[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Lô 12 chiếc ký năm 2013 giao 2014 (4 chiếc) và 2015 (8 chiếc) Vũ Như Cẩn cụ à! Hợp đồng tiếp theo sẽ ký vào 2016 mới là 2 loại có cánh mũi do Irkut tổng thầu, ngon choét.
Sao phải đợi tới 2016, ký bây giờ sang năm nhận hàng lai rai tới 2016 trả tiền cũng được vậy....
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,302
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nhà cháo thấy cái bài toàn ích, y của cụ mà buồn... đối thủ của mình quá mạnh trong khi tốc độ đóng Mon thì cậm như rùa ấy ..
mon có muốn nhanh cũng chả nhanh bằng cái tiến độ chúng nó đóng type 5x =))
chưa kể chúng nó cũng có máy bay trong khi phòng không hạm của nó quá oách . phòng không hạm Vn thì
chả buồn nói
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,300
Động cơ
-484 Mã lực
mon có muốn nhanh cũng chả nhanh bằng cái tiến độ chúng nó đóng type 5x =))
chưa kể chúng nó cũng có máy bay trong khi phòng không hạm của nó quá oách . phòng không hạm Vn thì
chả buồn nói
Mol bây giờ lạc hậu rồi, chính thế nên mới dừng, chỉ đóng có 6 chiếc để tậu lớp khác hiện đại hơn và có khả năng tàng hình. Về phòng không trên hạm thì các cụ chịu khó đợi cỡ mươi năm nữa là sẽ có tàu phòng không 4.000-6.000 tấn.
 

ThinhNguyenSH

Xe máy
Biển số
OF-339852
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
84
Động cơ
275,930 Mã lực
SU-30 mà có nhiều loại thế cơ á các cụ :)
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hốt hoảng với nguyên nhân khiến Su-30MKI Ấn Độ gặp nạn

(Kiến Thức) - Ghế phóng của Su-30MKI có thể đã tự động phóng không kiểm soát dẫn đến tai nạn thảm khốc vào trung tuần tháng 10.

Không quân Ấn Độ (IAF) cho biết, trong quá trình điều tra nguyên nhân tai nạn của chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI rơi vào trung tuần tháng 10 cho thấy, ghế phóng của loại tiêm kích hiện đại nhất Ấn Độ đã mắc lỗi tự phóng không kiểm soát dẫn đến tai nạn.

IAF đã đình chỉ bay toàn bộ phi đội 180 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI sau khi hai phi công bị đẩy ra khỏi buồng lái khi một chiếc tiêm kích loại này gặp tai nạn vào ngày 14/10. Hai phi công đã tiếp đất an toàn và không có báo cáo về thương tích.

Một nguồn tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết: “Một chiếc tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã gặp tai nạn khi hai ghế phóng của phi công đã tự động phóng ra ngoài khi máy bay đang hạ cánh”. Một Ủy ban điều tra đã được thành lập để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

Ghế phóng K-36DM của Su-30MKI có thể đã tự động phóng không kiểm soát dẫn đến tai nạn. Ảnh minh họa

Toàn bộ phi đội Su-30MKI đã bị đình chỉ bay để phục vụ cho quá trình điều tra nguyên nhân. IAF đã phải chịu rất nhiều tổn thất về tài sản và tính mạng phi công trong thời gian gần đây. Sự hạn chế trong đào tạo, bảo trì, sự hỗ trợ từ nhà sản xuất được xem là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tai nạn cao thuộc loại hàng đầu thế giới.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã loại trừ nguyên nhân do lỗi phi công như vậy quá trình bảo dưỡng yếu kém hay lỗi thiết bị gốc được xem là thủ phạm có khả năng nhất. Su-30MKI được trang bị hai ghế phóng K-36DM. Công nghệ ghế phóng này của Nga được xem là tốt nhất thế giới.

Thực tế cho thấy, chưa có trường hợp nào phóng không kiểm soát được thực hiện đồng thời như vậy. Điều này cũng có thể dẫn đến do lỗi thiết bị gốc hoặc quá trình bảo trì gặp vấn đề. Tuy vậy sự phóng không kiểm soát cũng đã từng được ghi nhận.

Có thể có lỗ hổng trong thiết kế của ghế phóng K-36DM chưa từng được ghi nhận.

Tháng 11/2011, ghế phóng Martin-Baker trên chiếc máy bay Hawk T.1 Red Arrows đã tự động phóng khi máy bay đang đậu trên mặt đất khiến phi công thiệt mạng. Kết quả điều tra cho thấy đó là một lỗ hổng trong thiết kế sau đó đã được nhà sản xuất khắc phục.

