chiến lũy.

Nếu chỉ dừng lại ở hình ảnh một món ăn vật chất, những trường đoạn trên chấp nhận được. Tuy nhiên, ý đồ của tác giả là phải làm bật lên ý nghĩa tinh thần. Vì vậy, đối với các chiến sĩ thì nhu cầu ăn phở chỉ lướt qua trong câu gợi ý của chàng tự vệ, nhưng đối với nhân vật cậu bé đánh giày, một bát phở thời chiến trở thành nỗi ám ảnh. Một cậu bé đánh giày mỗi lần nghĩ đến bát phở trong mơ là màn ảnh sáng bừng với hình ảnh anh hàng phở bưng bát, cậu bé với ánh mắt, gương mặt rạng rỡ, cận cảnh bát phở đặc tả hoàn hảo. Cả trường đoạn kết hợp âm nhạc rộn ràng vừa làm ta nghĩ đến hình ảnh ông già Noel quảng cáo cho viên súp Knor, vừa như vang vang câu thơ bất hủ “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. Hình như sợ khán giả không cảm được ý đồ, đạo diễn cho cảnh này xuất hiện mấy lần liên tục trong phim, đúng theo kiểu “nhắc nhớ” của dân marketing. Đây thực sự là một trường đoạn tạo cảm xúc đối với những khán giả 2x ngồi xem trong rạp cùng em hôm đấy. Lần đầu họ cười khúc khích, lần thứ hai tiếng cười lại to hơn và lần sau nữa thì các bạn trẻ cười phá cả lên. Hóa ra với nhiều các bạn, giá trị tinh thần của món phở được cảm thụ theo cách nhìn đầy tính trào phúng.


Ôi phở ơi là phở.
 
Chỉnh sửa cuối:

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,700 Mã lực
Bộ phim này mang nặng tính ước lệ (tính tượng trưng) và tính kịch. Có nghĩa là nó cố nhằm chuyển tải một thông điệp gì đó bằng một hình ảnh so sánh quen thuộc, bất chấp rằng hình ảnh đó, sự kiện đó đặt trong bối cảnh câu chuyện có hợp lý không. Ví dụ như đào là đại diện của..., phở là đại diện của..., piano là đại diện của... Ai mà không cảm được điều đó thì đầu óc quá khô khan, hoặc tệ hơn là không yêu nước. Tất cả những người chỉ trích những ai chê Đào đều đi theo hướng này, và hoàn toàn lặng thinh trước việc phân cảnh có hợp lý hay không, cả bộ phim có hình thành một câu chuyện mạch lạc không.

Ví dụ chuyện piano
phân cảnh cô gái đã đi tản cư rồi còn về nhà lấy đàn (và gặp bạn trai), có reviewer đã đặt câu hỏi: "Tại sao cô gái lại có mong muốn ngớ ngẩn là về lấy đàn đi mà vệ quốc đoàn còn ngớ ngẩn hơn là kéo đàn xuống giúp cô. Họ rảnh quá sao? Lưu ý cái đàn loại nhỏ cũng vài tạ, phải chở đi bằng ô tô tải hay xe bò… Chứ cô gái không thể tự đem đi được. Lính Pháp cũng rảnh háng bắn rụng cái đàn rồi thôi, không thấy đánh tiếp.
Có lẽ vì đạo diễn hay biên kịch muốn đưa ra thông điệp cô gái là tiểu tư sản, yêu nghệ thuật, còn lính Pháp ác ôn, chúng tiêu diệt cả nghệ thuật của Việt Nam! Nhưng nếu là mình, cây đàn piano sẽ được thay bởi cây violin/guitar, nó sẽ logic hơn, vì gọn nhẹ đem đi được, mà tính nghệ thuật cũng tương đương piano."

