Các cụ mợ khác nhau quan điểm thế này thì có tranh luận đến Tết năm sau cũng ko ngã ngũ. Đa số các môn nghệ thuật nghe nhìn đều dùng nguyên tắc ước lệ để truyền tải cảm xúc cho người xem, nghe, đọc. Kết quả quyết định cách làm. Tạo được cảm xúc thì có nghĩa cách làm thành công, không cần đúng sai, logic hay ko logic. Chẳng tạo được cảm xúc mong muốn thì cách làm hợp lí, logic đến mấy cũng vứt.
Cứ nhăm nhăm săm soi cách làm đúng sai, hợp lý ko, logic ko, ko phải cái mà người cảm thụ nghệ thuật chú ý đến. Ko thích, ko có cảm xúc gì, thấy nhạt toẹt thì ko xem là xong. Thiếu gì cái khác để xem.
Tất cả phim ảnh, kịch, chèo, cải lương, văn học, thơ, ... đặc biệt là hội hoạ, đều sử dụng nguyên tắc ước lệ. Còn phim tài liệu, hiện vật, văn bản lịch sử là phạm trù khác.
Cũng có người ko thích các môn nghệ thuật nói chung, luôn đòi hỏi mọi thứ phải được làm một cách thật logic, ko khác biệt với thực tế, bức tranh phải như 1 bức ảnh chụp. Em nghĩ đó là quyền cá nhân chứ chẳng sai đúng gì cả.