Mặc dù nguyên nhân chính thức về lỗi tự động phóng của ghế phóng K-36DM vẫn chưa được xác nhận song sự cố này cần được thêm vào hồ sơ theo dõi của nó để loại trừ lỗi thiết kế nếu có. Tương tự như vậy ghế phóng Martin-Baker đã phục vụ 40 năm trước khi xảy ra lỗi. Nó cho thấy rằng, một lỗ hổng trong thiết kế có thể tồn tại trong thời gian dài mà không bị phát hiện.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tướng lĩnh Không quân Ấn Độ vẫn tin tưởng Su-30MKI

(Kiến Thức) - Tướng lĩnh Không quân Ấn Độ vẫn tin tưởng vào độ an toàn của những chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ RIA Novosti – cựu tư lệnh Không quân Ấn Độ Shashindra Pal Tyagi cho biết, mặc dù tất cả phi đội Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đều tạm ngừng hoạt động để tiến hành kiểm tra kỹ thuật, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng tới việc Ấn Độ đặt mua thêm những chiếc Su-30MKI từ Nga.
Tyagi còn cho rằng, lý do trên sẽ không làm ảnh hưởng đến niềm tin vào Su-30MKI của Không quân Ấn Độ và cũng như không tác động đến việc trang bị thêm loại máy bay chiến đấu đa năng này.
Ông này còn cho biết, việc tạm ngưng hoạt động toàn bộ các phi đội Su-30MKI chỉ để đảm bảo tất các máy bay đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn và tránh xảy ra thêm các trường hợp đáng tiếc như vụ tai nạn vào hôm 14/10.
Các cựu tướng lĩnh của Không quân Ấn Độ cho rằng Su-30MKI vẫn đáng tin tưởng hơn nhiều loại máy bay chiến đấu khác.
Trước đó vào ngày 22/10, Không quân Ấn Độ (IAF) đã quyết định đưa toàn bộ 200 chiếc Su-30MKI của nước này về căn cứ hậu cần để kiểm tra kỹ thuật và số máy bay trên chỉ được phép hoạt động trở lại chỉ sau khi đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Được biết hiện tại Su-30MKI là loại máy bay chiến đấu chủ lực IAF và nó chiếm hơn 1/3 số máy bay chiến đấu mà Ấn Độ đang sở hữu.
Chiếc Su-30MKI của IAF gặp nạn vào hôm 14/10 tại quận Pune thuộc bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ. Tuy chiếc máy bay bị hư hỏng hoàn toàn nhưng hai viên phi công của nó đã kịp thời nhảy dù ra bên ngoài trước khi máy bay rơi xuống đất.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin từ ủy ban điều tra tai nạn thì, 2 viên phi công lái máy bay đã bị đẩy ra ngoài do ghế phóng khẩn cấp tự kích hoạt. Nghĩa là ghế phóng khẩn cấp mất kiểm soát, tự phóng phi công ra khỏi máy bay trong khi chiếc Su-30MKI không gặp bất kỳ lỗi kĩ thuật nào. Nếu điều này là sự thật thì đây thực sự là sự cố đặc biệt nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu do Nga sản xuất.
Sự cố của Su-30MKI hôm 14/10, càng làm củng cố thêm cho hợp đồng Rafale mà Pháp đang xúc tiến ở Ấn Độ.
Một số nguồn tin lại cho rằng, vụ tai nạn trên của Su-30MKI sẽ là động thái có lợi cho thương vụ Rafale của Pháp đang theo đuổi tại Ấn Độ, khi IAF vẫn đang còn lưỡng lự trong việc chi hàng tỷ USD cho việc mua sắm hàng trăm chiếc tiêm kích thế hệ mới nhằm thay thế những mẫu chiếc tiêm kích đã lỗi thời có trong trang bị.
Vụ việc trên sẽ càng gây áp lực cho chính phủ Ấn Độ tiến tới hợp đồng mua mới hàng trăm chiếc tiêm kích Rafale, mặc dù số máy bay trên thật sự không cần thiết và kéo theo đó là khoảng chi phí khổng lồ để có thể duy trì chúng.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Xiền không có thì ta chơi kiểu nghèo. Mua hệ thống phòng vệ về gặp tàu lạ ta bắn từ đất liền tới. Thêm mấy chú tàu con chỉ điểm, type 5xx của Tàu Phú vưỡn sợ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Su-30MK2 Việt Nam được trang bị hệ thống liên lạc tối tân
(Quốc phòng Việt Nam) - Theo Interfax-AVN ngày 13/11, nhà sản xuất OPK (Nga) sẽ cung cấp cho Việt Nam tổ hợp liên lạc hàng không trên mặt đất NKVS-27 cho Su-30MK2.

Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam được huấn luyện những gì?
Su-30MK2 Việt Nam diệt mục tiêu, yểm trợ tấn công địch

Tổ hợp thông tin NKVD-27 được thiết kế để cung cấp thông tin liên lạc giữa các lớp máy bay khác nhau. Hiện tại, Không quân Việt Nam đã nhận 3 bộ NKVD-27, bộ thứ 4 được lên kế hoạch chuyển giao đầu năm 2015.

NKVD-27 do công ty cổ phần NPP phát triển, nó có thể thực hiện các lệnh điều khiển tự động cũng như chuyển tiếp lệnh điều khiển lên các cấp quản lý cao hơn. Hệ thống cung cấp liên lạc giọng nói hai chiều trên 2 kênh, trao đổi dữ liệu lên đến 5 kênh với các máy bay chiến thuật.
Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Hệ thống NKVD-27 có thể liên lạc bằng giọng nói với bất kỳ loại máy bay nào. Tương tác với các đài kiểm soát không lưu phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng nước ngoài. NKVD-27 hoạt động trên băng tần HF, VHF và UHF. Phạm vi liên lạc ở băng tần HF từ 1.000-1.500 km, băng tần VHF-UHF từ 350-400 km.

NKVD-27 được thiết kế để cung cấp thông tin liên lạc giữa các máy bay chiến đấu thương hiệu Sukhoi tích hợp sẵn hệ thống liên lạc K-DlAE. Hệ thống NKVD-27 có thời gian hoạt động liên tục không cần sửa chữa khoảng 500 giờ.

Việc trang bị hệ thống liên lạc hàng không chiến thuật phức tạp NKVD-27 sẽ tăng cường đáng kể khả năng liên lạc trên môi trường thống nhất cho các tiêm kích dòng Sukhoi của Không quân Việt Nam. Khả năng dẫn hướng mặt đất, hiệp đồng biên đội trong môi trường chiến thuật phức tạp sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Nguồn tin trên còn cho biết thêm, đến cuối năm 2014, Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 4 chiếc Su-30MK2 sản xuất tại nhà máy Komsomolsk-on-Amur. Số máy bay này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Su-30MK2 ký kết năm 2013.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Quốc gia nào đang sở hữu nhiều tiêm kích Su-30 nhất?

Phi Yến | 16/12/2014 07:15
thích

Chia sẻ:
Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu phi đội máy bay chiến đấu đa năng Su-30 có quy mô đứng đầu Đông Nam Á và đứng hàng thứ 5 trên thế giới.

Nga xác nhận giao 4 chiến đấu cơ Su-30MK2 cho Việt Nam
Su-30MK2 lần đầu tiên thực chiến
[ẢNH+VIDEO] Nga tăng cường Su-30M2 sát Trung Quốc

1. Ấn Độ

Máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Quốc gia hiện đang sở hữu số lượng máy bay chiến đấu đa năng Su-30 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ. Tính đến tháng 8/2014, không quân nước này đã có trong biên chế 200 chiếc Su-30MKI và trong tương lai gần sẽ tăng lên tới 272 chiếc.

Sukhoi Su-30MKI (Flanker H) là máy bay tiêm kích hạng nặng được thiết kế với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoạt động tầm xa.

Do máy bay chiến đấu xuất khẩu của Nga thường bị cắt giảm tính năng nên phía Ấn Độ tỏ ra không hài lòng. Chính vì vậy họ đã tiến hành lắp các thiết bị điện tử của Pháp và Israel lên máy bay. Cụ thể như sau:

Màn hình hiển thị trước mặt phi công (HUD), hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến (NAVFLIR) và thiết bị chỉ thị mục tiêu laser Damocles Laser Designation là của tập đoàn Thales. Cảm biến cảnh báo tên lửa MAW-300 (MAWS) và cảm biến cảnh báo laser (LWS) được mua từ SAAB AVITRONICS.

Bên cạnh đó, các thành phần chủ yếu của Nga như radar NIIP N011M BARS PESA và động cơ 2D TVC AL-31FP vẫn được giữ lại. Su-30MKI được đánh giá là biến thể mạnh nhất của gia đình máy bay Sukhoi Su-30.

2. Trung Quốc

Máy bay Su-30MKK của Không quân Trung Quốc

Quốc gia đứng thứ hai thế giới về độ hùng hậu của phi đội Su-30 là Trung Quốc, tính đến năm 2012 Không quân và Hải quân nước này có tất cả 76 chiếc Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Phiên bản Su-30 của Trung Quốc thiên về cường kích mà cụ thể là chức năng đối hải được coi trọng.