Vấn đề là đạo diễn chỉ quan tâm đến tính ước lệ/tượng trưng, cho rằng càng tượng trưng cao thì phim càng "nghệ thuật" nên mới cố sống cố chết đưa cái piano sang chảnh vào, khiến các anh VQĐ đang chiến đấu máu lửa, đang phải lo cho thương binh, thiếu đạn dược, rút quân... mà còn phải cử người ra kéo tời hạ đàn cho cô gái. Có người đã đùa: tất cả là tại ông Phú Quang viết "mùa đông năm ấy, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ" nổi tiếng quá. Nếu ông viết "tiếng violin trong căn nhà đổ" thì đạo diễn, diễn viên đỡ khổ biết bao nhiêu :D
Nói vậy, không phải là phim về chiến tranh thì không được phép có thông điệp nghệ thuật, không được có những cảnh tượng lãng mạn. Vấn đề là không thể làm một cách dễ dãi. Phim/truyện VN nói về lãng mạn cách mạng rất nhiều, và rất thành công nữa là đằng khác, nhưng nó phải phát triển từ một bối cảnh phù hợp thì người xem mới thấy nó "thật", mới cảm được. Xin gửi các cụ một phân cảnh piano trong truyện Tuổi thơ dữ dội, bộ truyện mà mình đã khóc không biết bao lần vì tính lãng mạn và hào hùng của nó: (cũng là để các cụ đừng chụp mũ mình hay những ai chê phim này là ko yêu nước, là 3/, là khô khan, bới bèo ra bọ... Hôm trước mình vừa xem lại Giai điệu tự hào trên VTV xong đấy :). Chỉ có điều, mình không thích những phim có kịch bản dễ dãi, đưa ra thông điệp theo kiểu cố lấy được. Và cũng nói luôn, mình không đánh giá cao nhiều phim hành động của Mỹ đâu, nên đừng so sánh Mỹ miếc gì cả).
---------------
Bối cảnh trích đoạn Tuổi thơ dữ dội: những ngày cuối cùng nổ súng kháng chiến ở Huế, trước khi quân ta vỡ mặt trận và phải rút lên chiến khu. Vệ Quốc Đoàn tấn công nhà một gã quan Pháp và thu được cây đàn piano. Nhưng một số chiến sĩ vốn là nông dân nghèo quanh vùng, chưa biết đàn piano là gì cả, nên đã cậy mấy miếng phím đàn đem về chơi, khoe với chú bé liên lạc đang nằm dưỡng thương là Quỳnh. Quỳnh vốn là con nhà đại tư sản, sống rất giàu cảm xúc và yêu âm nhạc. Chú bé gần như khóc khi biết cây đàn vô tình bị phá và khẩn khoản nhờ các anh cõng chú sang tòa lầu của tên quan Pháp. Khi đến nơi, chú quên cả cái chân đang đau, nhảy xuống sà vào cây đàn...
View attachment 8383909
Cũng không hiểu lắm, trong 2pic này, em theo dõi từ đầu, có ai chụp mũ không yêu nước với người chê nhỉ? Cụ quote lại để em mắng cho trận. Chứ cụ rào thế thì khác gì chỉ người phản biện người chê là lũ nói bậy.
Cụ mạnh dạn chê phim kỹ xảo kém, bối cảnh hẹp, nhiều chỗ không logic cũng chẳng ai thèm ý kiến đâu vì ai cũng biết khi xem rồi. Chứ đừng như cậu nào đó gọt hết đi phần da thịt, review mỗi khúc xương thì ai chẳng thấy ghê. Đấy là review dìm hàng thấy rõ
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,581
Động cơ
184,769 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Bộ phim này mang nặng tính ước lệ (tính tượng trưng) và tính kịch. Có nghĩa là nó cố nhằm chuyển tải một thông điệp gì đó bằng một hình ảnh so sánh quen thuộc, bất chấp rằng hình ảnh đó, sự kiện đó đặt trong bối cảnh câu chuyện có hợp lý không. Ví dụ như đào là đại diện của..., phở là đại diện của..., piano là đại diện của... Ai mà không cảm được điều đó thì đầu óc quá khô khan, hoặc tệ hơn là không yêu nước. Tất cả những người chỉ trích những ai chê Đào đều đi theo hướng này, và hoàn toàn lặng thinh trước việc phân cảnh có hợp lý hay không, cả bộ phim có hình thành một câu chuyện mạch lạc không.

Ví dụ chuyện piano
phân cảnh cô gái đã đi tản cư rồi còn về nhà lấy đàn (và gặp bạn trai), có reviewer đã đặt câu hỏi: "Tại sao cô gái lại có mong muốn ngớ ngẩn là về lấy đàn đi mà vệ quốc đoàn còn ngớ ngẩn hơn là kéo đàn xuống giúp cô. Họ rảnh quá sao? Lưu ý cái đàn loại nhỏ cũng vài tạ, phải chở đi bằng ô tô tải hay xe bò… Chứ cô gái không thể tự đem đi được. Lính Pháp cũng rảnh háng bắn rụng cái đàn rồi thôi, không thấy đánh tiếp.
Có lẽ vì đạo diễn hay biên kịch muốn đưa ra thông điệp cô gái là tiểu tư sản, yêu nghệ thuật, còn lính Pháp ác ôn, chúng tiêu diệt cả nghệ thuật của Việt Nam! Nhưng nếu là mình, cây đàn piano sẽ được thay bởi cây violin/guitar, nó sẽ logic hơn, vì gọn nhẹ đem đi được, mà tính nghệ thuật cũng tương đương piano."

