[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Tung của điều phi công sang Nga học chuyển loại SU 35. Vậy là Nga vẫn bán SU35 cho tàu?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
có sao đâu bác
xu thế mà nó có tiền nó cứ mua =))
nó có su 27 su 30 trước cả ta bao năm đấy thây
 

moetwanted

Xe hơi
Biển số
OF-49463
Ngày cấp bằng
25/10/09
Số km
101
Động cơ
458,470 Mã lực
Hic, oánh nhau nhiều lúc có may rủi mà
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Nếu Khựa khả năng có được Su-35 thì hợp Rafael của Ấn sớm ký thôi.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Biến thể Su-30 nào mạnh nhất hiện nay?

Phi Yến | 24/02/2015 07:15
thích

Chia sẻ:
Do được trang bị radar N035 Irbis và động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều nên Su-30M2 của Không quân Nga còn có tên gọi không chính thức là Su-35UBM.

Gia đình máy bay chiến đấu Su-30 gồm rất nhiều biến thể được thiết kế cho các mục đích khác nhau. Dưới đây là bảng xếp hạng thứ tự các phiên bản Su-30 mạnh nhất hiện nay:

1. Su-30M2

Tiêm kích Su-30M2 của Không quân Nga

Su-30M2 là phiên bản nội địa hóa dành riêng cho Không quân Nga, do Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) chế tạo dựa trên dòng máy bay chiến đấu đa năng nổi tiếng Su-30MK2.

Được thiết kế hoàn toàn dựa trên Su-30MK2 nên kích thước bề ngoài của Su-30M2 không có gì khác biệt. Tuy nhiên các thiết bị điện tử hàng không của Su-30M2 lại có sức mạnh vượt trội so với bản xuất khẩu Su-30MK2.

BÀI LIÊN QUAN

Việt Nam sẽ mua Su-30SM thay vì Su-35S?
Quốc gia nào đang sở hữu nhiều tiêm kích Su-30 nhất?
Vì sao Nga dùng đồng thời cả Su-30M2, Su-30SM và Su-35?

Trong đó đáng kể nhất là việc lắp đặt radar N035 Irbis (loại radar trang bị cho Su-35S) đã được thử nghiệm thành công và máy bay còn được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP (loại lắp trên Su-30MKI).

Do được thiết kế với 2 chỗ ngồi và có nhiều thành phần tương đồng với Su-35S cũng như Su-27SM2/SM3 nên hiện nay Không quân Nga chủ yếu sử dụng Su-30M2 để đào tạo phi công cho 2 loại tiêm kích này.

Su-30M2 thậm chí còn đang được Không quân Nga gọi bằng tên định danh không chính thức là Su-35UBM.

2. Su-30MKI/ Su-30SM

Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Su-30MKI là một biến thể do Tập đoàn Sukhoi (Nga) và HAL (Ấn Độ) hợp tác phát triển dành riêng cho Không quân Ấn Độ. Su-30MKI là máy bay tiêm kích hạng nặng được thiết kế với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoạt động tầm xa.

Do các máy bay chiến đấu xuất khẩu thường bị Nga cắt giảm tính năng nên phía Ấn Độ tỏ ra không hài lòng.

Chính vì vậy, họ đã tiến hành lắp các thiết bị điện tử tối tân của Pháp và Israel lên máy bay bên cạnh các thành phần chủ yếu của Nga như radar NIIP N011M BARS PESA và động cơ 2D TVC AL-31FP.

Su-30MKI được đánh giá chính là biến thể mạnh nhất của gia đình tiêm kích Sukhoi Su-30.

Tiêm kích Su-30SM của Không quân Nga

Trong suốt nhiều năm, nước Nga chủ yếu sản xuất Su-30 phục vụ mục đích xuất khẩu. Mãi gần đây, người Nga mới tự trang bị cho mình những chiếc Su-30 hiện đại.

Biến thể Su-30SM được Nga lựa chọn chính là dựa trên thiết kế vốn rất thành công từ Su-30MKI dành cho Không quân Ấn Độ.

Ngoài những thiết bị điện tử hàng không độc quyền của Nga, thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel thì thiết kế khí động học nguyên khối, cánh mũi, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên.

3. Su-30MK2

Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Su-30MK2 do Tổ hợp Komsomolsk-on-Amur sản xuất là phiên bản hiện đại hóa từ Su-30MK với khả năng cường kích đánh biển được nâng cao đáng kể.

Máy bay được trang bị tổ hợp ngắm bắn đa nhiệm SUV-VEP bao gồm radar N001 và OLS-30 có phạm vi theo dõi mục tiêu trên không khoảng 150 km, phát hiện tàu sân bay và xuồng cao tốc từ cự ly tương ứng 250 km và 70 km.

Radar của Su-30MK2 có thể theo dõi 10 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu (1 xa 1 gần) cùng lúc.

Động cơ trang bị cho Su-30MK2 là AL-31F không có kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều nhưng có tuổi thọ cao hơn đáng kể so với AL-31FP, tỏ ra thích hợp với một chiếc máy bay chiến đấu đa năng thiên về cường kích đánh biển hơn.

4. Su-30K

Tiêm kích Su-30K khi còn trong biên chế Không quân Ấn Độ

Su-30K là phiên bản tiêm kích chiếm ưu thế trên không dành cho xuất khẩu, được phát triển trên cơ sở Su-27PU của Không quân Nga. Máy bay không có cánh mũi, sử dụng động cơ AL-31F, hệ thống điện tử hàng không chủ yếu theo công nghệ những năm 1990.

Su-30K được trang bị radar N001V có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu nhưng chỉ có thể dẫn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất. Phạm vi phát hiện mục tiêu tối đa là 240 km, theo dõi ở cự ly 100 km.

Su-30K nguyên bản có tính năng kỹ chiến thuật tương đối thấp nên Ấn Độ chỉ chấp nhận sử dụng nó như một giải pháp tạm thời, trong khi chờ đợi sự hoàn thiện của Su-30MKI với nhiều đặc tính kỹ chiến thuật ưu việt hơn.