Mới đây Trung Quốc tuyên bố đã chế tạo thành công "bản nhái" của Su-30MK2 với định danh J-16. Do vậy số lượng Su-30 các phiên bản của họ chắc chắn đã dừng lại ở con số 100.

3. Nga

Máy bay Su-30SM của Không quân Nga

Trong suốt nhiều năm, nước Nga chủ yếu sản xuất Su-30 phục vụ mục đích xuất khẩu. Mãi gần đây người Nga mới trang bị cho mình những chiếc Su-30 hiện đại ở 2 phiên bản Su-30SM (26 chiếc) và Su-30M2 (14 chiếc).

Biến thể Su-30SM của Nga được thiết kế dựa trên phiên bản Su-30MKI dành cho Không quân Ấn Độ. Giống như Su-30MKI, Su-30SM cũng được trang bị 2 cánh mũi phía trước nhằm tăng khả năng cơ động.

Bên cạnh những thiết bị điện tử hàng không độc quyền của Nga thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel như trên máy bay của Ấn Độ, thiết kế khí động học nguyên khối, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên.

Trong khi đó, Su-30M2 là phiên bản nội địa hóa dành riêng cho Không quân Nga dựa trên dòng máy bay chiến đấu đa năng nổi tiếng Su-30MK2. Điểm khác biệt lớn nhất là các thiết bị điện tử hàng không của Su-30M2 có sức mạnh vượt trội hoàn toàn so với Su-30MK2.

Đáng kể nhất là việc lắp đặt radar N035 Irbis-E (loại radar trang bị cho Su-35S) đã được thử nghiệm thành công và máy bay còn được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP (loại lắp trên Su-30MKI).

4. Algeria
Máy bay Su-30MKA của Không quân Algeria
Máy bay Su-30MKA của Không quân Algeria

Phiên bản Su-30 của Algeria có ký hiệu Su-30MKA, cấu hình của Su-30MKA rất gần với Su-30MKI của Ấn Độ và đều thiên hẳn về chức năng tiêm kích phòng không.

Không quân Algeria hiện sở hữu 28 máy bay Su-30MKA và trong tương lai gần sẽ được bổ sung thêm 16 chiếc nữa.

5. Việt Nam

Máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu phi đội máy bay chiến đấu đa năng Su-30 lớn nhất Đông Nam Á với 4 chiếc Su-30MK và 24 chiếc Su-30MK2 (4 chiếc mới nhận trong tháng 12/2014).

Tất cả số Su-30 của Việt Nam đều là phiên bản thiên về chức năng cường kích đánh biển mặc dù màu sơn của chúng có sự khác biệt (xanh biển và xanh lá).

Trong năm 2015, Việt Nam sẽ nhận tiếp 8 chiếc Su-30MK2 còn lại của hợp đồng ký năm 2013, nâng tổng số Su-30 trong biên chế lên đến 36 chiếc.

6. Venezuela
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Venezuela
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Venezuela

Không quân và Chính phủ Venezuela vào ngày 14/6/2006 thông báo đặt đã mua 24 chiếc Su-30MK2. 2 chiếc đầu tiên được giao vào tháng 12/2006 trong khi 8 chiếc khác được giao trong năm 2007, việc giao hàng 14 chiếc còn lại đã được hoàn thành cuối năm 2008

7. Malaysia
Máy bay Su-30MKM của Không quân Malaysia
Máy bay Su-30MKM của Không quân Malaysia

Không quân Hoàng gia Malaysia tỏ ra rất ấn tượng với những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ sau một chuyến tham quan. Do đó họ đã quyết định đặt mua 18 chiếc Su-30MKM từ Irkutsk vào tháng 5/2003 và nhận 2 chiếc đầu tiên ngày 23/5/2007, công việc giao hàng được hoàn tất vào cuối năm 2008.

8. Angola
Máy bay Su-30K khi còn trong biên chế Không quân Ấn Độ
Máy bay Su-30K khi còn trong biên chế Không quân Ấn Độ

Angola vào đầu năm nay đã mua lại 12 chiếc Su-30K phiên bản tiêm kích phòng không vốn được Nga sản xuất cho Không quân Ấn Độ dùng tạm trong khi chờ tiếp nhận những chiếc Su-30MKI tiên tiến hơn.

Trước đó có rất nhiều dự đoán cho rằng Việt Nam sẽ mua lại toàn bộ 18 chiếc Su-30K này, tuy nhiên cuối cùng Việt Nam đã quyết định bỏ qua để mua tiếp máy bay Su-30MK2 mới.