Vấn đề là đạo diễn chỉ quan tâm đến tính ước lệ/tượng trưng, cho rằng càng tượng trưng cao thì phim càng "nghệ thuật" nên mới cố sống cố chết đưa cái piano sang chảnh vào, khiến các anh VQĐ đang chiến đấu máu lửa, đang phải lo cho thương binh, thiếu đạn dược, rút quân... mà còn phải cử người ra kéo tời hạ đàn cho cô gái. Có người đã đùa: tất cả là tại ông Phú Quang viết "mùa đông năm ấy, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ" nổi tiếng quá. Nếu ông viết "tiếng violin trong căn nhà đổ" thì đạo diễn, diễn viên đỡ khổ biết bao nhiêu :D
Nói vậy, không phải là phim về chiến tranh thì không được phép có thông điệp nghệ thuật, không được có những cảnh tượng lãng mạn. Vấn đề là không thể làm một cách dễ dãi. Phim/truyện VN nói về lãng mạn cách mạng rất nhiều, và rất thành công nữa là đằng khác, nhưng nó phải phát triển từ một bối cảnh phù hợp thì người xem mới thấy nó "thật", mới cảm được. Xin gửi các cụ một phân cảnh piano trong truyện Tuổi thơ dữ dội, bộ truyện mà mình đã khóc không biết bao lần vì tính lãng mạn và hào hùng của nó: (cũng là để các cụ đừng chụp mũ mình hay những ai chê phim này là ko yêu nước, là 3/, là khô khan, bới bèo ra bọ... Hôm trước mình vừa xem lại Giai điệu tự hào trên VTV xong đấy :). Chỉ có điều, mình không thích những phim có kịch bản dễ dãi, đưa ra thông điệp theo kiểu cố lấy được. Và cũng nói luôn, mình không đánh giá cao nhiều phim hành động của Mỹ đâu, nên đừng so sánh Mỹ miếc gì cả).
---------------
Bối cảnh trích đoạn Tuổi thơ dữ dội: những ngày cuối cùng nổ súng kháng chiến ở Huế, trước khi quân ta vỡ mặt trận và phải rút lên chiến khu. Vệ Quốc Đoàn tấn công nhà một gã quan Pháp và thu được cây đàn piano. Nhưng một số chiến sĩ vốn là nông dân nghèo quanh vùng, chưa biết đàn piano là gì cả, nên đã cậy mấy miếng phím đàn đem về chơi, khoe với chú bé liên lạc đang nằm dưỡng thương là Quỳnh. Quỳnh vốn là con nhà đại tư sản, sống rất giàu cảm xúc và yêu âm nhạc. Chú bé gần như khóc khi biết cây đàn vô tình bị phá và khẩn khoản nhờ các anh cõng chú sang tòa lầu của tên quan Pháp. Khi đến nơi, chú quên cả cái chân đang đau, nhảy xuống sà vào cây đàn...
View attachment 8383909
Đã là phim theo hơi hướng ước lệ rồi mà còn chê nó "kịch, vô lý... " thì có phải khiên cưỡng ko cụ? Bản thân Hollywood's cũng ko thiếu những phim tạo màu phim và bối cảnh kiểu "giả trân, kịch ảo... " để nhấn mạnh vào tính ước lệ, yếu tố tưởng tượng đâu. Thậm chí đó còn là những phim nổi tiếng, tạo tiếng vang lớn và đc chỉ đạo bởi những đạo diễn tiếng tăm. Tỷ dụ như Kill Bill, Sky caption, Sin city, đội quân 300...
Hồi cái phim 300 ra mắt và đc nhiều người xem, khen ngợi. Thì bản thân e lại thấy nó chả hay lắm vì dựng phim kịch quá. Thứ tệ nhất là bối cảnh rất nhỏ hẹp như trên sân khấu. Màu phim thì xấu, bầu trời xám xịt lúc nào cũng vần vũ giả tạo. Cảnh hành động thì toàn slowmotion + cắt cảnh... Ấy vậy nhưng nó vẫn nổi tiếng và đa số khán giả VN vẫn khen hay.
Vậy mà tới phim Đào thì lại lấy những thứ đó ra để chê, em thấy đúng kiểu tiêu chuẩn kép giữa phim ngoại và phim Đào.
 

Min Autumn

Xe tải
Biển số
OF-830766
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
496
Động cơ
16,581 Mã lực
Gần đó có quan Phở Nhớ chỗ Huỳnh Thúc Kháng cụ à, lâu rồi em không ăn chẳng biết bây giờ còn nguyên phong độ không :D
Em cảm ơn cụ nhé !

Gần TTCPQG khu Láng Hạ - Thành Công có 1 vài quán Phở ăn được, em thì đề cử Thành Long (Lý Quốc Sư) 111 Láng Hạ mợ nhé
Em cảm ơn cụ !

Tiếp đến là nói về Phở.

View attachment 8384288

Thú thực khi nghe tên Đào, phở và piano, em cứ nghĩ là một phim quảng bá du lịch.

Tuy nhiên khi biết đây là phim về người Hà Nội kháng chiến cũng không ngạc nhiên. Hình ảnh phở gắn liền với thủ đô rất hợp lý, chả có gì phải bàn cãi.