Hiện nay sau khi Ấn Độ trả lại Nga, những chiếc Su-30K này đã được Iraq và Angola mua lại, có thông tin cho rằng chúng sẽ được nâng cấp lên chuẩn Su-30KN với radar N011M BARS nhưng điều này chưa được xác nhận.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,199
Động cơ
497,962 Mã lực
Em thấy lạ là sao con m2 lại đứng trên sm
Chuẩn thì là mk2->m2->sm
 

kaka07

Xe máy
Biển số
OF-342625
Ngày cấp bằng
13/11/14
Số km
98
Động cơ
274,070 Mã lực
nếu theo bài báo này thì mình nghĩ, SU-30 MKM thì mạnh nhất trong dòng Su-30 :D
http://soha.vn/quan-su/5-tiem-kich-co-kha-nang-khong-chien-tot-nhat-dong-nam-a-20150214225806879.htm

tiện thể vs ai có clip hay thông tin gì liên quan đến
Không quân Hoàng gia Malaysia tỏ ra đặc biệt ấn tượng với những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ, nhất là sau chiến thắng vang dội trước F-15 của Mỹ trong cuộc tập trận Cope India 2004.
trong bài báo thì share mình vs nha
Mình cảm ơn :D
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Sự nguy hiểm của Su-30MKI khi trang bị BrahMos-M
(Vũ khí) - Theo Sputnik, hiện nay Nga và Ấn Độ gấp rút bắt tay sản xuất tên lửa BrahMos-M trang bị trên các dòng tiêm kích Su-30MKI và MiG-29K của Ấn Độ.

Trung Quốc giới thiệu bản nhái BrahMos làm Nga-Ấn choáng váng
Chiến hạm Ấn Độ thử phóng BrahMos khi TQ tới cửa nhà

Thông tin này được Sputnik dẫn lời ông Alexander Dergachev, phó giám đốc công ty BrahMos Aerospace cho biết.

Theo đó, việc đẩy nhanh tiến dộ phát triển phiên bản BrahMos-M là bởi hiện nay, tiêm kích Su-30MKI chỉ mang được 1 quả BrahMos-A duy nhất do trọng lượng của loại tên lửa này còn khá nặng.
Phiên bản BrahMos-M
Phiên bản BrahMos-M

Việc cho ra đời phiên bản BrahMos-M để mỗi chiếc tiêm này có thể mang tối đa 3 quả tên lửa loại này. Theo những thông tin được Ấn Độ công bố, BrahMos-A là một tên lửa hành trình tầm ngắn tốc độ siêu âm, được phát triển dựa trên nguyên mẫu tên lửa P-800 Oniks của Nga.

Nó có thể được phóng từ tàu ngầm, máy bay và mặt đất với tốc độ Mach 3. Tên lửa này nặng khoảng 2,5 tấn và dài 8,5 mét. Các nhà thiết kế cho rằng BrahMos-A quá nặng cho một chiến đấu cơ MiG-29K và ngay cả các bệ phóng của tàu ngầm Ấn Độ cũng cần được hiện đại hoá để sử dụng các tên lửa BrahMos-A.

Không phải đến bây giờ Ấn Độ mới tiết lộ về phiên bản BrahMos-M, hồi tháng 4/2014, phiên bản BrahMos-M đã được lộ diện.

Tổng Giám đốc BrahMos Aerospace, ông Sivathanu Pillai cho biết: "Chúng tôi đang đối diện với một thách thức đó là vấn đề giảm trọng lượng của tên lửa để có thể tích hợp nhiều nền tảng máy bay chiến đấu của không quân Ấn Độ ".

Trọng lượng của BrahMos-M sẽ vào khoảng 1,5 tấn, chiều dài ước chừng 6 m, và đường kính 0.5m. Nó có thể đạt tốc độ gấp 3.5 lần tốc độ âm thanh, có thể mang đầu đạn hạt nhân 200-300 kg với tầm bắn tối đa 290 km.

Tên lửa Brahmos-M sẽ được thiết kế để mang trên các máy bay chiến đấu Su-30MKI và MiG-29.

Tuy nhiên, phiên bản tên lửa này cũng có thể lắp đặt trên các nền tảng máy bay chiến đấu khác của Không quân Ấn Độ trong tương lai bao gồm máy bay Rafale và Mirage-2000 do Pháp sản xuất.

Ông Pillai cũng cho biết thêm: "Nhà sản xuất sẽ giảm trọng lượng của tên lửa để máy bay Su-30MKI có thể mang được 3 quả BrahMos-M. Trong khi máy bay MiG-29 có thể mang được 2 tên lửa BrahMos-M trong chiến đấu ". Dự kiến Ấn Độ sẽ có khoảng 40 máy bay Su-30MKI sử dụng phiên bản tên lửa siêu nhỏ.

Với sức mạnh của tiêm kích Su-30MKI kết hợp với BrahMos-M, Không quân Ấn Độ đủ sức khiến nhiều đối thủ phải khiếp sợ.
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
739
Động cơ
305,360 Mã lực
Cấu hình Su-35SKV nào phù hợp với Việt Nam?

Tuấn Trung | 02/03/2015 07:15



Nếu Việt Nam lựa chọn một phiên bản Su-35S của riêng mình thì nhiều khả năng máy bay sẽ nhận định danh Su-35SKV.

Thời gian gần đây, nhiều thông tin cho biết giai đoạn thương thảo hợp đồng mua tiêm kích Su-35S giữa Nga và Trung Quốc đã sắp kết thúc.

Nếu Su-35S được xuất khẩu sang Trung Quốc thì nhiều khả năng nó sẽ mang tên định danh Su-35SKK (tương tự như Su-30MKK).

Trong đó, chữ “S” là ký hiệu của phiên bản Su-35 sản xuất hàng loạt, chữ “K” biểu thị đây là dành cho xuất khẩu, còn chữ “K” thứ hai chính là “Kitai” (Trung Quốc trong tiếng Nga).

Sở dĩ biến thể Su-35S xuất khẩu cho Trung Quốc có thêm chữ “K” thứ hai là do máy bay sẽ được trang bị nhiều thiết bị điện tử do Trung Quốc sản xuất trong nước bên cạnh những thành phần chính cấu thành nên sức mạnh của Su-35S.



Chiếc Su-35S xuất khẩu đầu tiên nhiều khả năng sẽ mang định danh Su-35SKK

Vậy trong trường hợp Việt Nam cũng lựa chọn Su-35S để tăng cường sức mạnh cho không quân thì phiên bản đó sẽ mang định danh Su-35SK thông thường hay Su-35SKV?

Việt Nam hoàn toàn không thể thay thế các thiết bị điện tử phụ trợ nội địa cho máy bay giống như Trung Quốc và cũng ít có khả năng cấy ghép sản phẩm của phương Tây như Ấn Độ đã làm với Su-30MKI.

Vì vậy, nếu như chúng ta muốn lựa chọn một biến thể Su-35S phù hợp nhất với mình thì chỉ có một con đường là yêu cầu Nga thay thế một số trang thiết bị trên máy bay. Đó sẽ là thành phần nào?

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, hai yếu tố tạo nên sức mạnh vượt trội cho Su-35S là radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis và động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) AL-41FS.

Radar N035 Irbis mặc dù có một số ý kiến cho rằng nó không hơn N011M BARS trên Su-30MKI là bao, nhưng dù sao đây vẫn là thành phần không thể thay thế.