9. Uganda
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Uganda
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Uganda

Không quân Uganda hiện có trong biên chế 6 chiếc Su-30MK2 đặt mua trong năm 2010 và việc giao hàng được hoàn thành vào tháng 6/2012.

Su-30MK2 của Uganda gần đây đã được thử lửa khi chính phủ nước này quyết định điều động toàn bộ phi đội sang tham chiến tại Nam Sudan, giúp quân đội nước này chống lại phe nổi dậy.

10. Indonesia
Máy bay Su-30MK2 của Indonesia
Máy bay Su-30MK2 của Indonesia

Không quân Indonesia hiện có tất cả 11 chiếc Su-30 ở cả 2 phiên bản MK và MK2. Hợp đồng mua Su-30 của Indonesia khá lạ lùng khi không kèm theo vũ khí. Do đó có nhận định rằng những máy bay này đã được sửa đổi để mang vũ khí phương Tây.
 

doi thua

Xe hơi
Biển số
OF-333525
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
133
Động cơ
281,125 Mã lực
Việt Nam mình có xèng mua thêm SU 35 nữa thì ngon
 

x5nhatrang

Xe máy
Biển số
OF-324578
Ngày cấp bằng
23/6/14
Số km
85
Động cơ
288,140 Mã lực
1 phiếu cho su 30mk2 của VN!!!
 

Thanh Đặng

Xe đạp
Biển số
OF-348292
Ngày cấp bằng
26/12/14
Số km
18
Động cơ
268,870 Mã lực
Nơi ở
335 Cầu Giấy
mỗi dòng Su đều có tính năng tác chiến và điểm mạnh riêng theo yêu cầu của từng quốc gia và mục đích sử dụng của quốc gia đó.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Giá rẻ, tiêm kích Su-30MKI Nga đánh bại Rafale ở Ấn Độ?
Cập nhật lúc: 15:33 03/01/2015 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Hợp đồng mua 126 tiêm kích của Ấn Độ gặp khó
Hợp đồng mua 126 tiêm kích của Ấn Độ gặp khó
Ấn Độ có thực sự cần tiêm kích đắt tiền Rafale Pháp?
(Kiến Thức) - Ấn Độ sẽ mua thêm tiêm kích Su-30MKI trong trường hợp đàm phán mua Rafale với Pháp thất bại.

Ria Novosti dẫn lời nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết, họ đang xem xét khả mua thêm tiêm kích Su-30MKI từ Nga trong trường hợp đàm phán với Pháp thất bại. Trước đó vào tháng 1/2012, phía Ấn Độ đã ra tuyên bố tiêm kích Rafale của Pháp thắng thầu trong chương trình MMRCA. Chương trình đấu thầu lớn nhất lịch sử hàng không với giá trị lên đến 10 tỷ USD.

Theo đó, Ấn Độ sẽ mua khoảng 126 chiếc tiêm kích đa năng Rafale do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất. Tuy nhiên, quá trình đàm phán với đối tác Pháp kéo dài hơn 3 năm mà hợp đồng chính thức vẫn chưa được ký kết.
Gia re, tiem kich Su-30MKI Nga danh bai Rafale o An Do?
Ấn Độ sẽ mua thêm tiêm kích đa năng Su-30MKI nếu quá trình đàm phán mua Rafale với Pháp thất bại.

Một quan chức quốc phòng Ấn Độ tham gia đàm phán cho hay, nhà sản xuất Pháp không tuân thủ theo yêu cầu của Không quân Ấn Độ đề ra trong hồ sợ dự thầu. Trước đó có thông tin cho rằng, Pháp không cho phép sản xuất tiêm kích Rafale tại nhà máy của HAL, Ấn Độ

Nếu quá trình đàm phán thất bại, Ấn Độ sẽ chọn tiêm kích đa năng Su-30MKI của Nga để nối tiếp sản xuất loại tiêm kích này tại nhà máy của HAL. Chi phí để sản xuất Su-30MKI theo giấy phép từ Nga khoảng 56 triệu USD, chỉ bằng một nữa giá so với Rafale. Hiện tại, số lượng các máy bay chiến đấu có nguồn gốc từ Nga đang chiếm khoảng 2/3 tổng số máy bay của Không quân Ấn Độ.

Như vậy, nếu không có những diễn biến khả quan hơn trong thời gian tới, nhiều khả năng Pháp sẽ đánh mất hợp đồng khổng lồ với Ấn Độ. Nga đang đứng trước hy vọng độc chiếm phân khúc tiêm kích đa nhiệm trong biên chế Không quân Ấn Độ, cụ thể là với mẫu tiêm kích Su-30MKI.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top