Cái khó của đạo diễn là người ta đã quá quen với những áng văn chương xuất sắc từ thời Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân… với những mô tả về một món ăn lôi cuốn nhưng lại chất chứa cả tâm hồn của người Hà Nội.

Đoạn sau này tiếc lộ nội dung phim:

Trong phim, món phở được mô tả chủ yếu trong bối cảnh một góc bếp của vợ chồng anh hàng phở. Hai anh chị nấn ná chưa tản cư, ban đầu vì lúng túng với mấy ký thịt chưa biết giải quyết thế nào, sau vì gợi ý của anh tự vệ là anh em lâu nay chưa được ăn. Cuối cùng hai anh chị ở lại với những đúc kết rất kinh tế thị trường “anh em được ăn, vợ chồng mình kiếm chút tiền” và liều lĩnh hơn theo kiểu dân buôn Do Thái là “Tây hay ta gì cũng phải ăn”. Thế là giữa lúc chiến trường sắp đi vào hồi quyết liệt, ở một góc bếp hai người chuẩn bị một nồi phở cực kỳ công phu, nhờ người ra ngoại thành tìm hành lá, chị ngâm gạo, xay bột, tráng bánh phở, anh ninh xương, thái thịt… thành quả là đến sáng hôm sau nồi phở đã sẵn sàng ra chiến lũy.

Nếu chỉ dừng lại ở hình ảnh một món ăn vật chất, những trường đoạn trên chấp nhận được. Tuy nhiên, ý đồ của tác giả là phải làm bật lên ý nghĩa tinh thần. Vì vậy, đối với các chiến sĩ thì nhu cầu ăn phở chỉ lướt qua trong câu gợi ý của chàng tự vệ, nhưng đối với nhân vật cậu bé đánh giày, một bát phở thời chiến trở thành nỗi ám ảnh. Một cậu bé đánh giày mỗi lần nghĩ đến bát phở trong mơ là màn ảnh sáng bừng với hình ảnh anh hàng phở bưng bát, cậu bé với ánh mắt, gương mặt rạng rỡ, cận cảnh bát phở đặc tả hoàn hảo. Cả trường đoạn kết hợp âm nhạc rộn ràng vừa làm ta nghĩ đến hình ảnh ông già Noel quảng cáo cho viên súp Knor, vừa như vang vang câu thơ bất hủ “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. Hình như sợ khán giả không cảm được ý đồ, đạo diễn cho cảnh này xuất hiện mấy lần liên tục trong phim, đúng theo kiểu “nhắc nhớ” của dân marketing. Đây thực sự là một trường đoạn tạo cảm xúc đối với những khán giả 2x ngồi xem trong rạp cùng em hôm đấy. Lần đầu họ cười khúc khích, lần thứ hai tiếng cười lại to hơn và lần sau nữa thì các bạn trẻ cười phá cả lên. Hóa ra với nhiều các bạn, giá trị tinh thần của món phở được cảm thụ theo cách nhìn đầy tính trào phúng.


Ôi phở ơi là phở.
Thế cuối cùng cụ đi xem Đào... về, cụ có ghé quán phở nào không ạ? Cụ cho em xin 1 cái tên review quán phở của cụ với đi ạ. Em hay đọc bài về Phở của nv Vũ Bằng với Nguyễn Tuân nhưng em ăn phở thì vẫn thấy ngon miệng vì nó ngon chứ không phải cần nó theo chuẩn của nv nào. Cụ nói ra làm em thấy tò mò muốn biết phở chuẩn HN phải là như thế nào lắm ạ và em muốn thử.
 
Chỉnh sửa cuối:

thichcarot

Xe đạp
Biển số
OF-846163
Ngày cấp bằng
5/1/24
Số km
41
Động cơ
15,136 Mã lực
Tuổi
25
Em chưa mua được vé nhưng thấy cu con đang là sv cùng tụi bạn đi săn vé phim này để xem mà thấy vui. Vậy là phim rất thành công (với em) rồi

Phim Mai em xem thấy nhạt toẹt, mang so với phim này làm gi, mắc công
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
311
Động cơ
583,758 Mã lực
Thế cuối cùng cụ đi xem Đào... về, cụ có ghé quán phở nào không ạ? Cụ cho em xin 1 cái tên review quán phở của cụ với đi ạ. Em hay đọc bài về Phở của nv Vũ Bằng với Nguyễn Tuân nhưng em ăn phở thì vẫn thấy ngon miệng vì nó ngon chứ không phải cần nó theo chuẩn của nv nào. Cụ nói ra làm em thấy tò mò muốn biết phở chuẩn HN phải là như thế nào lắm ạ và em muốn thử.
Em xem phim vào buổi trưa nên sau đó cả bọn kéo nhau đi uống beer ạ.
Quán phở em thường ăn thì lại ở SG, không đúng tiêu chí gần TTPQG của mợ rồi. :)
 