Động cơ phản lực AL-41FS

Nhưng đối với động cơ AL-41FS thì lại không như vậy, mặc dù động cơ thế hệ mới này giúp cho Su-35S có khả năng thao diễn rất linh hoạt, cực kỳ hữu dụng khi phải không chiến trong tầm nhìn.

Tuy nhiên AL-41FS ngoài giá thành cao còn có một nhược điểm “chết người” đó là tuổi thọ của bộ phận điều chỉnh hướng phụt rất ngắn, chỉ được khoảng 500 giờ bay là phải tháo ra đại tu. Trong thời gian đó, máy bay buộc phải nằm đất.

Điều này thực sự sẽ gây đau đầu cho các quốc gia có tiềm lực còn hạn chế như Việt Nam, đặc biệt là khi số lượng máy bay chiến đấu hiện đại còn rất ít ỏi.

Vậy liệu Việt Nam có nên lựa chọn động cơ thông thường AL-31F không có chức năng kiểm soát vector lực đẩy thay cho AL-41FS?



Việt Nam có thực sự cần Su-35 trang bị động cơ AL-41FS

Động cơ AL-31F ngoài ưu điểm là tuổi thọ cao (trên 2.000 giờ bay), giá thành rẻ, thì còn tỏ ra thích hợp với một chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không chuyên đánh tầm xa hơn.

Với môi trường tác chiến chủ yếu ở hướng biển, máy bay khó có khả năng gặp phải tình huống không chiến quần vòng cự ly ngắn với những chiếc tiêm kích hạng nhẹ xuất hiện bất ngờ từ các sân bay dã chiến được địa hình hiểm trở bao bọc.

Bên cạnh đó, các tiêm kích Su-27/30 lắp động cơ AL-31F cũng vẫn cho khả năng thao diễn rất linh hoạt, không thua kém quá nhiều máy bay trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy.

Nếu Việt Nam quyết định lắp động cơ AL-31F cho Su-35 sẽ giải quyết được vấn đề chi phí, đảm bảo duy trì tốt số lượng máy bay trực sẵn sàng chiến đấu trong khi hiệu quả tác chiến hầu như không bị ảnh hưởng.

Tóm lại, với một số nhận định trên, việc Việc Nam lựa chọn cấu hình Su-35SKV với radar Irbis-E và động cơ AL-31F là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.
http://soha.vn/quan-su/cau-hinh-su-35skv-nao-phu-hop-voi-viet-nam-20150302005131297.htm

:-? Đại tu xong rồi bay tiếp chứ có gì đâu mà bẩu 0 thọ.
Việc đại tu động cơ không đắt quá, không mất nhiều thời gian thì xài động cơ AL-41FS vẫn là ưu điểm chứ có gì đâu mà phải ngại (like)
 
Chỉnh sửa cuối:

jaguarxkr

Xe hơi
Biển số
OF-17615
Ngày cấp bằng
19/6/08
Số km
112
Động cơ
507,920 Mã lực
SU30 - MKI của Ấn Độ là mạnh nhất
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cấu hình Su-35SKV nào phù hợp với Việt Nam?

.............

:-? Đại tu xong rồi bay tiếp chứ có gì đâu mà bẩu 0 thọ.
Việc đại tu động cơ không đắt quá, không mất nhiều thời gian thì xài động cơ AL-41FS vẫn là ưu điểm chứ có gì đâu mà phải ngại (like)
Mỗi máy bay mua thêm 1 động cơ dự phòng, sau 500 giờ bay thì tháy thay cho nhanh rồi mang động cơ kia đi đại tu về dùng sau :))
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
739
Động cơ
305,360 Mã lực
Mỗi máy bay mua thêm 1 động cơ dự phòng, sau 500 giờ bay thì tháy thay cho nhanh rồi mang động cơ kia đi đại tu về dùng sau :))
Bẩu nó chỉ cho vài chiêu rùi mềnh sắm đồ nghề về đại tu chứ cần gì phải vác cái động cơ qua nhà nó để đại tu !!!! đại tu động cơ máy bay thì cũng giống như đại tu động cơ xe hơi vậy thôi chứ có gì đâu mà khó. như xe hơi thì tháo động cơ ra rùi thay joint culasse, giây cu roi.... vv ông thợ máy nào mà chả biết chỉ vỏn vẹn vài điểm đó làm tới làm lui dễ ợt mà đồ phụ tùng toàn đồ mới chỉ việc tháo ra rồi thay vào thôi xừ :-?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Bẩu nó chỉ cho vài chiêu rùi mềnh sắm đồ nghề về đại tu chứ cần gì phải vác cái động cơ qua nhà nó để đại tu !!!! đại tu động cơ máy bay thì cũng giống như đại tu động cơ xe hơi vậy thôi chứ có gì đâu mà khó. như xe hơi thì tháo động cơ ra rùi thay joint culasse, giây cu roi.... vv ông thợ máy nào mà chả biết chỉ vỏn vẹn vài điểm đó làm tới làm lui dễ ợt mà đồ phụ tùng toàn đồ mới chỉ việc tháo ra rồi thay vào thôi xừ :-?
:)) Em đâu có bẩu phải mang sang nó, hư ở HN thì gửi vào Đà Nẵng mà đại tu :))
Đại tu động cơ phản lực đâu phải dể đâu ợ, cụ nhìn mớ mạng nhện bám quanh động cơ xem :))
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
739
Động cơ
305,360 Mã lực
:)) Em đâu có bẩu phải mang sang nó, hư ở HN thì gửi vào Đà Nẵng mà đại tu :))
Đại tu động cơ phản lực đâu phải dể đâu ợ, cụ nhìn mớ mạng nhện bám quanh động cơ xem :))
Trời ơi mấy ông thợ máy bẩu ổng đại tu là mấy ổng biết cái gì phải làm, lo giề học 1 khóa thợ máy là xong ngay :)
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Su-30SM của Không quân Nga sẽ trang bị “sát thủ diệt hạm” BrahMos

Đào Cảnh | 19/03/2015 10:15
thích

Chia sẻ:
Với biệt danh “sát thủ diệt hạm”, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là khắc tinh của mọi loại tàu chiến, có tốc độ nhanh gần gấp 3 lần so với tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ sản xuất.

Tên lửa hành trình BrahMos

Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut sẽ đảm nhiệm công việc hiện đại hóa các chiến đấu cơ Su-30SM của Không quân Nga.

Một trong những hạng mục sẽ được hiện đại hóa cho Su-30SM là trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Interfax dẫn nguồn tin từ lãnh đạo Tập đoàn Irkut, ông Oleg Demchenko cho biết hôm 18/3.

BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh được Nga và Ấn Độ liên doanh phát triển dựa trên cơ sở của tên lửa Yakhont - phiên bản xuất khẩu của tên lửa diệt hạm P-800 Onyx.

Tên lửa BrahMos gồm 2 tầng, với động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn ở tầng một và nhiên liệu lỏng ở tầng hai, hiện là loại tên lửa có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Với độ chính xác tuyệt đối, BrahMos là loại vũ khí đầy sức mạnh của các lực lượng vũ trang Ấn Độ và Nga.

BÀI LIÊN QUAN

Việt Nam sẽ mua Su-30SM thay vì Su-35S?
Ấn Độ tích hợp thành công tên lửa BrahMos-A trên Su-30MKI
Vì sao Nga dùng đồng thời cả Su-30M2, Su-30SM và Su-35?

Với biệt danh “sát thủ diệt hạm”, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là khắc tinh của mọi loại tàu chiến cho đến nay. Cái tên BrahMos xuất phát từ tên viết tắt của hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.

BrahMos có tầm hoạt động vào khoảng 290 km và có thể mang theo đầu đạn thông thường với trọng lượng 300 kg.

Tên lửa có tốc độ tối đa Mach 3 (2.500 - 3.000 km/h) - tức nhanh gần gấp 3 lần so với tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ sản xuất.

Sở dĩ đạt tốc độ cao như vậy là vì BrahMos sử dụng đầu đạn nặng chỉ bằng 3/5 tên lửa Tomahawk và tầm bay ngắn hơn nhiều. Vì thế, tên lửa chỉ thích hợp trong việc tác chiến nhanh hoặc nhằm mục đích phòng thủ.

Hiện nay, Nga và Ấn Độ đã phát triển BrahMos thành 3 phiên bản, bao gồm Block I, Block II và Block III. Trong đó, phiên bản Block I đã có đủ 4 biến thể phóng từ trên không, trên bộ, trên tàu nổi và từ tàu ngầm.

Ngoài ra, Ấn Độ đang hoàn thiện phiên bản “BrahMos-M” dành riêng cho máy bay chiến đấu, khác biệt hoàn toàn với biến thể phóng từ trên không thuộc dòng BrahMos Block I.

Theo ông Oleg Demchenko, hiện tại Bộ Quốc phòng đang triển khai các kế hoạch hành động phù hợp và tìm kiếm các nguồn tài trợ.

Chiến đấu cơ Su-30SM

Trước đó, ngày 20/2, Tập đoàn Irkut đã bàn giao cho Ấn Độ Su-30MKI được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-A do liên doanh Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo.

Chiến đấu cơ siêu cơ động, đa năng Su-30SM được sản xuất tại nhà máy hàng không Irkutsk thuộc Tập đoàn Irkut, là phiên bản cải tiến của Su-30MKI, loại chiến đấu cơ mà Nga đã bàn giao cho Ấn Độ hồi cuối tháng 2/2015.

Từ năm 1999, Nga đã cung cấp hơn 200 chiếc Su-30MKI và biến thể tương tự cho các khách hàng, trong đó có Algeria (44 chiếc), Malaysia (18 chiếc), Ấn Độ 42 (chiếc)….

Hiện Không quân và Hải quân Nga đã đặt mua 72 chiếc Su-30SM, Kazakhstan cũng có nguyện vọng mua 4 chiếc.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
"J-16 có thể phát hiện Su-30MKI trước khi bay vào vùng kiểm soát"

Tuân Việt - Anh Dũng | 19/05/2014 15:30
thích

Chia sẻ:
(Soha.vn) - Mới đây, cổng thông tin quân sự Trung Quốc Mil.news.sina.com.cn đã đăng tải một bài viết so sánh hai loại máy bay tiêm kích hiện đại Sukhoi Su-30MKI và Shenyang J-16.

Theo Mil.news.sina.com.cn, máy bay chiến đấu Trung Quốc Shenyang J-16 có 2 lợi thế lớn so với đối thủ cạnh tranh Ấn Độ. Lợi thế đầu tiên đó là hệ thống điện tử. Máy bay J-16 của Trung Quốc được trang bị radar với anten mạng pha chủ động (AESA).

Theo một số nguồn tin nước ngoài, anten radar máy bay J-16 có đường kính khoảng 1 mét với 2.000 phần tử thu phát. Anten có công suất tối đa 6 kW và công suất trung bình 2 kW. Trong khi đó, Su-30MKI mà Nga cung cấp cho Ấn Độ lại được trang bị radar N011 Bars với anten mạng pha thụ động. Công suất tối đa và công suất trung bình của loại radar này lần lượt là 6 kW và 1 kW.
Su-30MKi của Không quân Ấn Độ.

Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Dựa trên sự khác biệt về công suất và kiểu loại anten, các tác giả Trung Quốc kết luận rằng máy bay chiến đấu J-16 có ưu thế vượt trội, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công suất trung bình. Điều này có nghĩa rằng các máy bay J-16 Trung Quốc có thể phát hiện Su-30MKI Ấn Độ trước khi bay vào khu vực kiểm soát và có được nhiều lợi thế về chiến thuật.

Theo Mil.news.sina.com.cn, ưu thế thứ hai của Shenyang J-16 so với Sukhoi Su-30MKI là “áo giáp” bảo vệ, cụ thể là tên lửa đối không PL-10. Tên lửa này được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại với độ phân giải 128x128 và độ nhạy cao, động cơ vector lực đẩy có điều khiển và nhiều đặc tính thiết kế khác. Nhờ những tính năng này mà tên lửa PL-10 có thể bắn hạ các mục tiêu trên không khác nhau một cách hiệu quả đồng thời có khả năng chống nhiễu tốt.

Trong khi ca ngợi J-16, tác giả cổng thông tin Mil.news.sina.com.cn cũng đã chỉ ra những lợi thế nhất định của Su-30MKI Ấn Độ. Ưu điểm chính của loại máy bay này là cánh mũi. Nhờ thiết kế này, máy bay chiến đấu Ấn Độ có hiệu suất cao hơn và khả năng cơ động tốt hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung cánh mũi vô hình chung làm tăng đáng kể diện tích phản xạ hiệu dụng của máy bay trước radar của đối phương.

Máy bay J-16 của Không quân Trung Quốc.

Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh vị trí lãnh đạo khu vực châu Á và hàng không chiến thuật (đặc biệt là máy bay chiến đấu J-16 và Su-30MKI) là một trong những công cụ trong cuộc chiến này. Vì vậy, theo tác giả bài viết, sự phát triển của các máy bay và sự cạnh tranh sẽ vẫn tiếp tục.

Như đã biết, Sukhoi Su-30MKI và Shenyang J-16, cũng như một số biến thể khác nhau của Su-27 đều có kích thước và trọng lượng tương đương. Các máy bay này đều có đặc tính nổi tiếng: tốc độ tối đa đạt 2.100 km/h và tầm hoạt động lên đến 3.000 km.

Các máy bay chiến đấu trên đều được trang bị vũ khí gồm pháo tự động 30 mm cùng tên lửa và bom được treo dưới 12 giá bên dưới thân và cánh máy bay với tổng trọng lượng vũ khí lên đến 8 tấn. Máy bay có thể mang các loại tên lửa, bom có điều khiển và không điều khiển khác nhau được sử dụng trong Không quân Trung Quốc hay Ấn Độ.
Su-30MKI

Máy bay Su-30MKI

Một điểm khác biệt của máy bay chiến đấu Shenyang J-16 và Sukhoi Su-30MKI so với người tiền nhiệm của chúng - máy bay chiến đấu Liên Xô/Nga Su-27 đó là vì sử dụng buồng lái 2 chỗ ngồi nên các tiêm kích của Trung Quốc và Ấn Độ nặng hơn 1 tấn so với máy bay cơ sở Su-27, mà theo đó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng. Ngoài ra, động cơ FWS-10 và AL-31FP trang bị trên J-16 và Su-30MKI cung cấp cho các máy bay chiến đấu cùng một lực đẩy khoảng 25 tấn.

Sự khác biệt đáng chú ý giữa 2 máy bay chính là hệ thống điện tử. Như đã đề cập ở trên, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc được trang bị radar với anten mạng pha chủ động, trong khi máy bay Ấn Độ lại sử dụng radar thụ động.

Việc so sánh 2 loại chiến cơ J-16 và Su-30MKI khiến chúng ta nhớ lại câu chuyện tương tự cách đây chưa lâu. Trong năm 2012, báo chí Trung Quốc đem tiêm kích trên hạm mới nhất của nước này Shenyang J-15 ra so sánh với Sukhoi Su-33 của Nga, được coi là "tổ tiên" của tiêm kích hạm Trung Quốc rồi khẳng định rằng J-15 không hề thua kém và thậm chí trong một số trường hợp nó còn vượt trội chiến đấu cơ của Nga.
Máy bay J-16

Máy bay J-16

Phải thừa nhận là các nhà thiết kế máy bay Trung Quốc đã thành công khi tạo ra một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay có khả năng so sánh với Su-33 của Liên Xô/Nga, tuy nhiên, tiêm kích trên hạm Su-33 bay lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1987 trong khi bản sao Trung Quốc J-15 chỉ mới thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào cuối mùa hè năm 2009. Chính vì vậy, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã được kế thừa những thành công của các đồng nghiệp Liên Xô hai thập kỷ trước đây. Do đó, việc J-15 có những tính năng ưu việt hơn Su-33 cũng là điều dễ hiểu.

BÀI LIÊN QUAN

Su-30MKI Ấn Độ "chấp một mắt" Su-30 Trung Quốc
Ấn Độ điều phi đội Su-30MKI áp sát Trung Quốc
J-11 và Su-30MKI đối đầu trên biên giới Trung - Ấn

Su-30MKI được Sukhoi thiết kế riêng cho Không quân Ấn Độ vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Nguyên mẫu Su-30MKI bắt đầu bay thử vào năm 1996 và đến năm 1997, Ấn Độ đã nhận được lô máy bay chiến đấu Su-30MKI đầu tiên. Hiện tại Su-30MKI trong Không quân Ấn Độ đã được chế tạo trong nước theo giấy phép của Nga. Cho đến nay, quân đội Ấn Độ có khoảng 200 máy bay Su-30MKI. Dự kiến đến cuối thập kỷ này số lượng các máy bay chiến đấu loại này sẽ tăng lên 270 chiếc.

Trong khi đó, Shenyang J-16 mới chỉ được biết đến vào giữa năm 2012. Ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã hoàn thành quá trình phát triển cũng như thử nghiệm, và hiện đang bắt đầu sản xuất hàng loạt. Đầu năm 2014, một số báo cáo cho biết Trung Quốc đã có ít nhất 24 máy bay mới. Rõ ràng, J-16 đã bắt đầu phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này.

Có thể nói, 2 loại chiến đấu cơ trên đã cho thấy rất nhiều về xu hướng của ngành công nghiệp hàng không Nga, Ấn Độ và Trung Quốc trong khoảng thời gian hơn 15 năm. Trước hết, nó cho thấy rằng Trung Quốc vẫn tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh mặc dù nước này đã có những nỗ lực liên tục để bắt kịp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ mặc dù không có sự phục vụ của radar AESA cũng như các tên lửa tầm cỡ như PL-10, nhưng cũng không thể phủ nhận tính ưu việt của loại chiến cơ này


J-16 - “đứa con nhân bản lỗi” của Su-30MK2
- 11:20 AM, 08/01/2013

Facebook Viết bình luận Bản in

Bề ngoài của J-16 cũng na ná như các máy bay dòng họ Su của Nga.
Vừa qua, Trung Quốc đã chính thức công khai máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 J-16 mà họ tự nhận là do người Trung Quốc tự lực chế tạo, nhưng thực chất đó lại là một sản phẩm “nhân bản” từ nguyên mẫu Su-30MK2 của Nga.

Nga triển khai siêu tiêm kích đánh chặn MiG-31 tới sát NATO
Rafale tiêm kích cận chiến số 1 thế giới
Siêu tiêm kích F-35 mạnh không kém các hàng không mẫu hạm chủ lực

Tháng 12 năm 2012 vừa qua, một số bức ảnh từ các nguồn không chính thống đã xuất hiện và được lan truyền trên Internet, xem xét các bức ảnh đó, không khó để nhận ra rằng J-16 chính là bản sao của Su-30MK2 của Nga. Có tin cho biết, Trung Quốc sẽ chế tạo ít nhất là 24 chiếc J-16 (biên chế đủ cho 1 trung đoàn) để trang bị cho lực lượng không quân của hải quân nước này và hiện đã hoàn tất được 16 chiếc.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đánh tiếng với Nga cùng nhau nghiên cứu, chế tạo một loại tiêm kích 2 chỗ ngồi thuộc thế hệ Su-30 là Su-30MKK, 10 năm sau Nga lại nâng cấp nó lên thành phiên bản Su-30MK2. Lúc đó, Trung Quốc tiếp nhận được khoảng 100 chiếc Su-30MKK và triển khai “mổ xẻ”, nghiên cứu nó để bây giờ cho ra mắt J-16.