QDV2012

Xe tăng
Biển số
OF-521799
Ngày cấp bằng
17/7/17
Số km
1,458
Động cơ
211,330 Mã lực
Tuổi
32
Phim đánh đúng tâm lý của khán giả Việt, đang khát các nội dung điện ảnh về lịch sử, chiến tranh.. và phím khán giả thấy hay vì đê cao tính dân tộc, sự bi thương của 1 giai đoạn lịch sư.. Tât nhiên kinh phí còn thấp, diễn viên diễn xuất chưa hay nhưng ko sao cả.. Xin khẳng định phim hay hơn Mai của Lệ tổ.. đề nghị xuất bản lên Netflix để bạn bè thế giới, đặc biệt hội Pháp lợn xem để cùng thấm về 1 giai đoạn lịch sử hihi
Thực ra phim Đào đâu có ý định PR truyền thông đâu, phim đặt hàng của bộ đẩy ra rạp chiếu phim Quốc gia để làm cho vui thôi chứ không có ý định thu thương mại. Em nói vui thì là làm phim cho có kiểu mấy cụ nhà thơ viết cho vui sau phát hành sách ấy.

Sau vì lý do nào đây mà truyền thông bỗng nhiên vào, bất ngờ viral và ai cũng biết, một số tay to cá mập bắt đầu ủng hộ và đầu tư cho phát hành rộng trên toàn quốc và nổi đến bây giờ.

Từ lúc viral thì ae mới thi nhau lên bài phân tích, review các kiểu chứ bthg có mấy ai để ý phim Việt đâu cụ. Bỗng nhiên phim nó lại ra đúng đợt phim Mai và rồi các ae bị cuốn vào cuộc chiến truyền thông, báo chí quăng mồi cho ae đánh nhau, một bên dịm Đào một bên chê Mai.

Rất tiếc là ae PR Đào chắc cũng chỉ làm vui vui vs ghét TT chứ lực không có, chứ một bộ phim cũng về đề tài lịch sử của TT lúc lên được vô số các người của công chúng giới thiệu lên bài. Nhưng với Đào thì im bặt chẳng một ai lên tiếng.

Khá hay cho 2 loài hoa của hai miền Nam Bắc Đào và Mai đều một nhà mà hành xử với nhau như 2 miền xa lạ
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
4,529
Động cơ
433,586 Mã lực
Bác chuẩn trên khía cạnh văn học và ý đòi của đạo diễn! Nó là nét văn hóa riêng của HN những thập niên 5,6,70 của thế kỷ trước!
Cái chất riêng của người Hà nội đã bị phai mờ trong cuộc sông hiện đại ngày nay , ngay cả những bạn trẻ 9x sinh ra ở Hà nội cũng chưa thực hiểu được những gì làm nên nét riêng của người Hà nội năm xưa . Em nghĩ bộ phim nay lôi kéo khán giả cũng có phần của sự tò mò muốn biết cái chất riêng của người Hà thành nó có gì khác biệt và người Hà nội xưa cũng có dịp hồi tưởng lại những năm tháng xưa
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,700 Mã lực
Hôm nay, đã xem hồng hà nữ sĩ, phim có cố gắng trong khâu phục trang, không gian nhưng đuối trong tất cả các mặt còn lại. Phim có truyền thông y hệt như đào phở thì cũng không hút đâu (truyền thông qua 1 tiktoker chứ có ai làm gì đâu)
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,842
Động cơ
1,263,639 Mã lực
Tuổi
49
Đã là phim theo hơi hướng ước lệ rồi mà còn chê nó "kịch, vô lý... " thì có phải khiên cưỡng ko cụ? Bản thân Hollywood's cũng ko thiếu những phim tạo màu phim và bối cảnh kiểu "giả trân, kịch ảo... " để nhấn mạnh vào tính ước lệ, yếu tố tưởng tượng đâu. Thậm chí đó còn là những phim nổi tiếng, tạo tiếng vang lớn và đc chỉ đạo bởi những đạo diễn tiếng tăm. Tỷ dụ như Kill Bill, Sky caption, Sin city, đội quân 300...
Hồi cái phim 300 ra mắt và đc nhiều người xem, khen ngợi. Thì bản thân e lại thấy nó chả hay lắm vì dựng phim kịch quá. Thứ tệ nhất là bối cảnh rất nhỏ hẹp như trên sân khấu. Màu phim thì xấu, bầu trời xám xịt lúc nào cũng vần vũ giả tạo. Cảnh hành động thì toàn slowmotion + cắt cảnh... Ấy vậy nhưng nó vẫn nổi tiếng và đa số khán giả VN vẫn khen hay.
Vậy mà tới phim Đào thì lại lấy những thứ đó ra để chê, em thấy đúng kiểu tiêu chuẩn kép giữa phim ngoại và phim Đào.
Ước lệ không có nghĩa là muốn gì thì làm đâu cụ. Ví dụ một người đang có tay có chân ở cảnh trước, cảnh sau không ai làm gì mà bỗng dưng rụng béng cái tay cái chân đó đi, thì sẽ không vô lý nếu đó là phim ma, nhưng sẽ rất vô lý nếu là phim hành động, phim đời thường.