Năm 1995, Trung Quốc đầu tư 2,5 tỉ USD để được Nga cấp giấy phép sản xuất 200 chiếc Su-27, hợp đồng này quy định Nga sẽ cung cấp thiết bị điện tử và động cơ, còn Trung Quốc sản xuất các phụ kiện khác dựa vào bản vẽ thiết kế và quy trình công nghệ. Nhưng hợp đồng mới thực hiện được gần một nửa (95 chiếc) thì Trung Quốc đã hủy bỏ hợp đồng không mua nữa, mà sử dụng dây chuyền công nghệ để tự sản xuất hàng “nhái” là J-11.

Global Strategic khẳng định, Trung Quốc chỉ đủ tầm tiến hành "phục chế" nó chứ không có bước đột phá nào về công nghệ đạt chuẩn một phiên bản mới và trên lĩnh vực này, họ tỏ ra có “truyền thống”. Ngoài sản phẩm J-10 được sản xuất theo giấy phép Su-27 của Nga, còn lại tất cả các loại khác đều là phiên bản “nhái” của các loại máy bay Nga.



Nga cũng đã cảnh cáo Trung Quốc, nếu cố tình “nhái lại” các sản phẩm của họ thì chỉ đạt được toàn hàng kém chất lượng vì các hệ thống thiết bị điện tử, dẫn đường của các loại máy bay này không dễ làm làm giả được; hơn nữa, sản xuất động cơ máy bay là điểm yếu cố hữu mà Trung Quốc chưa thể khắc phục được.



J-11 trông bề ngoài bóng bẩy, nhưng chất lượng không bằng J-10.

J-11 mà Trung Quốc từng ca ngợi là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, vượt trội so với Su-30 của Nga, nhưng thực chất là bản sao chép của Su-27 với độ tin cậy kém hơn cả J-10. Trong năm 2009 và 2010, cả không quân và hải quân Trung Quốc đều đã từng từ chối tiếp nhận, vì trong quá trình bay thử đã có vài chiếc trục trặc động cơ dẫn đến gãy càng khi hạ cánh và vỡ nắp buồng lái vì khả năng chịu áp lực kém.



Thế hệ động cơ WS-13 “Thái Sơn” là đứa con “nhân bản lỗi” của RD-93- được thử nghiệm trên loại máy bay FC-1, liên hợp sản xuất với Pakistan. Thế nhưng khi quyết định sản xuất cho Pakistan với cái tên JF-17, Pakistan đã loại bỏ thẳng tay WS-13 khiến Trung Quốc phải vội vàng mua thêm RD-93 để lắp đặt cho họ. Hiện nay, chẳng có loại máy bay nào của Trung Quốc sử dụng WS-13 đã nói lên chất lượng của nó là như thế nào.



Kết cấu và hệ thống thiết bị của Su-30MK2 không dễ để làm giả.

Hiện Trung Quốc đang nỗ lực phát triển loại động cơ WS-15 “Thái X” để sử dụng cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng một minh chứng rõ nét cho sự thất bại của họ là “máy bay tàng hình Trung Quốc sánh ngang với F-22” là J-31 của Thẩm Dương vẫn đang phải sử dụng 2 động cơ RD-93 cải tiến tương đương RD-33MK, đã nói lên thực trạng yếu kém trong sản xuất động cơ nội địa và sự phụ thuộc vào công nghệ động cơ của Nga. Nếu 2 loại động cơ này là hoàn hảo, Trung Quốc đã không phải tiếp tục bỏ ra hàng tỉ USD để mua các loại động cơ bị họ coi là “chiếu dưới” so với WS-10 và WS-13 như AL-31FN và RD-93 và cũng không cần phải gạ gẫm mua 117S trên Su-35 của Nga làm gì.



Cũng giống như J-11, J-16 sử dụng động cơ WS-10 “Thái Hàng” do Trung Quốc tự chế tạo có độ tin cậy rất kém. Hiện nay, ngoài J-11 ra không có loại máy bay nào của Trung Quốc sử dụng mà toàn dùng động cơ RD-93 và AL-31FN của Nga. Từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước đến nay, Trung Quốc đã phải nhập hàng nghìn chiếc động cơ Nga để lắp ráp vào các máy bay “vượt trội so với công nghệ của Nga”. Chính Su-30MK2 sử dụng động cơ AL-31FP là phiên bản nâng cấp của AL-31FN, mà hiện Trung Quốc vẫn phải nhập loại động cơ này thì WS-10A lắp vào J-16 phải chăng là để “làm cảnh”?



Chiếc JF-17 của Pakistan cũng không thèm sử dụng động cơ WS-13 của Trung Quốc

Có thể khẳng định là với trình độ công nghệ hiện nay của Trung Quốc, ngoài vẻ ngoài bóng bẩy, chất lượng của chiếc J-16 chỉ có thể sánh ngang với J-11 và J-10, thậm chí với động cơ WS-10A thì độ tin cậy của nó không bằng được J-10 sử dụng động cơ AL-31FN.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga triển khai chiến đấu cơ Su-30 đánh IS
Cập nhật lúc: 21:37 12/10/2015

TIN LIÊN QUAN

Nga bắt đầu không kích phiến quân IS ở Syria

Toàn cảnh hiện trường 5 ngày Nga không kích IS ở Syria
(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/10 thông báo rằng, nước này vừa đưa chiến đấu cơ Su-30 để tham gia nhóm máy bay không kích IS ở Syria.
Đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, thông báo tin trên.
Theo Thiếu tướng Igor Konashenkov, việc yểm hộ trên không cho tất cả các chuyến bay của máy bay tấn công của Nga ở Syria do chiến đấu cơ Su-30 đảm nhiệm. Tướng Konashenkov nói: “Các chiến đấu cơ Su-30 sẽ hỗ trợ trên không cho tất cá các máy bay tấn công của chúng tôi ở Syria”.

Chiến đấu cơ Su-30SM của Không quân Nga.
Kể từ 30/9, Không quân Nga bắt đầu khởi động chiến dịch không kích đánh IS ở Syria với sự tham gia của hơn 50 máy bay và trực thăng.

Mất một Su-30, Venezuela mua bù 12 chiếc khác
Cập nhật lúc: 21:23 21/09/2015

TIN LIÊN QUAN

Ảnh hiếm Su-30MK2 phóng “sát thủ diệt hạm” Kh-31A

Cận cảnh một chuyến bay của "hổ mang chúa" Su-30MK2
(Kiến Thức) - Ngay sau vụ tai nạn chiếc Su-30 hôm 18/9, chính quyền Venezuela mới đây tuyên bố muốn mua thêm ít nhất 12 chiến đấu cơ Sukhoi từ Nga.
Hãng thông tấn Sputnik đưa tin, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 20/9 đã ra tuyên bố, nước này sẽ mua thêm ít nhất 12 chiến đấu cơ Sukhoi từ Nga.
"Tôi đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin về việc chuyển giao ít nhất 12 chiến đấu cơ Sukhoi tới Venezuela và thay thế một chiếc bị tai nạn hôm 18/9", ông Madura tuyên bố.


Su-30MKV của Không quân Venezuela.
Trước đó, hôm 18/9, một chiếc chiến đấu cơ Su-30 của Không quân Venezuela đã gặp nạn gần vùng biên giới với Venezuela. Một số nguồn tin cho biết, chiếc Su-30 gặp nạn khi đang trên đường truy đuổi máy bay "lạ".
Ngoài thương vụ chiến đấu cơ Sukhoi, chính phủ Venezuela cũng có kế hoạch ký hợp đồng chuyển giao trang bị quân sự với Trung quốc. Các trang bị này có thể được sử dụng để chống bọn buôn bán ma túy, đặc biệt từ Colombia.
Không quân Venezuela hiện còn trong trang bị 23 chiếc chiến đấu cơ Su-30 thuộc biến thể MK2 vốn từng xuất khẩu số lượng lớn tới Trung Quốc, Việt Nam. Su-30MK2 tối ưu mạnh cho khả năng tác chiến đối hải, tất nhiên bên cạnh đó nó cũng có khả năng tác chiến đối đất, đối không với radar mạnh, tầm bay xa, mang được 8 tấn vũ khí các loại.

Malaysia điều Su-30 tập trận với Mỹ trên Biển Đông
Cập nhật lúc: 13:30 13/05/2015

TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc ngang nhiên điều tàu khảo sát tới Biển Đông

Mỹ đưa tàu sân bay tập trận chung ở Biển Đông
(Kiến Thức) - Trong cuộc tập trận với Mỹ trên Biển Đông, Không quân Hoàng gia Malaysia đã điều nhiều loại máy bay trong đó có cả tiêm kích đa năng Su-30.

Nhóm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson, liên đội hàng không số 17 và liên đội tàu khu trục số 1 của Hải quân Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận chung với Không quân, Hải quân Hoàng gia Malaysia từ ngày 10/5 trên Biển Đông.
Tham gia cuộc tập trận, Không quân Malaysia đã điều động các chiến đấu cơ hiện đại nhất gồm: tiêm kích đa năng Su-30 và F/A-18D; tiêm kích đánh chặn MiG-29N cùng thực hiện hoạt động diễn tập với tiêm kích F/A-18 Mỹ. Trong tập trận, tiêm kích Su-30 của Malaysia sẽ thao diễn ở tốc độ xấp xỉ Mach 1.
Ngoài máy bay, Malaysia còn triển khai tàu hộ vệ hiện đại nhất KD Lekir (FGS-26) tập trận chống hạm, chống ngầm cùng tàu khu trục tên lửa USS Gridley (DDG-101).
Dưới đây là một số hình ảnh cuộc tập trận trên Biển Đông:

Biên đội tiêm kích hỗn hợp Mỹ, Malaysia bay trên "đầu" tàu sân bay USS Carl Vinson.

Malaysia điều hai tiêm kích Su-30 tham gia cuộc tập trận trên Biển Đông với Hải quân Mỹ.

Su-30 bay cùng tiêm kích hạm F/A-18 Mỹ.

Biến thể Su-30 của Malaysia là Su-30MKM thuộc hàng hiện đại nhất dòng tiêm kích xuất khẩu Su-30. Nó được trang bị hệ thống radar mạng pha bị động, động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy, hệ thống điện tử hàng không tập hợp tinh túy công nghệ đa quốc gia...
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30MKM Malaysia được triển khai giám sát trên Biển Đông?
Cập nhật lúc: 19:00 23/12/2014

TIN LIÊN QUAN

Tàu Hải quân Malaysia chìm nghỉm khi đang sửa chữa

Malaysia biên chế 12 xe bọc thép tự sản xuất
(Kiến Thức) - Các máy bay Su-30MKM Malaysia sẽ được triển khai tới bang cực đông Sabah và đảo Labuan nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Tờ News Straits Times đưa tin, Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) trong tương lai sẽ sớm triển khai các máy bay chiến đấu Su-30MKM và F/A-18 đến căn cứ không quân nằm ở bang cực đông nước này là Sabah, đồng thời mở rộng phi đội máy bay ở đảo Labuan, khu vực này nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Trung tướng Datuk Seri Affendi Buang - chỉ huy các hoạt động không quân của RMAF cho biết, đã triển khai các phi đội máy bay chiến đấu BAE Hawk đến căn cứ không quân nằm trên đảo Labuan từ hôm 7/11 và sẽ sớm triển khai thêm các phi đội máy bay chiến đấu khác đến khu vực này trong thời gian sớm nhất có thể.

Máy bay chiến đấu Su-30MKM Malaysia.


Trong một chuyến thăm đến trung tâm huấn luyện không quân Tawau thuộc bang Sabah - Tướng Affendi cũng đã tiết lộ rằng, RMAF sẽ sớm triển khai các máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của nước này là Su-30MKM và F/A-18 đến Sabah giáp với Biển Đông.
Cũng trong chuyến thăm này lực lượng không quân ở Sabah đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự qui mô nhỏ với sự tham gia của các máy bay chiến đấu BAE Hawk và máy bay trực thăng.
Việc triển khai các phi đội BAE Hawk đến đảo Labuan được công bố lần đầu tiên bởi Thủ tướng Malaysia - Datuk Seri Najib Razak vào tháng 10 năm nay và là một phần trong kế hoạch tăng cường khả năng an ninh ở bang miền Đông Sabah trong năm 2015.
RMAF cho rằng, sự hiện diện của các phi đội máy bay chiến đấu BAE Hawk sẽ giúp hiện thực hóa cam kết của chính phủ Malaysia trong việc đảm bảo an ninh cho các bang nằm ở vùng cực đông nước này. Ngoài ra, việc triển khai các máy bay chiến đấu mới ở Labuan cũng sẽ giúp Malaysia tăng cường khả năng giám sát hàng hải ở các khu vực vùng biển nằm ở phía đông Sabah và Biển Đông.
Theo đó, các máy bay Malaysia sẽ thực hiện các nhiệm tấn công và đánh chặn các mối đe dọa từ trên cũng như dưới mặt biển. Bên cạnh đó, RMAF cũng sẽ trang bị thêm một radar phòng không tầm xa ở khu vực trên và quá trình này sẽ được triển khai ra theo từng giai đoạn.
Hiện tại, Bộ quốc phòng Malaysia đang có kế hoạch mua thêm 6 máy bay trực thăng tiến công để củng cố khả năng tác chiến trên không ở Sabah. Các máy bay này đều sẽ được trang bị các loại súng máy hạng nặng để hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị tác chiến dưới mặt đất.