Một cô gái có trí tuệ ở mức trung bình, IQ trên 80 (80 thực ra là hơi thấp) thì chắc chắn không thể một mình chạy về nhà lấy cái piano được, không lẽ cô định vác nó lên vai đi băng băng ra ngoại thành?
Nếu cô gái được xây dựng như một nghệ sỹ ngây ngô kiểu thiên tài tự kỷ thì sẽ hợp lý, hoặc nếu có 1 ông bố lái xe tải đi cùng thì hợp lý, hay cái piano thay bằng cái violin cũng hợp lý. Nếu không có những chi tiết bổ sung tính hợp lý đấy, thì cô gái này hành động quá vô lý :))

Kịch tính trong phim là cần thiết, nhưng kịch tính phải xây dựng trên cơ sở logic nhất định, vì đây có phải là dòng phim giả tưởng đâu.

Em phân tích dựa trên spoiler của cụ kia nhé, chứ em chưa xem :))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Đã là phim theo hơi hướng ước lệ rồi mà còn chê nó "kịch, vô lý... " thì có phải khiên cưỡng ko cụ? Bản thân Hollywood's cũng ko thiếu những phim tạo màu phim và bối cảnh kiểu "giả trân, kịch ảo... " để nhấn mạnh vào tính ước lệ, yếu tố tưởng tượng đâu. Thậm chí đó còn là những phim nổi tiếng, tạo tiếng vang lớn và đc chỉ đạo bởi những đạo diễn tiếng tăm. Tỷ dụ như Kill Bill, Sky caption, Sin city, đội quân 300...
Hồi cái phim 300 ra mắt và đc nhiều người xem, khen ngợi. Thì bản thân e lại thấy nó chả hay lắm vì dựng phim kịch quá. Thứ tệ nhất là bối cảnh rất nhỏ hẹp như trên sân khấu. Màu phim thì xấu, bầu trời xám xịt lúc nào cũng vần vũ giả tạo. Cảnh hành động thì toàn slowmotion + cắt cảnh... Ấy vậy nhưng nó vẫn nổi tiếng và đa số khán giả VN vẫn khen hay.
Vậy mà tới phim Đào thì lại lấy những thứ đó ra để chê, em thấy đúng kiểu tiêu chuẩn kép giữa phim ngoại và phim Đào.
Cụ khá vui tính khi lấy mấy phim thuần giải trí đặt cạnh phim Đào.

Skill captain, Sin city, 300 là tác phẩm điện ảnh dựa trên truyện tranh. Các chiêu trò câu khách, giật gân đủ cả

Riêng 300 bóp méo các sự kiện lịch sử xảy ra cách 2500 năm miễn sao khán giả mãn nhãn là được. Khán giả Hy Lạp xem đó là một sản phẩm giải trí dựa trên chất liệu lịch sử hay thần thoại của họ như vô vàn các sản phẩm khác của Hollywood.

Họ không xem 300 là nhắc nhớ lịch sử hào hùng, tri ân các tiền nhân có công, xem xong ko ai chảy nước mắt xúc động tưởng nhớ ông cha - mà chỉ vỗ tay vì đánh đấm sướng, diễn viên nước ngoài khoe body đẹp...

Phim Đào là sản phẩm tuyên huấn, đặt hàng của Bộ với mục đích giáo dục lịch sử và thúc đẩy lòng yêu nước. Nó phải được đánh giá nghiêm túc tương xứng không chỉ ngân sách đầu tư mà là cả với mục đích, tôn chỉ của nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,581
Động cơ
184,769 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Cụ khá vui tính khi lấy mấy phim thuần giải trí đặt cạnh phim Đào.

Skill captain, Sin city, 300 là tác phẩm điện ảnh dựa trên truyện tranh. Các chiêu trò câu khách, giật gân đủ cả

Riêng 300 bóp méo các sự kiện lịch sử xảy ra cách 2500 năm miễn sao khán giả mãn nhãn là được. Khán giả Hy Lạp xem đó là một sản phẩm giải trí dựa trên chất liệu lịch sử hay thần thoại của họ như vô vàn các sản phẩm khác của Hollywood.

Họ không xem 300 là nhắc nhớ lịch sử hào hùng, tri ân các tiền nhân có công, xem xong ko ai chảy nước mắt xúc động tưởng nhớ ông cha - mà chỉ vỗ tay vì đánh đấm sướng, diễn viên nước ngoài khoe body đẹp...