Tiêm kích Su-30 MKI Ấn Độ lại gặp nạn bí ẩn
Cập nhật lúc: 12:37 20/05/2015




TIN LIÊN QUAN

Ấn Độ mua 40 tiêm kích Su-30 MKI

Chiến đấu cơ thế giới diễu binh trên trời Ấn Độ

(Kiến Thức) - Một chiếc tiêm kích Su-30 MKI của Không quân Ấn Độ vừa bị rơi hôm 19/5 sau khi rời khỏi căn cứ được một thời gian ngắn.
Tờ Inidaexpress cho hay, chiếc tiêm kích Su-30MKI đã bị rơi xuống làng LaokhowaBoralimari ở huyện Nagaon, miền trung Assam, Ấn Độ vào lúc 12h30. Rất may hai phi công đã kịp phóng khỏi máy bay an toàn trước khi chiếc Su-30MKI đâm xuống đất.
Chiếc Su-30 MKI này gặp nạn khi đang thực hiện chuyến bay thường, xuất phát từ Căn cứ Không quân Tezpur Salonibari tại vùng Đông Bắc, Ấn Độ. Sau đó đã bị mất liên lạc và rơi xuống làng cách căn cứ này 30 km về phía Nam. Hiện các nhà chức trách Ấn Độ vẫn đang tiến hành điều tra vụ việc.



Tiêm kích Su-30 MKI Ấn Độ bị tố gặp trục trặc động cơ.

Trước đó một tiêm kích Su-30 MKI của Ấn Độ cũng đã bị rơi vào ngày 21/10/2014. Vào thời điểm đó, một số nguồn tin cho biết ghế phóng của máy bay đã không thể điều khiển được. Một số khác thì cho rằng, vụ tai nạn do lỗi của phi công.
Tuy nhiên, các điều tra của không quân lại khẳng định, vụ tai nạn không phải do lỗi của con người hay lỗi kỹ thuật gây ra và sẽ không mở lại các cuộc điều tra về bất kỳ những vụ tai nạn nào như thế này.
Cho đến nay, theo Flightglobal, các tiêm kích Su-30 MKI Ấn Độ được cho là vẫn đang gặp phải các vấn đề về bộ phận động cơ đẩy vec-tơ NPO Saturn AL-31FP.
Vào tháng 3/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ báo cáo trước Quốc hội rằng, tính từ tháng 1/2013-12/2014 đã có tổng cộng 35 sự cố liên quan đến trục trặc động cơ xảy ra đối với Su-30 MKI. Điều đó đặt ra vấn đề phải có những dự báo, bảo trì trong suốt thời gian khai thác loại động cơ này của Không quân Ấn Độ.


Đặc biệt, máy bay ném bom Su-24M, máy bay tấn công Su-25SM cùng "xe tăng bay" Su-34 cũng được huy động vào hoạt động oanh kích IS ở Syria trên.
Cũng trong buổi họp báo trên, Thiếu tướng Konashenkov cho biết, trong vòng 24 giờ qua, các chiến đấu cơ Nga ở Syria đã san phẳng 25 thành trì và công sự của IS.
“Các máy bay Nga đã phá hủy thành trì IS gần làng Salma, tỉnh Latakia, 7 sở chỉ huy, 6 trại và 6 kho đạn dược. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tất cả máy bay này đề trở về căn cứ ở Khmeimim”, ông nói.


Trung Quốc "bẻ khóa" phần mềm chiến đấu cơ Su-30MK2
Cập nhật lúc: 14:00 16/10/2015

TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc đã “nhái” tiêm kích J-11/15 như thế nào? (kỳ 2)

Nhận diện vũ khí mới của Su-30MK2 Trung Quốc
(Kiến Thức) - Việc tích hợp tên lửa SD-10A sản xuất trong nước lên chiến đấu cơ Su-30MK2 cho thấy, Trung Quốc có thể đã "bẻ khóa" được phần mềm điều khiển.
Các bức ảnh lan truyền trên mạng mấy ngày qua cho thấy, Không Hải quân Trung Quốc đã tích hợp thành công tên lửa đối không SD-10A cho chiến đấu cơ Su-30MK2.
Theo trang mạng Duowei, các bức ảnh trước đó cho thấy, Quân đội Trung Quốc (PLA) có thể lắp đặt pod tác chiến điện tử KQ-600 trên Su-30MKK (của Không quân Trung Quốc) và Su-30MK2 (của Hải quân Trung Quốc).

Tiêm kích Su-30MK2 của Hải quân Trung Quốc.


Một chuyên gia quân sự tiết lộ với trang mạng Tencent News rằng, đó là một bước tiến nhảy vọt đối với Trung Quốc khi họ có thể tùy chỉnh lắp đặt các thiết bị và hệ thống vũ khí do họ sản xuất vào Su-27 hay Su-30 Nga.
Công ty sản xuất máy bay Thâm Dương đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra bước đột phá này bởi vì đơn vị này chịu trách nhiệm sản xuất tiêm kích J-11 dựa trên chiếc Su-27 Nga. Với kinh nghiệm sẵn có này, các kỹ sư công ty trên đã cố gắng bẻ khóa hệ thống phần mềm của Su-27 và sau đó sửa đổi nó. Do vậy, Su-27 trở thành tiêm kích đầu tiên do Nga sản xuất có thể phóng tên lửa không đối không tầm ngắn được phát triển ở Trung Quốc.
Với việc lắp đặt thành công tên lửa SD-10A (do Trung Quốc sản xuất) vào tiêm kích Su-30MK2, công ty sản xuất máy bay Thẩm Dương đã thu nhận thêm các kinh nghiệm cần thiết để tiếp tục thực hiện điều này ở các dòng chiến đấu cơ Nga khác.
Trung Quốc giờ đây có thể trang bị cho các máy bay Nga các pod tác chiến điện tử, hệ thống nhắm mục tiêu quang điện tử hay vũ khí tấn công chính xác do các đơn vị trong nước sản xuất. Và có thông tin cho rằng, khi Trung Quốc hoàn thành việc phát triển J-16, họ có thể sửa đổi trên dòng chiến đấu cơ Su-30MKK và Su-30MK2.
Chuyên gia này cho hay, công ty sản xuất máy bay Thâm Dương có thể thay đổi hệ thống điều khiển hỏa lực của Su-27 thì họ cũng có thể làm điều tương tự với Su-30. Bằng cách đó, Su-30MKK và Su-30MK2 có thể mang theo nhiều vũ khí tiên tiến hơn của Trung Quốc như tên lửa không đối không PL-15, PL-10.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top