Phim Đào là sản phẩm tuyên huấn, đặt hàng của Bộ với mục đích giáo dục lịch sử và thúc đẩy lòng yêu nước. Nó phải được đánh giá nghiêm túc tương xứng không chỉ ngân sách đầu tư mà là cả với mục đích, tôn chỉ của nó.
Mấy dòng cuối cụ nói nghe thì đao to búa lớn đó nhưng bản thân cụ đã có sự đánh giá công bằng, khách quan dựa trên p/p sản phẩm (bộ phim) chưa. Ko có của vừa rẻ lại vừa ngon đâu ah. Muốn rẻ, ngon thì xài hàng nội địa Tàu cũng phải chịu mang tiếng ko yêu nc đấy.
Ngân sách làm phim tất tật gói gọn có 20 tỷ cho 1 bộ phim về chiến tranh mà cụ muốn nó phải chỉn chu, nghiêm túc tới ko bắt bẻ đc. Thì xin lỗi cụ, nói thẳng luôn ko có mà húp đâu cho nhanh.
Biên kịch, đạo diễn, diễn viên, hậu kỳ... có muốn góp sức mà làm cho tốt thì cũng chỉ tốt đc trong mức mà dạ dày của họ cho phép thôi. Muốn kiểm duyệt biên kịch tốt, dựng hậu trường thật, kỹ xảo đẹp, hậu kỳ mượt mà, diễn xuất đời... Tất tật đều l.quan đến $ hết.
Mấy phim lịch sử, chiến tranh từ cách đây hơn chục năm mà cũng đã ngót cả trăm tỷ rồi. Nói chi cái phim đc làm trong thời điểm k.tế khó khăn, lạm phát. Kinh phí có 20 tỷ mà đòi hỏi đủ thứ. Ko có đâu!
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,470
Động cơ
257,397 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ khá vui tính khi lấy mấy phim thuần giải trí đặt cạnh phim Đào.

Skill captain, Sin city, 300 là tác phẩm điện ảnh dựa trên truyện tranh. Các chiêu trò câu khách, giật gân đủ cả

Riêng 300 bóp méo các sự kiện lịch sử xảy ra cách 2500 năm miễn sao khán giả mãn nhãn là được. Khán giả Hy Lạp xem đó là một sản phẩm giải trí dựa trên chất liệu lịch sử hay thần thoại của họ như vô vàn các sản phẩm khác của Hollywood.

Họ không xem 300 là nhắc nhớ lịch sử hào hùng, tri ân các tiền nhân có công, xem xong ko ai chảy nước mắt xúc động tưởng nhớ ông cha - mà chỉ vỗ tay vì đánh đấm sướng, diễn viên nước ngoài khoe body đẹp...

Phim Đào là sản phẩm tuyên huấn, đặt hàng của Bộ với mục đích giáo dục lịch sử và thúc đẩy lòng yêu nước. Nó phải được đánh giá nghiêm túc tương xứng không chỉ ngân sách đầu tư mà là cả với mục đích, tôn chỉ của nó.
Làm chuẩn chỉ theo đúng mô típ phim Nhà Nước thì bảo là rập khuôn cứng nhắc không ai xem, giờ làm có chút thay đổi tươi mới khi thêm 1 ít cảnh ấm, 1 chút hài hước vui vẻ, đề cao tình yêu lứa đôi xen lẫn lòng yêu nước, không phân biệt giai cấp ca ngợi lòng yêu nước của cả tư sản, nghệ sĩ, cha xứ. Khắc họa cái hào hoa kiên cường của những người Hà Nội bình thường, không truyền bá bất cứ hệ tư tưởng chính trị nào thì lại bảo là không nghiêm túc, không đúng mục đích tôn chỉ.
Giờ người làm phim biết làm sao cho vừa lòng đây =)).
Thôi lượn về cái thớt bên kia spam cho nó nổi lên xem có ai tung hứng nữa không hay nhạt quá bị chìm mất rồi.
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,470
Động cơ
257,397 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ước lệ không có nghĩa là muốn gì thì làm đâu cụ. Ví dụ một người đang có tay có chân ở cảnh trước, cảnh sau không ai làm gì mà bỗng dưng rụng béng cái tay cái chân đó đi, thì sẽ không vô lý nếu đó là phim ma, nhưng sẽ rất vô lý nếu là phim hành động, phim đời thường.

Một cô gái có trí tuệ ở mức trung bình, IQ trên 80 (80 thực ra là hơi thấp) thì chắc chắn không thể một mình chạy về nhà lấy cái piano được, không lẽ cô định vác nó lên vai đi băng băng ra ngoại thành?
Nếu cô gái được xây dựng như một nghệ sỹ ngây ngô kiểu thiên tài tự kỷ thì sẽ hợp lý, hoặc nếu có 1 ông bố lái xe tải đi cùng thì hợp lý, hay cái piano thay bằng cái violin cũng hợp lý. Nếu không có những chi tiết bổ sung tính hợp lý đấy, thì cô gái này hành động quá vô lý :))

Kịch tính trong phim là cần thiết, nhưng kịch tính phải xây dựng trên cơ sở logic nhất định, vì đây có phải là dòng phim giả tưởng đâu.

Em phân tích dựa trên spoiler của cụ kia nhé, chứ em chưa xem :))
Nhà cụ ngày xưa nấu xôi bán à, thích nghe hơi nồi chõ nhỉ :))
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,581
Động cơ
184,769 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Làm chuẩn chỉ theo đúng mô típ phim Nhà Nước thì bảo là rập khuôn cứng nhắc không ai xem, giờ làm có chút thay đổi tươi mới khi thêm 1 ít cảnh ấm, 1 chút hài hước vui vẻ, đề cao tình yêu lứa đôi xen lẫn lòng yêu nước, không phân biệt giai cấp ca ngợi lòng yêu nước của cả tư sản, nghệ sĩ, cha xứ. Khắc họa cái hào hoa kiên cường của những người Hà Nội bình thường, không truyền bá bất cứ hệ tư tưởng chính trị nào thì lại bảo là không nghiêm túc, không đúng mục đích tôn chỉ.
Giờ người làm phim biết làm sao cho vừa lòng đây =)).
Thôi lượn về cái thớt bên kia spam cho nó nổi lên xem có ai tung hứng nữa không hay nhạt quá bị chìm mất rồi.
Thớt về phim Tomorrow hay thớt j vậy cụ? Tò mò quá!
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mấy dòng cuối cụ nói nghe thì đao to búa lớn đó nhưng bản thân cụ đã có sự đánh giá công bằng, khách quan dựa trên p/p sản phẩm (bộ phim) chưa. Ko có của vừa rẻ lại vừa ngon đâu ah. Muốn rẻ, ngon thì xài hàng nội địa Tàu cũng phải chịu mang tiếng ko yêu nc đấy.
Ngân sách làm phim tất tật gói gọn có 20 tỷ cho 1 bộ phim về chiến tranh mà cụ muốn nó phải chỉn chu, nghiêm túc tới ko bắt bẻ đc. Thì xin lỗi cụ, nói thẳng luôn ko có mà húp đâu cho nhanh.
Biên kịch, đạo diễn, diễn viên, hậu kỳ... có muốn góp sức mà làm cho tốt thì cũng chỉ tốt đc trong mức mà dạ dày của họ cho phép thôi. Muốn kiểm duyệt biên kịch tốt, dựng hậu trường thật, kỹ xảo đẹp, hậu kỳ mượt mà, diễn xuất đời... Tất tật đều l.quan đến $ hết.
Mấy phim lịch sử, chiến tranh từ cách đây hơn chục năm mà cũng đã ngót cả trăm tỷ rồi. Nói chi cái phim đc làm trong thời điểm k.tế khó khăn, lạm phát. Kinh phí có 20 tỷ mà đòi hỏi đủ thứ. Ko có đâu!
Cụ có thể tìm trong thớt để thấy là em chưa hề đánh giá vì em chưa xem, em chỉ bắt giò cụ khi so táo với lê.

Nếu cụ lấy Đào đặt cạnh các tác phẩm điện ảnh do chính quyền sở tại các nước đặt hàng để so sánh thì ok
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Làm chuẩn chỉ theo đúng mô típ phim Nhà Nước thì bảo là rập khuôn cứng nhắc không ai xem, giờ làm có chút thay đổi tươi mới khi thêm 1 ít cảnh ấm, 1 chút hài hước vui vẻ, đề cao tình yêu lứa đôi xen lẫn lòng yêu nước, không phân biệt giai cấp ca ngợi lòng yêu nước của cả tư sản, nghệ sĩ, cha xứ. Khắc họa cái hào hoa kiên cường của những người Hà Nội bình thường, không truyền bá bất cứ hệ tư tưởng chính trị nào thì lại bảo là không nghiêm túc, không đúng mục đích tôn chỉ.
Giờ người làm phim biết làm sao cho vừa lòng đây =)).
Thôi lượn về cái thớt bên kia spam cho nó nổi lên xem có ai tung hứng nữa không hay nhạt quá bị chìm mất rồi.
Cụ còm nhầm người vì em không có nhận xét gì về phim Đào.

Cụ mở thớt ra nên có câu không tiếp bất cứ ai có quan điểm trái chiều để tự sướng là được ý mà, người đuối lý hay làm thế

Thêm nữa là em chả xem Mai, cùng không có dòng nào khen Mai ở bất kỳ thớt nào nên cụ chụp mũ để làm gì thế?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top